BO GIAO DUC DAO TAO TRUONG DAI HOC THANG LONG
-o00 -
KHOA LUAN TOT NGHIEP
DE TAI:
THUC TRANG SU DUNG VON LUU DONG TAI
CONG TY CO PHAN XAY DUNG VA KINH
DOANH THUONG MAI DANG DUONG
SINH VIÊN THỰC HIỆN : NGUYÊN THÙY MAI MÃ SINH VIÊN : A20163
HA NOI - 2014
Trang 2BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
-o00 -
KHOA LUAN TOT NGHIEP
DE TAI:
THUC TRANG SU DUNG VON LUU DONG TAI
CONG TY CO PHAN XAY DUNG VA KINH
DOANH THUONG MAI DANG DUONG
Giáo viên hướng dẫn : Th.s Phan Hồng Giang Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thùy Mai
HÀ NỘI - 2014
Trang 3LOI CAM DOAN
Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là do tự bản thân thực hiện có sự hỗ trợ từ
giáo viên hướng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong Khóa luận là có nguồn gốc và được trích dẫn rõ
ràng
Tôi xin chịu hoản toàn trách nhiệm về lời cam đoan này!
Hà Nội, ngày 30 tháng 06 năm 2014
Sinh viên
Nguyễn Thùy Mai
Trang 4LỜI CẢM ƠN Đề hoàn thành khóa luận này, trước tiên tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến cô
giáo — Th.S Phan Hồng Giang, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực
hiện khóa luận tốt nghiệp
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thây, cô trong khoa Tài chính — Ngân hàng cùng các thây cô đã giảng dạy tôi tại trường Đại Học Thăng Long đã tận tình truyền đạt kiến thức trong 4 năm học tập Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang quí báu để tôi bước vào đời một cách vững chắc và tự tin
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, phòng Kinh doanh, các anh chị cán bộ
công nhân viên Công ty Cô phần Xây dựng và Kinh doanh Thương mại Đăng Dương đã
cho phép, cung cấp tài liệu và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khóa luận tốt
nghiệp này
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do thời gian có hạn, trình độ, kỹ năng của bản thân còn nhiều hạn chế nên chắc chắn đề tài khóa luận tốt nghiệp của tôi không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót Rất mong được sự đóng góp, chỉ bảo, bố sung thêm của các thầy cô
Hà Nội, tháng 06 năm 2014
Sinh viên
Nguyễn Thùy Mai
Trang 5MUC LUC
PHAN MỞ ĐẦU .5 2 <1 .009803890388030801080190010 0n pse”
I3:7.08)/918)1000217775 Ô CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VÉ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ HIỆU QUÁ SỬ
DỤNG VÓN LƯU ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP .- 555 << <sesssses 1 1.1 Tổng quan về vốn lưu động . <- << << << s S4 4s ssesesesesese 1 1.1.1 Khái niệm và đặc điển của vốn lưu động trong doanh nghiệp s-s 1 1.1.2 Phân loại vốn lưu động trong doanh NghiGp 5< << s<secececesescscsesescse 3 1.1.2.1 Phân loại theo hình thái biểu ÏhÏỆN c5 5-5 ve EesEscscscsesesescsessee 3 1.1.2.2 Phân loại theo vai trò từng loại vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh (ÏO (HHHPN GGG G00 0 0 0 0 0.0.0 0.4 04 00 0004 060000006 3 1.1.2.3 Phân loại theo quan bệ sở hữu VỀ VỐ NH 5 5-5-5 vEeEesesEscscscseseseeeseeree 4 1.1.2.4 Phân loại theo nguồn hình thành vẫn lưu động của doanh nghiệp 5 l.1.2.5 Phân loạt theo thời gian huy động và sử ỤH 966656 6
1.1.2.6 Phân loại căn cứ vào khả năng chuyển hóa thành tiÊN -5-5-55<5<se 7
1.1.3 Vai trò của vốn lưu động trong doanh nghiỆp - - << sc<cececsesescscsesescee 8 1.2 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại doanh nghiệp - << 55s esesesesess«e 9 1.2.1 Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn lưu đỘNg - << << 55s sseveeeeeeeeeeeesee 9 1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động 5-5-s-s<s<s<scse 9 1.2.2.1 Cac chi tiéu vé Kha nding thanh todnisccccccccscscscsssssssssssssssssscssssscsssvsssssssssssssssecsees 9 1.2.2.2 Các chỉ tiêu vê khả năng SinN [Oi.ccccccccscsssssssscssssssssssssssssssscsssssssssssssssssscssscsees Il 1.2.2.3 Các chỉ tiêu về liệu quả sử dụng vốn lưu động - << -<c<cscscscscsescse 12 1.3 Nâng cao hiệu quá sử dụng vốn lưu động .5-5-5< << << eseeesesesesesese 14 1.3.1 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vẫn lưu động .- 14 1.3.2 Các nhân tổ ảnh hưởng đến việc nâng cao biệu quả sử dụng vốn lưu động 15
1.3.2.1 Nhân tỔ khiắCÌ HAHH << << << Sư 9v 3E e ư cư cưcưưgugugvgvgeeeeeererce 15 1.3.2.2 NAGI 6 CRU QUAN NT nan 16
Trang 61.3.3 Những biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong CAC Aoanh Nghiep HIỆN HHŒTV ú c5 9.9.9.9 0008889809404 6608 17
CHUONG 2 THUC TRANG VA NHUNG YEU TO ANH HUONG DEN HIEU QUA SU DUNG VON LUU DONG CUA CONG TY CO PHAN XAY DUNG VA
KINH DOANH THƯƠNG MẠI ĐĂNG DƯƠNG -occ<sesseseseeeeeseseseseses 20 2.1 Giới thiệu về công ty Cô phần Xây dựng và Kinh doanh Thương mai Dang )).U Ôn" 0Ô 56 20 2.1.1 Lịch sử hình thành và quả trình phát triển của công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Thương mại Đăng DƯƠH c c9 G0000 0000690900600006 20 2.1.2 Cơ cấu tổ chức và quản lý của công ty CỔ phẩn Xây dựng và Kinh doanh Thương mại Đăng DƯƠHG cccccĂ S11 1610 1 0 000 000666666666 20 2.1.3 Tổ chức bộ máy kế toán của công ty Cổ phân Xây dựng và Kinh doanh Thương mại Đăng DƯƠHNG cccc cọ 0 0 00 0000 0 000 6666666666669666966 22 2.2 Tình hình kết quả kinh doanh của công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Thương mại Đăng DưOTIE (<< < 6 6 6999999999999 0000866000000 00496960006060666666 22 2.2.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty từ 2011 — 2013 22
2.2.2 Tình hình tài sản — nguôn vốn tại công ty từ 2011 - 2()13 - - << «se 26
2.2.2.1 Cơ cấu tài sản của công ty Cổ phân Xây dựng và Kinh doanh Thương mại DANG DUONG .ccccccccccccccsccsccccccccccccccsscccsssscssesessessseesessessesssssssseesssesesssssesssscssscccccccccececseceesees 26 2.2.2.2 Co cau nguôn vốn của công ty Cô phân Xây dựng và Kinh doanh Thương mại DANG DUONG .ccccccccccccccsccsccccccccccccccsscccsssscssesessessseesessessesssssssseesssesesssssesssscssscccccccccececseceesees 30 2.3 Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty Cô phần Xây dựng và Kinh doanh Thương mại Đăng DưƠnØ «<< << << 6 6 000004.09006 060006666666 33 2.3.1 Chính sách quản lý vốn lưu động của Công ty Cô phần Xây dựng và Kinh doanh Thương mại Đăng DƯƠHG cccccĂ S11 1610 1 0 000 000666666666 33 2.3.2 Các chỉ tiêu về khả năng t]aHÌ) fOÁIH << << << sư eveeeeeeeeevee 35 2.3.3 Các chỉ tiêu về khả năng sỈHHÌ: lời << ve eeeeevee 37 2.3.4 Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn lưu đỘng 5-55- 55s cscseseeeeeeeeee 38 2.3.4.1 Tốc độ luân chuyển và hiệu quả sử dụng vốn lưu động .-. < <<: 38
2.3.4.2 Chỉ tiêu vê từng bộ phận cấu thành vốn lw đỘNg . -5-5c<sscseseeesee 40
Trang 72.4 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Thương mại Đăng Dương co 2 9 9 99.96 0080000090004 496096006060666666 44
V8 (1.877.111 .010 8N nnagaỪừ.ỪD 44
2.4.2 Những hạn chế và HgHÊH rihiÂÌH 2-5 5-5 €E€EExxcưcư ưu eeeeevee 45 2.5 Giải pháp nâng cao hiệu quá sứ dụng vốn lưu động tại công ty Cô phần Xây dựng và Kinh doanh Thương mại Đăng DưƠng co 555 .999956666 669696 46 2.5.1 Môi trường KIHH (ÍOQHÏH co G5599 998 9994966060660668088686906 46 2.3.1.1 THUẬN ÏỢI 0G 00 Họ 0 0 0 0000004 00 6 46 2.3.1.2 Khó KHIĂNH so c 00 Họ 0 00 0 0.0000 0 00406006 46 2.5.2 Định hướng phát triỂn Của CÔHg J s55 ven vu gveeeeeeevee 47 2.5.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty Cổ phân Xây dựng và Kinh doanh Thương mại Đăng DƯƠHG co 9 1 1 1 11 e6 46 2.5.3.1 Xác định nhu cầu vốn li đỘIHg . << 5< 5< << S99 veveveeeeeeeeeeee 46 2.5.3.2 Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật và công ng hỆ 5 5-5 ssesesesesee 49 2.5.3 Nang cao trình độ đội ngũ quủn lý và HH ẪH VIỄH S556 311 SESESsSe 49 2.5.3.4 Hoàn thiện chế độ, quy trình, hệ thông thông tin quản lƒ -«- 30 2.5.3.5 Nâng cao hiệu quả quản lý hàng tÔn kho < << sscscscscscscseseseseeeeeeeeee SI
2.5.3.6 Phat trién tim kiém thị trường mới và phối hợp các biện pháp đây mạnh tiêu
Trang 8DANH MUC VIET TAT
BCDKT Bảng cân đối kế toán BCKQKD Báo cáo kết quả kinh doanh
CBCNV Cán bộ công nhân viên CSH Chủ sở hữu NVDH Nguồn vốn dài hạn NVNH Nguồn vốn ngăn hạn
TSNH Tài sản ngăn hạn TSLD Tai san luu dong
VLD Vốn lưu động
Trang 9DANH MUC CAC BANG BIEU, HINH VE, DO THI, CONG THUC
Sơ đồ 2.1 So dé co cấu tổ chức của công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Thương mại Đăng DưƠnØ << << < << < S S S 6 6 9999999999 9 00000 066080000004960960606606666606 21
Sơ đồ 2.2 Sơ đồ mô hình tổ chức phòng kế €oánn < << << << ssesesessssssessse 22 Báng 2.1 Bảng báo cáo kết quá kinh doanh: 2-5-5 5-5 << << << eeeeeeseseseses 23
Biểu đồ 2.1 Sự tăng trưởng của doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế trong giai đoạn 2(J Í — 22 ÍÊ có 5G S599 9 6999 909 0009.060004 6000400 6000966 006600990066606 25 Biểu đồ 2.2 Cơ cau tai san của công ty Cô phần Xây dựng và Kinh doanh Thương mại Đăng DươnØ d << << << S S S6 999.9 9.00 006 6000000000904.0000066668888999800000099999966 27 Bang 2.2 Co cấu tài sản của công ty Cô phần Xây dựng và Kinh doanh Thương mại Đăng DưƠơnØ 6 9 9 6 00000000 9.00000660000000 904.06000866660696688800000099999906 28 Biểu đồ 2.3 Cơ cầu nguồn vốn của công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Thương mại Đăng DưOTIE (<< < 6 6 6999999999999 0000866000000 00496960006060666666 31 Bang 2.3 Cơ cầu nguồn vốn của công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Thương mại Đăng DươnØ d << << << S S S6 999.9 9.00 006 6000000000904.0000066668888999800000099999966 32 Hình 2.4 Chính sách quản lý vốn lưu động của công ty Cô phần Xây dựng và Kinh doanh Thương mại Đăng Dương co 2 9 9 99.96 0080000090004 496096006060666666 33 Bảng 2.4 Vốn lưu động ròng của công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Thương mại Đăng DưOTIE (<< < 6 6 6999999999999 0000866000000 00496960006060666666 35 Bảng 2.5 Khả năng thanh toán của công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Thương mại Đăng DưOTIE (<< < 6 6 6999999999999 0000866000000 00496960006060666666 35 Bang 2.6 Kha năng sinh lời của công ty Cô phần Xây dựng và Kinh doanh Thương mại Đăng DươnØ d << << << S S S6 999.9 9.00 006 6000000000904.0000066668888999800000099999966 37 Bang 2.7 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty Cô phần Xây dựng và Kinh doanh Thương mại Đăng Dương co 2 9 9 99.96 0080000090004 496096006060666666 39
Báng 2.8 Chỉ tiêu về số vòng quay hàng tồn kkh0O .5-5-<< << es se sseseseseseseses 41 Bang 2.9 Chỉ tiêu về các khoản phải tu .-5 5-5-5 << << << se esessseseses 42 Báng 2 10 Chỉ tiêu về khả năng trả IỢy .o-5-5- 55-55 << << se EeeEeseseseseseses 43
Trang 10PHẢN MỞ ĐẦU 1 Tinh cấp thiết của đề tài
Vốn là điều kiện không thể thiếu được để một doanh nghiệp được thành lập và từ
đó tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh Vốn chính là tiền đề tiên quyết đối với bất kỳ một doanh nghiệp nảo trong nền kinh tế thị trường hiện nay Tuy nhiên việc sử
dụng vốn như thé nao dé đạt được hiệu quả cao mới là nhân tố quyết định cho sự tăng
trưởng của mỗi doanh nghiệp Vì vậy, bất cứ một doanh nghiệp nào khi sử dụng vốn sản xuất nói chung và vốn lưu động nói riêng đều phải quan tâm đến hiệu quả mà nó mang
Trong quá trình hội nhập kinh tế, các doanh nghiệp luôn đối mặt với sự cạnh tranh
gay gắt và điều này đã tạo những cơ hội cũng như thách thức cho các doanh nghiệp trong
quá trình sản xuất kinh doanh Để có thể nắm bắt được những cơ hội và vượt qua thách
thức, đứng vững trong cạnh tranh, các doanh nghiệp phải đưa ra được những quyết định đúng dan vé tao lap va quan lý vốn lưu động sao cho nó có hiệu quả nhất nhằm đem lại
lợi nhuận nhiều nhất cho doanh nghiệp Ngoài những doanh nghiệp lớn và chủ động sớm
bắt nhịp được với cơ chế thị trường đã sử dụng được nguồn vốn lưu động hiệu quả thì bên
cạnh đó vẫn còn có những doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc sử dụng vốn, đặc biệt là những doanh nghiệp vừa và nhỏ
Xuất phát từ ý nghĩa và vai trò to lớn của vốn lưu động, nhận thức được tầm quan trọng của vốn lưu động trong sự tôn tại và phát triển đối với từng doanh nghiệp, trong thời gian thực tập tại công ty Cô phần Xây dựng và Kinh doanh Thương mại Đăng Dương, tôi đã tìm hiểu về công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty Do đó, tôi đã quyết định chọn đề tài “Thực trạng sử dụng vốn lưu động tại công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Thương mại Đăng Dương”
2 Lịch sử nghiên cứu Vốn lưu động là một trong những yếu tố không thể thiếu được trong mỗi doanh nghiệp Vốn lưu động tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Tuy vấn đề sử dụng vốn lưu động tại các công ty hoạt động trong các lĩnh vực
Trang 11khác nhau là khác nhau, song việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động luôn là mỗi quan tâm lớn của mỗi doanh nghiệp Từ trước tới nay đã có một số nghiên cứu về nguồn vốn lưu động tại các công ty như:
Năm 2011, sinh viên Lê Thị Thu, Đại học Thăng Long nghiên cứu đề tài “Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty Cổ phần Quang Trung” Nội dung của nghiên cứu về thực trạng quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty Cổ phần
Quang Trung, từ đó đưa ra những mặt thuận lợi và hạn chế còn tổn tại, đề ra một số giải
pháp nhăm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động phù hợp với công ty
Năm 2012, sinh viên Phạm Trung Kiên, Đại học Kinh tế quốc dân nghiên cứu dé tài “Thực trạng hoạt động và hiệu qua su dung vốn lưu động tại công ty TNHH Công
nghệ phẩm Thăng Long” Trong nghiên cứu của mình, tác giả đã trình bày về thực trạng, những thuận lợi, khó khăn, định hướng và đề ra một số giải pháp trong công tác quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH Công nghệ phẩm Thăng Long
Trong các nghiên cứu trên, các tác giả đều dựa vào báo cáo cuối năm như Báo cáo kết quả kinh doanh và Bảng cân đối kế toán, các thống kê về tình hình sử dụng vốn lưu
động trong năm tại công ty Từ các số liệu thu thập được, các tác giả chỉ ra thực trạng sử dụng vốn lưu động đồng thời đưa ra đánh giá về những mặt đạt được và những hạn chế
trong công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động Trên cơ sở thực trạng và những kết quả thu được, các tác giả đưa ra các biện pháp phù hợp với tình hình hiện tại của công ty cũng như phủ hợp với lĩnh vực mà công ty đang hoạt động
3 Mục tiêu nghiên cứu
Mô tả thực trạng sử dụng vốn lưu động tại công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh
doanh Thương mại Đăng Dương 4 Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Công ty Cô phần Xây dựng và Kinh doanh Thương mại Dang Dương
Thời gian: Từ năm 2011 đến năm 2013
Nội dung:
Phân tích, đánh giá thực trạng sử dụng vốn lưu động tại công ty Cổ phần Xây dựng
và Kinh doanh Thương mại Đăng Dương
Trang 127 Giả thuyết nghiên cứu
Việc quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh
doanh Thương mại Đăng Dương bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được vẫn còn một số mặt chưa hợp lý, làm cho việc sử dụng vốn lưu động chưa thực sự đat được hiệu quả cao nhất
$ Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tải liệu: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh
trong doanh nghiệp Chương2: Thực trạng và những yếu tổ ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu
động của công ty Cô phần Xây dựng và Kinh doanh Thương mại Đăng
Dương
Trang 13PHAN NOI DUNG
CHUONG 1 CO SO LY LUAN CHUNG VE VON LUU DONG VA HIEU QUA SU
DUNG VON LUU DONG TRONG DOANH NGHIEP 1.1 Tổng quan về vốn lưu động
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của vốn lưu động trong doanh nghiệp
Đề tiến hành sản xuất kinh doanh, ngoài các tư liệu lao động, các doanh nghiệp
còn cần có các đối tượng lao động Khác với các tư liệu lao động, các đối tượng lao động (như nguyên, nhiên, vật liệu, bán thành phẩm ) chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất và không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu, giá trị của nó được chuyển dịch toàn bộ
mot lan vao gia tri san phẩm
Những đối tượng lao động nói trên nếu xét về hình thái hiện vật được goi la các tài sản lưu động, về hình thái giá trị được gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp
“Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động nên đặc điểm vận động
của vốn lưu động luôn chịu sự chi phối bởi những đặc điểm của tài sản lưu động Trong
các doanh nghiệp người ta chia tài sản lưu động thành hai loại: tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông TSLĐ sản xuất bao gồm những tải sản ở khâu dự trữ sản
xuất như nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu và tài sản ở khâu sản
xuất như bán thành phẩm sản phẩm dở dang, chi phí chờ phân bố, Còn TSLĐ lưu thông bao gồm các sản phẩm, thành phẩm chờ tiêu thụ, các loại vốn bằng tiền, các khoản vốn trong thanh toán, các khoản chỉ phí chờ kết chuyền, chỉ phí trả trước, Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu thông luôn vận động, thay thế và chuyển hóa lẫn nhau, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành liên
tuc.” [8, tr.78]
Trong điều kiện nên kinh tế hàng hóa — tiền tệ, để hình thành các TSLĐ sản xuất
và TSLĐ lưu thông các doanh nghiệp phải bỏ ra một số vốn đầu tư ban đâu nhất định Vì vậy cũng có thể nói vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn tiền tệ ứng trước để đầu tư mua sắm các tài sản lưu động của doanh nghiệp
Từ học thuyết giá trị thặng dư, sự lưu thông về mặt hiện vật và gia tri cua vốn lưu
động ở các doanh nghiệp sản xuất có thể biểu diễn bằng công thức chung:
T-H-SX-H’-T’ (T: Tién; H: Hang; SX: San xuat)
[12]
Phù hợp với các đặc điểm của tài sản lưu động, vốn lưu động của doanh nghiệp cũng không ngừng vận động qua các giai đoạn của chu kì kinh doanh: Dự trữ sản xuất, sản xuất và lưu thông Quá trình này được diễn ra liên tục và thường xuyên lặp lại theo
Trang 14chu kì và được gọi là quá trình tuần hoàn, chu chuyển của vốn lưu động Qua mỗi giai
đoạn của chu kì kinh doanh, vốn lưu động lại thay đối hình thái biểu hiện, từ hình thái vốn
tiền tệ ban đầu chuyền sang hình thái vốn vật tư hàng hóa dự trữ và vốn sản xuất, rồi cuối
cùng lại trở về hình thái vốn tiền tệ Sau mỗi chu kì tái sản xuất, vốn lưu động hoàn thành
một vòng chu chuyền
Khởi đầu vòng tuần hoàn, vốn lưu động được dùng để mua sắm các đối tượng lao
động trong khâu dự trữ sản xuất, ở giai đoạn này vốn năm trong giai đoạn lưu thông và năm dưới hình thái vốn tiền tệ, công thức vận động của vốn trong giai đoạn nảy như sau:
T-H
[12]
Tiếp theo là giai đoạn sản xuất, các vật tư dự trữ được kết hợp với sức lao động để
chế tạo ra bán thành phẩm và thành phẩm Vốn nắm trong giai đoạn sản xuất và được gọi là vốn sản xuất, công thức vận động của vốn trong giai đoạn này như sau:
Sức lao động
Tư liệu sản xuất
[12]
Kết thúc vòng tuần hoản, sản phẩm được tiêu thụ hay được thực hiện giá trỊ trên thi
trường, vốn năm trong giai đoạn lưu thông và chuyên sang hình thái vốn tiền tệ như điểm xuất phát ban đầu
H’ -T’ (T? =T+ AT; AT: Gia tri tang thém)
[12]
Trong qua trinh tham gia vao hoat dong kinh doanh, vốn lưu động chuyển toàn bộ gia tri ngay trong mot lần và được hoàn lại toàn bộ sau khi doanh nghiệp tiêu thụ sản
phẩm thu được tiền bán hàng Như vậy, vốn lưu động hoàn thành một vòng tuân hoàn sau
một chu kì kinh doanh
Trong quá trình sản xuất, vốn lưu động được chuyển qua nhiều hình thái khác nhau qua từng giai đoạn Các giai đoạn của vòng tuân hoàn đó luôn đan xen với nhau mà không tách biệt riêng rẽ Vì vậy trong quá trình sản xuất kinh doanh, quản lý vốn lưu động có một vai trò quan trọng Việc quản lý vốn lưu động đòi hỏi phải thường xuyên nắm sát tình hình luân chuyền vốn, kịp thời khắc phục những ách tắc sản xuất, đảm bảo đồng vốn được lưu chuyền liên tục và nhịp nhàng
Trong cơ chế tự chủ và tự chịu trách về nhiệm tài chính, sự vận động của vốn lưu
động được gắn chặt với lợi ích của doanh nghiệp và người lao động Vòng quay của vốn
Trang 15càng được quay nhanh thì doanh thu cảng cao và càng tiết kiệm được vốn, giảm chỉ phí sử dụng vốn một cách hợp lý làm tăng thu nhập của doanh nghiệp, doanh nghiệp có điều kiện tích tụ vốn để mở rộng sản xuất, không ngừng cải thiện đời sống của công nhân viên chức của doanh nghiệp
1.1.2 Phân loại vẫn lưu động trong doanh nghiệp 1.1.2.1 Phân loại theo hình thái biểu hiện
Dua vao tiêu thức này, vốn lưu động được chia thành các loại sau:
- Vốn bằng tiền và các khoản phải thu: + Vốn bằng tiền: Bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyền Tiên là một loại tài sản có tính linh hoạt cao, doanh nghiệp có thể dễ dàng chuyển
đồi thành các loại tài sản khác hoặc để trả nợ Do vậy, trong hoạt động kinh doanh đòi hỏi
mỗi doanh nghiệp cần phải có một lượng tiền cân thiết nhất định
+ Các khoản phải thu: Chủ yếu là các khoản phải thu từ khách hàng, thể hiện ở số
tiền mà các khách hàng nợ doanh nghiệp phát sinh trong quá trình bán hàng, cung ứng dịch vụ bằng hình thức bán trước trả sau Ngoài ra, trong một số trường hợp mua săm vật tư khan hiếm, doanh nghiệp còn có thể phải ứng trước tiền mua hàng cho người cung ứng, từ đó hình thành khoản tạm ứng
- Vốn vật tư hàng hóa: Bao gồm các khoản vốn lưu động có hình thái biểu hiện
bang hiện vật cụ thể như các loại vật tư dự trữ (nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ nhiên liệu, công cụ, dụng cụ ), sản phẩm đở dang, bán thành phẩm, thành phẩm
vốn và biết được kết cấu vốn lưu động theo hình thái biểu hiện để định hướng điều chỉnh
hợp lý có hiệu quả, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra một cách thường xuyên, liên tục
1.1.2.2 Phân loại theo vai trò từng loại vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh
Dựa vào vai trò của vốn lưu động đối với quá trình sản xuất kinh doanh, vốn lưu động của doanh nghiệp có thể chia thành các loại chủ yếu sau:
- Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất gồm các khoản:
Trang 16+ Vốn dự trữ nguyên vật liệu chính: Là giá trị các loại vật tư dự trữ cho sản xuất,
khi tham gia sản xuất nó hợp thành thực thê của sản phẩm
+ Vốn dự trữ vật liệu phụ: Là giá trị những vật tư dự trữ trong sản xuất giúp cho
việc hình thành sản phẩm Tuy nhiên không đóng vai trò chủ yếu tạo nên sản phẩm
+ Vốn dự trữ nhiên liệu, động lực phụ tùng thay thế: Là những loại nhiên liệu,
động lực phụ tùng thay thế phụ vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp
+ Vốn dự trữ công cụ, dụng cụ nhỏ: Là giá trị những tư liệu lao động có giá trị
thấp, thời gian sử dụng không đủ tiêu chuẩn trở thành tài sản cố định
- Vốn lưu động trong khâu trực tiếp sản xuất gồm các khoản: + Giá trị sản phẩm dở dang dùng trong quá trình sản xuất, xây dựng + Bán thành phẩm: Là giá trị các sản phẩm dở dang nhưng khác sản phẩm chế tạo
ở chỗ nó đã hoàn thành một hay nhiều giai đoạn chế biến nhất định
+ Vốn về các loại chi phí chờ kết chuyển: Là các chỉ phí liên quan đến nhiều kỳ
sản xuất kinh doanh, do có giá trị lớn nên phải phân bố dần vào chi phi san xuất các kỳ nhăm đảm bảo sự ồn định tương đối giữa các kỳ
- Vốn lưu động trong khâu lưu thông gồm các khoản: + Vốn thành phẩm: Là biểu hiện bằng tiền của số sản phẩm hoàn thành nhập kho và đang chờ tiêu thụ
+ Vốn hàng hóa mua ngoài + Vốn hàng hóa gửi bán nhưng chưa xác định tiêu thụ + Vốn băng tiền: Bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, các khoản đầu tư ngăn hạn, các khoản thế chấp, ký quỹ, ký cược ngắn hạn
+ Vốn trong thanh toán: Gồm những khoản phải thu và các khoản tiền tạm ứng
trước phát sinh trong quá trình mua vật tư hàng hóa hoặc thanh toán nội bộ
Phân loại vốn lưu động theo phương pháp này cho phép biết được kết cầu vốn lưu động theo vai trò Từ đó giúp cho việc đánh giá tình hình phân bồ vốn lưu động trong các khâu của quá trình luân chuyển vốn, thấy được vai trò của từng thành phân vốn đối với quá trình kinh doanh Trên cơ sở đó để ra các biện pháp quản lý thích hợp nhằm tạo ra một kết cầu vốn lưu động hợp lý, tăng tốc độ luân chuyền vốn lưu động
1.1.2.3 Phân loại theo quan hệ sở hữu về vẫn
Theo cách phân loại này có thể chia vốn lưu động thành hai loại: - Nguồn vốn chủ sở hữu: Là số vốn lưu động thuộc quyển sở hữu của doanh nghiệp Doanh nghiệp có đầy đủ các quyền chiếm hữu sử dụng, chỉ phối và định đoạt Tùy theo từng loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau mà vốn chủ sở hữu có nội dung cụ thê riêng như vôn đâu tư từ ngân sách nhà nước; vôn do chủ doanh
Trang 17nghiệp bỏ ra; vốn góp cô phần trong công ty cô phân; vốn góp từ các thành viên trong
doanh nghiệp liên doanh; vốn tự bổ sung từ lợi nhuận doanh nghiệp
- Các khoản nợ: Là các khoản vốn lưu động được hình thành từ vốn vay các ngân
hàng thương mại hoặc các tô chức tài chính khác; vốn vay thông qua phát hành trái phiếu; các khoản nợ khách hàng chưa thanh toán Doanh nghiệp chỉ có quyên sử dụng trong một
thời hạn nhất định
Cách phân loại này cho thấy kết câu vốn lưu động của doanh nghiệp được hình thành băng vốn của bản thân doanh nghiệp hay từ các khoản nợ Từ đó có các quyết định trong huy động và quản lý, sử dụng vốn lưu động hợp lý hơn, đảm bảo an ninh tải chính trong sử dụng vốn của doanh nghiệp
1.1.2.4 Phân loại theo nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp
Xét theo nguồn hình thành thì vốn lưu động có thể chia thành các nguồn như sau:
- Vốn điều lệ: Là số vốn lưu động được hình thành từ nguồn vốn điều lệ ban đầu
khi thành lập hoặc nguồn vốn điều lệ bố sung trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
- Vốn tự bố sung: Là số vốn doanh nghiệp tự bố sung thêm trong quá trình hoạt
động sản xuất kinh doanh như từ lợi nhuận để lại hoặc từ các quỹ của doanh nghiệp hoặc
do các chủ sở hữu tự bố sung để mở rộng quy mô sản xuất
- Vốn góp liên doanh, liên kết: là vốn do doanh nghiệp liên doanh, liên kết với doanh nghiệp khác trong và ngoài nước để thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh Đây là hình thức huy động vốn quan trọng vì hoạt động tham gia góp vốn liên doanh nảy có thể găn liền với việc chuyển giao công nghệ, thiết bị giữa các bên tham gia nhằm đôi mới sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Doanh nghiệp cũng có thể tiếp nhận máy móc, thiết bị nếu hợp động kinh doanh nghiệp quy định góp vốn băng máy móc thiết bị
- Vốn tín dụng thương mại: Là tín dụng thường được các doanh nghiệp sử dụng Tín dụng thương mại chính là quan hệ mua bán chịu giữa các doanh nghiệp, mua bán trả
chậm hay trả góp Tín dụng thương mại luôn gan với một lượng hàng hóa dịch vụ cụ thể, gan với một quan hệ thanh toán cụ thể nên nó chịu tác động của cơ chế thanh toán, của
chính sách tín dụng khách hàng mà doanh nghiệp được hưởng Tín dụng thương mại không chỉ là phương thức tài trợ tiện lợi và linh hoạt mà nó còn tạo ra khả năng mở rộng hợp tác kinh doanh một cách lâu bên Tuy nhiên do đặc điểm của khoản tín dụng thương mại thường có thời hạn ngăn nhưng nếu doanh nghiệp quản lý một cách khoa hoạc thì nó có thể đáp ứng một phân vốn lưu động cho doanh nghiệp
Trang 18- Vốn tín dụng ngân hang: La phan vén mà doanh nghiệp đi vay từ các ngân hàng thương mại Đây là hình thức tín dụng quan trọng nhất Các ngân hàng có thể đáp ứng nhu cầu vốn tức thời cho doanh nghiệp với thời hạn có thể từ vài ngày tới một năm với lượng vốn tùy thuộc vào nhu cầu sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Ngân hàng có thể cấp tín dụng cho doanh nghiệp theo nhiều phương thức (cho vay theo từng món hay cho vay luân chuyển) Tuy nhiên việc lựa chọn nguồn tín dụng này doanh nghiệp cần phân tích kỹ lưỡng vẻ việc lựa chọn ngân hàng, cân nhắc khả năng trả nợ và chỉ phí sử dụng vốn
- Vốn huy động qua thị trường chứng khoán: Thị trường chứng khoán là nơi huy động vốn trung và dài hạn cho các doanh nghiệp Doanh nghiệp có thể huy động qua thị trường chứng khoán bằng cách phát hành trái phiếu ra thị trường nhăm thu hút được các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội Đây là công cụ tải chính quan trọng thường được sử dụng vào mục đích vay dài hạn để đáp ứng nhu câu vốn cho sản xuất kinh doanh Tuy nhiên việc có thể vay nợ từ nguồn này phụ thuộc rất lớn vào uy tín và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
- Vốn tín dụng thuê mua: Là một phương thức giúp cho các doanh nghiệp thiếu
vốn vẫn có được tài sản cần thiết sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh của mình
Đây là hình thức tài trợ tín dụng thông qua các loại tài sản, máy móc thiết bị Tín dụng thuê mua có hai phương thức giao dịch chủ yếu là thuê vận hành và thuê tài chính
- Vốn chiếm dụng của các đối tượng khác: Bao gồm các khoản phải trả cán bộ công nhân viên, phải nộp thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước nhưng chưa
đến hạn trả, phải nộp hay các khoản tiền đặt cọc Sử dụng nguồn vốn chiếm dụng này các
doanh nghiệp không phải trả lãi nhưng nguồn vốn này không lớn, chỉ đáp ứng nhu cầu vốn lưu động tạm thời Thời gian chiếm dụng càng dài thì doanh nghiệp càng có vốn dé mở rộng sản xuất kinh doanh
Việc phân chia vốn lưu động theo nguồn hình thành giúp cho doanh nghiệp thấy
được cơ cầu nguồn vốn tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động trong kinh doanh của mình Từ
góc độ quản lý tài chính mọi nguồn tài trợ đều có chỉ phí sử dụng của nó Do đó doanh nghiệp cần xem xét cơ câu nguôn tài trợ tối ưu để giảm thấp chi phí sử dụng vốn của minh
1.1.2.5 Phan loai theo thoi gian huy dong và sử dụng
Căn cứ theo thời gian huy động và sử dụng, ta có thể phân loại vốn lưu động như sau:
- Nguồn vốn lưu động thường xuyên: Là nguồn vốn có tinh chất ôn định nhằm hình thành nên tài sản lưu động thường xuyên cần thiết, bao gồm các khoản dự trữ về
Trang 19nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, thành phẩm nằm trong biên độ dao động của chu kì kinh doanh Đặc điểm của nguồn vốn này là thời gian sử dụng kéo dài
Nguồn vốn lưu động thường xuyên = Tài sản lưu động — nợ ngắn hạn
Tai san = Tai sản lưu động + Tài sản có định
=Nợ ngăn hạn + Nợ dài hạn + Vốn chủ sở hữu
= Vốn tạm thời + Vốn thường xuyên
— Vốn tam thoi = No ngan han
- Ngu6n von luu dong tam thoi: La nguén vốn có tính chất ngắn hạn, chủ yếu là để đáp ứng các nhu cầu có tính chất tạm thời về vốn lưu động phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh Nguồn vốn này bao gồm các khoản vay ngắn han của ngân hàng, các tổ
chức tín dụng và các khoản nợ ngắn hạn khác
Việc phân loại nguồn vốn theo cách nay giúp doanh nghiệp thấy được yếu tố thời
gian về vốn mà mình nắm giữ Từ đó, các doanh nghiệp lựa chọn nguồn tài trợ cho tài sản của mình một cách thích hợp tránh tình trạng sử dụng nguồn vốn tạm thời để tài trợ cho tài sản cố định
1.1.2.6 Phân loại căn cứ vào khả năng chuyển hóa thành tiền
Theo khả năng chuyển hóa thành tiền ta có thể phân loại vốn lưu động như sau: - Tài sản bằng tiền: Đây là loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất đảm bảo khả
năng thanh toán các khoản nợ của doạn nghiệp
Trong doanh nghiệp tài sản băng tiền bao gồm:
phiếu thương mại, bộ chứng từ hoàn chỉnh )
- Các khoản phải thu: Là một tài sản rất quan trọng của doanh nghiệp Đây chính là các khoản tín dụng thương mại phát sinh trong quan hệ mua bán hàng hóa Theo mức độ rủi ro các khoản phải thu có thể chia thành:
+ Độ tin cậy cao (loại A): Khả năng thanh toán 100% giá trị ghi trên tài khoản + Độ tin cậy trung bình (loại B): Khả năng thanh toàn từ 90% - 95%
Trang 20+ Độ tin cậy thấp (loại C): Khả năng thanh toán từ 70% - 80%
+ Không thể thu hồi được (loại D): Sau một thời gian không thu hồi được thì có thẻ
được xóa khỏi tài khoản phải thu
- Hàng tồn kho: Bao gồm toàn bộ các hàng hóa vật liệu đang tồn tại ở các kho,
quây hàng hoặc trong xưởng 1.1.3 Vai trò của vốn lưu động trong doanh nghiệp
Vốn trong các doanh nghiệp có vai trò quyết định đến việc thành lập, hoạt động và phát triển của mỗi doanh nghiệp Nó là điều kiện tiên quyết, quan trọng nhất trong sự ra đời, tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp Vốn lưu động có những vai trò chủ yếu sau:
- Vốn lưu động giúp cho các doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất kinh
doanh một cách liên tục có hiệu quả Nếu vốn lưu động bị thiếu hay luân chuyển chậm sẽ hạn chế việc thực hiện mua bán hàng hóa, làm cho các doanh nghiệp không thể mở rộng
thị trường hay có thể gián đoạn sản xuất dẫn đến giảm sút lợi nhuận, gây ảnh hưởng xấu
đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
- Vốn lưu động có kết cầu phức tạp, do tính chất hoạt động không thuần nhất,
nguôn cấp phát và nguồn vốn bồ sung luôn thay đối Để nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trước hết phải tiễn hành nghiên cứu kết cấu vốn lưu động Kết cầu vốn lưu động thực chất là tỷ trọng từng khoản vốn trong tổng số vốn của doanh nghiệp Thông qua kết cấu vốn lưu động cho thấy sự phân bố vốn trong từng giai đoạn luân chuyển vốn từ đó doanh nghiệp xác định phương hướng và trọng điểm quản lý nhằm đáp ứng kịp thời đối với từng thời kì kinh doanh
- Vốn lưu động là một công cụ quan trọng nhằm kiểm tra, kiểm soát, phản ánh tính chất khách quan của hoạt động tài chính thông qua đó giúp các nhà quản trị doanh nghiệp
đánh giá được những mặt mạnh, mặt yếu trong kinh doanh như khả năng thanh toán, tình
hình luân chuyển vật tư, hàng hóa, tiền vốn, từ đó có thể đưa ra những quyết định đúng
đăn, đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất
- Vốn lưu động là tiền đề cho sự tăng trưởng và phát triển của các doanh nghiệp
đặc biệt là đối với các doanh nghiệp sản xuất, thương mại và các doanh nghiệp nhỏ Vì tại
các doanh nghiệp này, vốn lưu động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn, sự sống còn của các doanh nghiệp này phụ thuộc rất nhiều vào việc tổ chức, quản lý, sử dụng vốn lưu động Mặc dù hầu hết các vụ phá sản trong kinh doanh là hệ quả của nhiều yếu tổ chứ không phải vì một lý do quản lý vốn lưu động không tốt Nhưng cũng cần thấy răng, sự
bất lực của một số công tác trong việc hoạch định và kiểm soát chặt chẽ vốn lưu động và các khoản nợ ngăn hạn hâu như là nguyên nhân dân đến sự thât bại của họ
Trang 21- Vốn lưu động có kha năng quyết định đến quy mô hoạt động của doanh nghiệp
Trong nên kinh tế thị trường, doanh nghiệp hoàn toàn tự chủ trong việc sử dụng vốn nên
khi muốn mở rộng quy mô, doanh nghiệp phải huy động một lượng vốn nhất định để đầu tư, ít nhất là đủ để dự trữ vật tư hàng hóa Vốn lưu động còn giúp cho doanh nghiệp chớp
được thời cơ kinh doanh và tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp
- Vốn lưu động còn là bộ phận chủ yếu cấu thành nên giá thành sản phẩm do đặc điểm luân chuyến toàn bộ một lần vảo giá trị sản phẩm Giá trị của hàng hóa bán ra được
tính toán trên cơ sở bù dap được giá thành sản phẩm cộng thêm một phần lợi nhuận Do
đó, vốn lưu động đóng vai trò quyết định trong việc tính giá cả hàng hóa bán ra
Từ đó có thể thấy rằng, vốn lưu động có một vị trí rất quan trọng trong quá trình
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Vì vậy, việc sử dụng vốn lưu động như
thé nao cho có hiệu quả sẽ ảnh hưởng rất lớn đến mục tiêu chung của doanh nghiệp 1.2 Hiệu quá sử dụng vốn lưu động tại doanh nghiệp
1.2.1 Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Điểm xuất phát của quá trình sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp là phải có
một lượng vốn nhất định và nguồn tài trợ tương ứng, không có vốn sẽ không có bất kì
hoạt động sản xuất kinh doanh nào Song, việc sử dụng vốn như thế nào cho có hiệu quả cao mới là nhân tô quyết định cho sự tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp
Hiệu quả sử dụng vốn là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác, sử dụng
và quản lý nguồn vốn, làm cho đồng vốn sinh lời tối đa nhằm đến mục tiêu cuối cùng của
doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận Hiệu quả sử dụng vốn được lượng hóa thông qua hệ thống các chỉ tiêu về hiệu suất sử dụng vốn, tỷ suất doanh lợi, tốc độ luân chuyển vốn
nó còn phản ánh quan hệ giữa đầu ra và đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh thông qua thước đo tiền tệ hay đây chính là mối tương quan giữa kết quả lợi nhuận thu được và chỉ phí bỏ ra để thực hiện sản xuất kinh doanh Kết quả thu được càng cao so với chỉ phí bỏ ra thì hiệu quả sử dụng vốn càng tốt
Từ đó có thể thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp là chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thể hiện kết quả tối đa thu
được với một chỉ phí vốn lưu động nhỏ nhất
1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động 1.2.2.1 Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là năng lực về tài chính mà doanh nghiệp
có được để đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ cho các cá nhân, tổ chức có quan hệ cho doanh nghiệp vay hoặc nợ Năng lực tài chính đó tồn tại dưới dạng tiền tệ (tiền mặt,
tiên gửi, ), các khoản phải thu từ các cá nhân mặc nợ doanh nghiệp, các tài sản có thê
Trang 22chuyển đổi nhanh thành tiền như: hàng hóa, thành phẩm, hàng gửi bán Các chỉ tiêu về
khả năng thanh toán được rất nhiều người quan tâm như các nhà đầu tư, người cho vay,
các nhà cung cấp Họ luôn đặt ra câu hỏi liệu doanh nghiệp có đủ khả năng trả các món nợ đến hạn không
- Kha nang thanh toán ngắn hạn Khả năng thanh toán ngăn hạn phản ánh mối quan hệ giữa tài sản ngăn hạn và các khoản nợ ngắn hạn Nó là thước đo về khả năng trả nợ ngay, không dựa vào việc bán các
loại vật tư hàng hóa và được xác định theo công thức:
Tổng nợ ngắn hạn
[1, tr112]
Hệ số kha năng thanh toán nợ ngắn hạn cho biết mỗi đồng no ngan han duoc bu
dap băng bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn Hệ số nảy càng cao chứng tỏ công ty càng có
nhiều khả năng sẽ hoàn trả được hết các khoản nợ Hệ số thanh toán ngắn hạn nhỏ hơn 1
cho thay công ty đang ở trong tình trạng tài chính tiêu cực có khả năng không trả được các khoản nợ khi đáo hạn Tuy nhiên điều này không có nghĩa là công ty sẽ phá sản bởi vì có rất nhiều cách để huy động thêm vốn Mặt khác, nếu hệ số này quá cao cũng không phải là một dấu hiệu tốt bởi vì nó cho thay doanh nghiệp đang sử dụng tài sản chưa được hiệu quả
- - Khú năng thanh toán nhanh Khả năng thanh toán nhanh phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ trong thời gian ngăn, cho biết liệu công ty có đủ các tải sản ngắn hạn để trả cho các khoản nợ ngắn hạn mà không cần phải bán hàng tồn kho hay không Khả năng thanh toán nhanh được thể hiện bằng công thức:
Tổng tài sản ngăn hạn — Hàng tồn kho
Kha nang thanh toán nhanh = z z
Tông nợ ngăn hạn
[1, tr113] Một doanh nghiệp có tỷ số thanh toán nhanh nhỏ hon 1 sé khó có khả năng hoàn trả các khoản nợ ngăn hạn và phải được xem xét cần thận Ngoài ra, nếu tỷ số này nhỏ hơn hăn so với tỷ số thanh toán hiện hành thì điều đó có nghĩa là tài sản ngăn hạn của doanh nghiệp phụ thuộc quá nhiễu và hàng tồn kho
- Khú năng thanh toán tức thời
Khả năng thanh toán tức thời cho biết một doanh nghiệp có thể trả được các khoản
nợ của mình nhanh đến đâu, vì tiền và các khoản tương đương tiền là những tài sản có tính thanh khoản cao nhất Khả năng thanh toán tức thời được thể hiện bằng công thức:
Trang 23Tiền + Các khoản tương đương tiền
Kha nang thanh toán tức thời = z =
Tông nợ ngăn hạn
[1, tr113] Nếu hệ số thanh toán tức thời cao phản ánh khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp là tốt và ngược lại
1.2.2.2 Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời
Khả năng sinh lời là nhóm chỉ tiêu phản ánh một cách tổng quát năng lực kinh doanh, cho phép doanh nghiệp đánh giá được tình trạng tăng trưởng, giúp doanh nghiệp
điều chỉnh lại cơ cấu tài chính và hoạch định chiến lược ngăn ngừa rủi ro ở mức độ tốt
nhất Khả năng sinh lời là một trong những nội dung phân tích được các nhà quản trị tài
chính, các nhà cho vay, các nhà đầu tư quan tâm đặc biệt vì nó gan liền với lợi ích của họ
trong hiện tại và trong tương lai Khả năng sinh lời bao gồm một số chỉ tiêu như sau: - _ Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (RO4)
Tỷ suất sinh lời trên tông tài sản đo lường khả năng sinh lời trên mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp, cho biết cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu đem đầu tư sẽ mang lại bao nhiêu
đồng lợi nhuận, được thể hiện bang công thức:
Lợi nhuận ròng ROA =
Tổng tài sản
[1, tr127] Nếu hệ số này lớn hơn 0 thì có nghĩa doanh nghiệp làm ăn có lãi Tỷ số càng cao cho thấy doanh nghiệp làm ăn càng hiệu quả Còn nếu tỷ số nhỏ hơn 0 thì doanh nghiệp làm ăn thua lỗ Mức lãi hay lỗ được đo bằng phân trăm của giá trị bình quân tổng tải sản của doanh nghiệp Hệ số cho biết hiệu quả quản lý và sử dụng tải sản để tạo ra thu nhập của doanh nghiệp
- _ Tỷ suất sinh lời trên vn chủ sở hữu (ROE) Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu phản ánh khả năng sinh lời của vốn chủ sở
hữu, cho biết cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, được thể
chủ sở hữu càng lớn và ngược lại
- Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS)
11
Trang 24Tỷ suất sinh lời trên doanh thu xem xét lợi nhuận trong mối quan hệ với doanh thu,
cho biết cứ mỗi 100 đồng doanh thu mà doanh nghiệp thực hiện trong kì có bao nhiêu
đồng là lợi nhuận, được thể hiện bang cong thuc:
Loi nhuan rong
Doanh thu thuan
[1, tr126] Tỷ suất sinh lời trên doanh thu mang giá trị đương nghĩa là công ty kinh doanh có ROS =
lãi, hệ số càng lớn nghĩa là lãi càng lớn Nếu hệ số này mang giá trị âm nghĩa là công ty kinh doanh thua lỗ Thông thường, những doanh nghiệp có tỷ suất sinh lời trên doanh thu cao là những doanh nghiệp quản lý tốt chỉ phí trong hoạt động kinh doanh hoặc thực hiện
các chiễn lược cạnh tranh về mặt chỉ phí
1.2.2.3 Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Hiệu suất sử dụng von lưu động Hiệu suất sử dụng vốn lưu động (vòng quay của vốn lưu động) là chỉ số tính bằng tỷ lệ giữa tổng doanh thu tiêu thụ trong một kì chia cho vốn lưu động bình quân trong kì của doanh nghiệp Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ luân chuyển của vốn lưu động nhanh hay chậm trong một chu kì kinh doanh vốn lưu động quay được bao nhiêu vòng
Doanh thu thuần
Vốn lưu động bình quân trong kì
Nếu chỉ số này tăng so với những kì trước thì chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động
luân chuyển vốn có hiệu quả hơn và ngược lại
Thời gian của một vòng chu chuyển
Số ngày trong kì
SO vong quay cua VLD trong ki
[3]
Chỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết cho một vòng quay của vốn lưu động trong kì phân tích Thời gian luân chuyển của vốn lưu động càng ngăn thì chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động rất linh hoạt, tiết kiệm và tốc độ luân chuyển của nó sẽ càng lớn
Trang 25Hệ so dam nhiém cua von lưu động ok ` Vốn lưu động bình quân Hệ sô đảm nhiém VLD =
Tổng doanh thu thuần thực hiện trong kì
[4, tr64]
Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động phản ánh để được một đồng doanh thu tiêu thụ thì
cần phải bỏ ra bao nhiêu đồng vốn lưu động Hệ số này càng cao thì chứng tỏ hiệu quả sử
dụng vốn lưu động càng cao, số vốn lưu động tiết kiệm được càng lớn
Sức sinh lời của vốn lưu động
Doanh thu thuần
Doanh thu thuần
Số dư bình quân các khoản phải thu
Số vòng quay các khoản phải thu =
[3]
Kỳ thu tiền bình quân
Số dư bình quân các khoản phải thu
Doanh thu thuan binh quan 1 ngay trong ki
[3]
13
Trang 26Số ngày ở đây phản ánh độ dài thời gian thu tiền bán hàng của doanh nghiệp kể từ lúc xuất giao hàng cho đến khi thu được tiền Kì thu tiền trung bình của doanh nghiệp phụ
thuộc chủ yếu vào chính sách tiêu thụ và việc tô chức thanh toán của doanh nghiệp Chỉ
tiêu này cho thấy lượng thời gian cân để thu được các khoản phải thu, thời gian càng ngăn thì vốn thu về càng nhanh, ngược lại kì thu tiền trung bình quá dài sẽ dẫn đến tình trạng nợ khó đòi
1.3 Nâng cao hiệu qua sir dung vốn lưu động 1.3.1 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Vốn lưu động đóng một vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Một doanh nghiệp khi tiễn hành sản xuất kinh doanh không thể thiếu vốn lưu động Chính vì vậy việc quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động là không
thể thiếu và là việc cần thiết đối với doanh nghiệp Đó là nguyên nhân chủ quan từ phía
doanh nghiệp cảm thấy cần phải tiến hành quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động Bên cạnh đó yêu cầu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động còn xuất phát từ nhiều yếu tố khác:
- Đảm bảo cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh được ổn định: Vỗn lưu động
là một bộ phận không thể thiếu được trong vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Mặc dù vốn lưu động chiếm tỷ trọng nhỏ trong doanh nghiệp sản xuất và chiếm tỷ trọng khá lớn trong doanh nghiệp thương mại dịch vụ nhưng xuất phát từ vai trò của vốn lưu động với quá trình sản xuất, nó đảm bảo cho quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp diễn ra một cách thường xuyên liên tục và tác động trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh
Do đặc điểm của vốn lưu động nên nếu thiếu vốn, vốn lưu động không luân chuyển được
thì quá trình sản xuất sẽ gặp nhiều khó khăn và có thể gián đoạn gây ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh Đặc điểm của vốn lưu động là cùng một lúc vốn lưu động có các thành phần vốn ở khâu dự trữ sản xuất, sản xuất và lưu thông cho nên nếu quản lý tốt, vốn
lưu động sẽ được vận động luân chuyền liên tục, thời gian vốn lưu động lưu lại ở các
khâu ngắn, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động Nếu quản lý không tốt thì vốn lưu động sẽ không luân chuyển được hoặc sẽ luân chuyển chậm làm cho quá trình sản
xuất gặp nhiều khó khăn
- Tạo điều kiện cho doanh nghiệp đứng vững và phát triển trong nên kình tế thị trường: Cùng với việc xác định vốn, khả năng sử dụng vốn lưu động có tầm quan trọng
đặc biệt đối với doanh nghiệp thương mại Chỉ khi quản lý sử dụng tốt vốn kinh doanh
mới mở rộng được quy mô về vốn, tạo được uy tín trên thị trường Điều đó đồng nghĩa
với việc tạo ra những sản phẩm dịch vụ với chất lượng cao, giá thành hạ, không những
mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp mà còn là cơ sở đề mở rộng sản xuât kinh doanh
Trang 27- Chứng tỏ khả năng quản lý của doanh nghiệp trong điều kiện cạnh tranh hiện fại: Sử dụng vốn lưu động với vòng quay nhanh, giảm rủi ro là sử dụng vốn với hiệu quả cao, nó đòi hỏi người điều hành kinh doanh phải có những quyết định đúng đắn Chỉ cần
một quyết định không chính xác thì doanh nghiệp sẽ gặp nhiều trở ngại, đặc biệt là có thể
đi đến phá sản Trong nên kinh tế cạnh tranh như hiện nay các doanh nghiệp phải tìm cách giải quyết tốt các phương diện về vốn lưu động và đưa ra những cách thức hợp lý để cung
cấp đủ lượng vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh và luôn tự chủ trước các
đối thủ trên thị trường
- Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động là nhân tô quyết định tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, nâng cao thu nhập cho công nhân viên: Do hoạt động trong cơ chế thị trường, doanh nghiệp phải tự trang trải tài chính, tạo ra thu nhập để trả các khoản chí phí và có lãi Vì vậy doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động đẻ thu
hồi vốn, giảm chỉ phí, tăng lợi nhuận để phát triển sản xuất Khi doanh nghiệp làm ăn có
hiệu quả thì thu nhập của công nhân viên được đảm bảo và ôn định
- Nang cao hiéu quả kinh doanh của các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp Nhà nước: Các doanh nghiệp Nhà nước làm ăn không hiệu quả là do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan Tuy nhiên nguyên nhân phố biến nhất vẫn là sử
dụng vốn không hiệu quả: việc mua săm, dự trữ, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thiểu một
kế hoạch đúng đăn Điều đó đã dẫn đến việc sử dụng vốn lãng phí, tốc độ chu chuyền vốn
lưu động chậm, chu kì luân chuyển vốn lưu động dài, tỷ suất lợi nhuận thấp hơn lãi suất
tiết kiệm Vì vậy, vẫn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp Nhà nước nói riêng là một vẫn đề hết sức quan trọng, nó không chỉ đem lại cho doanh nghiệp những lợi ích mà còn mang lại ý nghĩa cho nền kinh tế quốc dân
1.3.2 Các nhân tổ ảnh hưởng đến việc nâng cao biệu quả sử dụng vốn lưu động
1.3.2.1 Nhân tổ khách quan
- Cơ chế quản lý và các chính sách kinh tẾ vĩ mô của Nhà nước: Khi Nhà nước
có sự thay đổi chính sách về hệ thống pháp luật, thuế, sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới
điều kiện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và tất yếu vốn của doanh nghiệp cũng
sẽ bị ảnh hưởng Nếu các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước ban hành tạo được cho doanh nghiệp một môi trường đầu tư thuận lợi và ổn định thì sẽ tạo điều kiện cho doanh
nghiệp phát triển và hiệu quả kinh tế sẽ cao Ngược lại, môi trường kinh doanh không thuận lợi sẽ làm cho doanh nghiệp gặp khó khăn trong kinh doanh Bắt kì sự thay đối nào trong cơ chế quản lý và chính sách kinh tế của Nhà nước cũng có thể gây ra những ảnh
hưởng nhất định tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
15
Trang 28- Sự phát triển của khoa học công nghệ: Đây là yếu tô ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp cũng như hiệu suất sử dụng vốn lưu động Doanh nghiệp
cần nhanh nhạy trong việc tiếp cận sự tiến bộ của khoa học công nghệ để nhanh chóng áp dụng trang thiết bị hiện đại vào hoạt động sản xuất nhằm nâng cao về cả chất lượng và
mẫu mã của sản phẩm, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng, đồng thời làm tăng khả năng
cạnh tranh với mặt hàng cùng loại của đối thủ
- Đặc điểm của chu kì sản xuất kinh doanh: Mỗi doanh nghiệp có một chu kì sản xuất kinh doanh ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng vốn lưu động và khả năng tiêu thụ sản phẩm, do đó cũng ảnh hưởng đến hiệu suất vốn lưu động Những doanh nghiệp có chu kì kinh doanh ngăn thì nhu cầu vốn lưu động thường ít biến động vì thường xuyên thu hồi được tiền bán hàng, giúp chủ động chỉ trả các khoản nợ đến hạn, đảm bảo nguồn vốn trong kinh doanh Với những doanh nghiệp có chu kì kinh doanh dài, nhu câu vốn lưu động biến động nhiều lượng tiền thu từ bán hàng không ổn định, tình hình thanh toán, chỉ
trả gặp nhiễu khó khăn gây ảnh hưởng đến hiệu suất sử dụng vốn lưu động Vì vậy các nhà quản lý cần phải căn cứ vào đặc điểm chu kì sản xuất kinh doanh cũng như tình hình
thực tế của doanh nghiệp mà có các giải pháp kịp thời
- Lạm phát: Một nền kinh tế phát triển tốt và bền vững sẽ tạo ra sức mua của thị trường lớn, ôn định hay gia tăng tình hình tiêu thụ sản phẩm, gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, góp phần tăng hiệu quả sử dụng vốn Do ảnh hưởng của nên kinh tế có lạm phát cao, sức mua của đồng tiền bị giảm sút làm vốn lưu động trong doanh nghiệp bị giảm
dần theo tốc độ trượt giá của tiền tệ
- #úi ro: Khi tham gia kinh doanh trong nên kinh tế thị trường, doanh nghiệp
thường gặp rủi ro bất thường như thị trường có nhiều thành phần kinh tế tham gia, thị
trường không ồn định, Ngoài ra, doanh nghiệp còn gặp phải những rủi ro do thiên tai là
hỏa hoạn, lũ lụt, cũng có thé gay ra tinh trang mat vốn kinh doanh nói chung và vốn lưu
động nói riêng
1.3.2.2 Nhân tổ chủ quan
Đây là những nhân tố có tính chất quyết định đến hiệu quả sử dụng vốn cũng như vốn lưu động
- Xác định nhụ câu vốn lưu động: Khi doanh nghiệp xác định nhu cầu vốn lưu
động thiếu chính xác sẽ dẫn đến tình trạng thừa hoặc thiếu vốn cho sản xuất kinh doanh
Cả hai chiều hướng đó đều ảnh hưởng không tốt đến quá trình hoạt động sản xuất kinh
doanh cũng như hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp Nếu thiếu vốn sẽ gây tình trạng gián đoạn quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh ảnh hưởng đến năng suất lao
Trang 29động còn thừa vốn sẽ gây nên tình trạng ứ đọng vốn, hạn chế vòng quay của vốn, do đó mà việc sử dụng vốn không có hiệu quả
- Cơ cau dau tư vốn: Cơ câu đầu tư không hợp lý là nhân tố ảnh hưởng tương đối lớn đến hiệu quả sử dụng vốn Cơ câu vốn được xác định không hợp lý sẽ xảy ra tình trạng ở một bộ phận thì thừa vốn không phát huy hết tác dụng, trong khi đó lại thiếu vốn
trầm trọng ở một số khâu khác, từ đó dẫn đến tình trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động
- Trình độ và khả năng quản lý: Nếu trình độ quản lý của doanh nghiệp tốt sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp có khả năng thanh toán, tiết kiệm chỉ phí, thúc đây quá trình tiêu
thụ sản phẩm, hạn chế tình trạng thiếu tiền mặt hoặc lãng phí, thất thoát hàng hóa, vật tư Còn ngược lại, nếu trình độ quản lý của doanh nghiệp còn yếu kém, hoạt động sản xuất kinh doanh thua lỗ kéo dài làm cho vốn bị thâm hụt sau mỗi chu kì sản xuất, dẫn đến hiệu
quả sản xuất kinh doanh giảm
Đây là một số nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp Đề doanh nghiệp ngày cảng tăng trưởng và phát triển đòi hỏi nhà quản trị doanh nghiệp phải nắm vững các yếu tô này để từ đó đưa ra các biện pháp tài chính cần thiết góp phân khai thác và sử dụng đồng vốn có hiệu quả nhất
1.3.3 Những biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dung vốn lưu động trong các doanh nghiệp hiện nay
Nhằm cung ứng day đủ kịp thời vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh và không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, làm cho đồng vốn không ngừng sinh sôi nảy nở, các doanh nghiệp có thể sử dụng các giải pháp sau:
- Xác định chính xác nhu cầu vốn lưu động cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp, từ đó lập kế hoạch tô chức huy động vốn đáp ứng cho hoạt động
17
Trang 30kinh doanh của doanh nghiệp Hạn chế thấp nhất tình trạng thiếu vốn gây gián đoạn sản xuất kinh doanh hoặc phải đi vay vốn ngoài kế hoạch với mức lãi suất cao, làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp Nếu thừa vốn cũng phải có biện pháp linh hoạt như đầu tư mở rộng sản xuất hoặc cho vay
- Lựa chọn hình thức huy động vốn phủ hợp sao cho đáp ứng đủ nhu câu cho sản xuất Tổ chức khai thác triệt để nguồn vốn bên trong doanh nghiệp đồng thời tính toán lựa chọn huy động các nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp với mức độ hợp lý của từng nguồn, nhăm giảm mức thấp nhất chỉ phí sử dụng vốn
- Lựa chọn cơ cấu vốn hợp lý phù hợp với đặc điểm kinh tế kỹ thuật ngành Cần
xây dựng tỷ trọng của từng phân một cách hợp lý, đảm bảo đầy đủ vốn cho sản xuất kinh
động đòi hỏi duy trì một mức dự trữ tiền mặt khá rộng rãi vì:
+ Doanh nghiệp phải có dự trữ tiền mặt vừa đủ để hưởng chiết khấu mua hàng đúng kì hạn, làm tăng hệ số khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp
+ Vì các tỷ số khả năng thanh toán là các tỷ số căn bản trong lĩnh vực tín dụng, doanh nghiệp cần có các tỷ số trên gần với tiêu chuẩn trung bình của các doanh nghiệp cùng ngành, có uy tín cao, doanh nghiệp có thể mua hàng với thời hạn chịu khá lâu và vay ngân hàng một cách dễ dàng
+ Có tiền mặt rộng rãi, doanh nghiệp có thể tận dụng ngay được các cơ hội kinh
doanh tốt, và hơn nữa doanh nghiệp phải có vốn lưu động đủ để ứng phó với các trường hợp bất ngờ xảy ra
- Quản lý tốt vốn tồn khi dự trữ: Để làm được điều đó doanh nghiệp phải xác định
được chính xác mức dự trữ vật tư hàng hóa hợp lý, đảm bảo đúng chất lượng phục vụ nhu
cầu của quá trình sản xuất Muốn vậy, doanh nghiệp phải xác định được mức tiêu hao
nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ để sản xuất một đơn vị sản phẩm, kết hợp với kế hoạch được lập trong kì (về khối lượng sản phẩm sản xuất, chung loại, chất lượng, ) dựa
trên thực tế sản xuất của doanh nghiệp và những đánh giá vẻ khả năng cung ứng của thị trường
Trang 31- Quản lý tốt công tác thanh toán và công nợ: Trước tiên, đối với các khoản phải thu, doanh nghiệp phải xây dựng chính sách tín dụng thương mại hợp lý và mức độ nợ phải thu của doanh nghiệp, lập bảng phân tuổi các khoản nợ phải thu của khách hàng dé có những biện pháp cần thiết nhằm thu hồi nợ Ngoài ra doanh nghiệp còn phải chủ động phòng ngừa rủi ro bằng các biện pháp như lập quỹ dự phòng các khoản phải thu khó đòi, mua bảo hiểm Còn đối với các khoản phải trả, doanh nghiệp phải thanh toán các khoản phải trả đúng hạn, cần thường xuyên kiểm tra, đối chiếu các khoản phải trả với khả năng thanh toán của doanh nghiệp để chủ động đáp ứng các yêu cầu thanh toán khi đến hạn, đồng thời cần lựa chọn các hình thức thanh toán phù hợp an toàn và hiệu quả nhất đối với doanh nghiệp
- Tăng cường phát huy vai trò của tài chính trong quản lý và sử dụng vốn lưu động, tăng cường kiểm tra việc sử dụng vốn ở các khâu Việc kiểm tra phải áp dụng kỹ lưỡng và
có hệ thống Đồng thời phải kịp thời có sự điều chỉnh phù hợp, tạo điều kiện cho sự luân
chuyền của vốn lưu động, giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Trên đây là một số biện pháp cơ bản nhăm thực hiện nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp Trên thực tế, do các doanh nghiệp thuộc những ngành nghề kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh khác nhau nên mỗi doanh nghiệp can căn cứ vảo các giải pháp chung để từ đó đề ra cho mình những biện pháp riêng cụ thể, có tính khả thi nhăm không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp mình
19
Trang 32CHUONG 2 THUC TRANG VA NHUNG YEU TO ANH HUONG DEN HIEU QUA SU DUNG VON LUU DONG CUA CONG TY CO PHAN XAY DUNG VA KINH DOANH THUONG MAI DANG DUONG
2.1 Giới thiệu về công ty Cô phần Xây dựng và Kinh doanh Thương mại Đăng
Dương
2.1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty Cô phân Xây dựng và Kinh doanh Thương mại Đăng Dương
Công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Thương mại Đăng Dương là một doanh
nghiệp tư nhân hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng, được thành lập vào năm
2009 với nguồn vốn điều lệ là 9 tỉ đồng Công ty có trụ sở tại số 33 phố Trung Thanh, thi
trần Chợ Chu, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên
Công ty Cô phần Xây dựng và Kinh doanh Thương mại Đăng Dương thuộc hình
thức công ty cô phần hoạt động theo Luật doanh nghiệp và các quy định hiện hành khác
của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Với sự tham gia góp vốn của các cỗ đông tháng I1 năm 2009, công ty chính thức được thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4600775158 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên cấp
Công ty có tư cách pháp nhân và chịu trách nhiệm trước pháp luật và quyên hạn
nghĩa vụ được quy định, có điều lệ tổ chức hoạt động, có bộ máy quản lý điều hành, có tài
khoản tại ngân hàng, có tài sản và chịu trách nhiệm về tài sản đó
Sau khi được thành lập, công ty đã tham gia xây dựng, tư vấn thiết kế nhiều công trình về các lĩnh vực công trình dân dụng giao thông thủy lợi, xây lắp hệ thống điện đến 35KV, lắp đặt hệ thống cấp thoát nước, san ủi mặt băng đồng thời sản xuất và mua bán vật liệu xây dựng
Tuy ra đời và hoạt động với thời gian chưa dài nhưng kể từ khi thành lập từ năm 2009 đến nay, công ty Cô phần Xây dựng và Kinh Doanh Thương mại Đăng Dương đã có nhiều cô gắng trong tìm kiếm thị trường hoạt động, song song với đó là sự nỗ lực, không ngừng nâng cao năng lực về phát triển nguồn nhân lực cũng như trang thiết bị kỹ thuật để đảm bảo thi công xây dựng các công trình, bao gồm cả các dự án đòi hỏi chất lượng cao và kết cầu phức tạp
Mặc dù phát triển trong thời điểm thị trường kinh tế xây dựng gặp nhiều khó khăn,
đặc biệt là giai đoạn năm 2010 — 2011 nhưng Công ty vẫn không ngừng phát triển và đạt
được nhiều doanh thu cùng lợi nhuận được nâng cao theo mỗi năm
2.1.2 Cơ cấu tô chức và quản lý của công ty CỔ phân Xây dựng và Ninh doanh Thương mại Đăng Dương
Trang 33Công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Thương mại Đăng Dương tổ chức bộ máy quản lý theo cơ cấu trực tuyến Mô hình tổ chức quản lý này vận hành theo cơ chế nhà quản trị ra quyết định và giám sát trực tiếp đối với cấp dưới và ngược lại, mỗi người
cấp dưới chỉ nhận sự điều hành và chịu trách nhiệm trước một người lãnh đạo trực tiếp
cấp trên
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Cô phần Xây dựng và Kinh doanh
Thương mại Đăng Dương
Vv
GIAM BOC
(Nguôn: Phòng Tổ chức — Hành chính) Từ sơ đồ cơ cấu tổ chức trên, có thể thấy Công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Thương mại Đăng Dương tô chức bộ máy quản lý cơ cấu theo thực tuyến Mô hình tổ chức quản lý này vận hành theo cơ chế nhà quản trị ra quyết định và giám sát trực tiếp đối với cấp dưới và ngược lại, mỗi người cấp dưới chỉ nhận sự điều hành và chịu trách nhiệm trước một người lãnh đạo trực tiếp cấp trên Mô hình này phù hợp với loại hình
công ty cô phân, hơn nữa tạo thuận lợi tập trung, thống nhất, làm cho tổ chức nhanh nhạy
21
Trang 34linh hoạt với môi trường, đặc biệt là khi công ty hoạt động trong lĩnh vực rất cần đến sự linh hoạt là xây dựng
2.1.3 Tổ chức bộ máy kế toán của công ty Cô phân Xây dựng và Kinh doanh Thương mại Đăng Dương
Công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Thương mại Đăng Dương có quy mô
nhỏ, địa bàn hoạt động tô chức kinh tế tập trung tại một địa điểm Công ty thực hiện tô
chức kế toán tập trung và kế toán hàng tồn kho của công ty được tiến hành theo phương pháp nhập trước xuất trước
Sơ đồ 2.2 Sơ đồ mô hình tổ chức phòng kế toán
KẾ TOÁN TRƯỞNG
(Nguôn: Phòng Kế toán) Tổ chức bộ máy hạch toán — kế toán của công ty có nhiệm vụ tham gia việc phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, đề xuất các phương án kinh tế mang tính hiệu quả cao Căn cứ vào quy mô đặc điểm tổ chức sản xuất và yêu cầu quản lý tải chính, căn cứ khối lượng công theo hình thức tập trung, tất cả các công việc kế toán đều tập trung ở phòng Kế toán Với hình thức tổ chức và cơ cầu bộ máy kế toán như trên, phòng
Kế toán đã thực hiện đây đủ việc quản lý vật tư, tiền vốn, chấp hành đây đủ các chế độ
chính sách tài chính của Nhà nước, xác định kết quả sản xuất kinh doanh, lập đầy đủ các bao cáo theo yêu cầu của công ty, phục vụ kịp thời công tác quản lý của công ty
2.2 Tình hình kết quả kinh doanh của công ty Cô phần Xây dựng và Kinh doanh Thương mại Đăng Dương
2.2.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty từ 2011 — 2013
Dưới đây là bảng báo cáo kết quả kinh doanh của công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Thương mại Đăng Dương trong 3 năm 2011, 2012 va 2013:
Trang 35Bảng 2.1 Bảng báo cáo kết quả kinh doanh
4 Gia von hang ban | 3.336.580.747 | 2.436.192.246 | 1.597.633.500 | 900.388.501 | 36,96 | 838.558.746 52,49 5 Loi nhuan gop
về bán hàng và | 138.637.435 234.431.235 259.478.150 (95.793.800) | (40,86) | (25.046.915) (9,65) cung cap dich vu
6 Doanh thu hoạt
SỐ vố 597.120 498.194 1.200.000 98.926 19,86 | (701.806) (58,48) dong tai chinh
8 Chi phi quan ly | 96.904.600 193.678.536 181.201.200 (96.773.936) | (49,97) | 12.477.336 6,89
23