Phong cách truyện ngắn Lê Tri Kỷ

132 299 0
Phong cách truyện ngắn Lê Tri Kỷ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 PHẠM THỊ THÁI PHONG CÁCH TRUYỆN NGẮN LÊ TRI KỶ Chuyên ngành: Lý luận văn học Mã số : 60 22 32 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Kiều Anh HÀ NỘI, 2012 2 LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc, chân thành nhất tới TS. Nguyễn Thị Huệ, người đã dành cho tôi những tình cảm nồng hậu, đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình làm luận văn. Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong Tổ Lý luận Văn học, Khoa Ngữ văn, các GS, PGS tham gia giảng dạy, Phòng Sau đại học, Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã nhiệt tình giảng dạy và tạo mọi điều kiện giúp đỡ chúng tôi trong suốt khóa học. Tôi cũng gửi lời cảm ơn Ban Giám hiệu, các đồng nghiệp Trường THPT Đoan Hùng, Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Phú Thọ và tất cả bạn bè cùng những người thân yêu trong gia đình đã động viên, giúp đỡ cho tôi hoàn thành tốt khóa học. Hà Nội, tháng 07 năm 2012 Tác giả luận văn Phạm Thị Thái 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào. Hà Nội, tháng 07 năm 2012 Tác giả luận văn Phạm Thị Thái 4 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7 5. Phương pháp nghiên cứu 7 6. Đóng góp của luận văn 8 7. Bố cục của luận văn 8 NỘI DUNG 9 Chương 1: Những tiền đề hình thành phong cách truyện ngắn Lê Tri Kỷ 9 1.1. Khái niệm về phong cách nghệ thuật của nhà văn 9 1.2. Khái niệm thể loại truyện ngắn 15 1.3. Những tiền đề hình thành phong cách truyện ngắn Lê Tri Kỷ 17 Chương 2: Nhân vật, cốt truyện và kết cấu trong truyện ngắn Lê Tri Kỷ 23 2.1. Lựa chọn xử lí đề tài 23 2.2. Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lê Tri Kỷ 34 2.3. Tổ chức cốt truyện và kết cấu trong truyện ngắn Lê Tri Kỷ 59 Chương 3: Giọng điệu và ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn Lê Tri Kỷ 76 3.1. Giọng điệu nghệ thuật trong truyện ngắn Lê Tri Kỷ 76 5 3.2. Ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn Lê Tri Kỷ 98 KẾT LUẬN 117 CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 121 THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 122 6 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Lê Tri Kỷ - “Nhà văn tiêu biểu nhất của ngành công an nhân dân” (Xuân Thiều) một trong những người xây nền đắp móng cho phong trào sáng tác văn học trong ngành công an. Suốt cuộc đời cầm bút, Lê Tri Kỷ đã tâm huyết và thuỷ chung trọn đời văn của mình với mảng đề tài vì an ninh Tổ Quốc và bình yên cuộc sống và ông đã từng gặt hái những mùa quả ngọt trái sai cũng chính trên đề tài đặc biệt này. 1.2. Là một cây bút bước vào đời văn khá muộn màng khi đã ở độ tuổi ngoài 35 nhưng Lê Tri Kỷ đã sở hữu một gia tài văn học rất đáng kể với nhiều thể loại như tiểu thuyết truyện ngắn, truyện kí, kịch bản sân khấu, kịch bản điện ảnh song truyện ngắn được coi là thể loại mạnh nhất của ông. 1.3. Quả thực như đánh giá của một đồng nghiệp “Lê Tri Kỷ - một đời văn tài hoa và sâu sắc”. Ngay sau khi ông qua đời (1993), hai tập truyện ngắn của ông đã được đăng quang ngôi vị “hoa hậu” của Hội nhà văn Việt Nam. Đó là Cuộc tình thế kỷ - Giải A - 1994 và Không thiện không ác - Giải A - 1995. Là một nhà văn có rất nhiều đóng góp như vậy cho nền văn học hiện đại Việt Nam nói chung và văn học trong lực lượng công an nói riêng nhưng theo quan sát của chúng tôi, cho đến thời điểm hôm nay hầu như chưa có một công trình nghiên cứu nào đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống các sáng tác văn học nói chung và thể loại truyện ngắn nói riêng của nhà văn Lê Tri Kỷ. Đây quả thực là một vấn đề còn bỏ ngỏ. Chính vì vậy mà chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Phong cách truyện ngắn Lê Tri Kỷ”. 7 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Là “con chim đầu đàn” trong văn học của ngành Công an, những sáng tác của Lê Tri Kỷ đã thu hút được sự quan tâm của khá nhiều các nhà văn, các nhà nghiên cứu phê bình và bạn đọc phổ cập. Trước hết phải kể đến bản luận văn tốt nghiệp đại học của sinh viên Nguyễn Thị Phi Oanh - khoa Ngữ văn - Trường Đại học Tổng hợp - Thành phố Hồ Chí Minh do Giáo sư Hoàng Như Mai hướng dẫn. Bên cạnh đó là một số bài viết và các ý kiến của các nhà văn, các nhà nghiên cứu phê bình như Xuân Thiều, Ma Văn Kháng, Phan Quế, Dương Duy Ngữ, Đinh Xuân Dũng, Bùi Việt Thắng, Giáo sư Hoàng Như Mai, Giáo sư Phong Lê, Tôn Phương Lan và các tác giả khác như Toàn Nguyễn, Nguyệt Hà, Hà Hải Hưng.v.v… 2.2. Nhìn chung, các bài viết, các ý kiến này đã được đăng tải rải rác, tản mạn, lẻ tẻ trong một số cuốn sách, một số tờ báo và đều ít nhiều có đề cập đến một số sáng tác của Lê Tri Kỷ. Có những bài viết chỉ dừng lại ở những ý kiến phác thảo hết sức khái quát và sơ lược song cũng có bài đi vào phân tích một cách khá cụ thể, chi tiết với những nhận xét khá tinh tế và xác đáng một số truyện ngắn của Lê Tri Kỷ. Tiêu biểu như bài viết của Giáo sư Hoàng Như Mai với nhan đề: “Những điều suy nghĩ về tác phẩm của nhà văn Lê Tri Kỷ” in trong cuốn “Kỉ yếu hội thảo nhân kỉ niệm 20 năm thành lập Nhà xuất bản Công an nhân dân” (2001), Nxb Công an nhân dân. Bên cạnh đó có thể nói tới bài viết khá tâm huyết và thấu đáo của nhà văn Xuân Thiều với nhan đề: “Lê Tri Kỷ - Nhà văn tiêu biểu nhất của ngành công an nhân dân” in trong cuốn “Sáng tác về đề tài an ninh – trật tự lợi thế và chướng ngại” (1997) đã giới thiệu khá chi tiết đầy đủ về các chức danh, nơi công tác và hoạt động của nhà văn Lê Tri Kỷ. Đặc biệt tác giả cũng giới thiệu hai giải thưởng vô cùng cao quý mà 8 Lê Tri Kỷ đã đạt được với hai tập truyện ngắn: Cuộc tình thế kỷ, Không thiện không ác đều đạt giải A. Bài viết cũng chỉ ra những nét thú vị trong hai tập truyện ngắn của Lê Tri Kỷ. Từ góc độ tiếp cận tính đặc thù của loại truyện vụ án, truyện hình sự, Xuân Thiều đã phát hiện và khẳng định tài năng và những đặc sắc trong truyện ngắn Lê Tri Kỷ: “Với 18 truyện chúng ta sẽ không thấy những pha ly kỳ, những vụ án phức tạp gợi tò mò, những cuộc săn đuổi thủ phạm đầy gay cấn, lối viết truyện hình sự bình thường na ná thông tấn báo chí mà nhà văn Lê Tri Kỷ tỏ ra cao tay hơn, cũng trên nền như thế, ông nói về tình đời tình người” [9, tr69]. Đồng thời Xuân Thiều cũng khẳng định thành công trong nghệ thuật xây dựng hình tượng người chiến sĩ công an: “Lê Tri Kỷ đã có công đem đến cho người đọc một hình tượng chiến sĩ công an chân thực, chiến sĩ công an, trước hết là con người, cũng đau đớn cũng buồn cũng vui, giận hờn yêu ghét như mọi người khiến ta cảm động và gần gũi” [9, tr70]. Ngoài ra Xuân Thiều cũng chỉ rõ thành công về chủ đề cũng như nghệ thuật xây dựng cốt truyện trong truyện ngắn Lê Tri Kỷ, nhà văn đã đặt được những vấn đề nhân sinh đạo lý con người; về cốt truyện của một số truyện ngắn vừa phức tạp vừa giản dị. Ông cũng khẳng định cái tài của Lê Tri Kỷ sử dụng ngôn ngữ: “Truyện chỉ là cái cớ để chuyển tải những ý tưởng đậm đà chất nhân văn, để làm lan toả những ý thơ” [9, tr75]. Một số bài viết được đăng trên báo mạng điện tử của Nhà xuất bản Công an nhân dân như: Phan Quế với bài “Nhà văn Lê Tri Kỷ - Một đời tài hoa và sâu sắc”, Toàn Nguyễn “Lê Tri Kỷ: đắc địa trong nghiệt ngã”; Nguyệt Hà “Lê Tri Kỷ không được giải thưởng là không công bằng”; Dương Duy Ngữ “Ước mong của nhà văn Lê Tri Kỷ”, Hà Hải Hưng “Chê vẫn chưa giận”. Tiêu biểu là bài của tác giả Phan Quế: “Nhà văn Lê Tri Kỷ - Một đời tài hoa và sâu sắc”, Nguồn: Http//www.Nxbcannd.vn. Bài viết đã thống kê 9 khá chi tiết đầy đủ các tác phẩm của Lê Tri Kỷ ở các thể loại khác nhau. Phan Quế cũng có những phát hiện khá tinh tế, sâu sắc về nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn của Lê Tri Kỷ: “Đọc văn của nhà văn Lê Tri Kỷ không gặp ở đấy những đao to búa lớn, những mảnh mung ly kỳ hàng chợ, những minh hoạ khuôn sáo. Rất ít những mẹo mực kiểu trinh thám, giật gân, càng không có những trang hình sự kiểu tự nhiên chủ nghĩa” [62]. Phan Quế cũng đi tìm hiểu một vài truyện ngắn đặc sắc của Lê Tri Kỷ như truyện Đêm Văn Miếu, truyện Mụ Quới. Bài viết cũng đánh giá cao những đặc sắc trong văn phong của nhà văn Lê Tri Kỷ: “Văn ông cẩn trọng, chừng mực, đượm chất nho gia, có nét tây học và đôi chút hóm hỉnh dân gian giàu chất quê kiểng xứ Quảng”[62]. Bài viết của tác giả Nguyệt Hà cũng đưa ra là những đánh giá khá sắc sảo về Lê Tri Kỷ. Với nhan đề đầy ý nghĩa “Nhà văn Lê Tri Kỷ không được giải thưởng là không công bằng” đã cho thấy phần nào sự cảm nhận về cái tài của Lê Tri Kỷ. Bài viết của nhà văn Ma Văn Kháng và nhà phê bình Tôn Phương Lan là những minh chứng cụ thể ghi nhận những thành công trong văn chương của Lê Tri Kỷ. Ở phương diện nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật và tính chân thực của hình tượng người chiến sĩ công an, Ma Văn Kháng đã khẳng định:“Nhân vật chiến sĩ công an của ông là những con người có lý trí sáng suốt có tấm lòng nhân hậu, cũng như mọi người, biết buồn, vui, yêu, ghét, cũng sống đủ các cung bậc tình cảm, các kiểu kích của con người”; “Lê Tri Kỷ quan tâm đến thế giới bên trong của con người, ông tập trung bút lực để miêu tả cái phần ẩn chìm trong tâm lý nhân vật” [16] Ngoài ra, các bài viết của Dương Duy Ngữ và Hà Hải Hưng cũng chỉ ra tài năng, sức sáng tạo của văn chương Lê Tri Kỷ. Bài của Dương Duy Ngữ cũng đưa ra nhận định về sự kết hợp hài hoà giữa con người đời thường và con người chiến sĩ trong hình tượng người chiến sĩ Công an của truyện ngắn 10 Lê Tri Kỷ: “Ở thời điểm ấy, văn học chưa ai mô tả tâm trạng người chiến sĩ Công an trước việc họ phải hành xử hay hơn ông. Không ở trong nghề không viết được” [47]. Bài viết còn tái hiện hình ảnh giản dị, gần gũi của Lê Tri Kỷ từ vóc dáng, tới giọng điệu để rồi tác giả phải thốt lên: “Bản thân tôi có cảm giác ông giống cha tôi, một ông đồ Bắc Hà, một túc nho uyên bác” [47]. Hà Hải Hưng lại có một cảm nhận khác về hình ảnh của nhà văn Lê Tri Kỷ với tác phong tỉ mỉ, nhiệt tình, cẩn trọng, có phần nghiêm khắc trong những lúc sửa chữa bản thảo của mình hay sửa chữa bản thảo cho các tác giả khác. Bài viết đưa ra một ví dụ khá hóm hỉnh và hài hước của Lê Tri Kỷ khi sửa bản thảo cho nhà văn Tôn Ái Nhân lúc mới vào nghề. Ông từng viết vào trang bản thảo của Tôn Ái Nhân: “Nếu tôi có chết sớm hoặc tôi bị tâm thần thì đó là phải đọc Trinh sát nội thành của văn hào Tôn Ái Nhân” [22]. Đó là lời nói đùa vui hóm hỉnh cũng là lời nhắc nhở chân tình để nhà văn Tôn Ái Nhân trau rồi hơn nữa ngòi bút sáng tác của mình. Chính những ý kiến, sự nghiêm khắc cẩn trọng trong văn chương của Lê Tri Kỷ đã góp phần làm cho tác phẩm Trinh sát Hà Nội của Tôn Ái Nhân được độc giả đón nhận nồng nhiệt. Quả đúng như Nam Cao đã chiêm nghiệm về cách viết văn chương: sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng có thể chấp nhận được nhưng sự cẩu thả trong văn chương là tối kị. Các bài viết này đã giúp người đọc hình dung ra hình ảnh của người chiến sĩ Công an, nhà văn Lê Tri Kỷ rất gần gũi chân phương rất yêu nghề cũng như rất tâm huyết với nghiệp văn chương. Bên cạnh đó còn một số ý kiến có tính chất “tạt ngang” như ý kiến của Nhà nghiên cứu Đinh Xuân Dũng, Bùi Việt Thắng và một số tác giả khác. Có thể nói phần lớn các bài viết, các ý kiến này là đều ở dạng phê bình. Đành rằng không có phê bình nào là không nghiên cứu song, tính chất nghiên cứu ở đây chưa thể nói là cao. Quả thực chưa có một bài viết nào thực sự đi sâu phân tích một cách hệ thống phong cách truyện ngắn Lê Tri Kỷ. Lẽ dĩ nhiên [...]... tiền đề hình thành phong cách truyện ngắn Lê Tri Kỷ Chương 2: Nhân vật, cốt truyện và kết cấu trong truyện ngắn Lê Tri Kỷ Chương 3: Giọng điệu và ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn Lê Tri Kỷ 14 NỘI DUNG CHƯƠNG 1: NHỮNG TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH PHONG CÁCH TRUYỆN NGẮN LÊ TRI KỶ 1.1 Khái niệm phong cách nghệ thuật của nhà văn 1.1.1 Các quan điểm về phong cách Xét về phương diện từ ngữ phong cách - theo tiếng... trưng cơ bản” [10, tr.53] Tất cả xét cho cùng về truyện ngắn là thể loại thường có dung lượng ngắn, thuộc phạm trù của tiểu thuyết và mọi vấn đề được đề cập trong truyện ngắn ít phức tạp Những đặc trưng trên là những chỉ dẫn giúp chúng tôi tri n khai đề tài Phong cách truyện ngắn Lê Tri kỷ 1.3 Những tiền đề hình thành phong cách truyện ngắn Lê Tri Kỷ 1.3.1 Hoạt động xã hội Tác phẩm văn học là cuộc... tri t để tất cả mọi vấn đề trong phong cách truyện ngắn Lê Tri Kỷ Việc khảo sát, phân tích cũng như việc cố gắng khái quát một số đặc trưng trong phong cách truyện ngắn của nhà văn cũng chỉ được thực hiện một cách tương đối trong điều kiện và khả năng có thể 12 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng Luận văn đặt trọng tâm vào tìm hiểu phong cách truyện ngắn Lê Tri Kỷ trên một số bình diện chủ... nghệ thuật trong truyện ngắn Lê Tri Kỷ Một số vấn đề về quá trình hoạt động xã hội, quá trình sáng tác và quan niệm nghệ thuật của nhà văn cũng sẽ được đề cập ở một mức độ nhất định nhằm soi sáng cho việc phân tích, cắt nghĩa, lý giải phong cách truyện ngắn Lê Tri Kỷ 4.2 Phạm vi 4.2.1 Luận văn tập trung khảo sát toàn bộ truyện ngắn Lê Tri Kỷ được in trong các tập truyện Cuộc tình thế kỷ (1994), Nxb Công... phong cách nghệ thuật của nhà văn gắn liền với phong cách thời đại, phong cách dân tộc Sự gắn kết này cũng được đề cập đến trong hầu hết các công trình lí luận ở trong nước và nước ngoài Những biểu hiện cơ bản trong phong cách nhà văn là cơ sở lý luận để chúng tôi đi sâu tìm hiểu Phong cách truyện ngắn của Lê Tri Kỷ 1.2 Khái niệm thể loại truyện ngắn Truyện ngắn là một thể loại văn học mà giờ đây khá... trong phong cách truyện ngắn Lê Tri Kỷ 3.2.2 Trên cơ sở đó chỉ ra những đặc điểm nổi bật trong phong cách truyện ngắn Lê Tri Kỷ, bước đầu khẳng định vị trí tiêu biểu nhất của Lê Tri Kỷ trong bức tranh văn học về đề tài vì an ninh Tổ Quốc và bình yên cuộc sống cũng như những đóng góp đáng ghi nhận của ông đối với nền văn học hiện đại Việt Nam Luận văn không có tham vọng giải quyết thấu đáo tri t để tất... Công an nhân dân; Không thịên không ác (1988), Nxb Công an nhân dân; Tuyển tập truyện ngắn Lê Tri Kỷ (1995), Nxb Công an nhân dân, đặc biệt sẽ đi sâu vào một số tác phẩm tiêu biểu 4.2.2 Vì nhiệm vụ của luận văn là tìm hiểu phong cách truyện ngắn Lê Tri Kỷ cho nên những tài liệu lý luận về thể loại truyện ngắn, tài liệu về phong cách học liên quan đến đề tài cũng được chú ý khai thác, vận dụng 4.2.3 Trong... trình văn học Phong cách nghệ thuật được thể hiện ở các cấp độ khác nhau: phong cách tác phẩm, phong cách của nhà văn, phong cách trào lưu và đặc biệt 18 người ta hay đề cập đến phong cách của nhà văn, khái niệm phong cách nghệ thuật cũng được tìm hiểu chủ yếu ở cấp độ này 1.1.2 Những biểu hiện của phong cách nhà văn Qua những lý thuyết đã đề cập ở trên, chúng tôi nhận thấy, khi nói đến phong cách nghệ... [38, tr65] Chính vì vậy, đề tài an ninh xã hội trong các tác phẩm của Lê Tri Kỷ không chỉ thu hút người đọc vì trí tò mò như chính tên gọi của nó, mà truyện của Lê Tri Kỷ “rất công an mà chẳng có gì là trinh thám” [9, tr23] Truyện ngắn của ông luôn hiện lên nỗi niềm trăn trở với cuộc đời, với những số phận con người Lê Tri Kỷ viết truyện về ngành công an, nhưng chúng ta sẽ không thấy những pha ly kỳ,... Từ đây phong cách được hình thành Ở thời kỳ Hy Lạp cổ đại, Arixtote – nhà lí luận văn học đã cho rằng phong cách được hiểu chủ yếu là phong cách ngôn ngữ Trong khi đó các nhà lí luận cổ điển Trung Quốc lại nêu ra tư tưởng về chuẩn mực văn chương Phải bước sang thế kỷ XVIII đầu XIX phong cách cá nhân mới được đề cập đến một cách cụ thể Nhưng khái niệm phong cách không chỉ nhấn mạnh vào phong cách cá . hình thành phong cách truyện ngắn Lê Tri Kỷ Chương 2: Nhân vật, cốt truyện và kết cấu trong truyện ngắn Lê Tri Kỷ Chương 3: Giọng điệu và ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn Lê Tri Kỷ . thành phong cách truyện ngắn Lê Tri Kỷ 9 1.1. Khái niệm về phong cách nghệ thuật của nhà văn 9 1.2. Khái niệm thể loại truyện ngắn 15 1.3. Những tiền đề hình thành phong cách truyện ngắn Lê Tri. và kết cấu trong truyện ngắn Lê Tri Kỷ 59 Chương 3: Giọng điệu và ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn Lê Tri Kỷ 76 3.1. Giọng điệu nghệ thuật trong truyện ngắn Lê Tri Kỷ 76 5 3.2.

Ngày đăng: 23/07/2015, 18:03

Mục lục

    BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

    TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2