Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lê Tri Kỷ

Một phần của tài liệu Phong cách truyện ngắn Lê Tri Kỷ (Trang 39)

7. Bố cục của luận văn

2.2. Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lê Tri Kỷ

Đặc điểm nổi bật nhất để người đọc dễ phân biệt giữa tác phẩm tự sự (truyện, tiểu thuyết) và tác phẩm trữ tình (thơ) là yếu tố nhân vật. Thơ nhìn chung được khơi nguồn từ những dòng cảm xúc, cấu tứ; còn truyện lại được hình thành bởi nhân vật và cốt truyện. Ta cũng có thể bắt gặp những câu chuyện đầy chất lãng mạn, mang đậm cảm xúc, và ngược lại đôi khi cũng có những dòng thơ vần thơ mang cốt truyện, có nhân vật tạo sức hút lớn. Cho dù như vậy yếu tố tiêu biểu nhất của truyện vẫn là nhân vật. Một số truyện ngắn hay tiểu thuyết của nhóm Tự Lực Văn Đoàn những năm 30 - 45 sáng tác theo Chủ nghĩa lãng mạn; tiêu biểu như truyện ngắn của Thạch Lam, Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo, Nguyên Hồng… sau này bắt gặp nhiều ở tác phẩm của những nhà văn trẻ như Tạ Duy Anh, Phạm Thị Hoài... sáng tạo những tác phẩm không có cốt truyện, nhưng vẫn có nhân vật. Điều đó khẳng định ta không thể kể một câu chuyện không có nhân vật, cho dù câu chuyện đó không có cốt truyện.

Chính vì lẽ đó nhân vật là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong tác phẩm tự sự. Nó cũng là một thành phần thể hiện tư tưởng và phong cách nhà văn đó. Vậy nhân vật trong tác phẩm văn học là gì? Hiểu một cách đơn giản

nhất “Nhân vật là con người được miêu tả trong văn học bằng phương tiện

văn học” [51, tr277]; hay nhân vật là: “con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học” [54, tr235]. Nhân vật trong mỗi tác phẩm văn học xuất

phát từ những con người đời thường, nhưng theo Gorki phải “miêu tả con

người sinh động, đấy là chủ yếu” [61, tr22] và qua nhân vật tác giả có thể

truyền tải những tư tưởng, biểu hiện thế giới khách quan khác nhau dưới nhãn quan của mình.

Nhân vật văn học có những đặc điểm chung như: Nhân vật mang tư

tưởng và thể hiện phong cách nhà văn: “là hình thức cơ bản để qua đó văn

học miêu tả thế giới một cách hình tượng” [51, tr77]; nhân vật là phương diện

để khái quát hiện thực. Qua những biện pháp nghệ thuật, qua tài năng của người nghệ sĩ mỗi nhân vật được hiện lên khác nhau. Nhưng tựu chung lại, nhân vật thường được hiện lên đầy đặn cả ngoại hình đến nội tâm, mỗi nhân vật đều được đặt vào trong những môi trường, những mối quan hệ khác nhau để làm nổi bật nên cá tính, tính cách…Một nhà văn muốn tạo dựng cho mình một phong cách thì trước hết phải tạo được những hình tượng nhân vật mang tính cách điển hình, trong hoàn cảnh điển hình.

Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì nhân vật được phân chia thành nhiều loại với những tiêu chí khác nhau: vị trí của nhân vật đối với nội dung cốt truyện (hai loại: nhân vật chinh, nhân vật phụ); dựa vào đặc điểm tính cách (nhân vật chính diện, nhân vật phản diện); dựa vào các thể loại văn học (nhân vật tự sự, nhân vật trữ tình, nhân vật kịch); dựa vào các cấu trúc hình tượng (nhân vật chức năng, nhân vật loại hình, nhân vật tính cách, nhân vật tư tưởng…)…Những tiêu chí này chỉ mang tính chất tương đối, bởi nhân vật ở loại này có thể mang những phẩm chất của loại khác.

Nhân vật truyện ngắn cũng mang những đặc điểm chung của nhân vật

trong các tác phẩm tự sự. Nhưng truyện ngắn thường chỉ “có thể kể về một

cuộc đời hay một đoạn đời, một sự kiện hay một “chốc lát” trong cuộc sống nhân vật nhưng cái chính của truyện ngắn không phải ở hệ thống sự kiện mà ở cái nhìn tự sự đối với cuộc đời” [53, tr199]. Đặc điểm nhân vật của truyện

ngắn có đôi chút khác biệt so với truyện dài và tiểu thuyết. Về số lượng và cách khai thác nhân vật ở truyện ngắn chỉ đề cập đến một vài nhân vật cũng

thuyết thường là một thế giới thì nhân vật truyện ngắn là một mảnh đời nhỏ của thế giới” [53, tr200].

Nói tóm lại, nhân vật có vai trò quan trọng trong việc hình thành tác

phẩm văn học, cũng như tạo dựng phong cách nhà văn. “Nhân vật là “linh

kiện” quan trọng bậc nhất của cơ thể tiểu thuyết và truyện ngắn hiện đại. Tư tưởng và phong cách truyện ngắn thể hiện rõ nhất ở cách chọn lựa và thể hiện nhân vật của ông ta. Một nhà văn có phong cách phải tạo cho mình một thế giới nhân vật riêng không lẫn với ai được” [10, tr57]. Từ những nhận xét

về nhân vật văn học ở trên là những cơ sở lí luận để chúng tôi định hướng đi vào nghiên cứu vấn đề thế giới nhân vật trong truyện ngắn của Lê Tri Kỷ. Với đề tài chính xuyên suốt, chúng tôi nhận thấy nhân vật trong truyện ngắn của Lê Tri Kỷ được chia thành ba loại: nhân vật chiến sĩ công an, nhân vật phạm nhân, nhân vật con người đời thường.

2.2.1. Người chiến sĩ công an

Ở phần xử lý đề tài, khi xác định đề tài chúng tôi cũng đã đưa ra nhận định về số lượng tác phẩm viết về người chiến sĩ công an. Nhưng để chi tiết, cụ thể hơn về những nhân vật chiến sĩ công an, đặc biệt là những nhân vật chính qua bảng thống kê dưới đây.

STT Tên tác phẩm Tên nhân vật Nơi công tác, chức vụ Ghi chú

1 Anh lĩnh chữa cháy Luân Cảnh sát của đội phòng cháy chữa cháy, phụ trách ở xóm Giếng Mứt, Hà Nội

2 Một người không nổi tiếng

Nguyễn Văn Ba (Tên thật:

20 năm làm trinh sát, nay là nhân viên trinh

Hùng Sơn) sát chính trị của Sở công an Hà Nội

3 Giờ cao điểm Tôi (không tên) Công an giao thông Hà Nội, phụ trách ngã tư Tràng Tiền 4 Những tiếng nói thầm K Cán bộ của tỉnh Quảng Trị điều ra Việt Bắc từ 1948, tham gia chiến dịch Pháp, Mĩ, chỉ được ghé về thăm quê mấy lần.

5 Mụ Quới Tôi (không tên) Sau Cách mạng Tháng Tám, đang làm bí thư Thanh niên cứu quốc ở một huyện miền núi sau được điều về tỉnh làm cảnh sát trưởng ở Quảng Trị

6 Không thiện không ác

Tôi (không tên)

Nguyên cán bộ thanh niên huyện Do Linh sau sang làm Công an tỉnh, có việc đi xác minh một việc bên Duy phiên 7 Làng bên sông Tôi(Không tên) Là phái viên của Bộ

Công an theo dõi các vụ trọng án, được cử làm trinh sát điều tra vụ án ở

làng Yên Lý, Quảng Ninh.

8 Hãy làm ngơ cho thủ phạm

Tôi (không tên) Đại tá công an lấy danh đại tá Chính ủy một sư đoàn đang ở Nam Bộ ra Hà Nội họp kết hợp đi thẩm tra lý lịch để phá án ở huyện Văn Giang 9 Cái chết màu tro K

Phong

-Tình báo (điệp viên) nằm lì trong cơ quan tình báo tình báo chính trị của Pháp tại Hà Nội, đóng vai một thanh niên bỏ trốn vào thành. - Là cấp dưới của K, sau đó được đảm nhận chức đội trưởng muốn chạy theo pháp 10 Cuộc tình thế kỷ Phước Từ một người miền

Nam được cử ra Bắc; trở thành sinh viên Đại học Dược Hà Nội, chiến tranh tham gia bộ đội, từng vào Sài Gòn có khi lại trở ra Hà Nội đóng quân ở chợ Đại. Phước đảm nhận rất nhiều

trách nhiệm khác nhau, tiêu biểu có đóng vai anh thanh niên từ chiến khu về gặp chính khách Pháp Ngụy để tìm “con đường cứu nước độc lập với Việt Minh” ở Sài Gòn. Sau 23 năm, trở về Hà Nội làm việc.

11 Giấy chứng nhận cho quỷ dữ

Lê Huy 1948 hoạt động cách mạng ở Triệu Phong, từng giữ nhiều chức vụ như Nguyên trưởng ban chính trị của ty Công an Quảng Trị, sau đó làm cán bộ cao cấp của Bộ Nội vụ 12 Bí mật cho những cuộc đời

Tư Hoàng -Tham gia cách mạng từ thời mặt trận phản đế. hoạt động ở tỉnh Trung Bộ, dự cướp chính quyền ở Thanh Hóa và tham gia kháng chiến chống Pháp trên Việt Bắc

-Cán bộ thuế sau được chuyển tới cơ quan

Đỗ Thế nghiên cứu tỉnh Thanh Hóa.

13 Cáo già Hùng đen Điệp viên, hoạt động ở Hà Nội

14 Ma –ta Ha – ri mới Vũ Khắc Toản Tôi

-Toản trưởng phòng -Tôi: Trinh sát cơ động Nha Công an về thị xã Lạng Sơn trực tiếp điều tra vụ Ma – ta Ha – ri là gián điệp.

Tôi đóng vai trung đoàn phó sau chiến dịch được nghỉ điều dưỡng, Toản: đóng vai cận vệ vác ba lô

15 Chớ trêu lão nguyệt

+ Người yêu giả

+ Vợ giả + Chồng giả -Ba Mến -Linh Xồm, Dung -Phương

-Giả gái để yêu Đào Tuấn, vừa làm nhiệm vụ, vừa lôi kéo Tuấn theo cách mạng

-Hai trinh sát nằm vùng

-Vợ của một thư kí cho Pháp

Bên cạnh đó nhân vật chiến sĩ công an cũng xuất hiện ở hầu hết các tác phẩm khác như: anh cán bộ công an (Thằng Mẫn tóc nâu); anh k – anh công an hỏi cung (Chẳng dại chẳng khôn); anh công an cán bộ ở ủy ban (Chuyện lớn của trẻ nhỏ chuyện nhỏ của người lớn); những chiến sĩ công an phá án, áp giải phạm nhân (Khoảnh khắc là người)…Họ không phải là những nhân vật chính nắm giữ những ý tưởng, truyền tải nội dung của tác phẩm. Nhưng họ vẫn được hiện lên khá sinh động vớ tâm hồn cũng như vóc dáng của những người chiến sĩ công an. Nhân vật chiến sĩ công an trở thành những điểm sáng trong mỗi truyện của Lê Tri Kỷ.

Những người chiến sĩ công an xuất hiện có thể là những người có tên tuổi rõ ràng như: Lê Huy, Đỗ Thế, Tư Hoàng, Nguyễn Văn Ba (tên thật là Hùng Sơn), Luân, Phong, Phước, Hùng đen, Vũ Khắc Toản, Ba Mến, Linh Xồm, Dung, Phương…Nhưng lại có những con người không tên chỉ được gọi bằng kí hiệu: K; hay là người dẫn chuyện ở ngôi thứ nhất: Tôi. Qua bảng thống kê ở trên ta thấy nhân vật không có tên xuất hiện nhiều hơn, nó chiến 9/16 truyện. Những nhân vật không tên còn được xuất hiện rất nhiều trong các truyện khác nhưng không phải là nhân vật chính. Có lẽ bởi tính chất công việc thầm lặng, cần đảm bảo sự tuyệt mật; hay do từng vụ án, từng nơi làm việc họ phải thay đổi không những ở cái tên đôi khi còn xóa bỏ mọi dấu tích về lai lịch tiểu sử. Cũng có lẽ, những cách gọi: anh K, eng K, Thèm K, K, Tôi… gắn bó một phần nào đó với cuộc đời, con người tác giả. Ông viết về những người chiến sĩ công an hay chính cuộc đời của mình và những năm tháng hoạt động của ông được hiện hữu trên những trang giấy qua cách khai thác đa chiều.

Ta cũng nhận thấy một điều khá thú vị trong giới tính của các nhân vật chiến sĩ công an. Truyện của Lê Tri Kỷ, người chiến sĩ công an chủ yếu được miêu tả là nam giới. Họa chăng chỉ có vài nhân vật chiến sĩ công an là nữ: vợ

chức phó chủ tịch xã” [30, tr472] (Giấy chứng nhận cho quỷ dữ); Phương

(Chồng giả), Dung (Vợ giả) đều là những câu chuyện nhỏ trong truyện Chớ trêu nguyệt lão. Những nhân vật này chỉ xuất hiện thoáng qua không được tập trung miêu tả tỉ mỉ kĩ lưỡng. Có lẽ do tính chất nghề nghiệp phải chịu áp lực, khó khăn gian khổ cho nên những chiến sĩ công an đa phần là nam giới.

Hình tượng chiến sĩ công an được hiện lên với lòng dũng cảm kiên cường trong mọi hoàn cảnh, với dáng vẻ mạnh mẽ, hành động quyết đoán nhanh nhẹn, nhưng lại có một trái tim nồng ấm, giàu lòng trắc ẩn thương người, đến với nghề theo tiếng gọi của trái tim. Dưới ngòi bút tài tình của Lê Tri Kỷ những bức chân dung tuyệt đẹp về những con người mang trên mình màu áo công an. Hầu hết những chiến sĩ công an được miêu tả với dáng vẻ bên ngoài không có gì là công an; làm những công việc tưởng chừng chẳng có liên quan đến ngành công an. Luân – anh cảnh sát của Đội phòng cháy chữa cháy, làm việc tại xóm Giếng Mứt, mà công việc của anh chẳng có gì liên quan đến phòng cháy chữa cháy, cũng chẳng phù hợp với một thanh niên:

“Phòng cháy chữa cháy ở những nơi ấy chẳng phải là một công tác khoa học

kĩ thuật lý thú, có tiền đồ” [30, tr24]. Công việc của Luân thường ngày cũng

chẳng đáng chú ý; chẳng giống anh cảnh sát chữa cháy mà giống: “cán bộ

trắc địa muốn tìm một con đường rắc rối qua ngách tường. Có khi anh như một tay thợ điện, đứng hàng giờ bên cột tre xiêu vẹo xem xét tường sợi dây đồng kéo qua mái lá vào nhà. Nhiều người đã gặp Luân đăm chiêu như một nhà văn; tay chắp sau lưng đón nghe tiếng gió thổi…” [30, tr25]. Hay anh đến

từng nhà kiểm tra: “cái câu liêm, bùi ngùi, thang tre, cái gì thiếu thì bảo sắm,

cái gì hỏng thì bảo chữa…” [30, tr25]. Đối với những người dân ở đây những

công việc của anh chẳng những không đáng nể trọng, mà còn cảm thấy khó

chịu và cho đó là: “những việc tầm thường mà có lẽ người dân nào cũng làm

sống, chiến đấu cùng với cách mạng. Nhưng dù có được tôi luyện trở thành người chiến sĩ công an rạn dày sương gió và luôn mang trong mình một

phương châm: người chiến sĩ công an “phải là người đi giữa cuộc đời, âm

thầm như một cái bóng không được làm cho ai thức tỉnh chú ý đến mình”

[30,tr35] thì “hai mươi năm làm trinh sát đã biến cậu học sinh Hà Nội thành

một con người khác hẳn. Đôi vai rộng, nhưng nhờ thân hình cao cho nên trông không có dị hình dễ nhận. Tay chân gân guốc vì trăm công nghìn việc trong kháng chiến, nhưng cử chỉ vẫn giữ nguyên vẻ nhanh nhẹn và lịch sự của người dân thủ đô” [30, tr35-36] cũng chẳng ai có thể nhận ra Nguyễn Văn Ba

là một trinh sát thực thụ. Anh hóa thân vào mọi kiểu người, loại người, có thể qua mặt được hàng trăm tên gián điệp của địch, lập rất nhiều chiến công: Cả dáng hình bên ngoài chẳng ai nhận ra khi ông hóa thân vào những “bộ cánh”

lịch sự, hay khoác lên mình những bộ quần áo dính đầy mỡ thì “không ai

phân biệt được anh với người thợ điện đang chữa đường dây”;“nhưng cố tìm ở anh một nét gì cho “ra vẻ công an” thì họa chăng người đó chỉ nghi có đôi mắt” [30, tr36]... Tưởng chừng, dưới con mắt của mỗi người dân, những chiến

sĩ công an phả làm những công việc cao cả, cầm gươm, cầm súng chiến đấu, phải ra vẻ bí hiểm, phải có những đặc điểm khác thường. Nhưng có lẽ, ít ai hiểu rằng, cái công việc mà anh lính chữa cháy mà Luân thường làm, chính là những điều quan trọng trong công tác phòng cháy chữa cháy. Công việc mà

“người dân nào cũng làm được” ấy lại chẳng có ai làm được, không ai trong

cái xóm Giếng Mứt biết được mầm họa của những trận cháy có thể do một mồi lửa hay một lò than chưa tắt, một cái cầu trì hỏng được thay bằng cầu đồng, một tàn than thôi cũng đủ làm tiêu tan tất cả những mái nhà được lợp bằng tranh tre vách nứa này; cũng chẳng có ai biết được những lúc Luân trầm tư nghe ngóng để xác định hướng gió thổi, hay tìm một con đường xuyên qua tường sẽ trợ giúp cho công việc chữa cháy. Con đường nhỏ, ngắn đi đến xóm

Giếng Mứt nhanh nhất mà ít ai trong xóm biết được mà Luân đã tìm ra sau bao ngày ngắm nghía quan sát. Chính vì vậy, anh đã dẫn đội đến chữa cháy ở xóm Giếng Mứt kịp thời. Dáng vẻ bên ngoài rất đời thường của Nguyễn Văn Ba đã giúp anh lăn lộn trên các mặt trận trinh sát. Nhân vật chiến sĩ công an hiện lên rất đời thường kể cả khi mái tóc đã bạc. Tôi trong Làng ven sông

xuất hiện ở cái tuổi năm mươi “mái tóc bạc”; không ai có thể ngờ ông là một trinh sát. Ở cái tuổi năm mươi ấy với bao nhiêu năm gắn bó “từng vào hang

bắt trùm phỉ, vào Hà Nội và Huế làm điệp báo” [30, tr294], thế mà khi đến

Yên Lý – Quảng Ninh không ai là nhận ra ông là một trinh sát đang làm

Một phần của tài liệu Phong cách truyện ngắn Lê Tri Kỷ (Trang 39)