Ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn Lê Tri Kỷ

Một phần của tài liệu Phong cách truyện ngắn Lê Tri Kỷ (Trang 103)

7. Bố cục của luận văn

3.2. Ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn Lê Tri Kỷ

Ngôn ngữ là chất liệu đặc trưng tạo nên sự khác biệt giữa văn học với

các ngành nghệ thuật khác: “ngôn ngữ là công cụ, là chất liệu cơ bản của văn

học, vì vậy văn học được gọi là loại hình nghệ thuật ngôn từ” [54, tr215].

M.Gorki cũng khẳng định “ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học” [54,

tr215]. Từ những ngôn ngữ đời sống, bằng tài năng sáng tạo của mình người nghệ sĩ đã nâng cấp ngôn ngữ thô mộc ấy thành ngôn ngữ văn chương thẩm mĩ, thành những phương thức để chuyển tại nội dung, tư tưởng nghệ thuật. Ngôn ngữ cũng là một trong những yếu tố tạo nên phong cách nghệ thuật của nhà văn. Chỉ có những nhà văn biết chắt chiu từng khối quặng ngôn ngữ đời sống để tạo nên từng con chữ mới có thể trở thành nhà văn có phong cách.

Khrapchenko cho rằng: “Ngôn ngữ nghệ thuật … không phải chỉ như là cơ sở

đầu tiên của tác phẩm văn học mà còn là những hiện tượng của phong cách văn học” [63, tr87].

Ngôn ngữ trong văn học luôn luôn được các tác giả kiểm định kỹ lưỡng, đặc biệt trong truyện ngắn lại càng chặt chẽ, công phu, tỉ mỉ hơn cả. Truyện ngắn chính là một thể loại mà các tác giả chứng minh tài năng của

mình. Tô Hoài khẳng định: “Truyện ngắn là nơi ta có thể thử tìm phong cách

cho mình. Truyện ngắn đòi hỏi hoàn thiện. Ở đây, ta được rèn luyện đến việc dùng từng dấu phẩy”; “người ta mới biết tận dụng từng chữ, lo săn sóc từng chữ” [44, tr8]. Nguyễn Công Hoan phát biểu kinh nghiệm của mình khi viết

truyện ngắn: “Truyện ngắn không phải là truyện mà là một vấn đề đươc xây

dựng bằng chi tiết với sự bố chí chặt chẽ và bằng thái độ với cách đặt câu dung tiếng có cân nhắc” [44, tr14]. Trong cuốn Tuyển tập, Nguyễn Đăng

Mạnh nhận xét về ngôn ngữ cũng như cách viết truyện ngắn: Viết truyện ngắn

thật giống như làm thơ tứ tuyệt, ý tứ sâu rộng phải dồn nén lại thật căng, hình ảnh, chi tiết, câu chữ phải lựa chọn, cân nhắc thật thích đáng. Như vậy, sử

dụng ngôn ngữ để sáng tác văn chương luôn đòi hỏi mỗi nhà văn phải là những người thợ khéo léo, tỉ mỉ mới có thể tạo nên những kiệt tác văn chương.

Lê Tri Kỷ “viết văn như một thứ mệnh lệnh của đời sống và không làm

màu với những con chữ của mình” [60]. Lê Tri Kỷ dồn toàn bộ tình cảm, tình

thương yêu con người lên từng con chữ. 3.2.1. Ngôn ngữ trong sáng, giản dị, gần gũi

Sinh ra và lớn lên tại mảnh đất đầy nắng với gió, lại hoạt động trong ngành công an - ngành luôn gắn bó với nhân dân, quân với dân như cá với nước. Chính vì vậy, ngôn ngữ cuộc sống của những con người bình dân luôn được ông khái thác tỉ mỉ và sử dụng tối đa.

Ngôn ngữ trong sáng, giản dị, gần gũi được thể hiện qua cách xưng hô, gọi – đáp của các nhân vật trong truyện. Lê Tri Kỷ sử dụng triệt để các đại từ:

Hắn, thằng, tao, mày, mi, nó, chàng, nàng, cô gái, chị, bà, mụ, ông, anh…

Đôi khi còn có sự chêm xen, kết hợp các đại từ xưng hô với các danh từ và từ

chỉ định: người đàn ông, người đàn bà, anh chồng, chị vợ, đôi trai gái, chàng

trai, cô gái, anh nhân viên hầu phong buồng, chị ta, anh ta, anh ấy, ông ấy, hắn ta, mụ ta…Nhưng đặc biệt Lê Tri Kỷ sáng tạo những kết hợp lạ, đầy sự

táo bạo như: chị đàn bà (Phố Vắng); chị nông dân (Giờ cao điểm), chị phụ

nữ (Những tiếng nói thầm), con thú –người (Khoảnh khắc là người), thằng

thấy cách gọi tên chêm xen nghề nghiệp (em học sinh, anh thầy giáo, chị công

nhân) nhưng ít khi thấy cách gọi chỉ thể hiện giới tính như “chị phụ nữ, chị

đàn bà, con thú – người, thằng người”. Điều đó thể hiện phần nào biệt tài sử

dụng ngôn ngữ của Lê Tri Kỷ. Nhưng cách gọi lạ, độc đáo ấy vẫn rất chân quê, mộc mạc. Các cách xưng hô ở trên đã toát nên chất đời thường, giản dị trong cách sử dụng ngôn ngữ của Lê Tri Kỷ. Nó cũng cho người đọc cảm nhận được nét đặc trưng trong cuộc sống, một phần cuộc đời của những con người đời thường được trải dài trên những trang giấy. Truyện ngắn của Lê Tri Kỷ không tìm đến những thứ ngôn ngữ xa lạ, hay bay bổng, mà đó là thứ ngôn ngữ “củ khoai, củ sắn, là rau muống, quả cà” rất đỗi thân quen, thân thuộc, đó thứ ngôn ngữ của dân tộc, là bản sắcvăn hóa, là nét phong tục tập quán của nhân dân Việt Nam. Thứ ngôn ngữ ấy qua bao bão táp vẫn trường tồn, vẫn lưu giữ được những nét tinh tế, trong sáng. Những cách xưng hô ấy tạo nên sự gần gũi, gắn kết, hòa nhập giữa nhân vật văn học trong tác phẩm văn học với bạn đọc.

Trong mỗi truyện, cách xưng hô đều gắn liền với diễn biến cốt truyện. Chẳng hạn, trong Thằng Mẫn tóc nâu: khi nó mới trốn trại trở về là cách xưng hô rất kính trọng: con – bố, mẹ; nhưng khi nó cần tiền thì cách xưng hô kiểu đe dọa, kinh thường, xa lạ: bà, thưa bà - tôi. Đôi khi cũng thể hiện sự yếu thế, cầu xin: Thưa quan lớn – cháu; ông lớn – cháu, nhà cháu của chị vợ Phong (Cái chết màu tro) một phần toát lên sự cầu cạnh, van nài, sợ hãi trước thế lực của giặc Mỹ. Nó cũng cho thấy sự tha hóa về phẩm chất của vợ chồng Phong, sẵn sàng từ bỏ lí tưởng cách mạng để chạy theo cuộc sống giàu sang bất chấp tất cả, kể cả phải làm tay sai, bám gót giầy Tây. Cách xưng hô toát lên một phần tâm trạng, cũng như tính cách của nhân vật trong truyện. Mỗi cách xưng hô mang đến những sắc thái biểu cảm khác nhau sắc thái bình thường: chị, anh, cô, người đàn bà, chị đàn bà, cô ta… (Phố vắng, Anh lính

chữa cháy, Một người không nổi tiếng…). Sắc thái miệt thị, kèm thái độ tức giận: Hắn, mụ, thằng, con người – thú, thằng người, tao, tui, mi… (Khoảnh khắc là người, Mụ Quới, Thằng Mẫn tóc nâu…). Sắc thái kính trọng, nhưng thân thuộc gần giũ giữa mọi người trong gia đình: Dì, cậu, O, bác, thím, cậu, ông, bà… (Những tiếng nói thầm, Đối thoại viết cho năm 2000…). Nhìn chung những sắc thái ấy không được mặc định hoàn toàn, có cách xưng hô Hắn, tao, tui, thằng… đôi khi không mang nghĩa miệt thị tức giận, mà lại chứa chan tình cảm thương yêu, suồng sã. Tất cả đều toát lên nét bình dị thôn quê, không màu mè, trau chuốt mà hiện lên chân thực như bản chất vốn có của cuộc sống. Đó cũng chính là điều mà Lê Tri Kỷ mong muốn. Ông muốn mang thế giới hiện thực đời thường, nét chân thật nhất của cuộc sống vào văn chương.

Truyện ngắn của Lê Tri Kỷ sử dụng khá nhiều từ địa phương, chủ yếu ngôn ngữ của người dân xứ Quảng. Chất giọng trầm ấm, khá nặng mang nét đặc trưng của những người miền trung luôn thấm đẫm trong những trang văn của Lê Tri Kỷ. Thứ ngôn ngữ mang nét đặc trưng riêng của người dân xứ Quảng, nơi chiến địa anh hùng. Theo dòng cảm xúc, tâm tư của người con xa quê mong ước được trở về chốn cũ, những nét chạm trổ của hồn quê luôn khắc khoải trong trái tim của người con xứ Quảng như những tiếng nói thầm

không bao giờ thôi day dứt. Truyện ngắn “Những tiếng nói thầm” có một kết

cấu khá đặc biệt, cũng như một cốt truyện độc đáo và đặc biệt hơn nữa cũng chính là giọng điệu, ngôn ngữ đậm chất Quảng Trị. Truyện trên 100 trang với những câu chuyện nhỏ được tách biệt nhưng đều nằm trong cốt truyện. Nhưng

có tới hai phần ba dung lượng con chữ là những từ địa phương. Tiêu biểu:

mạ, mô, o, chừ, hề chi, hèn gì, răng, mi, rứa, mần, ni, eng... Đó là những từ

ngữ thường được sử dụng với tần suất cao kể và chủ yếu được sử dụng trong đối thoại. Hay cách mắng yêu, cách tức giận cũng mang tính cách của người

dân nơi đây: “Cha mạ thằng con! Công tác chứ có phải đi ăn cướp mô mà

không chờ được tao luộc chín nồi khoai?” [30, tr79- 80]; “Thằng K.

mô’…Thằng K. mô?... Úi chao răng mi giống cha mi dữ rứa?” [30, tr138]

“Nói cho vui cửa vui nhà chứ có phải mô? Nghe tin mi về, tao chạy sang

mượn áo quần của mụ Hội khoác vào cho mi khỏi khinh chớ tao thì có…cứt”

[30, tr140]…Đó là những thứ ngôn ngữ suồng xã, đôi khi pha chút thô tục của những con người vất vả lam lũ, đầu tắt mặt tối. Thứ ngôn ngữ ấy cũng thể hiện một phần tích cách giản dị chất phác, đơn giản của những con người xứ Quảng nói riêng, cũng như những người nông dân lao động nói chung trên khắp nước Việt. Trong truyện Mụ Quới ngôn ngữ địa phương cũng được thể

hiện khá nhiều, đa dạng: con quéc, trọ, mần, chộ, tui, mạ, vô, răng, miềng,

eng... Ngôn ngữ địa phương pha trộn với giọng điệu chua chát, tạo nên bức

tranh đậm màu xám trên cuộc đời của mụ Quới. Những câu chửi thô tục mà

đau đớn: “Răng mi nói mạ không thương con? Không thương con thì thương

con chó à?... Nhưng miềng độc lập rồi! Ăn gà của người ta chừ còn xấu hơn ăn cứt!...” [30, tr215]. Lê Tri Kỷ mạnh dạn đưa những lời ăn, tiếng nói của

người dân lao động đặc biệt là những con người khốn khổ để làm toát lên những mảnh đời, số phận của họ. Nhưng cái ông nhìn thấy bên dưới những nét thô kệch ấy lại là những phẩm chất đáng quí đáng trân trọng. Ngôn ngữ

địa phương còn được thể hiện phảng phất trong những câu chuyện như: “Thật

chớ, ba?” [30, tr224]; “Rứa ba nói dối con bao giờ chưa?” [30, tr224]

(Chuyện lớn của trẻ nhỏ chuyện nhỏ của người lớn); “Hắn bôi thứ chi mà

da mặt trắng trẻo dễ thương rứa cậu hè?” [30, tr237]; “...hai eng,…chừ thì eng gác, út ngủ. Khuya út dậy cho eng ngủ…Rứa thì cho eng ngủ trước, út ngủ sau càng hay…” [30, tr244-245] (Không thiện không ác); “Họ vẫn rứa đó thưa bác!” [30, tr297], “Chẳng một ai biết nơi tôi nêu ra đố là chốn mô tê nào cả” [30, tr300] “Sông nước…mênh mông rứa?, Ghê gớn rứa à?...được

mô?...hè?...rứa…chớ chi?, Thật tình…nhưng chì thì…, Đúng là rứa,…Ông tin chuyện nớ thật à?, …đời mô?, …mần chi hè?,…Dở hơi mần trăng?, …dại mô anh?...nớ mô?,…có rứa…tôi dữ!” [30, tr450-451-458-460-462-468-469-485-

486] (Làng bên sông)… Nếu đọc truyện của Kim Lân của Tô Hoài ta dễ nhận ra thứ ngôn ngữ của những người dân miền Bắc, Tây Bắc. Đọc truyện Lê Tri Kỷ ta lại dễ dàng nhận ra những con người miền trung, mang phong vị đầm ấm của những con người vùng biển trải dài nắng và gió. Chính thứ ngôn ngữ giản dị chân phương ấy đã làm nên cái hồn văn riêng biệt của Lê Tri Kỷ.

Ngôn ngữ trong sáng giản dị còn được Lê Tri Kỷ thể hiện ở biệt tài sử dụng các thành ngữ, tục ngữ hay khẩu ngữ trong những sáng tác của mình. Chúng tôi xin đưa ra liệt kê sau:

STT Tên truyện Thành ngữ, tục ngữ, khẩu ngữ 1 Phố vắng Nổi da gà [tr8], Lành như bột tẻ [tr13] 2 Một người không

nổi tiếng

Cá gặp nước [tr36], Máu nóng dồn lên mặt [tr46]

3 Những tiếng nói thầm

Chạy bở hơi tai [tr177], chờ bấn ruột [tr77], Cái nết đánh chết cái đẹp [tr83], Chôn nhau cắt rốn [91, 114, 117], Dây mơ rễ má [tr114], Nổi da gà [tr117], Đâm bị thóc, trọc bị gạo [tr126], Đi với ma không mặc áo giấy sao đặng (Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma thì mặc áo giấy) [tr132], Quê cha đất tổ [tr136], Miệng nói một đằng, tay làm một nẻo [tr137], Mò cua bắt ốc [tr140], Gần miệng lỗ [tr142], Tiếng dữ đồn xa [tr144], Danh chính ngôn thuận [tr159], Vận đổi sao dời [tr162] 4 Mụ Quới Tự cổ chí kim [tr199], Lươn phải muối [tr207], Ăn

5 Chuyện lớn của trẻ nhỏ chuyện nhỏ của người lớn

Ngựa theo đường cũ [tr219], Của đáng tội [220], Cái kim sợi chỉ [tr227], Giội gáo nước lạnh [tr228], Tiếc đứt ruột [tr228]

6 Không thiện không ác

Cà cuống chết đến đít vẫn còn cay [tr 244], Nhanh như khỉ [t145]

7 Sức mạnh của cô đơn

Miếng cơm manh áo [tr255], Nước đổ đầu vịt [tr261], Hạng đạo đức giả [tr 268]

8 Làng bên sông Có rau ăn rau, Có cháo ăn cháo [ttr297] 9 Hãy làm ngơ cho

thủ phạm

Cái kim sợi chỉ [328], Lạnh ớn tới xương sống [tr 340], Đôi gian phu dâm phụ [tr 342]

10 Cái chết màu tro Đầu tắt mặt tối [tr 376]

11 Cuộc tình thế kỷ Ngàn cân treo sợi tóc [tr 399], Thân tàn ma dại [tr432]

12 Giấy chứng nhận cho quỷ dữ

Sông cạn đá mòn [tr458], Bát cơm tấm áo [tr478], Ngậm bồ hòn làm ngọt [tr 483]

13 Khoảnh khắc làm người

Lật ngửa bài [tr535], Nước chảy xuôi [tr539], Nổi da gà [tr549]

16 Chiếc bánh sinh nhật

Thắt lưng buộc bụng [tr83, Cuộc tình thế kỷ], Sét đánh ngang tai [tr89]

17 Chẳng dại chẳng khôn

Gan vàng da sắt [tr98, Cuộc tình thế kỷ], Một chữ cắn đôi [tr220]

Những ngôn ngữ đời thường, giản di mà thấu đáo được Lê Tri kỷ vận dụng khá tinh tế. Lê Tri Kỷ có thể sử dụng nguyên dạng, đôi khi cũng có phần sáng tạo những thành ngữ, tục ngữ hay khẩu ngữ cho thấy sự giản dị trong sáng trong việc sử dụng ngôn ngữ của ông. Mỗi câu chuyện như những bức tranh đa màu sắc của cuộc sống cũng như sự phong phú trong tâm hồn của

mỗi người dân. Mặc dù xuất thân là người chiến sĩ, mảng đề tài chính là đề tài an ninh xã hội nhưng sự hiểu biết về cuộc sống cũng như thứ ngôn ngữ chân quê của Lê Tri Kỷ không hề thua kém những tác giả được mệnh danh là tác giả của đồng quê, của nông thôn Việt Nam.

3.2.2. Ngôn ngữ hàm súc, tinh tế, mang tính triết luận khái quát

Bên cạnh ngôn ngữ giản dị, trong sáng đậm phong vị đồng quê là thứ ngôn ngữ hàm súc, tinh tế mang chất triết luận khái quát, hai thứ ngôn ngữ đó được hòa quyện như những chất keo dính tạo nên những chỉnh thể hoàn chỉnh trong truyện ngắn của Lê Tri Kỷ.

Ngôn ngữ hàm súc, tinh tế, mang tính triết luận khái quát được biểu hiện ban đầu ở những từ, cụm từ nghề nghiệp. Đó chính là ngành công an mà Lê Tri Kỷ đeo đuổi và gắn bó suốt cuộc đời mình.

Có lẽ từ ngành công an rồi để đến với văn chương nên truyện ngắn của Lê Tri Kỷ sử dụng khá nhiều những từ ngữ chuyên ngành. Chúng được thể hiện ở hầu hết các truyện thuộc đề tài an ninh xã hội. Tiêu biểu là những từ,

cụm từ gọi tên nghề nghiêp, hay chức vụ của nhân vật: công an, thủ phạm,

phạm nhân, công an vũ trang, cảnh sát, Đội phòng cháy chữa cháy, lính chữa cháy, lệnh xuất, nghề trinh sát, gián điệp, tình báo, vụ án, công an giao thông, giờ cao điểm, nhiệm vụ, tình báo, Đại tá, Đại tá chính ủy, nhân viên trinh sát, Sở công an Hà Nội, Sở mật thám Bắc Bộ, Vụ ĐQ. 17, Trưởng Ty công an, nhân viên trạm thuế, trại giam, nhà tù, tù nhân, kẻ cắp, chỉ điểm… (Phố

vắng, Anh lính chữa cháy, Bí ẩn cho những cuộc đời, Giấy chứng nhận cho quỷ dữ, Hãy làm ngơ cho thủ phạm…). Ngôn từ nghề nghiệp, chuyên môn, đôi khi có chút xa lạ với những người dân, nhưng chúng được sử dụng khéo léo, đan xen cùng ngôn ngữ đời thường giản dị, cho nên câu chuyện của Lê Tri Kỷ không khô khan mang chất giáo huấn, mà chúng nhẹ nhàng thấm vào tâm trí, trái tim của mỗi bạn đọc.

Ngôn ngữ trong truyện ngắn của Lê Tri Kỷ cô đọng hàm súc. Từ những ngôn ngữ tưởng chừng như vô hồn, dưới ngòi bút tài hoa mẫu mực, người chiến sĩ – nghệ sĩ Lê Tri Kỷ đã biến hóa chúng trở thành những con thuyền chở đạo. Bên dưới những con chữ giản dị trong sáng ấy là những đạo lý về con người, về ranh giới giữa cái thiện và cái ác, về những triết lý của cuộc

sống…Những lớp nghĩa ấy chỉ được phô bày khi người đọc “cứ bình tâm đọc

lại, đọc kỹ, không định kiến, ta sẽ nhận ra chân giá trị của một con người, của nhiều người trong lĩnh vực chữ nghĩa ở một giai đoạn mà lịch sử đã nhuốm màu lửa đạn chiến tranh cùng xương máu của những người vệ quốc để sau này có ngày non sông trọn vẹn trong khúc hoan ca bình an của buổi hết giặc”

[62]. Ngôn ngữ hàm súc giàu chất triết lý khái quát được thể hiện ở hầu hết truyện ngắn của Lê Tri Kỷ, thường là được đúc kết sau mỗi một câu chuyện, mỗi cuộc đời. Trong truyện ngắn Phố vắng, Khoảnh khắc làm người,

Một phần của tài liệu Phong cách truyện ngắn Lê Tri Kỷ (Trang 103)