Tổ chức cốt truyện và kết cấu trong truyện ngắn Lê Tri Kỷ

Một phần của tài liệu Phong cách truyện ngắn Lê Tri Kỷ (Trang 64)

7. Bố cục của luận văn

2.3. Tổ chức cốt truyện và kết cấu trong truyện ngắn Lê Tri Kỷ

2.3.1. Cốt truyện trong truyện ngắn Lê Tri Kỷ

Vấn đề cốt truyện từ lâu đã được ngành Tự sự học coi là một trong những yếu tố cơ bản, giúp người đọc tìm ra những cấu trúc, nó được coi là những mắt xích kết nối mạch tư tưởng của tác phẩm đó.

Có rất nhiều các quan điểm khác nhau khi nghiên cứu về cốt truyện. Trong quan niệm truyền thống: cốt truyện được coi là hệ thống các sự kiện biến cố có thể kể lại được và tóm tắt được, thường được viết theo quan hệ nhân quả. Tiểu biểu cho các quan điểm này là các nhà lí luận Aristote, L.I.Timofeep, G.N.Pospelov…Aristote cho rằng: Việc sắp xếp các hành động mới là điểm cốt yếu “cốt truyện” phải được sắp xếp như thế nào để bất kì ai, dù không xem biểu diễn mà chỉ nghe qua về những việc xảy ra đó cũng phải rùng mình và cảm thấy xót thương theo trình tự phát triển của các sự kiện trong truyện. Tán đồng quan điểm của Aristote, Timofeep cũng cho rằng: việc sắp xếp các thành phần cốt truyện phụ thuộc vào chỗ nhà văn hiểu cuộc sống trong sự phát triển của nó như thế nào và muốn biểu hiện nó ra sao…Đến thời kì hiện đại các nhà chủ nghĩa hình thức Nga đã có sự phân biệt: fibula (cốt truyện tự nhiên, tích truyện) đối lập với stuzhet (trật tự mà các nhà văn dùng để kể, dùng để thuật tức là cách tổ chức cấu trúc truyện). Họ cho rằng: Những hình thức mới có thể đem lại cho con người niềm vui sống trên thế gian này, làm phục sinh các sự vật và thủ tiêu chủ nghĩa bi quan. Như vậy cấu trúc truyện là nghệ thuật tổ chức được cấu trúc theo ý đồ sáng tạo của người nghệ sĩ. Sau này văn học hậu hiện đại vẫn dựa trên quan niệm cốt truyện của thời hiện đại để thực thi những cách thức tổ chức cốt truyện sáng tạo hơn.

Trong truyện ngắn của Lê Tri Kỷ, yếu tố cốt truyện được tạo dựng công

phu, sáng tạo: “Tác phẩm của Lê tri Kỷ không đơn điệu, công thức như độc

truyện ngắn của Lê Tri Kỷ ta bắt gặp hàng loạt những chi tiết, tình tiết sự kiện, những biến cố phức tạp, những mâu thuẫn giằng xé nội tâm...Từ chất liệu vốn có ông đã sáng tạo nên những cốt truyện đặc trưng: Cốt truyện xoay quanh những chi tiết, sự kiện, vụ án; cốt truyện tâm lý và cốt truyện hài hòa giữa sự kiện có tính lịch sử văn hóa với những chi tiết sự kiện của cuộc sống sinh hoạt thường nhật.

2.3.1.1. Cốt truyện xoay quanh những chi tiết, sự kiện, vụ án

Những tình tiết, chi tiết, sự kiện, vụ án là những chất liệu vô cùng phong phú, qua nhãn quan của người chiến sĩ công an – nhà văn Lê Tri Kỷ, chúng được hóa thân thành những yếu tố thẩm mỹ góp phần tạo dựng nên những cốt truyện hấp dẫn. Sau những năm tháng gian lao, vất vả với nghề, Lê Tri Kỷ chiêm nghiệm lại những chi tiết, sự kiện, vụ án. Có vụ án phức tạp, có vụ án đơn giản, từ đó ông đã tạo nên những cốt truyện khá đa dạng có sức cuốn hút người đọc.

Cốt truyện đơn giản thường ít tình tiết, sự kiện, mạch kể xuyên suốt. Cốt truyện loại này chiếm phần lớn truyện ngắn của Lê Tri Kỷ: Phố Vắng, Giờ Cao Điểm, Mụ Quới, Trên đèo bông lau, Chiếc Bánh sinh nhật, Chuyện lớn của trẻ nhỏ chuyện nhỏ của người lớn, Đêm Văn Miếu, Bí mật cho những cuộc đời, Không thiện không ác, Sức mạnh của sự cô đơn, Làng bên sông…Khoảng 20 truyện trong tổng gần 30 truyện ngắn. Điều này không có nghĩa là những câu chuyện mà Lê Tri Kỷ đưa ra chỉ có cốt truyện tẻ nhạt mà nó là một đặc trưng của thể loại truyện ngắn. Truyện ngắn thường “cưa một khúc” của đời sống một lát cắt của hiện thực để tái hiện. Nhưng dưới lát cắt có khi là cả cuộc đời, có khi chỉ là một đoạn đời mỗi truyện của Lê Tri Kỷ là một mảnh rất chân thực của đời sống với những mâu thuẫn và ẩn chứa trong đó là những giá trị nhân văn cao cả. Những cốt truyện thuộc loại này chỉ thấy những tình tiết giản đơn, một chiến sĩ công an làm việc trong giờ

cao điểm ở ngã tư Tràng Tiền, chuyện một người nước ngoài đi tìm mộ ông nội, một chiếc bánh ga tô cho ngày sinh nhật,…không có những mâu thuẫn gay gắt, không có những nút thắt để đẩy kịch tính của chuyện lên cao. Ở đó lại thấm đẫm những triết lý sâu sắc về tình đời tình người. Một số truyện: Mụ Quới, Đêm Văn Miếu, Chuyện lớn của trẻ nhỏ chuyện nhỏ của người lớn, Khoảnh khắc là người, Thằng Mẫn tóc nâu…có đôi chút mâu thuẫn, những mâu thuẫn đó dễ dàng được lý giải. Mụ Quới vì đói khổ nên mới ăn cắp vặt, cho nên khi mất gà bà Doàng đinh ninh đổ lỗi cho mụ. Không phải chỉ có bà Doàng, mà có lẽ tất cả những người dân sống ở nơi đây đều nghĩ vậy. Nhưng không có chứng cớ chứng minh rằng mụ ăn cắp. Câu chuyện trở nên hấp dẫn hơn khi mù mụ bị đánh, bị mắng khi bị bắt, mụ vẫn khăng khăng là mình không ăn cắp. Cũng chẳng phải lạ vì có tên ăn cắp nào tự nhận mình là ăn cắp đâu. Rồi tất cả được sáng tỏ khi tổ trinh sát theo dõi nhà mụ. Cái bất ngờ, cái hay được đưa ra ở những chi tiết cuối truyện. Mụ thà chịu đói, con đi xin ăn cũng không chấp nhận được hành động ăn cắp và bắt thằng con mang trả gà. Câu chuyện Bí mật cho những cuộc đời lại được hiện dần qua lời kể của Đỗ Thế về chính cuộc đời của mình những năm tháng trước khi còn làm cán bộ thuế. Lối kể này ta bắt gặp rất nhiều trong tác phẩm của Lê Tri Kỷ. Nhưng nó cũng là cốt truyện mới đầy chất sáng tạo so với kiểu cốt truyện xưa.

Bên cạnh cốt truyện đơn giản Lê Tri Kỷ còn dẫn dắt người đọc đến với thế giới của sự phức tạp, đan cài, có thể nói là truyện lồng truyện. Sự phức tạp của cốt truyện phải kể đến một số tác phẩm như: Giấy chứng nhận cho quỷ dữ, Cuộc tình thế kỷ, Những tiếng nói thầm, Đối thoại viết cho năm 2000,…Những tình tiết của cuộc chiến tranh ác liệt với những lần đánh đuổi, những cuộc truy bắt, cùng những tội ác của giặc, của Nguyễn Viết Lới được đan xen trong cuộc gặp gỡ sau bao nhiêu năm giữa Lới và Lê Huy. Nguyễn Viết Lới là cái cớ để những dấu tích của chiến tranh tưởng vùi tắt giờ trỗi dậy

trong lòng Lê Huy cùng sự căm phẫn, bực tức. Mỗi cử chỉ hành động của Lới khiến Lê Huy khó chịu, nhưng ông vẫn giữa được vẻ mặt bình tĩnh. Câu chuyện không chỉ tái hiện cuộc đụng độ giữa hai con người mà bên trong nó còn ẩn chứa sự hồi sinh của một con người, hình ảnh quê hương trong những năm tháng xa cách. Mạch nối của cốt truyện được hoàn chỉnh từ các chi tiết, tình huống. Đặc sắc nhất cho loại cốt truyện này phải kể đến truyện ngắn Cuộc tình thế kỷ. Câu chuyện tình giữa Phước và Thơm được đặt trong hoàn cảnh loạn lạc. Song hành cùng tình yêu, số phận của họ là những cuộc chiến tranh ác liệt. Mỗi lần họ gặp nhau là một mẩu chuyện nhỏ. Mỗi bước chuyển trong tình yêu của họ là mỗi chuyển mình của đất nước. Câu chuyện được chia thành năm phần nhỏ: Cuộc chia tay thời loạn, Chặng đường khổ nhục, Hoa hậu thành đô, Ba thu rọi lại, Phần kết. Trong mỗi phần cách cốt truyện được chuyển mạch theo giọng kể của tác giả, hiện tại đan xen cùng quá khứ, khoảnh không gian cũng được chuyển dịch. Tình yêu giữa hai người không phải là tình yêu mạnh liệt, cuồng nhiệt, mà đó là một tình yêu chân thành sâu lắng trải dài cùng thời gian. Phước từng chứng kiến những sự biến dạng cả về hình thể lẫn tâm hồn của Thơm, nhưng ở trong anh trái tim với cố gái ngày nào vẫn còn nguyên vẹn. Khi mái đầu đã bạc, họ đến với nhau trao cho nhau những tình cảm chân thành. Câu chuyện lôi cuốn bởi sự thay đổi, mạch chuyển liên tiếp tinh tế, khiến người đọc khó nhận ra sự thay đổi đó, mà chỉ chăm chú dõi theo diễn biến tiếp theo của cuộc đời số phận của nhân vật. Cốt truyện vòng tròn của truyện, đầu tác phẩm là sự xuất hiện của hai người ngồi nói chuyện trên những chiếc ghế đá bờ Hồ, đến cuối truyện vẫn là hình ảnh của hai con người với mái tóc đã bạc, cũng ngồi với nhau trên những chiếc ghế đá. Phải chăng đúng như những nhà tâm lý thường nói tình yêu là những vòng tròn khép kín không có điểm đầu và điểm kết. Cốt truyện như vậy càng khẳng định tình yêu bền vững không vụ lợi của Phước dành cho Thơm. Tình

yêu đó được thể hiện ở những hành động cứu vướt đời người đàn bà bị bỏ rơi, của cô gái sa ngã, hay quyên góp hết số tiền mà Thơm để lại cho ông cho quỹ từ thiện và nguyện ước xây những chiếc ghế đá cổ xưa đặt trên bờ Hồ. Có lẽ, những chiếc ghế đá đó chính là nhân chứng duy nhất, vĩnh cửu nhất chứng minh cho tình yêu của họ. Theo nhận định của Xuân Thiền những tác phẩm

theo lối cốt truyện phức tạp thì “dễ dàng chuyển sang kịch bản điện ảnh hoặc

sân khấu” [9, tr75]. Đúng như vậy, mỗi một mạch chuyển, mỗi phần trong

câu chuyện có thể là một màn kịch hấp dẫn hay một cảnh quay kỳ thú.

2.3.1.2. Cốt truyện tâm lý

Nếu cốt truyện xoay quanh những chi tiết những sự kiện hay những vụ án được thể hiện ở những yếu tố bên ngoài thì cốt truyện tâm lý lại được khai thác từ những yếu tố bên trong. Đó là cốt truyện gắn liền với những biến động trong tâm lý của mỗi nhân vật. Truyện ngắn của Lê Tri Kỷ không có những pha gây cấn, mà thường là những dòng cảm xúc thấm đẫm tính nhân văn.

Cốt truyện tâm lý được thể hiện ở một số truyện như: Không thiện không ác, Giờ cao điểm, Chuyện lớn của trẻ nhỏ chuyện nhỏ của người lớn, Chẳng dại chẳng khôn, Trên đèo bông lau…Trong Trên đèo bông lau mạch kể của truyện được hiện lên qua sự chuyển biến tâm trạng của người hướng dẫn viên du lịch đối với những hành động của anh chàng người Pháp. Mười ba trang, không có một mâu thuẫn một kịch tính mà đó chỉ là mạch suy nghĩ của nhân vật tôi. Từ khi được cử làm hướng dẫn viên cho người khác du lịch người Pháp Jules, cho đến khi kết thúc câu chuyện chỉ có nhưng giai đoạn đầu và giai đoạn cuối mà không có phát triển, thoắt nút, cao trào và cởi nút. Chỉ có điều khác thường khi lý do của Jules không phải đi đến những nơi có quang cảnh đẹp, hưởng thức trong những ngôi nhà đẹp, thưởng ngoạn bầu

không khí trong lành mà: “Bây giờ, mày đưa tao lên đèo Bông Lau, tao bốc

du lịch lâu năm như anh vẫn không tránh khỏi điều bất ngờ: “Mục đích của họ

đúng là phong phú và bất ngờ. Viết sách quay phim nghiên cứu quân sự, thăm dò địa chất, ngắm cảnh…, đủ cả, thậm chí cả điều tra tình báo, nhưng bốc mộ thì chưa có một trường hợp nào” [30, tr546]. Và cứ thế cốt truyện diễn ra nhẹ

nhàng nhưng sâu lắng. Công cuộc tìm kiếm được tiến hành cùng với một vài dụng cụ cần thiết, với những dấu tích để nhận diện. Chuyến hành trình chỉ kết thúc khi tất cả những gì dấu tích có được giờ không còn như xưa sau bao nhiêu tháng năm. Mặt trái của chiến tranh được hiện dần qua cuộc đối thoại giữa hai người. Họ tâm sự, trao đổi về lịch sử số phận của những người lính:

“Rất có thể nội tao và nội mày đã gặp nhau ở một nơi nào đó! [...] Khác nhau

cái là nội tao hi sinh muộn hơn nội mày hai năm, giữa chiến dịch Biên giới năm năm mươi, và được đưa ngay về nghĩa trang liệt sĩ huyện nhà” [30,

tr551]. Họ ra đi để lại nỗi đau cho người ở lại và mỗi ngày chưa đưa được người thân của mình trở về với quê hương thì chưa một ngày ngủ yên. Câu chuyện chỉ có 13 trang giấy mà toát lên những vấn đề của hàng nghìn năm lịch sử, vấn đề về lòng bao dung, chấp nhận quên đi quá khứ để bắt tay làm bạn, được Lê Tri Kỷ đưa ra rất sớm trong một cốt truyện đậm chất tâm lý suy

tư: “Cảm ơn Jules! Cảm ơn tất cả những người Pháp, người Mỹ lương thiện

đã mạnh dạn bước qua những tủi nhục, đắng cay, bước qua mặc cảm thua trận để trở lại mảnh đất thấm đẫm máu này, trùng tu bộ mặt lịch sử đã bị bào mòn của nỗi đau chung cho cả hai dân tộc” [30, tr555-556]; “Hãy bao dung cho nhau khi cuốn lịch sử đã trao tay chúng ta viết!” [30, tr557]. Những suy

nghĩ của anh công an trong chuyến đi xuống Duy Phiên cùng Trường và O Lý trong Không thiện không ác là một tác phẩm tiêu biểu của cốt truyện tâm lý. Vì lỡ đò nên ba người phải ngủ lại miếu cô hồn. Miếu là nơi khá quen thuộc

của những người dân lỡ chuyến đò ngang: “Nếu không có cái bệ thờ xây

đắp nổi bằng vôi gạch ngay trước mặt bệ thờ, thì không ai ngờ rằng đó là một ngôi miếu…” [30, tr240]. Trong đêm vắng nhân vật Tôi trầm tư và bóng đêm

nơi của những cái ma quái hoành hành. Ranh giới giữa những cảm xúc xác thịt với bản lĩnh của một người đứng đắn đang đấu tranh như anh chàng đang

ngồi giữa ông Thiện, ông Ác: “Ngồi giữa ông Thiện và ông Ác là tôi, một

thằng người nghĩa là không hoàn toàn thiện hay hoàn toàn ác như loài người vẫn mập mờ tự nhận. Nhưng dẫu cho đêm ấy, có nhứng lúc cái năng lượng của tuổi hai mươi trong tôi tưởng như sắp nổ tỏa thành những trận mưa sao, thì cũng phải thừa nhận rằng con người vẫn có thể giữ cho mình được thánh thiện lắm chứ trong những con dữ dằn như vậy?” [30, tr250]. Cốt truyện được

triển khai từ mở đầu cho đến khi kết thúc vẫn là dòng suy nghĩ của nhân vật tôi, có đôi chút đối thoại giữa Tôi –Trường, Tôi – O lý. Theo dòng suy nghĩ của tôi, Lê Tri Kỷ đã tạo nên một triết lý muôn đời: trong mỗi con người bao giờ cũng có hai phần thánh thiện và ác thú, nhưng phải bản lĩnh kiên cường mới có thể đánh đuổi phần ác thú ấy. Đặc biệt đó cũng là những khó khăn mà những người chiến sĩ công an gặp phải trong hàng vạn hàng trăm thứ tội lỗi

lôi kéo: “- Cẩn thận đấy, anh công an đa nghi ơi! Rất có thể họ cũng là người

như anh hồi còn trẻ đấy” [30, tr250]. Đó chính là cái hay cái đặc biệt trong

mỗi cốt truyện tâm lý của Lê Tri Kỷ. Người đọc cứ hồ hởi, cứ chăm chú đọc, chìm đắm trong những dòng suy tư của nhân vật. Nhưng khi đóng lại, chúng cứ bám riết, đeo đuổi tâm trí của mỗi người đọc, đó là những trăn trở cho mỗi số phận của nhân vật, hay là sự trăn trở cho chính cuộc đời của mỗi con người trong cuộc sống thường nhật.

2.3.1.3. Cốt truyện kết hợp hài hòa giữa những sự kiện có tính lịch sử văn hóa với những chi tiết sự kiện của cuộc sống sinh hoạt thường nhật.

Lê Tri kỷ đã tạo dựng được lối kể chuyện riêng, mang phong cách cá tính của ông. Câu chuyện về đề tài an ninh xã hội không phải là hiếm, nhưng

đồng thời ít ai biến tấu nó trở thành những tác phẩm văn chương như Lê Tri Kỷ hồi đó, cũng hiếm thấy một cốt truyện kết hợp hợp hài hòa giữa những sự kiện có tính lịch sử văn hóa với những chi tiết sự kiện của cuộc sống sinh hoạt

Một phần của tài liệu Phong cách truyện ngắn Lê Tri Kỷ (Trang 64)