Giọng điệu nghệ thuật trong truyện ngắn Lê Tri Kỷ

Một phần của tài liệu Phong cách truyện ngắn Lê Tri Kỷ (Trang 81)

7. Bố cục của luận văn

3.1.Giọng điệu nghệ thuật trong truyện ngắn Lê Tri Kỷ

3.1.1. Khái niệm giọng điệu

Trong thế giới thiên nhiên vạn vật, muông thú tìm đến với nhau qua những âm thanh riêng biệt. Con người từ khi xuất hiện cũng có một tiếng nói riêng, mỗi dân tộc lại có một tiếng nói riêng. Chính vì vậy mà tiếng nói cũng là một phần bản sắc văn hóa của đất nước, của dân tộc đó.

Trong đời sống hàng ngày tiếng nói sử dụng để giao tiếp. Tiếng nói

cũng thể hiện cá tính, nét riêng của mỗi con người: “Người thanh tiếng nói

cũng thanh”. Nhưng khi đi vào văn chương nghệ thuật, tiếng nói đã được nhà

văn sáng tạo trở thành giọng điệu nghệ thuật mang nét đặc trưng của từng tác giả. Những sắc thái giọng điệu ấy một phần truyền tải tư tưởng nghệ thuật của nhà văn và tạo nên phong cách của nhà văn. Ivan Turgeniev đã khẳng định:

“điều quan trọng nhất đối với nhà văn phải tạo ra tiếng nói của mình, phải có

được cái nốt riêng độc đáo” [14, tr9].

Giọng điệu được đề cập đến từ rất sớm trong mĩ học Đông – Tây. Nhưng nó thực sự được coi là một yếu tố nghệ thuật trong văn học thì phải đến công trình nghiên cứu của M. Bakhtin về tiểu thuyết. Ông cũng là người

đầu tiên nhận định: Giọng điệu trong tiểu thuyết “là một yếu tố cốt yếu tạo

nên phong cách nghệ thuật, giọng điệu cho phép ta hiểu sâu hơn chiều sâu, sự phong phú của chủ thể sáng tạo” [14, tr.9]. Khrapchenkô trong công trình Cá

tính sáng tạo của nhà văn cho rằng: “Giọng điệu chủ yếu không những

không loại trừ mà còn cho phép tồn tại trong tác phẩm những sắc điệu khác nhau” [2, tr169].

Ở Việt Nam, khái niệm giọng điệu xuất hiện muộn hơn, khoảng những năm 80 của thế kỷ XX mới được đề cập trong các công trình của các nhà lí

luận như: Trần Đình Sử, Nguyễn Đăng Mạnh, Hoàng Phê, Hoàng Ngọc Hiến…Các nhà nghiên cứu đều nhận định giọng điệu là một yếu tố không thể thiếu để tạo nên phong cách mỗi nhà văn. Cuốn Từ điển thuật ngữ văn học

các tác giả nhận định: Giọng điệu là “thái độ, tình cảm, lập trường, tư tưởng

đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ văn xa gần, thân xơ thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm…” [ 54,

tr134]. Chính sự phản ánh lập trường tư tưởng đạo đức của nhà văn, ta nhận thấy giọng điệu trở thành một yếu tố cấu thành nên phong cách nhà văn. Trong Lí luận văn học (tập 2) do Trần Đình Sử chủ biên cũng nhận định:

“Giọng điệu của văn bản thể hiện cái giọng điệu riêng mang thái độ tình cảm

và đánh giá của tác giả” [53, tr64]. Hay trong công trình nghiên cứu của

Nguyễn Đăng Điệp về “Giọng điệu trong thơ trữ tình” cũng khẳng định rất rõ

vai trò của giọng điệu trong việc hình thành nên tác phẩm và phong cách nhà

văn: “Trong những sáng tác ưu tú, giọng điệu bao giờ cũng mang tính chất

lượng là sản phẩm sáng tạo của nhà văn” [14, tr13]…Chính vì vậy, cùng với

các yếu tố khác, khi nghiên cứu phong cách nghệ thuật của bất cứ nhà văn nào yếu tố không thể thiếu đó là giọng điệu.

Giọng điệu được nghiên cứu trên nhiều khía cạnh khác nhau. Bởi tác

phẩm nghệ thuật “là sản phẩm mang tính cá biệt, độc đáo, kết tinh sự thăng

hoa thực thụ của nhà văn, giọng điệu là phương tiện bộc lộ hình tượng tác giả” [14, tr.49]. Nhưng có thể nói đến những phương thức chung của giọng

điệu trong văn học gồm: giọng điệu gắn chủ thể sáng tạo nghệ thuật và đối tượng được miêu tả. Sắc thái của giọng điệu được thể hiện đa dạng, phong phú, lôi cuốn người độc với từng đề tài, đối tượng được đề cập hay chính trong chủ thể sáng tạo.

Lê Tri Kỷ đến với văn học khá muộn, sự trải nghiệm trong suốt cuộc đời làm công an phần nào tác động tới quá trình sáng tác văn học. Ông mang đến cho đời những “sản vật” đặc trưng của ngành công an và cũng là những nét đặc trưng của riêng ông. Trên chặng đường chông gai, đầy khắc nghiệt, Lê Tri Kỷ luôn giữ được bản lĩnh kiên cường, với dáng vẻ điềm đạm đôn hậu, ông mang đến những sắc điệu khác nhau về giọng điệu trong những truyện ngắn của mình.

3.1.2. Sắc thái giọng điệu trong truyện ngắn Lê Tri Kỷ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong Lời nhận xét tản mạn, Sêkhôp nhận định: “Nếu văn anh ta không

có cái riêng, anh khó lòng có thể trở thành một nhà văn thực thụ. Còn khi đã có giọng riêng, có tiếng nói của mình với tư cách một nhà văn, anh ta đáng để ta hy vọng” [9, tr77]. Lê Tri Kỷ không chỉ trở thành cây đa cây đề trong

ngành công an mà ông còn trở thành nhà văn “thực thụ”, “đáng để ta hy vọng”. Sự kỳ vọng đó được đáp lại bằng chính những tiếng nói đặc trưng mang tính cách, phong cách của ông.

Văn là đời, là con người, và giọng điệu cũng thể hiện phần nào con người đó. Truyện ngắn của Lê Tri Kỷ đã mang đến cho người đọc những sắc thái khác nhau về giọng điệu. Sự đa dạng trong cách thể hiện cũng như màu sắc của cuộc sống đã mang đến cái nhìn nhiều chiều, cách kể đa giọng điệu cho tác phẩm của ông. Khi nghiên cứu khía cạnh giọng điệu, chúng tôi nhận thấy truyện ngắn Lê Tri Kỷ thể hiện những giọng điệu như: Giọng tự hào, kiêu hãnh; giọng hài hước, dí dỏm; giọng trữ tình suy tư chiêm nghiệm giàu khái quát triết lý; giọng chậm rãi, nhẹ nhàng, điềm tĩnh và những sắc thái giọng điệu khác.

3.1.2.1. Giọng tự hào, kiêu hãnh

Ngay từ những năm 1930 – 1945, các nhà văn Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam, Vũ Trọng Phụng…đã tạo dựng tên tuổi của mình, họ đã

chứng tỏ được những sắc thái giọng điệu riêng biệt. Tiêu biểu truyện ngắn của Nam Cao, người đọc thấy được hầu hết các sắc thái giọng điệu, nào là giọng âu yếm, nào là giọng lãng mạn, giọng tự sự lạnh lùng, giọng khái quát triết lý, giọng thiết tha sôi nổi, giọng hờn dỗi mát mẻ….Đặc biệt là giọng tự hào. Giọng điệu này được Nam Cao thể hiện qua cách nói của những nhân vật

trong truyện “Cái mặt không chơi được”; nhân vật tôi tự hào về cái mặt của mình, và tự cao khẳng định rằng đó là cái mặt của giời: “Sinh ra cái mặt tôi là

giời” [10, tr203]…Tiếp nối mạch nguồn truyền thống, Lê Tri kỷ cũng sử dụng

giọng tự hào trong các tác phẩm của mình. Nhưng sự tinh tế đặc biệt ở chỗ, ông không chỉ thể hiện giọng điệu tự hào về nhân vật, mà còn thể hiện giọng tự hào về nghề công an.

Giọng tự hào thể hiện qua mỗi nhân vật. Phẩm chất, tính cách của Lới, Lê Huy (Giấy chứng nhận cho quỷ dữ), Chị tôi, O tôi (Những tiếng nói thầm), O Lý (Không thiện không ác), Thơm (Cuộc tình thế kỷ), cô công nhân nhà máy dệt (Phố vắng),…đều được hiện lên trực tiếp qua lời của nhân vật hay gián tiếp qua lời của người dẫn truyện hay nhân vật khác trong truyện khi bình phẩm đánh giá.

Nguyễn Viết Lới (Giấy chứng nhận cho quỷ dữ), khi mãn hạn ra tù trở thành một con người lương thiện. Sự thay đổi trong phẩm chất tính cách của Lới được thể hiện ngay trong sự đối đáp giữa Lê Huy và Lới. Thời chiến tranh, khi Lê Huy và Lới ở hai chiến tuyến, họ gặp nhau như thù địch, cuộc đụng độ chạm chán là những cuộc vây bắt, còn khi Lới vào tù là sự sự mang ơn. Nhờ Lê Huy, Lới được giảm án. Hôm nay khi họ gặp lại nhau khi trên đầu đã hai thứ tóc. Nhưng sự thay đổi trong cách ứng xử của Lới khiến Lê Huy

ngạc nhiên, đôi khi còn cảm thấy mình yếu thế: “Không còn tí gì ở Nguyễn

Viết Lới có thể nhớ lại một tên chỉ điểm vườn hạ đẳng. Cử chỉ chững chạc lịch sự. Lời ăn tiếng nói khúc triết, đậm chất tư duy biên chứng quen thuộc

của những cán bộ chính trị từng trải, cách diễn đạt rõ ràng, từ tốn, chốc chốc lại lé lên tia trí tuệ của một người tinh thông sách vở” [30, tr458]. Lới tự hào

về những năm tháng cải tạo, tự hào khoe thành tích mình đạt được: “Về lao

động thì phải sau hơn mười năm mới được công nhận thợ mộc bậc bảy và giao việc phụ trách xưởng mộc của trại. Học chính trị cũng đeo đuổi hết chương trình cơ sở rồi trung cấp, tới đó là ách tắc, vì trong trại không còn ai, kể cả giám thị, đủ trình độ để giảng lên cao hơn. May sao có thư viện phạm nhân […] Về văn hóa tôi mất ba tháng ôn chương trình cấp 1, hai năm bốn tháng chương trình cấp hai và cũng mất ba năm như ai để hoàn thành cấp 3 […] chúng tôi được cấp bằng như học sinh phổ thông bên ngoài [...] tôi chuyển sang tự học tiếng Pháp. Ba năm trước khi mãn hạn tù, tôi đã dịch cho ban giám thị mấy cái đơn thuốc Tây…Nhờ sự cố gắng ấy mà năm nào dịp Quốc Khánh nào tôi cũng được xét giảm” [30, tr459]. Trong suốt mạch kể về

cuộc đời ở tù, Nguyễn Viết Lới tự hào về những thành tích mình đạt được, phần nào có sự kiêu hãnh vì những thành quả đó mà rất ít những phạm nhân đạt được. O Lý (Không thiện không ác), biết mình đẹp làm kiêu, làm dáng

với hai anh chàng đi cùng: “Con gái nhà giàu được cha mẹ cho đi học Huế

mấy năm ở trường Đồng Khánh, cô mang về cái đất Do Linh chó ăn đá gà ăn sỏi này một kiểu người không giống ai cả - từ cách đi đứng, ăn mặc, nói năng cho đến màu da, con mắt, làn môi – nhưng ai cũng thừa nhận…đẹp!” [30,

tr237]. Hay giọng điệu tự hào về những hành động của tên tội phạm (Khoảnh khắc là người). Mỗi lần hắn giết người hắn lại thấy khoái trá hả hê, cả ngay khi gần cận kề cái chết hắn vẫn còn cảm nhận được một niềm hạnh phúc mà hắn chưa biết. Trong Phố vắng, giọng điệu của người được mãn hạn tù, trở về với cuộc sống thường nhật, biết chấp nhận hoàn cảnh khó khăn gian khổ, biết

yêu thương, biết quí trọng lao động: “Hắn thản nhiên mỉn cười, có vẻ không

lên, xòe rộng hai bàn tay đã thành chai cho vợ xem một cách kiêu hãnh” [30,

tr23]. Giọng điệu vui tươi, tự hào, kiêu hãnh về những chiến tích mà mình có được, niềm vui sướng, sự hạnh phúc chỉ có được khi con người nhận ra những chân lý đúng đắn, biết quí trọng những gì đang có. Mari – Pie Diếp (Một người không nổi tiếng) tính cách nóng nảy, thẳng thắn được hiện lên qua những đoạn đối thoại dứt khoát rõ ràng đầy kiêu hãnh, tự hào về bản thân

mình: “Hắn kéo ghế ngồi một cách tự nhiên mặc dù chưa ai mời và đưa hai

ngón tay lên vuốt lại mái tóc uốn làn sóng tự nhiên rất đẹp”; “Thật đáng tiếc cho tôi là tôi không thể trả lời cho câu hỏi đó của ông”; “Thật đáng tiếc tôi là tôi không được phép nói với cả công an – Hắn ngẩng cao đầu dứt khoát” [30,

tr51]…Thái độ kiêu hãnh cùng giọng điệu đầy tự hào, tự tin, cái hành động ngẩng cao đầu một phần chứng tỏ trong con người Mari – Pie Diếp hoàn toàn

trở về, theo cách mạng, không còn vẩn đục bởi những cám dỗ của tội lỗi: “Pie

Diếp một tay vuốt lại mái tóc làn sóng, một tay chỉ vào đống hàng: - Đây là của bố mẹ tôi để lại cho tôi trước khi đi Nam, tôi xin ủng hộ chính phủ” [30,

tr60]. Giọng điệu tự hào, kiêu hãnh thể hiện một phần tính cách của các nhân vật, khắc họa sinh động thêm tính cách nhân vật, để lại trong trái tim người đọc những ấn tượng khó phai. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giọng điệu tự hào còn được thể hiện sự “chăm chút chu đáo, tỉ mỉ” của nhà văn với nghề công an. Sau vụ án, là sự thở phào nhẹ nhõm của mỗi chiến sĩ công an như vừa gỡ được những “tấm lưới mạng nhện” bao phủ lên số phận một con người, tội phạm; hay là sự thỏa nguyện, tự hào về chính nghề mà mình đàng đeo đuổi, đôi khi còn là sự kiêu hãnh. Trong Sức mạnh của cô đơn giọng điệu tự hào được thể hiện khi anh công an trại giam vẽ ra một khung cảnh nhộn nhịp tươi vui trong đêm 30 tết ở phố huyện miền trung du; là giọng tự hào khi nói về nghề công an, về những thành quả, những gian lao mà người chiến sĩ đã trải qua (Làng ven sông, Bí ẩn cho những cuộc đời,

Cái chết màu tro, Người không nổi tiếng…). Trong Giờ cao điểm ta lại thấy truyện thể hiện giọng tự hào, vui tươi trước mùa xuân của đất nước những năm 1965. Giọng điệu tự hào được nhìn nhận qua cái nhìn của anh công an làm việc ở ngã tư Tràng Tiền vào giời cao điểm, với niềm tự hào được làm chủ đất nước, tự hào khi đất nước đang hồi xuân, tự hào khi được

thấy khung cảnh nhộn nhịp tấp nập của cuộc sống bình yên: “Tôi đứng thẳng

người trên bục trong ra bốn phía để tính lượng người và xe sẽ đổ về” [30,

tr62], “Nào thử xem chiều nay, một buổi chiều giữa tháng Hai năm 1965

những bạn nào sẽ đi làm sớm nhất”, những âm thanh tạo nên khung cảnh tấp

nập, đông vui, nhộn nhịp: Kính coong, leng keng, tuýt tuýt, dài có, ngắn có

“ngã tư nhộn nhịp trăm thứ tiếng hối hả” [30, tr62]…Qua giọng điệu tự hào

khi nói về nghề công an cũng như nói về đất nước trong thời kỳ đổi mới thấy được tình yêu nghề, yêu non sông gấm vóc của Lê Tri Kỷ.

3.1.2.2. Giọng điệu dí dỏm, hài hước

Lê Tri Kỷ thường xuất hiện với dáng vẻ điềm tĩnh, giản dị, gần gũi, thân thuộc, văn ông khúc triết cũng không kém phần vui tươi, sống động. Sự vui tươi, tràn ngập sức sống được thể hiện qua giọng điệu dí dỏm, hài hước.

Sống và chiến đấu quên mình, nhưng ở những người chiến sĩ công an không hề mất đi tính hóm hỉnh, tươi vui, tinh nghịch. Lê Tri Kỷ khắc họa nhận vật chiến sĩ công an toàn diện, nhiều chiều qua giọng điệu hài hước, dí dỏm.

Giọng điệu hóm hỉnh được thể hiện qua cái nhìn lạc quan với cuộc đời. Nó đem lại những trải nghiệm lý thú cho người đọc. Giọng điệu ấy là cái nhìn

vô tư, hồn nhiên với trẻ nhỏ trong Phố vắng: “Nó còn đi chậm chững, bước

được vài bước thì cái đầu kéo cái đít loạng choạng ngã xuống” [30, tr19]; hay

qua hành động của cô gái trẻ, cái địa chỉ mập mờ của anh chàng bộ đội để lại khi viết thư cho vợ trong Giờ cao điểm: “Thấy dáng điệu cô ta từ đằng xa, tôi

đã dè chừng bảo nhỏ: “Này…chủ quan vừa chứ kẻo ngã bây giờ!” […] Loảng xoảng!...Tôi chưa kịp nghĩ xong thì bánh xe cô gái vướng vào đường tàu điện,

cô bị ngã” [30, tr64]; “Đó là lá thư của một anh bộ đội hẹn vợ ra Hà – nội

gặp. Cuối thư có ghi rõ địa chỉ tìm chồng: “Hòm thư 78.306 – Hà – nội” [30,

tr66]; sự vô tư của người đàn bà đi tìm chồng: “Các bác là công an thì còn

chỗ nào mà không biết […] Nhà em tên là Trần Văn Tư…Nhà em là bộ đội tái ngũ…” [30, tr67]. Giọng điệu dí dỏm còn được thể hiện qua cách nói lơ lớ, cố

tình cho mọi người thấy mình là người Việt Kiều mặc dù: “Đến đời Bà

Doàng, thì bà đã sử dụng thông thạo thổ ngữ thô tục nhất để chửi nhau, bà nhai trầu rất mặn vôi và thích ăn mía mật giữa chợ như một số đàn bà Việt…” [30, tr199]. Nhưng “cố tình uốn lưỡi cho thành lơ lớ”; “- Không làm zân độck lập được đâu. Độck lập zì mà còn ăn cắp?” [30, tr198], cách gọi tên

của nhân vật cũng cho thấy sự dí dỏm, hài hước: Quí thành Quới…Giọng điệu hài hước đã mang đến một luồng gió mới dung hòa chất nghiêm nghị của đề tài vốn khô khan. Điều đó cũng cho thấy tài năng quan sát chọn lọc ngôn ngữ để diễn tả, để tạo nên giọng điệu riêng. Những người nông dân chân lấm tay bùn, quanh năm suốt tháng chăm chỉ, cần cù; những chiến sĩ công an

Một phần của tài liệu Phong cách truyện ngắn Lê Tri Kỷ (Trang 81)