Lê Minh Khuê thuộc vào một trong số ít các nhà văn đương đại có bản sắc riêng và có những thành tựu nghệ thuật được thừa nhận không chỉ ở trong nước mà một số truyện của chị đã được đánh
Trang 1
TRƯỜNG DAI HOC SU PHAM HÀ NỘI 2
HOANG THI HAI YEN
PHONG CACH TRUYEN NGAN
LE MINH KHUE
Chuyên ngành: Lí luận văn học
Mã sô : 60 22 32
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS TRỊNH BÁ ĐĨNH
HÀ NỘI, 2010
Trang 2Được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của thầy giáo hướng dân: PGS - TS Trịnh Bá
Dinh trong suốt quá trình tìm đọc tài liệu, thiết lập đê cương, cũng như phương pháp nghiên cứu, đến nay bản luận văn của tôi đã hoàn thành Nhân dịp này, cho phép tôi
xin được bày tổ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới thây giáo Trịnh Bá
Dinh(Vién Văn học Việt Nam), người đã tận tình giúp đố tôi trong suốt thời gian làm việc
Đồng thời nhân dịp này tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới sự dạy bảo, giúp đỡ và
động viên về mọi mặt của các thầy giáo, cô giáo khoa Ngữ Văn trường Đại học Sư
phạm 2, cũng như Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa và Phòng quản lí sau Đại học
của nhà trường đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình đào tạo
Lời cuối cùng tôi muốn được bày tỏ lòng biết ơn của mình tới những người thân trong gia đình, bạn bè luôn ở bên động viên, giúp đố tôi rất nhiêu trong suốt thời gian
học tập và hoàn thành luận văn
Hà Nội, ngày 15 tháng 09 năm 2010
Tác giả luận văn Hoàng Thị Hải Yến
Trang 3công trình nghiên cứu của riêng tôi, kết quả luận văn là trung thực, chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình khoa học nào
Hà Nội, ngày 15 tháng 09 năm 2010
Tác giả luận văn Hoàng Thị Hải Yến
Trang 4Trang phu bia
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu -2¿+22z++2cxerrrrerrrree 10
5 Phương pháp nghiên CỨu - - 5: 22+ 3+ + E*EEsrEekkerrrrresee 11
6 Giả thuyết Khoa hOC eceecsesssssssesssessssesssesssesssecssecsssecssessseessecssecsseessseeeses 11
1.2.1 Quá trình hoạt động xã hội và sáng tác -¿ ‹s«c<cc+cs+ 21 1.2.2 Quan niệm nghệ thuật của Lê Minh Khuê - -: 27
Chương 2: ĐẶC TRƯNG NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT TỰ SỰ
TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA LÊ MINH KHUÊ 38
Trang 52.1.1.1 Đề tài chiến tranh -:©222c+2222+zeECEEvretrkkrrrrrkrrrerrex 38
QQA COt truyOn veecccecccessessssessseesssesssesssesssecsssesssesssessseessnesssessseessesseessseeeees 58
2.2.1.1 Cét truyén nhiều chi tiét Su Ki6n eccececcescecseesecsecsecseccecsecsecseceeceee 61
2.2.1.2 Cốt truyện tan Yee ecccececcsecsssesssseesssesssseessseessssesssneessseessseesesee 64
2.2.2 Kết cẤu c2 222 111 re 70
2.2.2.1 Kết cầu vòng tròn . -©sc 2t E121 1211111110111 xe 71
2.2.2.2 KEt CAU MO vececcsccssssssecsssssessssssesssssseesssisesssssscsessussessisscesssseesasseees 74
Chuong 3: GIQNG DIEU VA NGON TU TRONG
TRUYỆN NGẮN LÊ MINH KHUÊ . -2-©22+22+ze++cvse+ 80
3.1 Khái niệm giọng điỆU .- -.- tt Ship 80
3.2 Các sắc thái giọng điệu - 2s tre 81
3.2.1 Giọng tự hào, ngỢI Ca G2 t2 2 S196 111111111111 tk xe 81
3.2.2 Giọng mỉa mai, châm biẾm 2¿- 22 22 +E2EEt2EE2EEztrxerrrree 84 3.2.3 Giọng trữ tình, suy tư, chiêm nghiệm giàu chất triết lý 88
3.3 Ngôn từ . -222 x22 12 1.1 erree 92
3.3.1 Ngôn từ mang màu sắc D0011 93
3.3.2 Ngôn từ sử dụng nhiều khẩu ngữ - sc+xxc+rxsrreerree 95
3.3.3 Ngôn từ giàu tính đối thoại :c-+cccxxccrkeerkeerreerteee 97
Trang 6TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 71.LY DO CHON DE TAI
Noi dén phong cách nghệ thuật, trước hết là nói đến những sáng tạo đạt đến trình độ nghệ thuật cao của một nhà văn Việc nghiên cứu phong cách nghệ thuật, vì
thế sẽ giúp cho người nghiên cứu khám phá được những nét độc đáo trong sáng tác
của nhà văn, từ đó khẳng định tài năng và vị trí của họ trong nên văn học dân tộc
Lê Minh Khuê thuộc vào một trong số ít các nhà văn đương đại có bản sắc riêng và có những thành tựu nghệ thuật được thừa nhận không chỉ ở trong nước mà
một số truyện của chị đã được đánh giá tốt ở nước ngoài Trước hết là với thể loại
truyện ngắn Bắt đầu đến với truyện ngắn từ cuối những năm 60, từ đó đến nay đã gần
50 năm, Lê Minh Khuê vẫn bền bỉ theo đuổi thể loại này và gặt hái được không ít
những thành công Chị trở thành một trong những cây bút nữ hàng đầu Việt Nam Hai
lần giành giải thưởng của Hội nhà văn (năm 1987 với tập Một chiều xa thành phố in
năm 1986, năm 2000 với tập Trong làn gió heo may in 1999), một lần đoạt giải của tạp chí Văn nghệ quân đội năm 1994 với tập Bi kịch nhỏ in 1993 Và mới đây chị vinh dự là nhà văn đầu tiên đoạt giải thưởng văn học quốc tế mang tên văn hào Hàn Quốc Byeong-zu Lee lần thứ nhất (tháng 4/2008), với tập truyện ngắn: The Stars, The Eart, The River (Những ngôi sao, trái đất, dòng sông) do nhà xuất bản Curbstone Press ấn hành ở Mỹ,1998)
Hiện nay Lê Minh Khuê được xem là nhà văn có bút lực mạnh trong thé loại
truyện ngắn Do vậy chọn đề tài “Phong cách truyện ngắn Lê Minh Khuê” chúng
tôi mong muốn giúp bạn đọc hiểu sâu hơn về thể loại ngày càng được ưa thích này,
đồng thời thấy được đặc sắc riêng về phong cách nghệ thuật qua những đóng góp quý
báu của Lê Minh Khuê đối với văn học đương đại Lịch sử văn học xét đến cùng là
Trang 8dạy- học văn ở nhà trường phổ thông và đại học Việc tiếp cận tác giả, tác phẩm từ góc độ phong cách, theo đó sẽ có ý nghĩa lí luận- thực tiễn quan trọng
Sinh ra trong cuộc kháng chiến chống Pháp, trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ và từng trải qua những năm tháng hoà bình sau này, hơn 30 năm bền
bỉ thuý chung với thê loại truyện ngắn, Lê Minh Khuê đã chứng tỏ khả năng của mình Chị đã cho ra đời sáu tập truyện ngăn Những truyện ngắn của chị đã được người đọc và cá đồng nghiệp xem là những tác phâm khá tiêu biểu của thế hệ nhà văn
đã đem cả tuổi thanh xuân của mình hiến dâng cho tổ quốc Về tư liệu dé tìm hiểu về
Lê Minh Khuê, dù chưa nhiều song cũng đã có một số lượng đáng kẻ Dưới đây tôi xin tổng thuật đại lược các bài và các hướng tìm hiểu tương đối nỗi bật đối với bút
pháp nghệ thuật của nhà văn này Trước tiên, tôi xin đề cập đến các nghiên cứu tương đối quy mô là các luận văn, luận án trong nhà trường Có thể kế : luận văn thạc sĩ ngữ
văn Truyện ngắn Lê Minh Khuê của Mai Thị Thuý Ninh, Đại học Sư phạm Hà Nội,
2002; khoá luận tốt nghiệp khoa ngữ văn Sự vận động của thể loại truyên ngắn Việt Nam thời kì đối mới (qua truyện ngắn Lê Minh Khuê) của Nguyễn Mai Phương,
Đai học Sư phạm Hà Nội, 2003; luận văn thạc sĩ Truyện ngắn Lê Minh Khuê (nhìn
từ thi pháp thể loại) của Cao Thị Hồng Đại học Sư phạm Hà Nội, 2003; luận văn thạc sĩ Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Lê Minh Khuê của Đinh Lưu Hoàng
Thái, Đại học Sư phạm Hà Nội, 2006; Tuy nhiên có giá trị gợi mở nhiều hơn cá là
các bài viết của các nhà nghiên cứu, phê bình có tên tuổi Mặc dù mỗi tác giá đều có những nhận xét, những khám phá ở những phương diện khác nhau nhưng đều thống nhất trên cơ sở khẳng định những thành công mà bà đã đạt được
Trang 9động vóc dáng của một tầng lớp thanh niên, đặc biệt là nữ ở một thời điểm trọng đại của đất nước” [41, tr.27] Đánh giá mức độ chân thực mà Lê Minh Khuê đạt được
trong phản ánh hiện thực, tác giả viết tiếp: “Quả là Lê Minh Khuê đã viết ra những
điều chị đã sống đã cảm và dân tộc ta đã đích thực trải qua một thời kì lịch sử như thể” [41, tr.27] Cùng đánh giá về tập truyện ngắn này Bùi Việt Thắng đã nhận xét: Lê
Minh Khuê đã “chất chiu” những gì đã viết ra không ít từ 1969 đến 1974 “Nhân vật của chị thuần phác, hỗn nhiên nhưng không giản đơn; cảnh ngộ không có gì thật éo
le, gay cắn nhưng tiêu biểu Người đời thấy ở ngòi bút này lỗi cảm đời sống theo con
đường của trực giác” [93, tr.3] Mặc dù còn một vài hạn chế do “Lê Minh Khuê không
vượt ra ngoài được những hạn chế chung trong những điều kiện cuộc sống nhất
định Cái nhìn chưa thực khách quan, da diện và còn thiên về duy cảm” |44, tr.27],
song chị cũng đã để lại ấn tượng trong lòng người đọc
Tập Đoạn kết không có được thành công như tập truyện ngắn đầu tay Điều
này đã đươc Bùi Việt Thắng nhận xét: Đoạn kết “có những chỗ sồi sụt, lối văn hơi
rướn lên một tỉ thành ra nhiều chỗ lạc điệu, không hợp với tạng của Lê Minh Khuê”
[93, tr.3] Cùng chung nhận xét với Bùi Việt Thắng, Thiên Hương cũng đã cho chúng
ta những nhận xét khá thẳng thắn và trung thực, những tập truyện ngắn trong tập này
có “kết cấu trùng lặp”, “công thức” [45, tr.3] Tuy vậy, nhìn chung tập truyện ngắn
này “vẫn có sức thuyết phục và hấp dẫn nhất định" [45, tr.3]
Tập truyện ngắn thứ ba Một chiều xa thành phố là tập truyện ngắn thể hiện
những nỗ lực vượt mình của Lê Minh Khuê Tập truyện đã tái hiện những thực tại tinh thần trong đời sống xã hội sau chiến tranh Lê Thị Đức Hạnh nhận thấy cảm hứng
chủ đạo của tập truyện là niềm “băn khoăn, day đút, thậm chí có lúc thẳng thốt trước
Trang 10thực trạng tỉnh thần của đời sống xã hội sau chiến tranh xấu đi rõ rệt”; “với bút pháp cường điệu, phóng đại, Lê Minh Khuê đã mô tả cải ác, cái trơ tráo, phi đạo li dang lan lướt mà mọi người dường như bắt lực ” [41, tr.28]
Bùi Việt Thắng, trong bài viết Để có sức bền ngòi bút cũng có chung những nhận xét ấy: “Những thực trạng tỉnh thân trong đời sống xã hội sau chiến tranh được
Lê Minh Khuê quan tâm khai thác và thể hiện trong nhiều truyện” Theo anh, đó là
“nỗi cô đơn của những con người đã trải nghiệm thủ thách qua chiến tranh nay trở về đời sống thường nhật”, là “Những biến động theo chiều hướng tiêu cực của một số không it người vốn nghiêng về lỗi sống thực dụng ” Cũng trong bài viết này, Bùi Việt Thắng còn cho rằng: Lê Minh Khuê “24p trưng thể hiện những biến động theo chiều hướng tiêu cực ở một số người vốn nghiêng về lối sống thực dụng Ở đây tác giả đã men tới gần được quá trình tâm lí phức tạp của con người hôm nay và thể hiện nó trong những khoảnh khắc tiêu biểu, mặc đù cái nhìn của Lê Minh Khuê chưa thật mới mé” [93, tr.3] Bùi Việt Thắng còn đưa ra nhận xét về cách thể hiện của Lê Minh Khuê: “Đọc văn Lê Minh Khuê, chúng ta thấy khi viết, dường như chị tựa hẳn vào những ấn tượng, cảm giác Những ấn tượng này là mơ hỗ, nhiều khi khó hiểu, cứ bằng làng, thành thử câu văn gợi nhiều liên tưởng Lối viết này là do cách cảm nhận đời sống bằng trực giác ” Và về nhân vật của chị: “Nhân vật của Lê Minh Khuê - đặc biệt là nhân vật nữ - lúc nào cũng như đuổi bắt một cái gì đó không rõ ràng lúc nào
cũng thấp bất ổn ở chính mình và ở cuộc đời Và nếu nói “Văn là người” thì ở
phương diện này, tác giả tự biểu hiện mình rất rõ Đọc truyện ngắn Lê Minh Khuê thấy rõ, thực ra chị chỉ nói về mình, về những cảm xúc của mình trước cuộc sống ”
[93] Có thé nói tập truyện Một chiều xa thành phố thể hiện Lê Minh Khuê “đang ở thời kì nỗ lực rất cao để vượt lên những gì đã có”; nghĩa là khẳng định chị đã đạt
,
được những thành công nhất định và tỏ ra là một “ngòi búứ có sức bên”.
Trang 11Tập truyện ngắn Bi kịch nhỏ đã để lại tiếng vang lớn trong nền văn học nước
nhà Đã có nhiều bài viết, nhiều cách đánh giá không thống nhất, thậm chí trái chiều
nhau
Xu hướng thứ nhất tập trung phê phán Bi kịch nhó Đỗ Nguyên Chí chỉ ra
“những cái giả trong “Bi kịch nhỏ ”” Trần Thanh đặt dẫu hỏi lớn “““B¡ kịch nhỏ” hay
bi kịch lón?” Trung Nguyễn phê phán tập truyện này không hề úp mở ““¡ kịch nhỏ” là một tập truyện ngắn không trung thực” Dương Tùng còn lên án Bi kịch nhö trên tờ Tạp chí cộng sản Phan Cung Việt thì cho rằng ““B¡ kịch nhỏ” không mồ thì
tot hon” va Dau Thị Vĩnh thì xếp Bi kịch nhỏ vào một trong số “bảy cuốn sách tai
tiếng”
Gay gắt nhất trong số những ý kiến về Lê Minh Khuê và tập truyện ngắn này có
lẽ là bài viết của Đỗ Nguyên Chí và Trần Thanh trên Tạp chí Văn - Hội văn học nghệ thuật thành phố Hồ Chí Minh Đỗ Nguyên Chí viết: “4 cũng biết sự thật ở ngoài đời nhiều khi có ràng ràng ra đáy, để tránh tính khu biệt, khi đưa vô trang viết, nhà văn còn phải tính toán, dòm ngó chắn rồi mới đưa vô, huồng chỉ đây là những điều không thể có Và trong sáng tác văn học, chỉ cần vài chỉ tiết bị cương lên, kích lên qúa sự thật, người đọc sẽ lập tức phân vân hoài nghỉ” [21, tr.64] Còn Trần Thanh thì có nhận định chung về nội dung của cả tập truyện ngắn này: “Đọc qua chín truyện, cốt
truyện có khác, mức độ gay gắt có khác nhưng đều là bi kịch Suốt một thời gian dài
và trong phạm vì không gian rộng lớn, đằng sau và bên trong chữ nghĩa, nồi bật lên cách nhìn xuyên suốt, nhất quán của tác giả từ số phận cá nhân, gia đình đến toàn xã hội Qua từng trang sách, người đọc bị đè nặng trong bầu không khi oi bức, nặng nễ,
ghê sợ, mắt lòng tín với con người Cán bộ với nhân dân, tình cha con, vợ chong, bau
bạn, tình yêu đôi lứa, đều hiện lên hẳu hết qua các nhân vật đều gid, lừa lọc, độc
ác, thô bỉ, ngu dốt, tối tăm Trừ một vài cử chỉ nhỏ nhặt có thể gọi là tốt bụng của một
Trang 12vài nhân vật xuất hiện thoáng qua không đáng chủ ý, nói chung các nhân vật khác
đều là tội nhân hoặc nạn nhân sinh ra từ một đất nước chỉ toàn lưu lạc chiến tranh
dau khổ, cảnh địa ngục đến thể là cùng” [92, tr.66] Tập truyện Bi kịch nhỏ là kết quả của sự gán ghép tuỳ tiện, nếu không nói là xuyên tac, lộ liễu, diễn đạt hoàn toàn theo sự chủ quan, định kiến của mình Riêng truyện ngắn “Bi kịch nhỏ”, Trần Thanh cho rằng “Với đruyện ngắn này, tác giả viết ra từ lòng u uất, chất chứa những cay
đẳng, bất bình, chủ quan, một chiều, chỉ thấy màu xám, cái u tối, không hé cho người
đọc thấy được một mảng sáng nào dù le lói ở cuối đường” [92, tr.69] Nhìn chung
những ý kiến chê trách Lê Minh Khuê đều xuất phát từ góc độ xã hội học thô sơ trong
việc xem xét tác phẩm nghệ thuật
Xu hướng thứ hai nhìn nhận và đánh giá truyện ngắn Lê Minh Khuê với một thái độ bình tĩnh, khách quan Thuộc xu hướng này gồm các bài viết của Bảo Ninh,
Ngô Thị Kim Cúc, Bùi Việt Sĩ, Phạm Xuân Nguyên, Bùi Việt Thắng, Lê Đức Hạnh Theo Bui Viét Si thi ““Bi kich nhỏ” là một tập truyện gây một ấn tượng mạnh, chín
truyện ngắn — chín truyện khác nhau nhưng mang một nỗi buôn nghẹn ngào của tác giả trước nổi đau của thân phận con người Túc giả chỉ cô gắng khuôn mình vào một công việc là kế chuyện và nhà văn suy ngắm về những truyện xảy ra một cách bình tĩnh, như trò chuyện riêng với ai đó chứ không nói to cho nhiều người biết Không ôn
ào, không cho cái gì cũng to tát Với công việc là kề chuyện, tác giả đã đưa người đọc vào một thể giới bình thường mà hàng ngày ta đã gặp với biết bao số phận nhân vật”
Còn Bùi Việt Thắng thì nhận xét: “ “8i kịch nhỏ ” có thể là nghiệm một phép thứ của
Lê Minh Khuê trong truyện ngắn, dường như chị muốn nhập cuộc hơn, muốn uyễn chuyển và hiện đại hơn trong cách viết” [98] Phạm Xuân Nguyên cũng đồng tình với cách thể hiện của Lê Minh Khuê trong Bi kịch nhỏ, với quan niệm: “Quá khứ phải nhìn thẳng vào nó để nó không còn cơ hội lặp lại theo chiều hướng xấu, chiều hướng
Trang 13ác, để hiện tại thanh thản đi tới” “Văn học phản ảnh hiện thực thì hiện thực phản
ánh làm sao có thể cắt khúc biệt lập quá khứ và hiện tại, hôm qua và hôm nay” Phạm Xuân Nguyên khẳng định: “7ruyện ngắn ““Bi kịch nhỏ” của Lê Minh Khuê là một cỗ găng của chị, của thể loại truyện ngắn và của văn học hôm nay i tìm lại lịch sử qua
thân phận con người” [80] Nhà văn Bảo Ninh thì cho rằng: “Vấn đề không phải ở
xung đột, ở mâu thuẫn, ở bì kịch giữa các nhân vật trong truyện mà là bi kịch trong
lòng người đọc” Nhìn chung các ý kiến này đều thống nhất ghi nhận sự tìm tòi của
Lê Minh Khuê
Tất cả ồn ào rồi cũng qua, thời gian và bạn đọc đã trả lại cho tập truyện này giá trị đích thực Cho tới nay, người ta không thể phủ nhận được những thành công của
Lê Minh Khuê không chỉ trên phương diện tìm tòi, khám phá hiện thực mà còn trên
phương điện đổi mới cách thê hiện những tim tòi, khám phá đó
Những tập truyện ngắn gần đây như: Những dòng sông, buồi chiều, cơn mưa; Một mình qua đường cùng một số tập truyện ngắn đăng rải rác trên các báo và tạp chí khác không gây ồn ào như tập Bi kịch nhỏ; nhưng không vì thế mà bạn đọc không hào hứng tiếp nhận Giống như một người đàn bà vào độ tuổi bốn mươi, những trang
viết của Lê Minh Khuê đằm thắm hơn, tuy vẫn là chính mình Chị tiếp tục mô xẻ,
vạch trần sự tha hoá, xuống cấp, thậm chí mắt hết cả nhân tính của con người “Người
đọc cảm thấy nhự Lê Minh Khuê dang tran tro, vat lon tim kiếm một cách nhìn, cách
thể hiện mới” [41, tr.28] Lê Thị Đức Hạnh cũng khẳng định sự tìm tòi đó có mặt
thành công nhưng cũng có mặt còn hãng hụt Nhưng dù sao cũng đáng khích lệ, đem đến cho người đọc không chỉ sự ghê sợ đối với sự mục ruỗng, tha hoá của con người,
mà còn đem lại cho người đọc cơ sở để tin tưởng rằng “cuộc đời này vẫn còn có những nét đẹp nét trong ” [41, tr.28]
Trang 14Tập truyện ngắn được chú ý gần đây nhất của Lê Minh Khuê là Những ngôi sao, trái đất, dòng sông Tập truyện vừa đạt giải thưởng văn học quốc tế mang tên văn hào Hàn Quốc Byeong — Julee Thông báo của hội đồng giải thưởng viết : “Là một nhà văn nữ hàng đầu, Lê Minh Khuê ban đầu được biết đến bằng những tác phẩm viết về các cô gái trong cuộc chiến tranh giữ nước Tác phẩm thời hậu chiến của bà quan tâm đến hậu quả chiến tranh đối với đất nước mình, những vấn đề sau khi đất nước thống nhất, sự nghèo đói và tình trạng xói mòn văn hoá, tỉnh thần khi đất nước chuyển đổi sang một xã hội tiêu thụ Những vấn đề này được thể hiện bằng một văn phong đẹp, chua xót và trang nghiêm ”
Tìm hiểu dư luận xung quanh những tập truyện ngắn của Lê Minh Khuê, chúng tôi nhận thấy người đọc rất ngưỡng mộ Lê Minh Khuê của Những ngôi sao xa xôi,
Con sáo nhỏ của tôi, Cao điểm mùa hạ, nhưng lại “không chịu được” Lê Minh
Khuê của Bi kịch nhỏ, Đồng đô la vĩ đại, Làn nước dịu dàng, Trong một bài trả lời phỏng vấn trên báo ttvnonline.net, Lê Minh Khuê cũng đã từng nói về điều này:
“Khác chăng là cách chọn cốt truyện, đề tài Chữ nghĩa không khác nhau Cách nghĩ cũng vậy Chỉ có một người trẻ và một người tuổi xê xế Tuổi trẻ thì vui tươi, ngu đại Đứng tuổi rồi ai chẳng hoài nghỉ, tuyệt vọng Tôi thích cái phần hoài nghỉ trong tôi
Nó đúng với cuộc sống mà tôi đang trải ”
Lấy phong cách học là chìa khoá để khai phá vẻ đẹp của các tác phẩm văn
chương của Lê Minh Khuê không phải là van đề quá xa lạ đối với các nhà nghiên cứu
Trong bài viết bao quát sự nghiệp truyện ngắn Lê Minh Khuê từ những ngày đầu sáng
tác đến năm 1992, Lê Thị Đức Hạnh khẳng định: Lê Minh Khuê là “cây bú truyện
ngắn sung sức, là một cây bút nữ có nhiều đóng góp về truyện ngắn Từ hôn nhiên trong trẻo đến sắc sảo, nghiêm ngặi, chị luôn có một chất giọng riêng” [41, tr.2§]
Người viết cũng ghi nhận những tìm tòi nghệ thuật của Lê Minh Khuê ở thời điểm
Trang 15đầu những năm chín mươi: “Việc đổi mới bút pháp những năm gân đây là dấu hiệu
đáng mừng” Đây là những ý kiến hết sức quý giá, những nhận định xác đáng Tuy nhiên sự bao quát chủ yếu vẫn theo hướng điểm từng tập truyện Hơn nữa trong
khuôn khổ một bài báo ngắn, tác giả không có điều kiện đi sâu phân tích cụ thé, ti mi
những nhận định của mình
Đáng chú ý nữa là bài viết của Hồ Anh Thái: Lê Minh Khuê - Người đàn bà viễn thị Hồ Anh Thái nhận thấy người đàn bà ấy “nhiễu lúc như người bông bênh
trong một cõi riêng xa vắng và lơ đãng” [90, tr.445], viết văn tuy có những lúc khá
“47”, nhưng nhìn chung xuyên suốt từ đầu đến cuối tác phâm là chất giọng “điểm đạm, thấu hiểu và đây kiềm chế” [90, tr.449] Điều mà Lê Minh Khuê thường phản ánh trong tác phẩm của minh dù là trước hay sau 1975 là “tâm trạng xã hội qua
những thời kì khác nhau” [90, tr.436] Những tác phẩm viết đưới thời kì chống Mĩ
mang “cái nảo nức quên mình trong trẻo hỗn nhiên đến lạ kì trong những ước mơ” [90, tr.43] Nhưng sau này, cái náo nức đó đần nhường chỗ cho “#ỗi day trở thường xuyên của lương tâm trước sự sa sút của nhân tính, của lòng vị tha trước sự gia tăng của cái ác, cái đạo đức giả Người ta lắng thấy trong những tác phẩm dữ dội đó nỗi chua xót, nỗi đau, nỗi tiếc thương những giá trị đang bị xói mòn, đang dẫn mắt Lắng
kĩ hơn thì nghe được cả những ước ao không cất thành lời" [90, tr.438]
Nói tóm lại, khi nhận định về truyện ngắn Lê Minh Khuê có nhiều ý kiến khác
nhau, nhưng hầu hết đều nhất quán trên cơ sở khẳng định đây là một cây bút có “sức bên ”, “từ hỗn nhiên, trong sáng đến sắc sảo nghiêm ngặt ( ) luôn có một chất giọng riêng ( ) đi vào một số mặt trong đời sống, chủ ý nhiều đến đạo đức, nhân sinh, nhân tình thể thái Việc đổi mới bút pháp trong những năm gân đây là dấu hiệu đáng mừng Lê Minh Khuê là một cây bút đang sung sức ” [93, tr.28]
Trang 16Văn chương là một thế giới muôn màu, muôn vẻ Khai thác và tìm kiếm vẻ đẹp của văn chương là một việc làm chưa bao giờ có điểm dừng Về Lê Minh Khuê đã có không ít bài nghiên cứu, nhưng nghiên cứu truyện ngắn Lê Minh Khuê với tư cách là
một đối tượng của phong cách học một cách có hệ thống thì cho tới nay chưa có một
công trình nào Do đó chúng tôi mạnh dạn giải mã truyện ngắn Lê Minh Khuê dưới góc độ phong cách học
2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
2.1 Tiếp cận, lí giải truyện ngắn Lê Minh Khuê từ góc nhìn lí luận về phong
cách nghệ thuật
2.2.Từ đó nêu bật được những đóng góp nghệ thuật riêng của truyện ngắn Lê
Minh Khuê đối với sự phất triển của văn học hiện đại Việt Nam
3 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
3.1 Luận văn trình bảy những vấn đề lý thuyết về phong cách nghệ thuật, tìm hiểu cơ sở hình thành và các biêu hiện chủ yếu trong phong cách nghệ thuật của nhà
văn
3.2 Chí ra những đặc sắc trong phong cách truyện ngắn của Lê Minh Khuê, vị trí của nhà văn trong bức tranh văn học đương đại so với một số tác giả khác cùng thời
4 ĐÓI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn sẽ hướng trọng tâm vào tìm hiểu bút pháp của hầu hết truyện ngắn Lê Minh Khuê qua những phương diện chủ yếu như: các kiểu lựa chọn đề tài, đặc trưng nhân vật, cốt truyện và kết cấu, ngôn ngữ và giọng điệu Các vấn đề quan niệm nghệ thuật và quá trình sáng tác của nhà văn cũng được đề cập tới ở mức độ nhất định, phục vụ cho việc soi sáng bút pháp của nhà văn
Trang 174.2 Phạm vi nghiên cứu
Luận án khảo sát toàn bộ truyện ngắn của nhà văn Lê Minh khuê đã được tập
hợp trong các tập Cao điểm mùa hạ (1978), Đoạn kết (1981), Một chiều xa thành
phố (1987), Bi kịch nhỏ (1993), Trong làn gió heo may (1999), Lê Minh Khuê truyện ngắn (2000), The Stars, The Earth, The River (Những ngôi sao, trái đắt,
dòng sông), và một số truyện ngắn đăng rải rác trên các báo và tạp chí Ngoài ra các
bài trả lời phỏng vấn của tác giả, tư liệu báo chí bỗ trợ cũng được chúng tôi lưu ý xem
xét
Vì nhiệm vụ của luận án là tìm hiểu phong cách nghệ thuật của truyện ngắn Lê
Minh Khuê, vì vậy, những tài liệu lý luận về phong cách học liên quan đến đề tài cũng được quan tâm khai thác Chúng tôi cũng khảo sát thêm một vài tác phâm của những nhà văn Việt Nam cùng thời dé so sánh và đối chiếu
5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Căn cứ vào đối tượng nghiên cứu đã được xác định, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau: Phương pháp câu trúc — hệ thông, phương pháp thống kê
— phân loại, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp lịch sử,
6 GIA THUYET KHOA HỌC
6.1 Có được những kết luận khoa học về phong cách nghệ thuật trong sáng tác của Lê Minh Khuê, tiếp tục mở rộng con đường đi vào thế giới nghệ thuật của tác giả 6.2 Đóng góp một tài liệu học tập, nghiên cứu về Lê Minh Khuê và phong cách
nghệ thuật trong văn học Việt Nam đương đại.
Trang 18NOI DUNG CHUONG 1
KHÁI NIEM VE PHONG CACH VA NHUNG TIEN DE HINH THÀNH
PHONG CACH NGHE THUAT LE MINH KHUE
1.1 Khai niém phong cach
Từ “phong cách” xuất hiện cách đây hơn 2000 năm, từ thời Hi Lạp cổ đại Theo nghiên cứu của L.I Timôphêep: xưa kia, người Hi Lạp dùng từ “Stylos” để chỉ cái que có hai đầu, đầu nhọn dùng để viết, đầu tù dùng để xoá trên một tắm bảng nhỏ có
xoa Sáp; đến người Pháp dùng chữ “Style” nhưng ban đầu có nghĩa là nét chữ, sau dần
dần có nghĩa là bút pháp với những đặc điểm ngôn ngữ và thể văn; cuối cùng mới có nghĩa là phong cách
Ngày nay, từ “phong cách” được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực với
nhiều cách hiểu khác nhau Có ba cách hiểu phổ biến:
Trước hết, trong đời sống sinh hoạt hàng ngày phong cách là “uhững lối, những
cung cách sinh hoạt làm việc, hoạt động, xử sự tạo nên cải riêng của một người hay
một loại người nào đó” [L12], ví như phong cách lãnh đạo, phong cách sông giản di
Nhìn từ góc độ ngôn ngữ học, phong cách là “dạng của ngôn ngữ sử dụng trong những yêu cầu chức năng điển hình nào đó, khác với những dạng khác về đặc điểm từ vựng, ngữ pháp, ngữ âm” [112], chăng hạn phong cách ngôn ngữ khoa học, phong cách ngôn ngữ chính luận,
Phong cách từ bình diện lí luận phê bình văn học nghệ thuật, đó lại là “những đặc điểm có tính chất hệ thống về tư tưởng và nghệ thuật, biểu hiện trong sáng tác của
một nghệ sỹ hay trong các sáng tác nói chung thuộc cùng một thể loại” [112]
Trang 19Như vậy, trong tư duy nghiên cứu cần phân biệt rõ ba phạm trù phong cách: phong cách trong sinh hoạt hàng ngày, phong cách ngôn ngữ và phong cách nghệ
thuật
Trong giới phê bình lí luậnvăn học, hiện đang ton tại một số lượng rất lớn
những quan niệm, định nghĩa khác nhau về phong cách Nói như Viện sĩ M.B Khrapchencô thì “những định nghĩa này xoè ra như cái quạt giữa sự thừa nhận phong
cách là một phạm trù lịch sử thẩm mĩ rộng nhất, bao quát và sự nhìn nhận nó như
những đặc điểm của những tác phẩm văn học riêng l¿° [50, tr.258]
Trong phạm vi luận văn này chúng tôi không có điều kiện để trình bày tất cả
các quan niệm, định nghĩa về phong cách nghệ thuật nhà văn mà chỉ có thể dẫn ra một
vài quan niệm tiêu biểu, lấy đó làm cơ sở để đi đến một quan niệm đúng đắn hơn cả
về phong cách nghệ thuật
1.1.1 Ở nước ngoài
Theo tổng kết của Viện sĩ M.B Khrapchencô trong công trình Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển cúa văn học, những định nghĩa khác nhau về phong cách có thể chia làm bốn nhóm chính (tương ứng với bốn góc độ nhìn nhận
khác nhau)
Trước hết, xem xét phong cách theo nghĩa rộng nhất, đặt phong cách trong mối quan hệ với phương pháp, thế giới quan, cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ, một số nhà nghiên cứu đã có những quan niệm về phong cách rất đáng chú ý
Trong một công trình nghiên cứu của mình, ĐÐ.Likhachev cho rằng: “»hong
cách nghệ thuật kết hợp trong bản thân nó sự cảm thụ chung về hiện thực vốn có ở
nhà văn và phương pháp nghệ thuật được quy định bởi những nhiệm vụ mà nhà văn đặt ra cho mình Với ý nghĩa đó, khái niệm phong cách có thể được áp dụng vào
Trang 20những loại nghệ thuật khác nhau và giữa chúng có thể có những sự tương ứng đồng loạ?” [50, tr.258]
Ar.Grigôrian cũng có ý kiến tương tự: “phong cách không thể vô can với phương pháp, với thế giới quan, với bút pháp, với cá nhân người nghệ sĩ với cách hiểu của nghệ sĩ về thời đại với vẻ đặc thù dân tộc trong sáng tác của anh ta Phong cách là sự thông nhất cao nhất của tất cả những phạm trù đó” [50, tr.258]
Hai quan niệm trên về phong cách mang nghĩa khái quát cao trong mọi loại hình nghệ thuật, tuy thế lại có chỗ rõ ràng Ví như Ar.Grigôrian phát hiện ra sự thống nhất của phong cách và phương pháp, thế giới quan nghệ sĩ nhưng không chỉ ra được những đặc trưng của phong cách Mặt khác, ông mới chỉ thấy phong cách nổi bật ứng với mỗi nhà văn mà chưa thấy phong cách của nhà văn đó thể hiện qua từng nhóm tác phẩm
Nhiều nhà nghiên cứu thiên về việc lí giải phong cách theo kiểu ngôn ngữ học Chăng hạn, theo ý kiến của V.Turbin: “Phong cách là ngôn từ được xét trong mỗi quan hệ của nó với hình tượng, đó là tác động qua lại thường xuyên giữa những khdi niệm và ý nghĩa nảy sinh trong ngôn từ vốn đặt vào một văn cảnh nghệ thuật [50, tr.259]
V Jirmunski cũng khăng định: “Phong cách nghệ thuật của mỗi nhà văn là sự biểu hiện thế giới quan của anh ta Thế giới quan đó được thể hiện trong các hình tượng bằng các phương tiện ngôn ngữ Bởi vậy không thể nghiên cứu phong cách
nghệ thuật cá nhân của nhà văn trong tính mục đích chức năng của nó và tách rời nội
dụng — tư tưởng của tác phẩm” [50, tr.260]
Hạn chế của cách hiểu này là xem phong cách như một hiện tượng chủ yếu có tính chất ngôn ngữ, dẫn đến việc đồng nhất giữa phong cách nghệ thuật với phong cách ngôn ngữ Theo đó, người ta chỉ thấy phương điện ngôn ngữ mà không thấy
Trang 21duoc đối tượng của sự miêu tả nghệ thuật cũng như vai trò và sự phối hợp của các
biện pháp nghệ thuật trong việc tác động vào các giác quan của con người
Việc nghiên cứu phong cách trong sự thống nhất chỉnh thể nghệ thuật của nhà văn cũng được chú ý nhiều hơn
V Kôvalev nhận định rằng: “Phong cách, đó là sự thống nhất chỉnh thể của
nhà văn đó là liên hệ qua lại giữa mhững yếu tổ trong hệ thống nghệ thuật của nhà văn, là những quy định lẫn nhau của những yếu tố đó” [50, tr.260]
Quan niệm trên thừa nhận phong cách là sự độc đáo ở cả hai mặt nội dung và
hình thức tác phẩm Đáng tiếc là hai nhà nghiên cứu vẫn chưa nói được công lao sáng tạo của người nghệ sĩ trong việc sáng tạo những thủ pháp thu hút và thuyết phục độc giả Người ta sẽ dễ đánh đồng giữa phong cách có tiềm năng sáng tạo lớn với phong cách có tiềm năng sáng tạo nhỏ Đây là điều khó chấp nhận trong phê bình và nghiên
cứu văn học
Khác với những quan niệm trên về hiện tượng phong cách, V Đneprôv, Ya Elxberg và nhiều nhà nghiên cứu khác lại coi phong cách như là hình thức toàn vẹn có tính nội dung
V Đneprôv nhận xét: “Phong cách là mdi liên hệ của những hình thức, mối liên
hệ đó bộc lộ thống nhất của nội dung nghệ thuật” [50, tr.261]
Phát triển ý kiến của V Đneprôv, Ya Elxberg nhấn mạnh “phong cách biểu
hiện sự toàn vẹn của hình thức có tính nội dung được hình thành trong sự phát triển,
trong tác động qua lại và trong sự tổng hợp các yếu tổ của hình thức nghệ thuật dưới ảnh hưởng của đối tượng và nội dung tác phẩm, của thế giới quan của nhà văn và của phương pháp của anh ta vốn thông nhất với thế giới quan Phong cách- đó là sự
thống trị của hình thức nghệ thuật" [50, tr.26 L].
Trang 22Như vậy, quan niệm trên của hai nhà nghiên cứu quá nhấn mạnh vai trò của
hình thức, dẫn đến việc vi phạm nguyên tắc về mối quan hệ giữa nội dung và hình
thức của triết học duy vật biện chứng Hơn nữa, quan niệm này chưa bao hàm được
chất lượng thể hiện phong cách Bởi lẽ, các yếu tổ tạo thành hình thức tác phẩm chỉ là
hình thức của một tác phẩm riêng biệt trong khi phong cách là hiện tượng bao trùm lên toàn bộ các tác phâm nghệ thuật
Trên đây là một số quan niệm về phong cách (dẫn theo M.B.Khrapchencô) Điều dễ nhận thấy là tất cả những quan niệm đó đều có những hạn chế đáng kể Vi vậy, đương nhiên một quan niệm đúng đắn hơn cả về phong cách phải khắc phục được tất cả những hạn chế đó và lý giải được một cách xác đáng những đặc trưng của phong cách
M B Khrapchencô trong công trình nổi tiếng của mình (đã dẫn ở trên) đưa ra một định nghĩa mới về phong cách Đây là một định nghĩa đã được đông đảo các nhà nghiên cứu ủng hộ và công nhận: “Phong cách cân phải được định nghĩa như phương thức biểu hiện cách chiếm lĩnh hình tượng đối với cuộc sống như phương thức thuyết
phục và thu hút độc giả ” [50, tr.279]
Để hiểu quan niệm trên của M B Khrapchencô chúng ta cần phải xem xét ba van dé quan trong:
- Nhiing yéu té tạo thành hình thức của tác phẩm
- Những nhân tố quy định phong cách
- Những yếu tổ biêu hiện phong cách
Có ba yếu tố cơ bản tạo thành hình thức tác phẩm, đó là: kết cấu - cốt
truyện, các biện pháp nghệ thuật thể hiện hình tượng, lời nói nghệ thuật Sự kết hợp
chặt chẽ giữa ba yếu tố trên sẽ tạo nên một sức mạnh tổng hợp: vừa khám phá, vừa
đánh giá được một phạm vi đời sống Nói cách khác, hình thức nghệ thuật hoàn thiện
Trang 23phải là hình thức thể hện vừa rõ, vừa đủ nội dung, biến tác phẩm thành chỉnh thé
thống nhất, sinh động Như vậy, chỉ có hình thức ở một tác phẩm, còn phong cách là hiện tượng rộng hơn, bao trùm cả nhóm tác phẩm Bản thân các yếu tố tạo thành hình thức của tác phẩm không phải là phong cách
M B Khrapchencô đã chỉ rõ những nhân tố quy định phong cách như sau:
1- Những đặc điểm của cá tính sáng tạo
2- Sự phát triển về mặt sáng tác của người nghệ sĩ
3- Cùng với thế giới quan của người nghệ sĩ là tính chất của bản thân đối tượng sáng tác, vẻ đặc thù của những xung đột xã hội
4- Sự định hướng bên trong của nhà văn nhằm vào nhóm độc giả
5- Sự hình thành tính hoàn chỉnh bên trong của tác phâm
M B Khrapchencô cũng cho rằng có bảy yếu tố biểu hiện phong cách là: 1- Phong cách, một kiêu máy phát năng lượng nghệ thuật riêng
2- Tính cấu trúc của một kiểu sinh thể nghệ thuật
3- Hệ thống giọng điệu - kết quả của sự biểu hiện nghệ thuật đặc trưng
4- Không gian thời gian và kiểu kết hợp không gian - thời gian mang
màu sắc riêng
5- Tính chất nhiều chức năng của ngôn ngữ nghệ thuật
6- Phong cách là sự lĩnh hội riêng — lĩnh hội cách tân đối với thế giới
7- Phong cách - kiểu sáng tạo riêng đem lại màu sắc mới cho thể văn Theo đây có thể thấy: những nhân tố quy định phong cách chỉ đóng vai trò là tác nhân trực tiếp đẫn đến sự hình thành phong cách chứ không phải là bản thân phong cách; những yếu tổ biểu hiện phong cách mới chính là những dấu hiệu của bản thân phong cách Vì vậy, khi tìm hiểu vấn đề phong cách, chúng ta phải phân biệt rõ hai phương diện này
Trang 24Trở lại với định nghĩa của M B Khrapchencô, tác giả luận văn chú ý những cụm từ “phương thức biểu hiện cách chiếm lĩnh hình tượng”, “phương thức thuyết phục và thuyết phục độc giả”, coi đây là chìa khoá để tìm hiểu quan niệm về phong cách của Viện sĩ M B Khrapchencô
Trên thực tế mỗi nhà văn có tài đều đi tìm những phương thức, những biện pháp nghệ thuật cho phép họ tổ chức, sắp xếp, sáng tạo nên hình tượng nghệ thuật lôi
cuốn, hấp dẫn độc giả Nhưng cụ thể, cái gì là sự biểu hiện “phương thức thuyết phục
và thu hút” ấy? Cách lí giải hợp lí hơn cả, theo M B Khrapchencô: “Phong cách thuyết phục bằng cách thể hiện những đặc tỉnh của sự vật; của những quá trình hiện
thực, của những tính cách con người” [50, tr.279] Điều đó có nghĩa là chúng ta cần
quan tâm xem xét ba vấn đề
- Thứ nhất, quan tâm xem nhà văn thích thú khai thác mặt thâm mĩ nào của sự
vật (cái bị, cái hùng, cái đẹp, cái hài, cái xấu)
- Thứ hai, xem xét quá trình diễn biến cũng như sự biến đổi của hiện thực và
tác động lên nó
Thứ ba, xem xét quá trình xây dựng những tính cách, những cá tính độc đáo
Muốn vậy, chúng ta phải phát hiện và nhận diện được những thủ pháp nghệ
thuật mà nhà văn sử dụng Từ cách hiểu về “phương thức thuyết phục” như trên, có
thể khẳng định: cái “/ôi cuốn” của một phong cách không phải là sự “øwa vui” giản
đơn, không phải là mốt, sự trang điểm bên ngoài nào đó đối với thực chất của nó, mà
là phẩm chất của tác phẩm ấy, phong cách ấy Mặt khác sự thống nhất giữa hai mặt
“sự biểu hiện” và “sự thuyết phục” không phải là một đại lượng tự động nảy sinh mà
là một thành quả sáng tạo, là thước đo của tính nghệ thuật chân chính trong tác phẩm
văn học.
Trang 25Xét đến cùng, phong cách chính là những thủ pháp nghệ thuật được dùng theo cách riêng của mỗi nhà văn, nhằm tạo ra hiệu quá phát hiện những quá trình hiện
thực, phát hiện những đặc tính của sự vật Định nghĩa của M B Khrapchencô về
phong cách là hoàn toàn xác đáng
Hoài Thanh mới chỉ nhận ra được nét độc đáo về nội dung,chưa thực sự chú ý đến
những cách tân hình thức của các nhà Thơ mới Mặt khác tác giả của Thi nhân Việt Nam cũng chưa đưa ra một định nghĩa hay một quan niệm nào về phong cách
Phải đến nửa sau thé ki XX, viéc bản luận về phong cách nghệ thuật mới bắt
đầu sôi nổi Trong một số cuốn sách như Từ điển văn học, Từ điển thuật ngữ văn học, giáo trình Lý luận văn học dùng trong các trường Đại học tông hợp và Đại học
sư phạm do Hà Minh Đức, Phương Lựu, Nguyễn Văn Hạnh chủ biên đã đưa ra các
khái niệm cơ bản nhất về phong cách Trong các công trình cụ thể như Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều của Phan Ngọc, Nhà văn — tư tướng và
phong cách của Nguyễn Đăng Mạnh, Con mắt thơ của Đỗ Lai Thuý Khi đề cập
tới khái niệm này, các tác giả cũng đề xuất vấn đề dưới hình thức những cách hiểu
Trang 26khác nhau về phong cách của mình Chúng tôi xin dẫn ra đây một số quan niệm tiêu
biểu mang tính đại diện
Theo giáo trình Lý luận văn học, phong cách được hiểu “Là chỗ độc đáo về tư tưởng cũng như nghệ thuật, phẩm chất thẩm mĩ thể hiện trong sáng tác của những
nha van uu tu” [73, tr.26]
Giáo sư Phan Ngọc khi tìm hiểu về phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều
cũng đã đưa ra quan niệm của mình: “Phong cách là một cầu trúc hữu cơ của tất cả
các kiểu lựa chọn tiêu biểu, hình thành một cách lịch sử, và chứa đựng một giá trị lịch sử có thể cho phép ta nhận diện một thời đại, một thể loại, một tác phẩm, hay một
tác giả”
Cả hai quan niệm trên đều có một điểm chung đó là xem xét phong cách trong
sự thống nhất hữu cơ giữa nội dung và nghệ thuật Trong cách hiểu thứ nhất, phong
cách đã được tiếp cận tới bề sâu bản chất của nó, ở tính độc đáo và phẩm chất thâm
mĩ cần có Tuy vậy, phong cách được biểu hiện cụ thể ở những yếu tố nào thì tác giá của quan niệm này lại chưa chỉ ra Đến định nghĩa của GS Phan Ngọc, chúng ta thấy ông đã xác định được tính cấu trúc - một đặc trưng quan trọng của phong cách, Nhưng
đó chỉ là một trong số những đặc trưng cơ bản của phong cách mà M B Khrapchencô
đã nêu ra trước đó Hơn nữa cách hiểu về phong cách của GS Phan Ngọc nghiêng về
ngôn ngữ học và văn hoá, do đó việc vận dụng trong phân tích, phê bình văn học
không hề dễ dàng
Trong khi bàn về phong cách của các nhà văn Việt Nam hiện đại, GS Nguyễn
Đăng Mạnh nhân mạnh: “7ô; hiểu phong cách nghệ thuật là một khái niệm thuộc
phạm trù thẩm mĩ Phong cách là một chỉnh thể nghệ thuật Phong cách bao gầm
những đặc điểm độc đáo của các tác phẩm của một nhà văn từ nội dung đến hình
thức Trong qua trình sáng tác của nhà văn, phong cách nghệ thuật của ông ta luôn
Trang 27luôn chuyển từ tác phẩm này đến tác phẩm khác Phong cách một khi đã định hình
thì thường có tính bền vững” [79, tr.8]
GS Nguyễn Đăng Mạnh đã đưa ra một quan niệm chung và dễ được thừa nhận hơn hơn khi ông khẳng định phong cách là sự độc đáo từ nội dung đến hình thức qua
hàng loạt tác phẩm của một tác giả nhất định Hơn nữa, GS đã chỉ ra được các nhân
tố quy định phong cách đó là “uyên thống gia đình, hoàn cảnh sống, môi trường
thiên nhiên, môi trường văn hoá, thói quen suy nghĩ, cảm xúc, cải tạng riêng cua nha văn ” [79, tr.9] Tuy vậy, nhà nghiên cứu vẫn chưa bàn cụ thể về các yếu tố biểu hiện phong cách, tiêu chí xác định và nhận biết phong cách nghệ thuật
Tóm lại qua việc tìm hiểu và phân tích một vài quan niệm tiêu biểu về phong
cách nghệ thuật nhà văn, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau:
1 Trước hết, việc nghiên cứu về phong cách đã đạt được nhiều thành tựu đáng
kể và ngày càng có nhiều định nghĩa tiếp cận gần hơn đến bản chất của phong cách
2 Giữa sự phong phú của hệ thống định nghĩa về phong cách, chúng tôi nhận thấy định nghĩa của Viện sĩ M B Khrapchencô là thoả đáng hon ca Vi thé trong luận văn này chúng tôi thừa nhận và đi theo hướng nghiên cứu của M B Khrapchencô về phong cách nghệ thuật của nhà văn
1.2 Những tiền đề tạo nên phong cách Lê Minh Khuê
Cái gì làm nên phong cách một nhà văn? Đây là câu hỏi rất hóc búa và không
thể trả lời bằng một vài nhận xét Có điều khó có ai có thể phủ nhận các yếu tố về khí
chất bẩm sinh, thực tế sống và quan niệm nghệ thuật Về khí chất bẩm sinh thì chúng
ta không thể bản, Song về thực tế sống, hoạt động xã hội và quan niệm nghệ thuật của nhà văn thì ta có thể theo dõi và nhận xét
1.2.1 Quá trình hoạt động xã hội và sáng tác
Trang 28Lê Minh Khuê sinh năm 1949 ở Thanh Hoá, thuộc thế hệ những nhà văn bắt
đầu sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ Nếu nói về quê hương bản quán thì
có lẽ quê của nhà văn quá rộng lớn, vì nó kéo dài suốt từ xứ Huế đến tận miền Kinh
Bắc Ông nội của chị sinh ra ở huyện Tĩnh Gia, Thanh Hoá, vào làm việc ở Huế và
lay vo tai đây Ông ngoại là người Hà Đông vào xứ Thanh lập nghiệp và lẫy vợ tận
vùng Kinh Bắc Tuổi thơ của Lê Minh Khuê trôi qua lặng lẽ ở quê nội (Thanh Hoá),
nhưng thi thoảng nhà văn cũng có địp vào tận Huế hay ra Hà Đông thăm họ hàng Những chuyến đi xa như vậy đã gieo vào tâm hồn thơ trẻ giàu trí trởng tưởng của chị một nỗi khát khao khôn nguôi về hạnh phúc bình đị Vì thế qua những trang viết của chị người đọc không thấy những cảnh giết chóc man rợ của chiến tranh mà chỉ thấy
nỗi đau xót lặng lẽ, khát vọng tươi sáng bị cắt dang dở và vượt lên trên tất cả là cái
nhìn đầy nhân ái về số phận con người
- Giai đoạn chiến tranh (Trước 1973)
Năm 1971, Lê Minh Khuê tham gia thanh niên xung phong nơi tuyến lửa và ở đây chị bắt đầu sáng tác Người đọc có cảm giác chị sinh ra là để viết văn, là nhà văn ngay từ khi xuất hiện Truyện ngắn đầu tay Nơi bắt đầu bức tranh in báo Văn Nghệ
năm 1971, kí tên Vũ Thị Miền đã tỏ ra là một cây bút rất chuyên nghiệp Nhiều truyện
ngắn tiếp sau cũng thế: Những ngôi sao xa xôi, Cao điểm mùa hạ, Ngôi nhà bên kia đồi, Một chiều xa thành phố, Đoạn kết, Bình minh biễn, mặc dù vẫn trong dòng chủ lưu của văn chương thời đó, nghĩa là tập trung mô ta về cuộc chiến theo chủ nghĩa anh hùng cách mạng song mỗi tác phâm của chị đều có sức cuốn hút và thể hiện một cách “rất đắng cấp” Và như cố nghệ sĩ ưu tú Vũ Hà, người từng chuyển thể những tác phẩm của Lê Minh Khuê thành kịch bán truyền thanh phát trên Đài THVN nhận xét: “Những câu chuyện kế về những cô gái thanh niên xung phong, những người con gái chưa một lần yêu nhưng trái tim nhiệt huyết với một lý tưởng cao đẹp,
Trang 29dâng hiến tuổi thanh xuân đẹp nhất cho đất nước với bao nỗi niềm thầm kín Nhưng ngời lên vẫn là tình yêu cuộc sống, khát khao những giây phút bình yên Cảm động vô
cùng ĐỌC cứ rưng rưng ”
Khi nói về Những ngôi sao xa xôi, một trong những tác phẩm tiêu biểu đầu
tiên trong sự nghiệp cầm bút, nhà văn tâm sự: “Ngày đó tôi là phóng viên báo Tiển
Phong, đã từng di đến rất nhiều các chiến trường đề viết báo Năm 1971 tôi cùng một bình chủng làm đường đến đèo Côlanhíp và đã ở lại một đêm trong hang đá cùng một tiểu đội công binh Họ cũng là những người trẻ, hầu hết là học sinh trung học, những sinh vién di tham gia kháng chiến Sống cùng nhau, cùng tuổi, cùng lý tưởng như nhau trong một hoàn cảnh vô cùng ác liệt nên dễ dàng hiểu và chia sẻ cho nhau Trong tâm hôn những cô gái thanh niên xung phong, quê nhà bao giờ cũng hiện lên kì diệu Và bởi vẻ đẹp kì diệu đó mà họ sẵn sàng hy sinh Đó cũng chính là ý tưởng lớn
nhất mà tôi muốn gửi gắm qua truyện ngắn này
Trong tác phẩm, cảm xúc về chiến tranh và Hà Nội đều rất thật dù câu chuyện
không hoàn toàn là sự thật Tên tác phẩm là một câu nói của một nhân vật và cũng là
một cải gì đó xa xôi hư ảo
Thời đại của chúng tôi, mọi thứ cứ mông lung nhưng trong sang Có lẽ trong thời đại bây giờ khó có được những điều đó Dường như mọi thứ giờ đây rõ ràng quá làm cho con người mắt di sự bí ẩn về nhau Mấy chục năm đã trôi qua, dù giờ đây đất nước đã hoà bình và cũng chẳng ai mong đất nước gặp chiến tranh ,nhưng với tôi, tôi thực sự hạnh phúc vì đã được sống một thời tuổi trẻ với những người lính, với những điều mông lung đây bí ẩn có một điều khá lạ lùng mà chính tôi đã cảm nhận trong thời gian tôi ở chiến trường Đó là giữa bom đạn như vậy, giữa rừng núi bạt ngàn như vậy con người lại cảm thấy rất được tự do Sau này khi đi thực tẾ gặp gỡ các cô gái thanh niên xung phong tôi mới hiểu ra rằng khi con người được lao động, được
Trang 30sống và được hy sinh cho cái lý tưởng lớn lao trong tam hon minh thi con người đó sẽ cảm thấy rất tự do vui vẻ Nhân vật trong câu chuyện quả thật rất thảnh thơi và vô tư
lự nữa Họ có l) tưởng bảo vệ cuộc sống bình yên của đất nước và đang hàng ngày hàng giờ thực hiện lý trỏng đó Thể cho nên trong những giây phút nghỉ ngơi họ sống hoàn toàn thoái mái, bom đạn không thể làm nguôi đi niềm vui sống trong tâm hôn họ”
Có thể nói phần lớn các tác phẩm của Lê Minh Khuê viết trong thời kì chiến
tranh chống Mĩ đều mang âm hưởng ngợi ca, hiện thực được nhìn nhận theo chiều
hướng lạc quan Có thê đễ dàng lý giải điều đó, trong hoàn cảnh chiến tranh, dé cổ vũ, động viên tinh thần chiến đấu người ta phải cất cao lời ca tiếng hát; cảm hứng ngợi ca trở thành nguồn chảy bắt diệt trong huyết quản mỗi người cầm bút Vì thế, tuy mỗi truyện ngắn là một thế giới nghệ thuật song người ta đễ dàng nhận ra âm hưởng chung của nhiều truyện; điều này không chỉ ở trong những sáng tác đầu tay của Lê Minh Khuê mà còn thấy trong nhiều sáng tác của những nhà văn khác như Nguyễn Minh
Châu, Chu Lai, Bảo Ninh
- Giai đoạn hậu chiến (sau 1975)
Ngay từ sau giải phóng, Lê Minh Khuê đã nhìn thấy những xói mòn trong đời sống tỉnh thần của từng cá nhân khi đất nước chuyên sang một xã hội tiêu thụ, khi mà
À «
người ta bớt nghĩ về “cái ta” để sống cho “cái tôi” nhiều hơn Những vấn dé này được thé hiện bằng một “văn phong đẹp, chua xót và trang nghiêm” Truyện ngắn Biển mịt
mờ của Lê Minh Khuê mở đầu như thế này: “ Một lớp học ở thành phố biển Thời đó,
những năm đâu tắm mươi của thế kỉ trước ăn chẳng có gì Buổi sáng, những đứa trẻ gây vêu đến trường mua một cái bánh rán hai hào ăn do con lệ Hai bên, cách đó chưa lâu đã từng dập dìu bóng dáng viễn chỉnh linh Mĩ cao kều khoác tay cave thấp
bé người Việt bản xứ mặc rốp, mặc mini loè xoè bên đùi da nâu Đời sông sảng
Trang 31choang déla Mĩ đồ vào làm người ta twéng rang doi ctr thé êm ru, biết đâu mọi thứ đồ cái rụp Như làm bằng bìa giấy Như xây bằng cát cái đô thị nền màu Giờ đây mọi thứ vắng hoe, vắng hoất “Với giọng kê trầm buồn, nhà văn đề cập tới những số phận con người sống lay lat ở cái phố biển đó Chiến tranh đã để lại bao nỗi xót xa của chia ly, của dằng xé, của những vật vã trong cuộc mưu sinh Truyện ngắn Xe Camry 3 chấm nói về thân phận bọn trẻ như thằng Tuyền, con Cát ở một làng quê có cái tên lạ hoặc là làng Ngăng Làng Ngắng một thời êm đềm nay bỗng xáo lộn tất thay
vì dân phái nhường đất cho tính mở một khu du lịch tắm nước nóng, đồng thời mở
một nhà máy nước khoáng đóng chai xuất khẩu Phố xá ồn như xứ sở ở đâu chứ
không phải nơi thằng Tuyền quen biết Ngay con Cát bạn thân từ thuở nhỏ cũng bỗng dưng thay đổi đến bất ngờ, ăn mặc hở hang, hàng ngày ngồi sau gã đàn ông trên cái
xe Camry 3 chấm bóng lộn diễu quanh làng, miệng sặc mùi rượu đắt tiền “Những toà
nhà giờ đây uy nghỉ như muốn chọc vào mây Lốc nhốc trên các ô của kia những con người sang trọng đi xe nhiều chấm muốn làm gì cũng xong vì tiền lót đường vô thiên hing Manh ddt hẻo lánh của làng nó cũng bắt chợt rơi vào vòng tỉnh toản sắc như dao của cái nệm mút mà gã có chiếc xe Camry 3 chấm vẫn sài chỉ cần cái váy lướt qua, vườn cây của Tuyển đi tong Tuyên không thể ngôi nhìn mâm cây và giờ bơ vơ phố xá thấy mình bé bằng hạt bụi Cái quý giá nhất của nó cũng đang bị đưa ra làm vật thế chấp ” Không thê, nhưng biết làm sao trước sự đổi thay của xã hội và con người
Những truyện Biến mit mờ, Xe Camry 3 chấm như chúng tôi vừa dẫn dường như là hiện thực “chua xót” mà Lê Minh Khuê phản ánh trong những sáng tác của chị Giọng văn “đẹp và trang nghiêm” khiến độc giả không thể không suy ngẫm, trái tim không ngủ yên
Trang 32Những tác phẩm của Lê Minh Khuê sau chiến tranh “khi cham đến và mổ xẻ sự suy thoái về tỉnh thần ngày càng trở nên quyết liệt, thậm chí rùng rợn Cơn mưa cuốỗi mùa, Anh lính TonyD Bi kịch nhỏ, Cuộc chơi, Đồng đôla vĩ đại, Người ta nhìn thấy trong ấy sự cảnh báo gay gắt về một thực trạng xã hội, sự thương xót cho những
số phận người luấẫn quần làm nô lệ cho dục vọng của mình, và sự ước mơ mang tính không tưởng trở về một thời khốc liệt mà cũng rất lãng mạn Nhiều người đọc tâm đắc với mảng truyện này của Lê Minh Khuê, đông thời cũng rất ngạc nhiên Phương pháp tiếp cận đời sống và khả năng xử lý hiện thực nào, khả năng hư cấu nào, Trí tưởng tượng nào khiến một người đàn bà thu) mị, bao giờ cũng nghĩ tốt về mọi người lại có thể trở nên sắc sảo và dữ dội đến thể trong văn chương?” (Hồ Anh Thái)
Và mới đây chị vinh dự là nhà văn đầu tiên đoạt giải thưởng văn học Quốc tế
mang tên văn hào Hàn Quốc Bycong-zu Lee lần thứ nhất (thang 4/2008) voi tap truyện ngắn: The stars, The Earth, The River (Những ngôi sao, trái đất, dòng
sông) Thông báo của hội đồng giải thưởng ngày 7/3/2008 viết: “Là một nhà văn nữ
hàng đầu, Lê Minh Khuê ban đầu được biết đến bằng những tác phẩm viết về các cô gái tham chiến trong cuộc chiến tranh giữ nước Tác phẩm thời hậu chiến của bà quan tâm đến hậu quả chiến tranh đối với đất nước mình, những vẫn đề sau khi thống nhất đất nước, sự nghèo đói và tình trạng xói mòn văn hoá và tỉnh thần khi đất nước
chuyển sang một xã hội tiêu thụ Những van dé nay duoc thé hién bang mot van
phong đẹp, chua xót và trang nghiêm” Độc giả và giới văn bút Việt Nam chia sẻ niềm vui to lớn với Lê Minh Khuê Nhưng nhà văn chỉ nhỏ nhẹ trả lời bao chi:
“Không phải vì tài năng, nhiều người tài năng hơn tôi, xứng đáng hơn tôi Tôi nói thực lòng, không phải khiêm tốn giả vờ vì tôi đi nhiều, gặp nhiều nhà văn các nước Nhiều người rất lon trong đất nước họ, nhưng có một khía cạnh khiến những người trong hội đông xét giải, phần lớn là người Hàn Quốc chú ý đến tôi, có lẽ vì tôi hay
Trang 33viết về những van dé hậu chiến trong một lãnh tho tung bi chia cắt như đất nước họ
hiện tại Người Hàn Quốc đông cảm với chúng ta hơn Dĩ nhiên Nhờ thế mà tôi được giải thưởng Cũng không loại trừ có một chiếu cô nào đấy”
Lê Minh Khuê là vậy đó Ngay những khi nếm trải những giây phút hạnh phúc
nhất trong đời viết văn, chị vẫn khiêm nhường, nhỏ nhẹ và trang nghiêm, hệt như
ngồi trước trang viết Đó hoàn toàn không phải là sự khiêm tốn giả vờ mà hình như đối với chị văn chương không phải là mục đích tiến thân, nó chỉ là cái mình yêu thích,
là một phương tiện để gửi gắm những gì mình thâu nhận trong cuộc đời này, trong cái thực tại này để trước hết giải toả những bức xúc cho chính mình, cho những người thân của mình Đúng như chị từng tâm sự: “Tôi không máy tin vào sức mạnh của văn học, nhà văn thường viết cho những điều của bản thân mình muốn nói ra một cái gì
mà mình không thể nói ở những lĩnh vực khác tôi chỉ nghĩ: hãy tái tạo được đời sống của những người thân thiết ”
Lê Minh Khuê một nhà văn tài năng nhưng lại luôn phân đấu để trở thành con người bình thường, đó quả là một khát vọng lớn lao nhưng lại vô cùng giản dị, “nộ cốt cách văn chương” Văn chương của Lê Minh Khuê rất bình dị như chuyện thường ngày ta gặp, chẳng có gì đặc biệt, nhưng hình như nó được soi doi bằng một thứ ánh
sáng thần kì nào đó, tất cả cứ hiện lên lấp lánh, sinh động vô cùng, tạo nên vẻ đẹp lạ
thường, lại luôn biến hoá, mỗi truyện là một kiểu khác nhau, không cái nào giống cái
nào, mặc dù xét về nội dung tác phẩm, không phải truyện nào của chị cũng có thể ding chit “dep” Thậm chí càng về sau này văn chương của chị càng đượm mùi chua
Xót
1.2.2 Quan niệm nghệ thuật của Lê Minh Khuê
Quan niệm nghệ thuật được hiểu la “nguyén tac cat nghia thé giới và con người
vốn có của hình thức nghệ thuật, đảm bảo cho nó khả năng thể hiện đời sống voi mot
Trang 34chiều sâu nào đó” [42 tr.273] Đối mới quan niệm nghệ thuật chính là sự đổi mới trong cách cảm thụ và thể hiện thế giới và con người của mỗi nhà văn Bởi hiện thực
cuộc sống và con người trong tác phâm nghệ thuật không đơn thuần là cuộc sống và con người trong thực tế xã hội, mà là một cuộc sống và con người được tưởng tượng,
hư cấu bởi chủ quan nhà văn Hiện thực cuộc sống và con người trong tác phẩm đã
được “quan niệm hoá trên cơ sở sự cảm thụ cá nhân” [88, tr.126]; từ một “cái nhìn
nghệ thuật” cụ thê M B Khrapchencô đã khẳng định “chân 1í cuộc sống trong tác phẩm nghệ thuật không tôn tại bên ngoài cái nhìn nghệ thuật có tính cá nhân đối với
thé giới vẫn có ở từng nghệ sĩ thực thụ ” [49, tr.66] Vì thế một quan niệm nghệ thuật
mới mẻ và sáng tạo về hiện thực cuộc sống và con người trở thành thước đo khả năng
chiếm lĩnh đời sống của mỗi tác giả, mỗi giai đoạn văn học Chỉ khi có được quan
niệm nghệ thuật mới người nghệ sĩ mới thực sự có được những sáng tạo về chất trong cách cảm thụ, tái hiện và lí giải cuộc sống
Quan niệm nghệ thuật là căn cứ đánh giá có ý nghĩa quyết định đối với tác
phẩm văn học và đối với phong cách của một nhà văn; là “cơ sở chắc chắn nhất để
nghiên cứu tính độc đáo của các sảng tác nghệ thuật cũng như sự tiễn bộ nghệ thuật ”
[88, tr126] Nhà văn là người quan sát cuộc sống và con người, là người trăn trở suy
tư về hiện thực, cũng là người phát hiện, khám phá những điều mới mẻ, những mảng
khuất lấp sâu kín ở bên trong con người Do vậy quan niệm nghệ thuật về hiện thực
và con người càng phong phú và sâu sắc thì nhà văn càng tới gần hơn chiều sâu bản
chất cuộc sống và những giá trị nhân văn Quan niệm nghệ thuật của một nhà văn, đó
là cách mà nhà văn trả lời cho các câu hỏi: văn học là gì? Nó có chức năng gì? Đâu là
“vùng thẩm mĩ” của hiện thực mà nhà văn đi sâu khám phá, phản ánh, tái tạo bằng nghệ thuật
Trang 35Quan niệm nghệ thuật, như vậy có sự vận động thay đổi thường xuyên, nhằm
đạt đến sự mở rộng ngày càng nhiều hơn “giới hạn tối đa trong cách hiểu thể giới và con người ” Những nhà văn có một quá trình sáng tác lâu dài qua nhiều thời kì khác nhau thường có biến đổi trong quan niệm nghệ thuật Lê Minh Khuê là một trong số những nhà văn đó
Trong chiến tranh, Lê Minh Khuê tham gia thanh niên xung phong, là phóng viên mặt trận Nhà văn có mặt ở hầu khắp những điểm nóng bỏng nhất của cuộc chiến, chứng kiến tất cả những gì khốc liệt và đau xót nhất của chiến tranh Như nhiều
nhà văn khác cùng thế hệ, Lê Minh Khuê đã nhìn cuộc sống một cách rất lạc quan và
say mê qua những trang văn tràn đầy niềm tin tưởng ngưỡng vọng vào thời đại mình, thế hệ mình Chị cũng quan niệm và mong muốn thể hiện một cuộc sông giống như
thật nên đã lựa chọn lối viết chân thành, mộc mạc và hồn nhiên về cuộc sống sinh
hoạt, về cuộc chiến đấu và những tâm tư, tình cảm của những người lính Trong các truyện ngắn, đó là bức tranh lên đường của một thế hệ những con người trẻ tuôi, trẻ lòng và phơi phới niềm tin Họ sẵn sàng bỏ lại sau lưng tắt cả, dắn thân vào khói bom
và chấp nhận hy sinh “Chiến tranh Bạn bè tôi đã đem tuổi thanh xuân đời mình như
trân trọng cẩm trên tay một trái cây đang độ ngọt ngào, đặt vào nơi cần thiết nhất Gian khổ không lường hết được Nhưng bảo chúng tôi hãy thôi đi, quay về, ôm láy một vài ngày nhàn nhã, đứa nào trong chúng tôi chịu?” (Bạn bè tôi) Và trong tâm niệm những con người trẻ tuổi thời ấy “Nơi xa xôi, ùng oàng những tiếng bom ấy, trở nên hấp dẫn như một tiếng gọi tình yêu” (Nơi bắt đầu của những bức tranh) Hiện
thực khốc liệt lại được xem như tiếng gọi của tình yêu
Gắn liền với cái nhìn về hiện thực đầy lạc quan ấy là cái nhìn về những con người mang tầm vóc thời đại Con người trung tâm của truyện ngắn Lê Minh Khuê là con người tập thể, con người cộng đồng mang lí tưởng và phâm chất anh hùng cao
Trang 36đẹp Khám phá và thể hiện thành công hình tượng con người thời đại là cống hiến
quan trọng của văn học giai đạn này Con người là phương tiện biểu đạt và minh chứng cho lịch sử Bởi thế, con người được chú trọng ở những nét chung, những phẩm chất tiêu biểu cho cộng đồng; mỗi cá nhân đều là hình ảnh thu nhỏ của tập thé
và tập thé là nơi hội tụ số đông những con người tràn trề lí tưởng và lạc quan cách mạng
Với cảm hứng ngợi ca và cái nhìn lạc quan, Lê Minh Khuê đã khắc họa thành công hiện thực lịch sử và chân đung con người tập thể Khó ai có thể hình dung ở thời
điểm ấy lại có một cái nhìn khác; chí có một “hiện thực của lịch sử” và chỉ có những
con người - lịch sử Chính vì quan niệm văn học là để thể hiện sự cao đẹp của con người, nên truyện ngắn Lê Minh Khuê trước 1975, cũng như sáng tác của nhiều nhà văn khác đã thê hiện con người với một vẻ đẹp thuần nhất, lí tưởng và hoàn hảo Mỗi
tên truyện đều không thể hiện gì cụ thể, đều hướng đến xây dựng bức tranh về một lớp người, một thế hệ Thê hiện quan niệm về con người tập thể, hành động theo tiếng gọi của lí tưởng Con người cá thể chưa được miêu tả với tư cách là một đối tượng
của nghệ thuật, chưa được khám phá ở góc độ cá nhân, có đời sống riêng với những
biểu hiện đa dạng phức tạp
Sau 1975, đất nước bước vào thời kì hoà bình và đổi mới Những gì đang diễn
ra trong thực tại buộc người cầm bút phải có một cái nhìn khác về nhiệm vụ, yêu cầu cua su thé hiện nghé thuat nha van phai viết bằng một quan niệm hiện thực mới mẻ,
phù hợp hơn Đây là lúc văn học phải trở về với cái đời thường muôn mặt
Cái nhìn mới về hiện thực trong truyện ngắn Lê Minh Khuê bắt đầu xuất hiện
từ tập truyện Một chiều xa thành phố Không ngừng tìm tòi, thể nghiệm, vượt lên những gì đã có, truyện ngắn “Lê Minh Khuê đã thực sự thuyết phục được người đọc
bởi chị đã thoát ra khỏi cách nhìn nhận duy cảm, trở nên khách quan hơn, ẩa diện
Trang 37hơn” Lê Minh Khuê ý thức sau sắc về hai cách nhìn, hai quan niệm trước hiện thực
qua hai thời kì sáng tác Chị tâm sự: “Nhà văn thể hệ trước viết dưới một ánh sáng
vĩnh cứu, họ nghĩ đến một sự khẳng định, một vị trí tắt yếu trong tương lai Còn mình,
chỉ viết cho giây phút này, cho ngày hôm nay” [64] Cái “NGÀY HÔM NAY”( chứ không phải cái “vĩnh cửu”), giờ đây là đối tượng mô tả, là đối tượng tác động của
truyện ngắn Lê Minh Khuê Đó là quan niệm hoàn toàn mới về nghệ thuật của nhà văn, sự từ bỏ cái nhìn cũ một cách khá quyết liệt
Trong bức tranh hiện thực phức tạp thời kì hậu chiến và thời kì đổi mới, Lê
Minh Khuê đã nhận ra những quy luật ngiệt ngã của nó, một hiện thực không có khói bom nhưng cũng không kém phần khốc liệt Hình ảnh những con người sống một cách điên cuồng, lố lăng, kệch cỡm (Kim — Dòng sông), (Bích - Những người đàn
bà), bị loá mắt bởi những tiện nghi vật chất mới lạ mà coi thường mọi tình cảm thiêng
liêng (Sánh - Những ngày trở về) đã không còn xa lạ Những chuyển biến đó chứng
tỏ một cái nhìn khác, một nhận thức mới mẻ, đầy đủ và sâu sắc hơn của Lê Minh
Khuê về hiện thực xã hội
Lê Minh Khuê không chỉ quan tâm đến đối tượng phản ánh hiện thực mà nhà
văn còn chú trọng đến cách xử lí, bày tỏ quan điểm của mình về hiện thực Nắm bắt tỉnh nhạy và đi sâu khai thác đề tài xã hội, Lê Minh Khuê nhận thấy trong cuộc sống
xã hội muôn hình vạn trạng đã và đang tồn tại nhiều vấn đề bức xúc Nhà văn mạnh
dạn đặt vấn đề nhận thức lại quá khứ lịch sử bằng cái nhìn khách quan hơn Nhà văn
nhận ra đằng sau tất cả những hào quang chiến thắng của lịch sử lại là những nỗi niềm
trăn trở khôn nguôi, những nỗi đau cá nhân, cá thể Hiện thực vì thế nhức nhối hơn, đau xót hơn Chiến tranh không chỉ là bom đạn và thù hận; ở đó còn nảy nở một tình
yêu mãnh liệt giữa hai con người thuộc hai bờ chiến tuyến (Mong manh như là tia nắng) Tình yêu của người mẹ trong truyện ngắn với một tù binh Ngụy đã rơi vào
Trang 38tuyệt vọng và trở thành nỗi day dứt khôn nguôi, ngay khi chiến tranh đã qua đi hai mươi năm và có thé theo suốt cả cuộc đời Nhà văn đã thẳng thắn miêu tả bầu không khí ngột ngạt bức xúc của cái thời kì lịch sử mà người ta không cho phép ai có một toan tính cá nhân Quan hệ gặp gỡ thoáng chốc của Hằng (Một buổi chiều thật
muộn) với một thanh niên Pháp đã trở thành một thứ tội lỗi để rồi bị truy xét, bắt
giam, tra hỏi; để rồi “hơn hai mươi năm, tôi chỉ là một người già cả Tôi mắt hết nhuệ
khí Tôi sợ hãi triển miên ” Lê Minh Khuê đã có lúc phải thốt lên: “Sao lúc nào
cũng co vai lại Lúc nào cũng sợ người khác nhìn vào cái áo của mình Sợ đánh giá
Sợ kiểm điểm ” (Biển mịt mờ) Thậm chí nhà văn thắng thắn chỉ ra rằng, cái thời kì lịch sử biến những điều không bình thường trở thành bình thường ấy đôi khi biến con
người thành những cỗ máy giống nhau, hoạt động một cách máy móc và mệnh lệnh:
“chí biết tuân theo mệnh lệnh cầm súng xung phong vào mục tiêu trước mặt, tất cả giống nhau, không nghĩ gì” (Dạo đó - thời chiến tranh) Mạnh dạn hơn, nhà văn
khai thác cả những mảng đề tài vốn bị coi là “kiêng kị” trước đây Không phải nhà
văn cô ý xới lại quá khứ đã ngủ yên, Lê Minh Khuê chỉ mong muốn trình bày một
hiện thực như nó vốn có chứ không phải một thứ hiện thực được tô vẽ Bau không khí
căng thắng, hoang mang trong xã hội thời kì cải cách ruộng đất chỉ xuất hiện trong một vài truyện ngắn, song để lại ấn tượng khá sâu đậm Bi kịch nhỏ là truyện ngắn viết ráo riết và quyết liệt về cái “mời tử khí » bắt đầu toả ra trong không khí chính trị
ở nông thôn Nhiều người đã lên án câu chuyện, cho rằng: “Tac giả viết ra từ lòng u
uất, chất chứa những cay đẳng, bất bình, chủ quan, một chiều, chỉ thấy mau xam, u
tôi, không hè cho người đọc thấy được một mảng sáng nào đù le lói ở cuối đường ” [92] Nhận xét trên là lối thâm định văn chương hết sức chủ quan theo cái nhìn cũ, đối
chiếu một cách khiên cưỡng những điều mà nhà văn viết với thực tế lịch sử Hiện thực trong tác phẩm một mặt lấy chất liệu từ cuộc sống, mặt khác nó được nhào nặn thông
Trang 39qua lăng kính thâm mĩ chủ quan của tác giả; không thể đi tim ngoài cuộc sống những chỉ tiết sự kiện y nguyên trong tác phẩm, cũng không thể đòi hỏi tác phẩm phải là sự sao chép hoàn toàn và chính xác cuộc sống Nhà văn tâm niệm: “k#i viết thì mình
thoát lì hiện thực” và “không lệ thuộc vào hiện thực” [65] và ý thức sâu sắc rằng:
“những gì chị viết hôm nay vẫn là thể hiện những suy nghĩ, tâm trạng như khi mới
cẩm bút cách đây hai mươi năm, không có gì khác Bởi thế, không nên suy diễn và
quy chụp người cầm bút là phê phán chủ nghĩa xã hội” [53] Dựng lại bức tranh hiện thực không phải là mục đích duy nhất của nghệ thuật; đó chỉ là phương tiện để chuyển tải suy nghĩ, nhận thức của nhà văn về cuộc sống, con người Viết một cách thăng thắn và có phần gay gắt cũng là một cách Lê Minh Khuê thức tỉnh mọi người đừng tự ngủ quên và chìm đắm mãi trong vòng hào quang lịch sử, hãy mạnh dạn đối diện với
những nỗi đau, những mat mat có thực của quá khứ, nhìn thắng vào hiện thực để đứng
lên để sống khỏe khoắn và có ý nghĩa hơn Không thể phủ nhận đó là một thái độ
trung thực, một quan niệm lao động nghệ thuật nghiêm túc, sáng tạo của nhà văn Qủa thực Lê Minh Khuê đã tiếp cận mảng hiện thực xã hội bằng một tư duy nghệ thuật
mới và một cái nhìn đầy chiêm nghiệm
Không chỉ quan tâm đến sự mở rộng phạm vi hiện thực được phản ánh, Lê
Minh Khuê còn có những quan niệm nghệ thuật hoàn toàn mới mẻ về con người Nhà văn có ý thức nhìn nhận con người từ góc độ cá nhân, không phải chỉ bằng một thứ ánh sáng vĩnh cửu mà cần soi chiếu con người bằng nhiều thứ ánh sáng, từ nhiều phương diện khác nhau Với Lê Minh Khuê: “đáng ước mơ là thứ văn chương viết thật hay về mỗi quan hệ giữa những con người ” [64] Nhà văn tâm niệm văn chương nghệ thuật phải viết trung thực về con người, “4hoát được cái gọi là chủ nghĩa tình
cảm tránh được thói biện luận dài dòng và tránh cái nhìn thiển cận ” Người cầm
bút phải có cái nhìn khách quan và một quan niệm sâu sắc hơn vê con người mới có
Trang 40thể “nhìn được bí mật của tương lai”, mới “đạt đến sự giản đị và bí ẩn, mỗi dòng chữ
đều biểu hiện được trạng thái tâm hỗn con người ” Khảo sát các truyện ngắn của Lê Minh Khuê, có thể thấy những nỗ lực của nhà văn trong việc xây dựng một quan niệm nghệ thuật tương đối toàn diện, sâu sắc về con người
Trên hành trình khám phá con người cá nhân, Lê Minh Khuê đặc biệt chú ý và
thể hiện sâu sắc những khát vọng mãnh liệt của con người về hạnh phúc và tình yêu
Chính điều đó giúp nhà văn có được cái nhìn nhân bản, tìm vào tận sâu đời sống tâm
hồn con người Mong manh như là tia nắng, Cơn mưa cuối mùa, Lời chào ở ngưỡng cửa, mỗi truyện viết về một số phận, nhưng ta đều bắt gặp những khát
vọng nhân bản, chân chính và những nỗ lực vươn lên kiếm tìm hạnh phúc đích thực
của con người Quả thực, mỗi cá nhân là một thế giới riêng “mỗi người có một bí mật, một nỗi buôn, một kí niệm ” và “không bao giờ trái tim có thể ngủ yên ” Lê Minh
Khuê đã thể hiện một cái nhìn nhân hậu, đầy nữ tính khi cố gắng khám phá và giữ gìn
những khát vọng chân thành trong mỗi con người “Mỗi truyện ngắn chị viết đều thức
dậy ở người đọc một khát khao hướng thiện ” [98] Nhà văn đã tìm kiếm và miêu tả
“tất cả những chiều sâu của tâm hồn con người” và thực sự “tìm thấp con người trong con ngườ?” (ĐôtxtôIepxkl)
Đặt con người trong hoàn cảnh bề bộn phức tạp của cuộc sống hiện đại, Lê
Minh Khuê nhận ra: Con người không còn phi thường, có sức mạnh chiến thắng mọi
hoàn cảnh; con người luôn chịu sự tác động và chi phối sâu sắc của hoàn cảnh Bằng một tư duy nghệ thuật mới mẻ, Lê Minh Khuê đã có cái nhìn khách quan hơn, đưa con người về vị trí như nó vốn có trong mối quan hệ với hiện thực xã hội Ở đó, ta
thấy con người cũng bé nhỏ, cũng bình thường, thậm chí tầm thường trước sự thay đổi ngiệt ngã của hoàn cảnh sống Sự cám dỗ của cuộc sống tiện nghỉ vật chất đã biến Đức (Ngày đi trên đường) từ một thanh niên có lí tưởng, hay ngượng ngùng và sống