1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Đánh giá hiệu quả kinh tế trang trại chăn nuôi gà tại xã Sơn Hải huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai.

84 1,2K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 558,05 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐẶNG THỊ HƯƠNG Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GÀ TẠI XÃ SƠN HẢI HUYỆN BẢO THẮNG TỈNH LÀO CAI KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp Khoa : KT & PTNT Khoá học : 2010 – 2014 Thái Nguyên, năm 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài khóa luận này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích được trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Thái nguyên, ngày 10 tháng 5 năm 2014 Sinh viên thực hiện Đặng Thị Hương LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành tốt khoá luận này trước tiên tôi xin chân trọng cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Kinh tế và PTNT, cảm ơn các thầy cô đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báo trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Tôi đặc biệt chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của Thầy giáo Bùi Đình Hòa đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập để tôi hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này. Tôi cũng chân thành cảm ơn các cô, chú, anh, chị trong UBND và người dân xã Sơn Hải huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai, đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian thực tập, điều tra và nghiên cứu tại địa phương. Tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo chủ nhiệm cùng tập thể lớp 42KTNN Khoa Kinh tế & PTNT và toàn thể bạn bè - những người đã giúp đỡ tôi, cùng tôi chia sẻ khó khăn trong suốt quãng thời gian học tập và rèn luyện tại trường. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và kính trọng sâu sắc đối với cha mẹ, anh, chị - những người đã nuôi dưỡng, động viên tôi trong quá trình học tập để có được kết quả như ngày hôm nay. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Thái Nguyên, ngày 10 tháng 5 năm 2014 Sinh viên Đặng Thị Hương DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT BNN : Bộ nông nghiệp BNNPTNT : Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn BTB : Bắc trung bộ CPSX : Chi phí sản xuất CNH- HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long ĐBSH : Đồng bằng sông Hồng ĐB : Đông bắc ĐNB : Đông nam bộ HU : Huyện ủy HQKT : Hiệu quả kinh tế HTX : Hợp tác xã KQSX : Kết quả sản xuất KH-CN : Khoa học công nghệ NN-PTNT : Nông nghiệp – Phát triển nông thôn NTB : Nam trung bộ NQ – CP : Nghị quyết – Chính phủ NQ – TW : Nghị quyết – Chính phủ TTLT : Thông tư liên tịch TCTK : Tổng cục thống kê TB : Tây bắc TT : Trang trại UBND : Ủy ban nhân dân WTO : Tổ chức thương mại thế giới MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1. CỞ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 5 1.1. Cơ sở lý luận 5 1.1.1. Một số đặc điểm của con gà 5 1.1.2 Trang trại, kinh tế trang trại và kinh tế trang trại chăn nuôi 9 1.1.3. Hiệu quả kinh tế 18 1.2. Cơ sở thực tiễn 24 1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế trang trại và trang trại chăn nuôi của một số nước trên thế giới 24 1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế trang trại và trang trại chăn nuôi ở nước ta 29 1.2.3. Tình hình phát triển kinh tế trang trại và trang trại chăn nuôi ở huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai 32 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 34 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 34 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu 34 2.2. Nội dung nghiên cứu 34 2.3. Câu hỏi nghiên cứu 34 2.4. Phương pháp nghiên cứu 35 2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu 35 2.4.2. Phương pháp xử lý số liệu 36 2.4.3. Phương pháp phân tích 36 2.4.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế 36 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 39 3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Sơn Hải, huyện Bảo Thắng 39 3.1.1. Điều kiện tự nhiên cuả xã Sơn Hải huyện Bảo Thắng 39 3.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội của xã Sơn Hải huyện Bảo Thắng 43 3.2. Thông tin cơ bản về các trang trại điều tra 49 3.2.1. Quá trình thành lập và phát triển 49 3.2.2. Tình hình về chủ các trang trại. 52 3.2.3. Tình hình đất đai của các trang trại 53 3.2.4. Tình hình sử dụng lao động 54 3.2.6. Tình hình tiêu thụ sản phẩm 57 3.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các trang trại chăn nuôi 58 3.3.1. Doanh thu của trang trại chăn nuôi gà 58 3.3.2. Chi phí đầu tư cho sản xuất kinh doanh của trang trại chăn nuôi gà 59 3.3.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại chăn nuôi gà 61 3.4. Hiệu quả kinh tế trang trại chăn nuôi gà 62 3.5. Hiệu quả về xã hội và môi trường của trang trại chăn nuôi 64 3.6. Những thành tựu, hạn chế và những thuận lợi, khó khăn của phát triển trang trại chăn nuôi gà ở xã Sơn Hải huyện Bảo Thắng 66 3.6.1. Những thành tựu 66 3.6.2. Những hạn chế 66 Chương 4. GIẢI PHÁP 68 4.1. Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại chăn nuôi 68 4.1.1. Nhóm giải pháp về đất đai 68 4.1.2. Nhóm giải pháp về đầu tư và vốn 68 4.1.3. Giải pháp về khoa học và công nghệ 69 4.1.4. Nhóm pháp về lao động và nguồn nhân lực giải 70 4.1.5. Nhóm giải pháp về thị trường tiêu thụ 71 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 72 5.1. Kết luận 72 5.2. Kiến nghị 73 5.2.1. Đối với nhà nước 73 5.2.2. Đối với địa phương 73 5.2.3. Đối với chủ trang trại 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO 75 DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang Bảng 2.1: Số trang trại phân theo ngành hoạt động và phân theo địa phương trong cả nước 29 Bảng 2.3: Tình hình chăn nuôi của xã Sơn Hải năm 2011 - 2013 48 Bảng 3.1: Sự phát triển trang trại chăn nuôi ở xã Sơn Hải năm 2011 - 2013 50 Bảng 3.3 : Tình hình đất đai của các trang trại 53 Bảng 3.5: Nguồn đất để xây dựng các trang trại 54 Bảng 3.6 : Tình hình lao động của các trang trại 54 Bảng 3.7: Tình hình huy động và sử dụng vốn của trang trại 56 Bảng 3.8: Nguồn vốn của các trang trại (Tính bình quân một trang trại) 56 Bảng 3.9: Doanh thu bình quân của trang trại chăn nuôi gà tại xã Sơn Hải năm 2013 58 Bảng 3.10: Chi phí đầu tư bình quân của một trang trại chăn nuôi gà ở xã Sơn Hải năm 2013 59 Bảng 3.11: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại chăn nuôi gà ở xã Sơn Hải năm 2013 61 Biểu đồ 3.1: Sự phát triển trang trại chăn nuôi ở xã Sơn Hải năm 2011-2013 51 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Nông nghiệp Việt Nam trong những năm qua đạt những thành tựu quan trọng, đóng góp cơ sở kinh tế ban đầu cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Song, quy mô nông nghiệp trong những năm qua còn nhỏ lẻ, manh mún, ước tính có khoảng từ 75-100 mảnh ruộng ở Việt Nam, tính trung bình mỗi hộ có từ 7-8 mảnh. Khoảng 10% của tổng số mảnh này có diện tích rất nhỏ 100 m2/mảnh hoặc nhỏ hơn, tính bình quân chỉ khoảng 0,2 ha/đầu người [11]. Chất lượng nông sản chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường và chưa chú ý đến vệ sinh an toàn thực phẩm, sức cạng tranh còn kém, số nông dân tiếp cận và ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp còn ít, khả năng tiếp cận vốn và thông tin thị trường còn rất hạn chế . . . Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới năm 2006 và chính phủ Việt Nam phải thực hiện một loại các cam kết theo quy định của WTO, trong đó có một số các vấn đề liên quan đến nông nghiệp và nông sản như giảm thuế suất nông sản nhập khẩu, bãi bỏ các khoản trợ cấp không phù hợp quy định của tổ chức này. Điều đó đã đặt nông nghiệp Việt Nam trước những khó khăn và thử thách rất lớn, đòi hỏi chính phủ và nông dân phải có những nhận thức đúng đắn, đánh giá và phát huy những mô hình kinh tế có hiệu quả trong nông nghiệp, nâng cao khả năng cạnh tranh nông sản nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước. Kinh tế trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất tiên tiến, có hiệu quả cao đã được hình thành từ lâu ở nhiều quốc gia trên thế giới. Kinh tế trang trại đã tạo ra cho xã hội phần lớn sản phẩm hàng hóa chứ không như các hộ tiểu nông sản xuất tự cung tự cấp. Loại hình này cũng đã và đang hình thành ở nông nghiệp nông thôn Việt Nam trong những năm gần đây, là hình thức tổ chức kinh tế khơi dậy và phát huy những tiềm năng sẵn có, thích hợp trong 2 việc cơ giới hóa, công nghiệp hóa và áp dụng khoa học tiên tiến vào sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp. Sơn Hải là một xã nằm tiếp giáp thị trấn Phố Lu là xã có nền kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội phát triển của huyện Bảo Thắng, có ưu thế về giao thông đường sắt, đường thuỷ và đường bộ. Tạo ra thế mạnh trong việc giao lưu để phát triển và mở rộng thị trường. Sự hình thành và phát triển trang trại chăn nuôi ở xã Sơn Hải chuyển từ chăn nuôi phân tán nhỏ lẻ sang chăn nuôi công nghiệp tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn, giúp nhiều hộ nông dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Tuy nhiên kinh tế trang trại chăn nuôi của xã vẫn còn một số tồn tại chủ yếu đó là: Thiếu vốn nên đa số các trang trại xây dựng cơ bản không đồng bộ, quy mô trang trại chưa lớn đầu tư cho các trang trại cũng chưa thực sự xứng với tiềm năng phát triển của địa phương. Bên cạnh đó còn có rất nhiều các chủ trang trại có trình độ hiểu biết chưa cao, kinh nghiệm còn thiếu, kiến thức kinh doanh và khả năng tiếp cận thị còn nhiều hạn chế. Để kinh tế trang trại thực sự trở thành thế mạnh của xã, góp phần phát triển bền vững nông nghiệp nông thôn, vừa đạt hiệu quả kinh tế cao vừa bảo vệ sinh thái môi trường, nâng cao thu nhập cho người dân, giúp chính quyền và người dân có cái nhìn đúng đắn nhất, hiệu quả nhất đối với việc khai thác tiềm năng về phát triển kinh tế của địa phương. Bởi vậy tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế trang trại chăn nuôi gà tại xã Sơn Hải huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai ” 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục tiêu nghiên cứu chung Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi gà tại xã Sơn Hải – huyện Bảo Thắng – tỉnh Lào Cai. Xác định những thuận lợi, khó khăn của hộ chăn nuôi trang trại gà để từ đó đề xuất giải pháp khắc phục. 3 2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể + Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Sơn Hải huyện Bảo thắng tỉnh Lào Cai + Tìm hiểu thực trạng phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi gà tại xã Sơn Hải + Tìm hiểu những thuận lợi khó khăn của trang trại chăn nuôi gà + Phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế trang trại chăn nuôi ở xã đồng thời phát hiện các tiềm năng chưa được khai thác để nâng cao hiệu quả kinh tế trang trai chăn nuôi của xã trong những năm tới. + Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả trong quá trình chăn nuôi trang trai gà trong năm tiếp theo. 3. Ý nghĩa của đề tài 3.1. Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học - Nhiên cứu đề tài giúp sinh viên củng cố những kiến thức cơ bản và kiến thức đào tào chuyên môn trong quá trình học tập trong nhà trong nhà trường, đồng thời tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội tiếp xúc với những kiến thức ngoài thực tế. - Nghiên cứu đề tài làm cơ sở cho sinh viên vận dụng sáng tạo những kiến thức đã học vào thực tiễn và là tiền đề quan trọng để sinh viên thấy được những kiến thức cơ bản cần bổ sung để phù hợp với thực tế công việc sau này. - Nghiên cứu đề tài nhằm phát huy cao tính tự giác, chủ động học tập nghiên cứu của sinh viên. Nâng cao tinh thần tìm tòi, học hỏi sáng tạo và khả năng vận dụng kiến thức vào tổng hợp phân tích, đánh giá tình hình định hướng ý tưởng trong điều kiện thực tế. - Đây là khoảng thời gian để mỗi sinh viên có cơ hội thực tế vận dụng kiến thức đã học vào lĩnh vực nghiên cứu khoa học và là bàn đạp cho việc xuất phát những ý tưởng nghiên cứu khoa học sau này. [...]... vào kinh tế hộ gia đình” [10] Như vậy, nói kinh tế trang trại là nói mặt kinh tế của trang trại Bởi ngoài ra còn có thể nhìn nhận trang trại từ mặt xã hội và môi trường Điều này có nghĩa rằng khái niệm trang trại rộng hơn khái niệm kinh tế trang trại Kinh tế trang trại là tổng thể các yếu tố sản xuất kinh doanh và các mối quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình hoạt động của trang trại Còn trang trại. .. người chăn nuôi hiểu biết thêm những hiệu quả kinh tế và những hiệu quả khác từ chăn nuôi trang trại gà từ đó họ có thể mạnh dạn đầu tư chăn nuôi trang trại gà trên quy mô rộng hơn trên địa bàn xã và trên toàn huyện - Kết quả đề tài sẽ là cơ sở cho cấp chính quyền đia phương và các nhà đầu tư đưa ra những quyết định mới, hướng đi mới để xây dựng kế hoạch phát triển hơn nữa quy mô chăn nuôi trang trại gà. .. cho rằng: Hiệu quả của sản xuất xã hội được tính toán và kế hoạch hoá trên 19 cơ sở những nguyên tắc chung đối với nền kinh tế quốc doanh, bằng cách so sánh hiệu quả của sản xuất với chi phí hoặc nguồn dự trữ sử dụng” [1] Ngày nay người ta đồng nhất giữa hiệu quả kinh tế với hiệu quả sản xuất mà hiệu quả sản xuất là một hiện tượng bao gồm nhiều mặt như hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi... tính riêng từng ngành sản xuất vật chất như ở ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ,… Trong nông nghiệp được chia thành hiệu quả kinh tế của cây nông nghiệp, hiệu quả kinh tế của cây lương thực, hiệu quả kinh tế chăn nuôi gia súc, gia cầm,… + Hiệu quả kinh tế theo vùng lãnh thổ: Là tính riêng đối với từng vùng, khu vực và địa phương,… + Hiệu quả kinh tế của từng quy mô sản xuất – kinh doanh như: Hộ... động xã hội Vì vậy, bản chất của hiệu quả chính là hiệu quả của lao động xã hội Từ đó ta có thể kết luận rằng: Thước đo hiệu quả là sự tiết kiệm hao phí lao động xã hội cùng tiêu chuẩn của hiệu quả là sự tối đa hoá kết quả và tối thiểu hoá chi phí trong điều kiện nguồn lực nhất định[8] 1.1.3.3 Phân loại hiệu quả kinh tế a) Phân loại hiệu quả kinh tế theo nội dung và bản chất [9] + Hiệu quả kinh tế nó... thể sớm hoặc muộn hơn 3 ngày so với lịch trên tùy thuộc vào tình hình sức khẻo đàn gà và tình hình thực tế của trang trại 9 1.1.2 Trang trại, kinh tế trang trại và kinh tế trang trại chăn nuôi 1.1.2.1 Khái niệm Trong những năm gần đây ở nước ta có rất nhiều cơ quan nghiên cứu như cơ quan quản lý Nhà nước và nhiều nhà khoa học, nhà quản lý đã quan tâm nghiên cứu về kinh tế trang trại Một trong những vấn... Phân loại hiệu quả kinh tế theo phạm vi và đối tượng xem xét [9] Phạm trù này được đề cập đến mọi đối tượng của nền sản xuất xã hội như các địa phương, các ngành sản xuất, từng cơ sở, đơn vị sản xuất hay một quyết định quản lý,… có thể phân loại phạm trù này như sau: 24 + Hiệu quả kinh tế quốc dân: Là hiệu quả kinh tế chung trong toàn bộ nền sản xuất xã hội + Hiệu quả kinh tế ngành: Là hiệu quả tính... kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng 22 Ngoài ra, hiệu quả kinh tế còn có tính chất về mặt thời gian Nó luôn luôn có xu hướng thay đổi một hoạt động kinh tế diễn ra ở hôm nay có hiệu quả kinh tế cao song trong tương lai thì chưa chắc đã có hiệu quả và ngược lại, bởi vì giá trị sức lao động ngày một tăng Chính vì vậy, nâng cao hiệu quả kinh tế không chỉ là nhiệm vụ của một cá nhân, một đơn vị kinh tế. .. dạng về chủng loại Trang trại chuyên môn hóa: là trang trại chỉ tạo ra một hoặc hai sản phẩm chính như trang trại chuyên chăn nuôi lợn, chuyên chăn nuôi gia cầm, trồng cây ăn quả [4] Phân loại theo hình thức quản lý: Trang trại hợp doanh theo cổ phần: là trang trại theo nguyên tắc cổ phần, trang trại này thường có quy mô lớn, sử dụng lao động làm thuê 12 Trang trại liên doanh: là trang trại do một số... đưa ra một số quan điểm về hiệu quả kinh tế Quan điểm I: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó Theo quan điểm này cho phép chúng ta xác định được các chỉ tiêu tương đối của hiệu quả kinh tế bằng cách so sánh kết quả với chi phí cần thiết để đạt được hiệu quả đó [9] H= Trong đó: Q K H là hiệu quả kinh tế Q là kết quả sản xuất K là tổng chi . kinh tế - xã hội của xã Sơn Hải huyện Bảo thắng tỉnh Lào Cai + Tìm hiểu thực trạng phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi gà tại xã Sơn Hải + Tìm hiểu những thuận lợi khó khăn của trang trại. chung Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi gà tại xã Sơn Hải – huyện Bảo Thắng – tỉnh Lào Cai. Xác định những thuận lợi, khó khăn của hộ chăn nuôi trang trại gà để từ. tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GÀ TẠI XÃ SƠN HẢI HUYỆN BẢO THẮNG TỈNH LÀO CAI KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Kinh tế

Ngày đăng: 01/09/2020, 12:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w