Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 91 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
91
Dung lượng
604,04 KB
Nội dung
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM BÙI THỊ LOAN Tên Đề Tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY BƯỞI DA XANH TẠI XÃ THANH HỐI - HUYỆN TÂN LẠC – TỈNH HÒA BÌNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Kinh Tế Nông Nghiệp Khoa : Kinh tế và phát triển nông thôn Khóa : 2010 – 2014 Giảng viên hướng dẫn : ThS. Hà Văn Chiến THÁI NGUYÊN – 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân, được xuất phát từ yêu cầu phát sinh trong công việc học tập để hình thành hướng nghiên cứu. Dưới sự hướng dẫn khoa học của thầy giáo: Ths. Hà Văn Chiến. Các số liệu có nguồn gốc rõ ràng tuân thủ đúng quy tắc và kết quả trình bày trong khóa luận được thu thập trong quá trình nghiên cứu là trung thực chưa từng được ai công bố trước đây. Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm Thái Nguyên, ngày… tháng … năm 2014 Sinh viên Bùi Thị Loan LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Kinh tế và Phát triển Nông thôn, các thầy giáo, cô giáo trong khoa. Đặc biệt, tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy giáo Ths. Hà Văn Chiến người đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện khóa luận này. Để hoàn thành được khóa luận này, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến Uỷ ban nhân dân xã Thanh Hối – huyện Tân Lạc – tỉnh Hòa Bình, các hộ trồng bưởi trong xã đã cung cấp cho tôi những nguồn tư liệu hết sức quý báu. Trong suốt quá trình nghiên cứu, tôi nhận được sự quan tâm, sự động viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi về cả vật chất và tinh thần của gia đình và bạn bè. Thông qua đây, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn đến những tấm lòng và sự giúp đỡ quý báu đó. Trong quá trình hoàn thành khóa luận, tôi đã có nhiều cố gắng. Tuy nhiên, khóa luận này không thể tránh khỏi những thiếu sót vì vậy, tôi kính mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của các quý thầy cô giáo và các bạn sinh viên để khóa luận được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 5 năm 2014 Sinh viên thực hiện Bùi Thị Loan BẢNG DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa BVTV BDX Bảo vệ thực vật Bưởi da xanh HQKT Hiệu quả kinh tế ĐVT Đơn vị tính GO Tổng giá trị sản xuất IC Chi phí trung gian MI Thu nhập hỗn hợp GO/IC Giá trị sản xuất trên 1 đồng chi phí trung gian KTCB Kiến thiết cơ bản VA Giá trị gia tăng Pr Lợi nhuận VA/IC Giá trị gia tăng trên 1 đồng chi phí trung gian VA/1đ chi phí Giá trị gia tăng trên 1 đồng chi phí MI/IC Thu nhập hỗn hợp trên 1 đồng chi phí trung gian MI/ 1đ chi phí Thu nhập hỗn hợp trên 1 đồng chi phí GO/1đ chi phí Giá trị sản xuất trên 1 đồng chi phí GO/ha Giá trị sản xuất trên 1 hecta KD Kinh doanh KHKT Khoa học kỹ thuật WTO (World Trade Organization): FAO (Food and Agriculture Organization of the United Nations) UBND Uỷ ban nhân dân DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Tình hình sản xuất bưởi trên thế giới từ năm 2008-2012 11 Bảng 1.2: Tình hình sản xuất bưởi ở Việt Nam từ năm 2008 - 2012 14 Bảng 2.1: Số lượng mẫu điều tra bưởi Da Xanh 25 Bảng 3.1: Nhiệt độ, lượng mưa, ẩm độ không khí trung bình 30 Năm 2013 của UBND xã Thanh Hối 30 Bảng 3.2: Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai 33 của xã Thanh Hối giai đoạn 2011 - 2013 33 Bảng 3.3: Tình hình số hộ, nhân khẩu và lao động 38 của xã Thanh Hối giai đoạn 2011 – 2013 38 Bảng 3.4: Diện tích trồng bưởi tại xã Thanh Hối năm 2011 -2013 41 Bảng 3.5: Diện tích, năng suất, sản lượng bưởi 42 của xã Thanh Hối năm 2011 - 2013 42 Bảng 3.6: Diện tích, cơ cấu trồng bưởi Da Xanh 43 của các hộ điều tra tại xã Thanh Hối năm 2013 43 Hình 3.1 : Sơ đồ tiêu thụ bưởi Da Xanh xã Thanh Hối 45 Bảng 3.7: Mức bón phân bình quân của bưởi Da Xanh thời kỳ KD trong 1 năm . 47 Bảng 3.8: Tình hình sâu bệnh hại cây bưởi trên địa bàn xã 50 Bảng 3.9: Trình độ học vấn của chủ hộ 51 Bảng 3.10: Số hộ tham gia tập huấn kỹ thuật 51 Bảng 3.11: Chi phí đầu tư cho 1ha bưởi Da Xanh thời kỳ kiến thiết cơ bản 53 Bảng 3.12: Chi phí đầu tư cho 1ha bưởi Da Xanh trong 1 năm 55 thời kỳ kinh doanh 55 Bảng 3.13: Tình hình đầu tư giữa các nhóm hộ tại xã Thanh Hối 56 Bảng 3.14: Kết quả thu được của BDX từ năm bắt đầu thu hoạch 57 cho thu hoạch trên 1ha 57 Bảng 3.15: HQKT của bưởi Da Xanh các nhóm hộ trong 1 năm thu hoạch 59 đại trà trong xã Thanh Hối năm 2013 59 Bảng 3.16: So sánh kết quả, HQKT của sản xuất bưởi Da Xanh và bưởi Đào trên 1ha đất trồng trọt tại Xã Thanh Hối năm 2013 61 Bảng 3.17: Kết quả việc sản xuất cây BDX với cây trồng khác trên 1ha 63 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 2.1. Mục tiêu chung 2 3. Ý nghĩa đề tài 3 3.1. Ý nghĩa về học tập và nghiên cứu khoa học 3 3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn 3 5. Bố cục của khóa luận 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 1.1. Một số khái niệm có liên quan 4 1.1.1. Các khái niệm về sản xuất 4 1.1.2. Các khái niệm về hiệu quả kinh tế 4 1.1.3. Hiệu quả kỹ thuật 6 1.2. Giới thiệu và một số mô hình sản xuất bưởi Da Xanh tiêu biểu 7 1.2.1. Nguồn gốc 7 1.2.2. Đặc điểm sinh học 8 1.2.3. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 10 1.2.3.1. Tình hình sản xuất cây bưởi trên thế giới 10 1.2.3.2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm bưởi trên thế giới 12 1.2.4. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 13 1.2.4.1. Tình hình sản xuất cây bưởi Da Xanh ở Việt Nam 13 1.2.4.2. Một số mô hình trồng bưởi ở Việt Nam 15 1.2.5. Kinh nghiệm nâng cao HQKT trong sản xuất nông lâm nghiệp nói chung và cây bưởi nói riêng 18 1.3.1. Các yếu tố tự nhiên thuộc hệ sinh thái và môi trường 20 1.3.3. Nhóm nhân tố kỹ thuật 22 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 24 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 24 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu 24 2.2. Nội dung nghiên cứu 24 2.3. Câu hỏi nghiên cứu 24 2.4. Phương pháp nghiên cứu 24 2.4.1. Chọn điểm nghiên cứu 24 2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu 25 ở các điểm nghiên cứu của xã Thanh Hối năm 2013 25 2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu 26 3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên của xã 29 3.1.1. Vị trí địa lý 29 3.1.2. Địa hình 29 3.1.3. Điều kiện khí hậu – thời tiết 29 3.1.5. Nguồn nước và thủy văn 34 3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của xã 35 3.2.1. Điều kiện kinh tế 35 3.2.2. Điều kiện xã hội 37 3.3.Thực trạng sản xuất bưởi Da Xanh tại xã Thanh Hối – Tân Lạc – Hòa Bình. 40 3.3.1. Diện tích trồng bưởi tại xã 41 3.3.2. Tình hình sử dụng giống bưởi Da Xanh 43 3.3.3. Tình hình tiêu thụ sản phẩm 44 3.4. Tình hình đầu tư trong sản xuất bưởi Da Xanh 46 3.4.1. Giống 47 3.4.2. Phân bón 47 3.4.3. Thuốc BVTV 49 3.4.4. Trình độ văn hóa của chủ hộ 50 3.5. Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây bưởi Da Xanh theo kết quả điều tra 52 3.5.1. Đánh giá hiệu quả của bưởi Da Xanh 52 3.5.2. Kết quả của 1ha bưởi Da Xanh 57 3.5.3. Đánh giá HQKT cây bưởi Da Xanh các nhóm hộ trong xã 58 3.6.1. Ðánh giá HQKT cây bưởi Da xanh so với cây bưởi Ðào 60 3.6.2. Ðánh giá HQKT cây bưởi Da xanh so với cây lương thực 62 3.6.3. Hiệu quả xã hội 64 3.6.4. Hiệu quả môi trường 65 3.7. Những thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức trong quá trình sản xuất cây bưởi Da Xanh tại xã Thanh Hối – Tân Lạc – Hòa Bình. 66 3.7.1. Những thuận lợi 66 3.7.2. Những khó khăn 67 3.7.3. Cơ hội 68 3.7.4. Thách thức 68 4.2. Giải pháp nâng cao HQKT sản xuất cây bưởi Da Xanh tại xã Thanh Hối – Tân Lạc – Hòa Bình. 69 4.2.1. Giải pháp về giống 69 4.2.2. Giải pháp mở rộng diện tích và tăng năng suất 70 4.2.3. Tăng cường công tác khuyến nông, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân 70 4.2.4. Tăng cường vốn đầu tư cho sản xuất cây bưởi Da Xanh 70 4.2.6. Đẩy mạnh khâu bảo quản, chế biến và tiêu thụ 71 4.2.7. Khuyến khích và hoàn thiện kinh tế hợp tác 71 4.3. Kiến nghị 72 4.3.1. Đối với các cơ quan có thẩm quyền 72 4.3.2. Đối với người trồng 73 4.3.3. Đối với thương lái, công ty thu mua và tiêu thụ bưởi Da Xanh 73 KẾT LUẬN 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO 82 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cây ăn quả chiếm một vị trí rất quan trọng trong đời sống của con người. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, nghề trồng cây ăn quả đã trở thành một bộ phận quan trọng không thể thiếu đối với nền nông nghiệp, mang lại hiệu quả kinh tế rất cao. Những năm gần đây, nghề trồng cây ăn quả ở Việt Nam ngày càng có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, góp phần vào việc xoá đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho hàng vạn lao động từ nông thôn đến thành thị. Sản phẩm hoa quả là một trong những loại sản phẩm có ý nghĩa quan trọng và không thể thiếu trong tiêu dùng hàng ngày của con người. Khi xã hội càng phát triển thì nhu cầu đó ngày càng tăng. Trong các loại sản phẩm về hoa quả thì sản phẩm cây ăn quả có múi luôn có vị trí quan trọng và chiếm tỉ trọng lớn nhất. Việt Nam nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa, khí hậu có nhiều nét độc đáo và đa dạng, tài nguyên đất phong phú…Điều kiện tự nhiên đó đã ưu đãi cho đất nước ta nhiều loại cây trái đặc trưng, trong đó có cây bưởi. Bưởi là một trong những loại trái cây có giá trị dinh dưỡng cao như chứa lượng vitamin C và vitamin A, tăng sức đề kháng cho cơ thể, giúp cơ thể chống lại được một số bệnh cảm cúm thông thường. Bưởi có tính thanh nhiệt, chứa nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe như giúp cân bằng lượng cholesterol trong máu, giúp cơ thể chống lại hiện tượng oxy hóa, tác dụng hạ sốt… Ở Việt Nam đã hình thành nên nhiều vùng trồng bưởi nổi tiếng như bưởi Diễn (Từ Liêm, Hà Nội), bưởi Đoan Hùng (Phú Thọ), bưởi Đường (Hà Tĩnh), bưởi Năm Roi (Vĩnh Long), Bưởi Phúc Trạch (Hương Khê, Hà Tĩnh)… Hiện nay, cây bưởi ngày càng xuất hiện nhiều trên thị trường và được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Những năm gần đây, trên địa bàn huyện Tân Lạc xuất hiện cây bưởi Da Xanh đã góp phần đem lại hiệu quả kinh tế cao, đồng thời mở ra một tiềm năng mới, một hướng đi mới cho người dân 2 nơi đây. Cây bưởi Da Xanh được đưa vào cây ăn quả phổ biến trong vùng, tận dụng ưu thế về đất đai, khí hậu, tạo được công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người dân. Được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, các ngành, cùng với các chính sách hỗ trợ cho hệ thống các công trình thủy lợi phục vụ công tác tưới tiêu được đầu tư đã tạo điều kiện cho việc sản xuất nông nghiệp được thuận lợi. Từ đó, người dân có thể yên tâm sản xuất với nhiều loại cây trồng phù hợp mang lại HQKT, nâng cao tổng sản phẩm trong sản xuất. Tuy nhiên, so với tiềm năng của địa phương, thì việc sản xuất, kinh doanh cây bưởi Da Xanh còn bộc lộ nhiều tồn tại, yếu kém. Diện tích trồng bưởi chưa được mở rộng nhiều tiềm năng đất đai vốn có, năng suất chưa đạt hiệu quả cao. Mặt khác phương thức sản xuất của người dân còn mang tính nhỏ lẻ thủ công, dựa vào kinh nghiệm và học hỏi nhau là chính. Hợp tác trong khâu tiêu thụ còn lỏng lẻo, thiếu sự liên kết. Người dân đầu tư dàn trải thiếu định hướng nên chi phí đầu tư cao. Việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) chưa hiệu quả, dẫn đến hiệu quả kinh tế (HQKT) chưa cao. Xuất phát từ thực tế trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây bưởi Da Xanh tại xã Thanh Hối – huyện Tân Lạc – Tỉnh Hòa Bình”. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu và đánh giá hiệu quả kinh tế của cây bưởi Da Xanh góp phần thúc đẩy chương trình thay đổi cơ cấu cây trồng, phát triển sản xuất nông lâm nghiệp tăng thu nhập cho người dân tại tỉnh Hòa Bình. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Phân tích, đánh giá thực trạng sản xuất và HQKT sản xuất cây bưởi Da Xanh trên địa bàn xã Thanh Hối – Tân Lạc – Hòa Bình. - Đưa ra định hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao HQKT sản xuất cây bưởi Da Xanh trên địa bàn xã Thanh Hối – Tân Lạc – Hòa Bình. [...]... triển của cây bưởi Da Xanh - Ðánh giá thực trạng sản xuất cây bưởi Da Xanh trên địa bàn xã Thanh Hối – Tân Lạc – Hòa Bình - Ðánh giá tình hình phân phối lưu thông sản phẩm của cây bưởi Da Xanh tại xã Thanh Hối – Tân Lạc – Hòa Bình - Ðánh giá hiệu quả kinh tế của cây bưởi Da Xanh theo kết quả điều tra - Những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và rủi ro trong sản xuất bưởi Da Xanh tại xã Thanh Hối – Tân Lạc – Hòa. .. - Hộ gia đình trồng bưởi tại xã Thanh Hối – Tân Lạc – Hòa Bình - Các vấn đề về nâng cao HQKT trong sản xuất cây bưởi tại xã Thanh Hối - Tân Lạc – Hòa Bình 2.1.2 Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Tại xã Thanh Hối – Tân Lạc – Hòa Bình - Về thời gian: Thời gian thực hiện từ 08/1/2014 - 27/4/2014 2.2 Nội dung nghiên cứu - Ðánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Thanh Hối ảnh hưởng đến việc... hiệu quả kinh tế trong sản xuất bưởi Da Xanh tại xã Thanh Hối – Tân Lạc – Hòa Bình 2.3 Câu hỏi nghiên cứu - Tại sao phải phát triển và nâng cao HQKT sản xuất cây BDX tại xã Thanh Hối – Tân Lạc – Hòa Bình? - Thực trạng phát triển thế nào, có tăng hiệu quả kinh tế không? - Có những giải pháp nào để thực hiện? Vì sao? 2.4 Phương pháp nghiên cứu 2.4.1 Chọn điểm nghiên cứu Đề tài lựa chọn 4/19 xóm của xã. .. thiệu và một số mô hình sản xuất bưởi Da Xanh tiêu biểu 1.2.1 Nguồn gốc Cây bưởi có tên khoa học là Citrus grandis (L) Osbeck, thuộc họ cam (Rutaceae) Bưởi là loại cây quen thuộc với người Việt Nam, có nhiều loại bưởi nổi tiếng như bưởi Đoan Hùng, bưởi Diễn, bưởi Phúc Trạch, bưởi Thanh Trà, bưởi Năm Roi, bưởi Da Xanh Cây bưởi có nhiều giá trị dinh dưỡng cũng như giá trị kinh tế cao Trong các loại cây. .. phương pháp nghiên cứu Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Chương 4: Các giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả kinh tế cây bưởi Da Xanh ở xã Thanh Hối – huyện Tân Lạc – tỉnh Hòa Bình 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Một số khái niệm có liên quan 1.1.1 Các khái niệm về sản xuất Sản xuất hay sản xuất của cải vật chất là hoạt động chủ yếu trong các hoạt động kinh tế của con người Sản xuất là quá trình... sản lượng tiềm năng mà xã hội không dùng được phần bị lãng phí 6 * Quan điểm thứ ba: Hiệu quả kinh tế là mức độ thỏa mãn yêu cầu của quy luật kinh tế cơ bản của kinh tế chủ nghĩa xã hội, cho rằng quỹ tiêu dùng là đại diện cho mức sống nhân dân, là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của nền sản xuất xã hội * Quan điểm thứ tư: Hiệu quả sản xuất kinh doanh là mức tăng của kết quả sản xuất kinh doanh trên mỗi lao... Thực chất của hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật có tính đến các yếu tố về giá của yếu tố đầu ra, vì thế nó còn được gọi là hiệu quả giá Việc xác định hiệu quả này giống như các điều kiện về lý thuyết biên để tối đa hoá lợi nhuận, điều đó có nghĩa là giá trị biên của sản phẩm phải tính bằng giá trị chi phí biên của nguồn lực sử dụng vào sản xuất Như vậy: Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế mà trong... HQKT giữa cây BDX và cây trồng khác, so sánh giữa các nhóm hộ xem hình hình đầu tư và kết quả thu được giữa hai loại bưởi và các cây trồng khác, từ đó đánh giá HQKT đầu tư vào cây trồng nào phù hợp để nâng cao mức sống hộ gia đình và xã hội Đánh giá hiệu quả kinh tế cây BDX sử dụng phương pháp phân tích hiệu quả tài chính Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất và tiêu thụ bưởi Da Xanh tại địa... bưởi Diễn khoảng 53 ha với 600 hộ trồng bưởi (Phạm Ngọc Liễu, Nguyễn Ngọc Thi,1999) [7] Trồng bưởi mang lại hiệu quả kinh tế cao Ở Thượng Mỗ, tỉnh Hà Tây (cũ) người ta tính được hiệu quả kinh tế của trồng bưởi gấp 4 - 5 lần so với trồng lúa Giá trị thu nhập của 1 sào bưởi lên khoảng trên 10 triệu đồng Còn đối với bưởi Đoan Hùng, thông thường những nhà trồng 30 cây bưởi cũng thu 14 được mỗi năm 15 - 20... Xanh trong 4 xóm tại xã Thanh Hối Mỗi xóm chọn ra 15 hộ để phỏng vấn trực tiếp, sau đó tiến hành điều tra, thu thập số liệu Sau khi hỏi thăm, phỏng vấn các hộ trồng bưởi để so sánh kết quả HQKT giữa cây bưởi Da Xanh với cây bưởi Đào trong khu vực Đưa ra những lời khuyên giải pháp phù hợp với các hộ dân Bảng 2.1: Số lượng mẫu điều tra bưởi Da Xanh ở các điểm nghiên cứu của xã Thanh Hối năm 2013 Tổng . của chủ hộ 50 3.5. Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây bưởi Da Xanh theo kết quả điều tra 52 3.5.1. Đánh giá hiệu quả của bưởi Da Xanh 52 3.5.2. Kết quả của 1ha bưởi Da Xanh 57 3.5.3. Đánh. hiệu quả, dẫn đến hiệu quả kinh tế (HQKT) chưa cao. Xuất phát từ thực tế trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài: Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây bưởi Da Xanh tại xã Thanh Hối – huyện Tân Lạc. Tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY BƯỞI DA XANH TẠI XÃ THANH HỐI - HUYỆN TÂN LẠC – TỈNH HÒA BÌNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Kinh Tế Nông