0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Tình hình sử dụng lao động

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GÀ TẠI XÃ SƠN HẢI HUYỆN BẢO THẮNG TỈNH LÀO CAI. (Trang 61 -64 )

Lao động là yếu tố đầu vào quan trọng phản ánh nguồn lực sản xuất của trang trại, đồng thời quy mô và cơ cấu lao động cho biết trình độ và khả năng sử dụng nguồn lao động của từng trang trại. Tình hình sử dụng lao động của các trang trại nhìn chung ở bảng 3.6 như sau :

Bảng 3.6 : Tình hình lao động của các trang trại

Tiêu chí Số lượng

(lao động) Cơ cấu (%)

Lao động Lao động gia đình 17 70,83

Độ tuổi 20-45 20 83,33

46-60 4 16,67

Trình độ

Trung cấp – cao đẳng- đại học 3 12,5

Tốt nghiệp phổ thông- dưới

phổ thông 21 87,5

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả )

Dựa vào bảng trên ta thấy được các trang trại ở xã Sơn Hải chủ yếu sử dụng nguồn lao động sẵn có của gia đình chiếm tới 70,83%, lao động được thuê thường xuyên chỉ có 7 lao động, chiếm 29,17%, lao động được thuê ở các trang trại mà người chủ trang trại là người đã qua tốt nghiệp đại học- trung cấp hoặc là những người buôn bán có kinh nghiệm, họ vừa đóng vai trò quản lý và ra các quyết định kinh doanh và cùng tham gia các công việc khác cùng với người lao động nhằm tiết kiệm được chi phí lao động thuê đồng thời tận dụng lao động gia đình. Tính trung bình một trang trại sử dụng 4 lao động/ trang trại, trong đó 2,83 lao động gia đình và 1,17 lao động thuê thường xuyên.

Độ tuổi các lao động còn tương đối trẻ từ 20- 45 tuổi chiếm tới 83,33%, lao động có độ tuổi từ 46- 60 chỉ chiếm 16,67%. Với lực lượng lao động này các trang trại có thể tiếp tục mở rộng sản xuất hơn nữa. Tuy nhiên trình độ của các lao động trong trang trại còn hạn chế. Phần lớn lao động chưa được qua đào tạo chuyên nghiệp, lao động chưa tốt nghiệp phổ thông và tốt nghiệp phổ thông chiếm tỷ lệ cao nhất, chiếm tới 83,33%, tiếp đến là lao động có trình độ trung cấp chỉ có 3 lao động, chiếm 12,5%, lao động có trình độ đại học chỉ có 1 lao động, chiếm 4,17% tham gia quản lý điều hành trang trại. Điều này làm hạn chế khả năng tiếp cận với khoa học kỹ thuật mới, thông tin thị trường của các lao động, ảnh hưởng tới phát triển kinh tế trang trại có hiệu quả.

3.2.5. Tình hình huy động và s dng vn

Vốn đầu tư là một yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới thu nhập, hiệu qủa của các trang trại nói chung và các trang trại chăn nuôi nói riêng. Tình hình huy động và sử dụng vốn của các trang trại điều tra thể hiện ở bảng 3.7 như sau:

Bảng 3.7: Tình hình huy động và sử dụng vốn của trang trại

Tiêu chí Tổng nguồn vốn Vốn cốđịnh Vốn lưu động Số lượng (trđ) Cơ cấu (%) Số lượng (trđ) Cơ cấu (%) Số lượng (trđ) Cơ cấu (%)

Trang trại chăn nuô

gà thịt 4120 100 1600 38,83 2520 61,17

Trang trại chăn nuôi

gà đẻ trứng 4030 100 1600 39,70 2430 60,30

Bình quân/ trang trại 1358,33 100 533,33 39,26 825 60,74

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra của tác giả)

Qua bảng trên ta thấy được bình quân một trang trại chăn nuôi có mức đầu tư vốn là 1358,33triệu đồng, trong đó vốn cố định là 533,33 triệu đồng, chiếm 39,26%, vốn lưu động là 825 triệu đồng,chiếm 60,74%.

Trang trại chăn nuôi gà thịt có 4 trang trại với mức đầu tư vốn là 4120 triệu đồng, trong đó vốn cố định là 1600 triệu đồng, chiếm 38,83%, vốn lưu động là 2520 triệu đồng, chiếm 61,17% nhưng với 2 trang trại chăn nuôi gà đẻ trứng có mức vốn đầu tư gần bằng trang trại gà thịt là 4030 triệu đồng, trong đó vốn cố định là 1600 triệu đồng, chiếm 39,70%, vốn lưu động là 2430 triệu đồng, chiếm 60,30%. Như vậy cho thấy mức đầu tư vốn cho trang trại chăn nuôi gà đẻ trứng cao hơn trang trại gà thịt. Sự chênh lệch này là do yêu cầu về cơ sở vật chất và quy trình chăn nuôi có sự khác nhau.

Về nguồn vốn của các trang trại được thể hiện qua bảng 3.8 như sau:

Bảng 3.8: Nguồn vốn của các trang trại (Tính bình quân một trang trại)

Nguồn vốn Số lượng(trđ) Cơ cấu(%)

Tổng 1358,33 100

Vốn tự có 533,33 39,26

Vốn vay từ HTX Quý Hiền 825 60,74

Vốn khác 0 0

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả )

Bình quân một trang trại có vốn đầu tư khoảng 1358,33 triệu đồng trong đó nguồn vốn được hình thành từ vốn vay HTX là chủ yếu 825 triệu đồng, chiếm 60,74% còn lại là vốn tự có của chủ trang trại là 533,33 triệu đồng, chiếm tới 39,26%. Nhìn chung các chủ trang trại đều có nhu cầu vay vốn từ các ngân hàng, các tổ chức tín dụng, tuy nhiên việc tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng còn gặp nhiều khó khăn, việc giải quyết các thủ tục vay vốn còn kéo dài. Do đó nguồn vốn các trang trại vay từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng hầu như là không có.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GÀ TẠI XÃ SƠN HẢI HUYỆN BẢO THẮNG TỈNH LÀO CAI. (Trang 61 -64 )

×