Kinh tế trang trại phát triển lần đầu tiên ở Tây Âu trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, tiếp đó là ở các nước châu Âu, Bắc Mỹ, châu Đại Dương. Ở châu Á kinh tế trang trại được hình thành và phát triển muộn hơn, chủ yếu ở những nước công nghiệp đầu tiên vào những năm 50.
Các nước châu Á bước vào công nghiệp hoá muộn hơn các nước Âu Mỹ hàng trăm năm. Vì vậy, kinh tế trang trại sản xuất nông sản hàng hoá phục vụ công nghiệp hoá cũng xuất hiện muộn hơn. Kinh tế trang trại ở châu Á hiện nay có sự khác biệt giữa hai nhóm nước: các nước công nghiệp phát triển và các nước đang phát triển [6].
+ Kinh tế trang trại ở một số nước công nghiệp phát triển:
Các nước như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc là những nước ở Đông Bắc Á đi lên công nghiệp hoá sớm nhất ở châu Á. Do yêu cầu nguồn nguyên liệu cho chế biến nông sản ngày càng cao, kinh tế trang trại ở các nước này ngày càng phát triển mạnh để thay thế kinh tế tiểu nông. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan đã chú trọng đến công tác cải cách ruộng đất. Theo đó, kinh tế hộ nông dân tiểu nông được giao quyền sử dụng đất lâu dài và trở thành đơn vị sản xuất kinh doanh tự chủ trong nông, lâm, ngư nghiệp. Nhờ vậy, hiệu quả sản xuất kinh doanh ngày càng cao, các nông hộ phát triển ngày càng nhiều lên kinh tế trang trại [6].
Xét về quy mô, các trang trại ở Đông Bắc Á có quy mô diện tích rất nhỏ, nhỏ hơn ở Tây Âu từ 20 – 30 lần, nhỏ hơn ở Mỹ từ 150 – 180 lần. Bình quân diện tích đất đai của trang trại ở Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc chỉ trên dưới 1 ha [3].
Ở Nhật Bản, từ những năm 50 trở lại đây, kinh tế trang trại phát triển mạnh ở các ngành sản xuất nông, lâm và ngư nghiệp trên tất cả các vùng sản xuất ra khối lượng nông sản hàng hoá lớn về lúa gạo, rau quả, thịt, hình thành các vùng sản xuất nông sản hàng hoá tập trung quy mô lớn.
Cũng giống như các nước châu Mỹ, kinh tế trang trại ở Nhật Bản cũng phátt triển theo hướng giảm số lượng, tăng quy mô trên cơ sở tích tụ ruộng đất. Năm 1950, Nhật Bản cú 6.176 nghìn trang trại thì đến năm 1995 con số này là 5.382 trang trại (giảm 794 nghìn trang trại trong 45 năm). Mặc dù số
lượng trang trại giảm đáng kể nhưng quy mô diện tích bình quân 1 trang trại tăng chậm do quỹ đất nông nghiệp của Nhật Bản bị hạn chế. Năm 1995, trong tổng số gần 2,5 triệu trang trại trồng trọt cứ gần 60% trang trại có quy mô từ 0,5 – 1 ha; 31% có quy mô lớn hơn: khoảng 30% số trang trại chăn nuôi lợn thịt có quy mô dưới 100 con, 32% có quy mô 100 – 500 con, 28% có quy mô 500 – 2.000 con và 5% có quy mô trên 2.000 con. Đối với chăn nuôi gà thịt, cứ trang trại nào quy mô dưới 300 con, chỉ có trang trại gà thịt quy mô từ 300 – 100.000 con [6].
Về lao động, phần lớn các trang trại trồng trọt đều sử dụng lao động gia đình là chính, ít sử dụng lao động làm thuê do quy mô diện tích nhỏ. Trang trại lâm nghiệp và chăn nuôi quy mô vừa và lớn có sử dụng lao động làm thuê với mức độ khác nhau tuỳ trình độ cơ giới hoá. Đến nay, bình quân 1 trang trại với 1 ha đất nông nghiệp có từ 1 – 1,1 lao động nông nghiệp, còn những lao động khác của trang trại hoạt động kinh tế ngoài nông nghiệp ở trong và ngoài trang trại [6].
Trong quá trình phát triển, các trang trại ở Nhật Bản có sự chuyển dịch từ thuần nông sang đến các hình thức sản xuất kiêm luôn chế biến sản phẩm trực tiếp thu được tại trang trại. Như vậy không phải lo lắng vấn đề tiêu thụ nông sản mà còn có thể tạo được thương hiệu sản phẩm của trang trại mình một cách rễ ràng. Bởi vậy thu nhập ngoài nông nghiệp và ngoài trang trại ngày càng tăng. Trong 40 năm gần đây các trang trại thuần nông của Nhật Bản giảm khoảng 3 lần, từ 45% xuống 15% trong tổng số trang trại. Các trang trại có quy trình sản xuất tiêu thụ khép kín tăng lên đến 85% trong tổng số trang trại và đã có thu nhập từ ngoài nông nghiệp là chính [3], [6].
Về ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ, các trang trại ở Nhật Bản tuy có quy mô nhỏ nhưng trong quá trình công nghiệp hoá đã ứng dụng rộng rãi các công nghệ hiện đại về giống cây trồng, vật nuôi, các loại vật tư kỹ
thuật nông nghiệp, phân bón cho cây trồng, thức ăn công nghiệp cho gia súc, năng lượng có điện, nước, gió, các máy móc thiết bị nông nghiệp và ứng dụng đồng bộ vào các chu trình sản xuất và chế biến, bảo quản nông lâm thuỷ sản tạo ra năng suất cây trồng vật nuôi cao (như năng suất lúa từ 5 – 6 tấn/ha) và năng suất lao động nông nghiệp cao. Từ năm 1950 đến năm 1990, chi phí lao động làm lúa nước giảm dần từ 2.000 giờ công xuống dưới 500 giờ công (giảm 5 lần). Nhiều trang trại trồng rau, chăn nuôi gia cầm bắt đầu ứng dụng công nghệ tin học và tự động hoá trong sản xuất. Nhờ vậy, tỷ suất hàng hoá của các trang trại rất cao, đảm bảo nhu cầu lương thực thực phẩm cho 125 triệu dân: 100% nhu cầu về gạo, 81% nhu cầu thịt, trên 90% nhu cầu về trứng, sữa; 76% nhu cầu về rau, quả [6].
Đài Loan và Hàn Quốc tiến hành công nghiệp hoá sau Nhật Bản nên kinh tế trang trại cũng phát triển sau. Quy mô diện tích các trang trại ở Hàn Quốc và Đài Loan cũng nhỏ trên dưới 1 ha và quá trình hình thành và phát triển cũng giống Nhật Bản. Thời kỳ bắt đầu công nghiệp hoá (1952 - 1970) số lượng trang trại tăng từ 679.750 lên 880.274 và quy mô trang trại bình quân giảm từ 1,29 xuống 1,03 ha. Thời kỳ công nghiệp hoá đạt trình độ cao (1970 - 1996) số lượng trang trại giảm xuống 779.000 và quy mô bình quân tăng lên 1,2 ha [6].
Số lượng và quy mô trang trại chăn nuôi ở Đài Loan tăng đều trong suất thời kỳ công nghiệp hoá. Năm 1974 số trang trại chăn nuôi lợn dưới 100 con lợn chiếm 99,5% trong tổng số trang trại và 68,63% tổng sống đàn lợn. Đến năm 1994 số trang trại nuôi dưới 100 con lợn giảm xuống cũn 53,52% trong tổng số trang trại và tổng đàn lợn. Số trang trại chăn nuôi lợn quy mô từ 100 – 5.000 con trở lên, năm 1994 chiếm 45% tổng số trang trại và 78% tổng số đàn lợn [6].
Cơ cấu sản xuất kinh doanh của trang trại ở Đài Loan cũng có sự chuyển dịch từ thuần nông sang hình thức sản xuất, tiêu thụ kinh doanh khép kín như Nhật Bản. Thời gian 1955 – 1990, số trang trại thuần nông giảm từ
39,67% xuống còn 8,98% và số trang trại theo hình thức trên tăng từ 60,13% lên 91,02%.Các trang trại ở Đài Loan đã tạo ra khối lượng nông sản hàng hoá cao, đảm bảo nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu [6].
Ở Hàn Quốc, công nghiệp hoá cũng như kinh tế trang trại phát triển sau Nhật Bản và Đài Loan. Đặc điểm của trang trại ở Hàn Quốc cũng là quy mô nhỏ. Từ thời kỳ 1953 – 1965 số lượng trang trại tăng từ 2.249 cơ sở lên 2.507 cơ sở, với quy mô bình quân 0,9 ha. Thời kỳ 1970 – 1990 số lượng trang trại giảm xuống 1.700 cơ sở và quy mô tăng đến 1,2 ha. Trang trại Hàn Quốc cũng nhanh chóng tiến lên công nghiệp hoá sản xuất, tạo ra khối lượng nông sản hàng hoá nhiều tỷ suất cao [3], [6].
+ Kinh tế trang trại ở một số nước đang phát triển:
Ở các nước đang phát triển châu Á, công nghiệp hoá mới bắt đầu và kinh tế trang trại cũng mới hình thành và phát triển. Công nghiệp hoá phát triển đã nảy sinh nhu cầu ngày càng lớn về nông sản hàng hoá và tất yếu phải hình thành kinh tế trang trại thay thế kinh tế tiểu nông. Kinh tế trang trại ở các nước đang phát triển châu Á được hình thành từ các hộ nông dân tiểu nông tiến lên sản xuất hàng hoá và các hộ công nhân lao động ở đồn điền cũ chuyển sang hoạt động theo mô hình trang trại.
Thái Lan trở thành nước xuất khẩu lớn trên thế giới là nhờ sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế trang trại. Các trang trại ở vùng đồng bằng hàng năm sản xuất ra lượng gạo xuất khẩu khoảng 5 – 6 triệu tấn. Các trang trại vùng đồi núi sản xuất ra hàng chục triệu tấn sắn và dưa xuất khẩu cho Liên minh châu Âu. Các trang trại vùng ven biển đã sản xuất hàng vạn tấn tôm xuất khẩu. Các trang trại vùng chung quanh các đô thị đã sản xuất ra khối lượng lớn thịt gà, thịt lợn xuất khẩu và sữa bò [6].
Thời kỳ bắt đầu công nghiệp hoá ở trình độ thấp, các nước đang phát triển ở châu Á có số lượng hộ nông dân rất lớn với quy mô đất đai nhỏ, thời
kỳ 1960 – 1990 số hộ nông dân ở Trung Quốc tăng từ 115 triệu hộ lên 232 triệu hộ, Ấn Độ tăng từ 45 triệu hộ lên 97 triệu hộ, Thái Lan tăng từ 1,2 triệu hộ lên 3,4 triệu hộ v.v... Quy mô bình quân đất đai mỗi hộ giảm [3].
Cuối thế kỷ XX, số lượng trang trại ở các nước đang phát triển ở châu Á chưa nhiều và tỷ trọng trang trại trong tổng số hộ nông dân còn thấp nhưng đang có xu hướng phát triển với tốc độ nhanh hơn cùng với nhịp độ phát triển công nghiệp hoá, củng cố vai trò lực lượng xung kích trong sản xuất nông sản hàng hoá và tiến dần lên vị trí lực lượng chủ lực sản xuất nông sản hàng hoá như các nước công nghiệp phát triển ở Đông Bắc Á hiện nay [6].
1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế trang trại và trang trại chăn nuôi ở nước ta
Mặc dù đã xuất hiện từ rất lâu,nhưng kinh tế trang trại ở Việt Nam chỉ phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây,có thể xem thực hiện chỉ thị 100 Ban bí thư TW khóa IV,NQ 10 của bộ chính trị về phát huy vai trò tự chủ của kinh tế hộ nông dân và đặc biệt sau khi luật đất đai ra đời năm 1993 thì kinh tế trang trại thực sự có bước phát triển khá nhanh và đa dạng.
Bảng 2.1: Số trang trại phân theo ngành hoạt động và phân theo địa phương trong cả nước
Tiêu chí TT trồng trọt TT chăn nuôi TT nuôi trồng thủy sản TT khác Tổng số Đồng Bằng Sông Hồng 35 3174 986 277 4472
Trung du và miền núi phía Bắc 40 828 31 30 929
Bắc trung bộ và duyên hải miền trung 865 767 304 330 2266
Tây Nguyên 2149 453 4 16 2622
Đông Nam Bộ 3465 1903 52 54 5474 Đồng Bằng Sông Cửu Long 2307 1008 3343 234 6892
Tổng Cộng 8861 8133 4720 941 22.655
Nếu theo quy định của cục thống kê về tiêu chuẩn trang trại (Quyết định số 359/1998/QĐ- TCTK ngày 01/07/1989) thì cả nước có 45.372 trang trại. Trong đó chia theo hướng sản xuất có 37.949 trang trại trồng cây công nghiệp lâu năm và cây hàng năm, chiếm 83,6%; 1306 trang trại nuôi trồng thủy sản, chiếm 3,8%; 2559 trang trại kinh doanh tổng hợp đa ngành, chiếm 5,6%.
Chia theo vùng kinh tế: vùng Đông Bắc có 3.491 trang trại, chiếm 7,7%; vùng Tây Bắc có 238 trang trại, chiếm 0,5%; vùng Đồng Bằng Sông Hồng có 1394 trang trại , chiếm 9,2%; vùng Duyên Hải Miền Trung có 2.706 trang trại, chiếm 4,6%;vùng Tây Nguyên có 6.333 trang trại,chiếm 13,6%; vùng Đông Nam Bộ có 8402 trang trại, chiếm 18,4%; vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long có19.259 trang trại, chiếm 42,4% [8].
Số lao động bình quân/ trang trại là 2,8 người, lao động thuê ngoài theo thời vụ là 11,5 người. Bình quân một trang trại trồng trọt có 5,3 ha đất nông nghiệp, lâm nghiệp có 26,8 ha, nuôi trồng thủy sản có 10,7 ha. Vốn sản xuất bình quân của một trang trại là 60,2 triệu đồng, thu nhập bình quân một trang trại là 22,6 triệu đồng (thu nhập đã trừ chi phí) [8].
Về quy mô diện tích của mỗi trang trại ở nước ta theo điều tra của cục thống kê cho thấy: trang trại dưới 1ha chiếm 15%; từ 1-5 ha chiếm 28%,từ 5- 10 ha chiếm 34%, từ 10-20 ha chiếm 4% và trên 50ha chiếm 3% [8].
Ngoài việc góp phần làm giàu cho các chủ trang trại, phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam trong những năm qua đã giải quyết việc lam tại chỗ cho hơn 50.000 lao động làm thuê thường xuyên và 520.000 lao động làm thuê theo thời vụ tạm thời ở nông thôn. Tổng số vốn huy động đầu tư phát triển kinh tế trang trại ước tính là 2.730,8 tỷ đồng, thu nhập hầng năm của từ các hoạt động kinh tế trang trại là 1.032,6 tỷ đồng. Ngoài ra các trang trại còn đóng góp đáng kể vào việc bảo vệ môi trường sinh thái , nâng cao độ che phủ của rừng từ 22% lên 28%. Kinh tế trang trại đã tự khẳng đinh vai trò của mình trên hầu khắp các vùng kinh tế: đồi núi, đồng bằng, ven biển [8].
Trong giai đoạn 2001-2006, tốc độ tăng trưởng sản phẩm chăn nuôi ở nước ta đạt bình quân 8,9%/ năm. Trong đó sản lượng thịt lợn tăng 10,3%, thịt bò tăng 9,4%, thịt trâu tăng 4,9%, thịt và trứng gia cầm trước dịch cúm tăng bình quân 8,5% và 9,8%,sản lượng sữa tăng trên 32%/ năm, năm 2006 giá trị chăn nuôi tăng trưởng 7,3 % so vơi 2005. giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 25,2% (theo báo cáo của các địa phương năm 2005) trong GDP nông nghiệp. Công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi phát triển mạnh. Sản lượng thức ăn công nghiệp ước tính năm 2006 đạt 6,2 triệu tấn, tăng 16% so với năm 2005 và tỷ trọng thức ăn công nghiệp chiếm gần 42,8% so với tổng lượng thức ăn tinh sử dụng cho chăn nuôi [2].
Đặc điểm nổi bật nhất trong thời gian qua của ngành chăn nuôi nước ta là bên cạnh phương thức chăn nuôi truyền thống, chăn nuôi trang trại, tập trung đã hình thành và có xu hướng ngày càng phát triển, nhất là từ khi có Nghị quyết 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 của Chính phủ về phát triển kinh tế trang trại. Đây là xu thế phổ biến trên toàn thế giới và là hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế quan trọng trong sản xuất nông nghiệp nước ta.
Để nâng cao hiệu quả sản xuất trên một diện tích đất canh tác, những năm qua, nhiều địa phương đồng thời với việc bố trí lại cơ cấu cây trồng đã tập trung các nguồn lực nhằm đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, coi đó là hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế quan trọng trong nông nghiệp với mục tiêu tăng dần tỷ trọng giá trị sản xuất chăn nuôi từ 25,2% hiện nay lên 30% (có tỉnh đặt mục tiêu là 50%0 đến năm 2013 [2].
Những năm gần đây, trang trại chăn nuôi phát triển nhanh cả về số lượng, chủng loại và quy mô. Theo báo cáo của 64 tỉnh, thành phố (vào cuối năm 2006), toàn quốc có 17.721 trang trai (TT) chăn nuôi, trong đó miền Bắc là 6.313 TT, chiếm 35,6%; miền Nam là 11.408 TT, chiếm 64,4%. Theo báo cáo của Tông cục Thống kê năm 2001 toàn quốc có 1.761 TT chăn nuôi, như
vậy, sau 5 năm số lượng trang trại chăn nuôi tăng hơn 15.960 TT, bình quân mỗi năm tăng 3.192 TT, tăng 58,7%/năm [2].
Theo tổng cục thống kê cả nước có 113.730 TT, trong đó 16.708 TT chăn nuôi, 55.529 TT cây hàng nam và cây lâu năm, 2.661 TT lâm nghiệp, 34.202 TT nuôi trồng thủy sản và 4.630 TT kinh doanh tổng hợp. Do điều kiện quỹ đất, thức ăn phong phú ,công nghiệp chế biến thức ăn phát triển và thị trường tiêu thụ lớn, nên các trang trại chăn nuôi phân bố chủ yếu ở ĐNB với 6.366 TT, chiếm 35,9%; tiếp theo là ĐBSH với 3.157 TT, chiếm 17,,8%; ĐBSCL với 2.171 TT,chiếm 12,3%; BTB với 1.758 TT, chiếm 9,9%; Tây Nguyên có 1.480 TT, chiếm 8,4%. Các vùng Đông Bắc,Tây Bắc với đất đai