Kinh tế trang trại được hình thành từ kinh tế hộ nông dân, từ sản xuất tự cung tự cấp chuyển sang sản xuất hàng hóa. Người chủ trang trại bằng kiến thức và kinh nghiệm của mình tiến hành điều hành và quản lý sản xuất kinh doanh của trang trại nhằm thu nhiều lợi nhuận, đáp ứng nhu cầu cho gia đình lẫn xã hội.
Mỗi trang trại đều cần có một người chủ có trình độ hiểu biết nhất định, biết cách điều hành, quản lý, chỉ đạo và định hướng cho sản xuất. Loại hình kinh tế trang trại nói chung và kinh tế trang trại chăn nuôi nói riêng là một loại hình kinh tế khó bởi vậy chủ trang trại là một yếu tố đầu vào rất quan trọng quyết định sự thành bại của trang trại. Trình độ của từng chủ trang trại khác nhau quyết định đến việc lựa chọn quy mô kinh doanh, lựa chọn các phương án kinh doanh khác nhau.
Bảng 3.2: Tình hình chủ trang trại năm 2013
Tiêu chí Số lượng (người) Cơ cấu (%) 1. Nghề nghiệp Buôn bán 2 33,33 Nông dân 4 66.67 2. Độ tuổi 35-45 3 50 46-60 3 50
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả)
Qua bảng trên cho thấy chủ các trang trại ở xã phần chủ yếu xuất thân từ nông dân chiếm tới 66,67%, là người buôn bán là 33,33%. Hầu hết các chủ trang trại đều tự tìm hiểu các thông tin về kỹ thuật chăn nuôi, thông tin thị trường thông qua bạn bè, thông tin truyền thông, và kinh doanh chủ yếu dựa vào kinh nghiệm chăn nuôi trong nhiều năm.
Các chủ trang trại có độ tuổi khá trẻ chỉ từ 35- 45 tuổi chiếm 50%, độ tuổi từ 46- 60 tuổi chiếm 50%.