Tình hình phát triển kinh tế trang trại và trang trại chăn nuôi ở

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế trang trại chăn nuôi gà tại xã Sơn Hải huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai. (Trang 39)

huyn Bo Thng tnh Lào Cai.

Phát triển kinh tế trang trại, gia trại là hướng đi phù hợp với địa phương, qua những mô hình kinh tế trang trại, gia trại đã đẩy nhanh việc chuyển dịch cơ

cấu kinh tế, góp phần không nhỏ trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo, giúp nhiều nông dân vươn lên làm giàu, đồng thời tạo chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Hiện nay, nhiều mô hình kinh tế trang trại, gia trại tổng hợp trên địa bàn huyện Bảo Thắng đang chứng tỏ hiệu quả kinh tế vượt, trội nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, chăn nuôi.

Hiện tại trên địa bàn huyện Bảo Thắng loại hình chăn nuôi theo hướng trang trại công nghiệp ngày càng phát triển, trong đó chăn nuôi gia cầm chiếm tỷ lệ lớn nhất, với 72 trang trại, chăn nuôi lợn đứng vị trí thứ 2 với 33 trang trại. Phong trào chăn nuôi tập trung phát triển cả về quy mô, số lượng và thành vùng sản xuất hàng hóa, như xã Xuân Quang, Sơn Hải, Sơn Hà, Xuân Giao, thị trấn Phố Lu. Các mô hình kinh tế trang trại là nguồn thu nhập ổn định cho các gia đình từ 200 - 500 triệu đồng mỗi năm. Đặc biệt, mỗi mô hình kinh tế trang trại đã giải quyết việc làm cho 5 - 7 lao động nông thôn, góp phần tăng thu nhập cho người dân, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững tại địa phương.

Chăn nuôi chủ yếu theo hướng công nghiệp đã góp phần phát triển nhanh cả về số lượng, chủng loại và quy mô; nâng cao năng suất, chất lượng, tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hoá đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Một số hộ chăn nuôi lợn thuần ngoại với quy mô 5 nái ngoại và 20 lợn thịt thuần ngoại trở lên có hiệu quả thu nhập khá, điển hình ở các xã: Sơn Hà, Sơn Hải, thị trấn phố Lu, Xuân Quang, thị trấn Phong Hải.

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các trang trại chăn nuôi gà tại địa bàn xã Sơn Hải, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.

2.1.2. Phm vi nghiên cu

2.1.2.1. Phạm vi về không gian

Thực hiện trên địa bàn xã Sơn Hải huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai

2.1.2.2. Phạm vi về thời gian

Đề tài thực hiện từ 12/2/2014 đến 27/4/2014.

Số liệu nghiên cứu là số liệu của 3 năm 2011 – 2013 Số liệu phiếu điều tra là số liệu thể hiện năm 2013

2.1.2.3. Địa điểm nghiên cứu

Đề tài tiến hành nghiên cứu tại xã Sơn Hải huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai

2.2. Nội dung nghiên cứu

- Sơ lược về điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của xã Sơn hải huyện Bảo thắng tỉnh Lào Cai.

- Nghiên cứu tình hình phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi tại xã. - Nghiên cứu kết quả sản xuất kinh doanh của các trang trại chăn nuôi gà. - Nghiên cứu hiệu quả kinh tế của các trang trại chăn nuôi gà ngoài ra nghiên cứu hiệu quả xã hội và môi trường mà trang trại chăn nuôi mang lại.

- Đề xuất các giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại chăn nuôi gà tại xã.

2.3. Câu hỏi nghiên cứu

Tình hình phát triển trang trại chăn nuôi gà tại xã Sơn Hải diễn ra như thế nào?

Kết quả sản xuất kinh doanh của các trang trại ra sao?

Hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường mà các trang trại chăn nuôi mang lại như thế nào?

Những biện pháp nào giúp nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi gà?

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp thu thp s liu

2.4.1.1. Phương pháp chọn mẫu

- Chọn mẫu tổng thể

- Dung lượng mẫu là 6. Do số lượng trang trại gà ở địa bàn nghiên cứu chỉ là 6 trang trại đạt tiêu chí trang trại, để đáp ứng tính khách quan trong kết quả đánh giá nên đã lựa chọn điều tra hết 6 trang trại gà.

2.4.1.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp được thu thập từ các sách, báo, các văn kiện Nghị quyết, các báo cáo về tình hình cơ bản của địa bàn nghiên cứu, số liệu thống kê phản ánh tình hình phát triển kinh tế- xã hội, điều kiện tự nhiên của xã Sơn Hải.

Thu thập tại chính quyền địa phương, thống kê của UBND xã, huyện. Ngoài ra còn tham khảo thông tin của cục thống kê, cục chăn nuôi thông qua mạng intenet.

2.4.1.3. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Những số liệu này được thu thập từ việc điều tra các trang trại chăn nuôi của xã bằng phiếu điều tra trang trại.

Số liệu điều tra được dùng để phân tích về tình hình hiện trạng phát triển trang trại, việc đầu tư sản xuất, kết quả, hiệu quả kinh tế, những khó khăn và thuận lợi trong việc phát triển trang trại chăn nuôi của xã.

Thông qua quan sát thực tế, kiểm chứng và đưa ra những nhận định ban đầu về điều kiện tự nhiên, điều kiện phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.

Quan sát hiện trạng cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất của trang trại: đường giao thông đến các trang trại, chuồng trại, hệ thống xử lý chất thải . . .

2.4.2. Phương pháp x lý s liu

Tổng hợp, phân tích các số liệu phỏng vấn theo từng nội dung cụ thể. Với các thông tin định tính: tiến hành tổng hợp từ các phiếu điều tra và phân tích.

Với các thông tin định lượng: Xử lý số liệu bằng cách tổng hợp số liệu từ các phiếu điều tra trang trại đã thu thập được, sắp xếp và tổng hơp trên excell xử lý, tổng hợp thành các bảng biểu và phân tích.

2.4.3. Phương pháp phân tích

Phương pháp thống kê kinh tế: Áp dụng phân tổ thống kê, để tổng hợp kết quả điều tra nhằm phản ánh các đặc điểm cơ bản của trang trại và phân loại chúng theo độ tuổi lao động, trình độ. . . Trên cơ sở đó phân tích kết quả, đánh giá hiệu quả kinh tế của các trang trại, rút ra những nhận xét và kết luận.

2.4.4. Các ch tiêu đánh giá hiu qu kinh tế

Các chỉ tiêu phản ánh các yếu tố sản xuất Đất đai bình quân một trang trại.

Vốn sản xuất bình quân một trang trại. Lao động bình quân một trang trại.

Cơ cấu lao động theo loại lao động (lao động gia đình và lao động thuê ngoài).

Chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của trang trại.

Tổng doanh thu (TR) của trang trại: là tổng giá trị tính bằng tiền của các loại sản phẩm sản xuất ra ở trang trại, bao gồm phần giá trị để lại tiêu dùng (tiêu dùng cho sinh hoạt và tiêu dùng cho tái sản xuất) và sản phẩm bán ra trên thị trường.

Tổng chi phí (TC) : là toàn bộ các khoản chi phí vật chất, bao gồm các khoản chi phí nguyên vật liệu, giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, lao động thuê ngoài và các dịch vụ khác.

Tổng lợi nhuận (Pr) : là giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ cho các ngành sản xuất tạo ra trong một năm hay một chu kỳ sản xuất kinh doanh.

Lợi nhuận được tính theo công thức: Pr = TR – TC. Trong đó: Pr: Lợi nhuận.

TR: Tổng doanh thu. TC: Tổng chi phí.

Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế:

Doanh thu/chi phí = Tổng doanh thu/ tổng chi phí (TR/TC).

Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng chi phí bỏ ra cho sản xuất kinh doanh thì trang trại thu được bao nhiêu đồng doanh thu.

Lợi nhuận/chi phí = Tổng lợi nhuận/ tổng chi phí (Pr/TC).

Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng chi phí bỏ ra cho sản xuất kinh doanh thì trang trại thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Doanh thu/ lao động = Tổng doanh thu/ tổng lao động (TR/LD).

Chỉ tiêu này cho biết cứ một lao động tham gia sản xuất thì trang trại thu được bao nhiêu đồng doanh thu.

Lợi nhuận/lao động = Tổng lợi nhuận/tổng số lao động (Pr/LD)

Chỉ tiêu này cho biết cứ một lao động tham gia sản xuất thì trang trại thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Doanh thu/ diện tích= Tổng doanh thu/tổng diện tích (TR/DT).

Chỉ tiêu này cho biết cứ một đơn vị diện tích (m2) canh tác thì trang trại thu được bao nhiêu đồng doanh thu.

Chỉ tiêu này cho biết cứ một đơn vị diện tích canh tác thì trang trại thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Doanh thu/vốn = Tổng doanh thu/tổng nguồn vốn (TR/V).

Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn được sử dụng cho sản xuất kinh doanh thì trang trại thu được bao nhiêu đồng doanh thu.

Lợi nhuận/vốn = Tổng doanh thu/ tổng nguồn vốn (Pr/V).

Chỉ tiêu này cho biết cứ sử dụng một đồng vốn cho sản xuất kinh doanh thì trang trại thu được bao nhiêu đồng doanh thu.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Sơn Hải, huyện Bảo Thắng Bảo Thắng

3.1.1. Điu kin t nhiên cu xã Sơn Hi huyn Bo Thng

3.1.1.1. Ví trí địa lý

Xã Sơn Hải là một xã vùng 2 nằm ở phía Tây Nam của huyện Bảo Thắng, cách trung tâm huyện 4 km, Tổng diện tích tự nhiên là 1.679 ha, toàn xã có 3.231 nhân khẩu tương ứng với 848 hộ, có 10 dân tộc anh em cùng chung sống đoàn kết ở 8 thôn bản, trong đó có 2 thôn vùng 3.

Sơn Hải là xã thuần nông, cơ cấu nền kinh tế hiện nay của xã là: nông lâm nghiệp chiếm 70%, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ 30%; thu nhập bình quân đến năm 2013 là 7 triệu đồng/ người/ năm. Thâm canh tăng vụ, sản xuất vụ 3, trồng rau và chăn nuôi gia súc, gia cầm đang là thế mạnh của xã trong sản xuất nông lâm nghiệp. Vị trí địa lý tiếp giáp như sau:

- Phía Đông giáp xã Thái Niên, thị trấn Phố Lu; - Phía Nam giáp xã Sơn Hà;

- Phía Tây giáp xã Xuân Giao; - Phía Bắc giáp xã Gia Phú.

Sơn Hải có vị trí địa lý tương đối thuận lợi nằm dọc theo sông Hồng, có quốc lộ 4E đi qua, cách thành phố Lào Cai khoảng 30 km, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội giữa xã với các xã, thị trấn khác trong huyện và các vùng phụ cận.

3.1.1.2. Đặc điểm địa hình

Địa bàn xã thuộc vùng thung lũng nằm bên hữu ngạn sông Hồng. Địa hình bao gồm các dải thung lũng hẹp chạy dài ven sông Hồng, độ cao trung

bình 200 - 500m, độ dốc trung bình từ 10-150, độ chia cắt ngang yếu. Sông suối là nguồn cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của người dân.

3.1.1.3. Đặc điểm thời tiết khí hậu

Khí hậu Sơn Hải mang đặc điểm vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều với 2 mùa rõ rệt: Mùa khô bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau; mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9. Nhiệt độ trung bình hàng năm là từ 22- 240C, nhiệt độ thấp dưới 200C, nhiệt độ cao nhất là 400C.

Hướng gió thịnh hành là hướng gió Đông nam, tốc độ gió trung bình là 1- 2m/s. Lượng mưa trung bình hàng năm là 2.046 mm, số ngày mưa trung bình là 111 ngày, số ngày mưa nhiều nhất vào tháng 7, tháng 8, độ ẩm trung bình 85%.

Do ảnh hưởng của địa hình, địa mạo trong khu vực đã gây nên một số hiện tượng đặc biệt như: mưa phùn chủ yếu vào tháng 12, 1, 2; sương mù chủ yếu vào tháng 11, 12. Với đặc điểm thời tiết khí hậu này đã tạo điều kiện cho thảm thực vật nhiệt đới sinh trưởng và phát triển tốt. Xã có hệ thống sông Hồng chảy qua, đây là nguồn cung cấp nước chính cho sản xuất và sinh hoạt của địa bàn dọc theo hai bên sông.

Nhìn chung điều kiện khí hậu của xã tương đối thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp đa dạng, phong phú. Mùa đông với khí hậu khô, lạnh làm cho vụ đông trở thành vụ chính có thể trồng được nhiều loại cây rau ngắn ngày có giá trị kinh tế.

3.1.1.4. Thủy văn

Chế độ thuỷ văn của Sơn Hải chịu ảnh hưởng của sông Hồng, đây là nguồn nước chính để phục vụ tưới tiêu, sản xuất của xã. Ngoài ra trên địa bàn xã còn có các con suối bắt nguồn từ núi cao chảy xuống, điều này đã góp phần rất lớn vào việc phân bổ và đáp ứng nhu cầu cung cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt của người dân trên toàn xã, đặc biệt là kích thích được sản xuất thâm canh tăng vụ. Tuy nhiên lưu lượng nước ở sông không ổn định.

Hàng năm đến mùa mưa lũ, lượng nước ở sông Hồng và các con suối khá lớn,có thể xảy ra lũ quét, lũ ống gây thiệt hại cho người dân sống dọc bờ sông, gây lây lan dịch bệnh, nên việc phòng chống thiên tai, dịch bệnh là vấn đề cần được các cấp chính quyền hết sức quan tâm.

3.1.2. Các ngun tài nguyên

3.1.2.1. Tài nguyên đất

Bảng 2.2 : Cơ cấu sử dụng đất của xã Sơn Hải năm 2011 - 2013. Năm Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 1.679,00 100 1.679,00 100 1.679,00 100 Đất nông nghiệp 1313,94 78,26 1303,94 77,66 1291,49 76,92 Đất phi nông nghiệp 338,42 20,16 354,78 21,13 372,51 22,19 Đất chưa sử dụng 26,64 23,83 20,28 1,21 15,00 0,89

(Nguồn: Văn phòng UBND xã Sơn Hải)

Xã có nguồn tài nguyên đất tương đối đa dạng với nhiều nhóm đất như: Đất phù sa sông suối; Đất đỏ vàng trên đá biến chất . . . Tổng diện tích tự nhiên của thị trấn là 1.679,00 ha trong đó diện tích đất nông nghiệp của xã là 1313,42 ha (năm 2013) đây là diện tích khá lớn. Đất đai ở xã chủ yếu phục vụ cho sản xuất và xây dựng các công trình nên đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng có xu hướng giảm dần qua các năm, diện tích đất này được chuyển sang để xây dựng một số công trình cơ bản và một số công trình cơ sở hạ tầng đặc biệt là dự án xây dựng tuyến đường cao tốc Nội Bài- Lào Cai- Vân Nam (Trung Quốc) đi qua địa bàn xã được hoàn thành vào năm 2012.

Tuy diện tích đất nông nghiệp có xu hướng giảm dần nhưng vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất và còn diện tích đất chưa sử dụng khoảng 15 ha , có thể được

quy hoạch một phần cho sản xuất nông nghiệp trong những năm tới. Bên cạnh các diện tích đất màu mỡ được sử dụng cho trồng cây nông nghiệp cho năng suất cao, thì còn những diện tích đất đồi, đất nghèo dinh dưỡng có thể sử dụng vào việc hình thành các trang trại chăn nuôi, góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất với quy mô công nghiệp, như các trang trại.

3.1.2.2. Tài nguyên nước

Tài nguyên nước của xã Sơn Hải được nhìn nhận và đánh giá dựa trên 2 nguồn nước chính là nguồn nước mặt và nước ngầm.

- Nước mặt: Chủ yếu khai thác sử dụng từ các sông, suối, kênh mương, ao hồ trên địa bàn, trong đó sông Hồng là nguồn cung cấp nước chính. Tuy nhiên lượng nước này không ổn định và phân bố không đều, phụ thuộc chủ yếu vào địa hình, lớp phủ thực vật, chất lượng nước mặt không đảm bảo, nhiễm bẩn do phân huỷ các chất hữu cơ, hoá chất phân bón... Sử dụng cho sinh hoạt cần phải qua quá trình xử lý và làm sạch.

- Nước ngầm: Qua khảo sát ban đầu cho thấy nguồn nước ngầm trên địa bàn xã có trữ lượng dồi dào nhưng ở độ sâu khác nhau, chất lượng nước khác nhau, đáp ứng được nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Hiện nay trên địa bàn xã đã có các công trình cung cấp nước sạch đưa vào sử dụng phục vụ cho nhu cầu dùng nước sạch của nhân dân.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế trang trại chăn nuôi gà tại xã Sơn Hải huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai. (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)