Nghiên cứu ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón đến sinh trưởng phát triển và năng suất của khoai lang Hoàng Long vụ Xuân 2014 tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

69 1.1K 1
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón đến sinh trưởng phát triển và năng suất của khoai lang Hoàng Long vụ Xuân 2014 tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LƯU THỊ DUYÊN Tên đề tài: “NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ TỔ HỢP PHÂN BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA KHOAI LANG HOÀNG LONG VỤ XUÂN 2014 TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học cây trồng Khoa : Nông học Khóa học : 2010 - 2014 Thái Nguyên, 2014 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LƯU THỊ DUYÊN Tên đề tài: “NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ TỔ HỢP PHÂN BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA KHOAI LANG HOÀNG LONG VỤ XUÂN 2014 TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học cây trồng Khoa : Nông học Lớp : K42 Trồng trọt Khóa học : 2010 - 2014 Giảng viên hướng dẫn: Th.S. Nguyễn Thị Mai Thảo PGS.TS. Nguyễn Viết Hưng Khoa Nông học - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Thái Nguyên, 2014 LỜI MỞ ĐẦU Thực tập tốt nghiệp là khâu vô cùng quan trọng đối với mỗi sinh viên trước khi ra trường. Vì trong quá trình thực tập chúng ta được củng cố lại những kiến thức đã học, cũng như phương pháp vận dụng những kiến thức đó vào lao động thực tiễn, từ đó nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc học tập, tạo tiền đề cho sinh viên có kiến thức đầy đủ để sự nghiệp phát triển nền nông nghiệp nước ta trong thời kì đổi mới. Được sự đồng ý của ban chủ nhiệm khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, em tiến hành chuyên đề thực tập: “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón đến sinh trưởng phát triển và năng suất của khoai lang Hoàng Long vụ Xuân 2014 tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên” Qua bài báo cáo khóa luận em xin chân thành cảm ơn tới ban giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm khoa Nông học. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của cô giáo Nguyễn Thị Mai Thảo và thầy giáo PGS.TS Nguyễn Viết Hưng đã giúp em hoàn thành khóa luận này. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do trình độ hiểu biết của em còn có hạn nên không thể tránh khỏi những thiếu sót trong đề tài. Em mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô để luận văn tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn Thái Nguyên, ngày 8 tháng 6 năm 2014 Sinh viên Lưu Thị Duyên BẢNG DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Ý nghĩa 1 CT Công thức 2 DT Diện tích 3 Đ/c Đối chứng 4 ĐH Đại học 5 KLTB Khối lượng trung bình 6 NS Năng suất 7 NST Ngày sau trồng 8 NSTL Năng suất thân lá 9 NSSK Năng suất sinh khối 10 SL Sản lượng 11 STT Số thứ tự DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Tình hình sản xuất khoai lang trên thế giới giai đoạn 2007 - 2011 10 Bảng 2.2: Tình hình sản xuất khoai lang ở Việt Nam giai đoạn 2007 - 2011 15 Bảng 2.3: Diện tích, năng suất, sản lượng khoai lang của các vù n g năm 2010 - 2011 16 Bảng 2.4: Tình hình sản xuất khoai lang tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2007 - 2011 20 Bảng 4.1: Diễn biến thời tiết khí hậu của tỉnh Thái Nguyên năm 2014 28 Bảng 4.2: Tỷ lệ sống của cây khoai lang ở các công thức thí nghiệm 30 Bảng 4.3: Ảnh hưởng của phân bón khác nhau đến bén rễ, hình thành củ, ngày phủ luống khoai lang sau trồng 31 Bảng 4.4: Khả năng phân cành của cây khoai lang ở các công thức thí nghiệm sau trồng 80 ngày 33 Bảng 4.5: Ảnh hưởng của phân bón khác nhau đến đường kính thân khoai lang 33 Bảng 4.6: Động thái tăng trưởng chiều dài dây khoai lang ở các công thức thí nghiệm 34 Bảng 4.7: Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của khoai lang ở các công thức thí nghiệm 37 Bảng 4.8: Năng suất sinh khối và năng suất củ thương phẩm của khoai lang ở các công thức thí nghiệm 40 Bảng 4.9: Chỉ số T/R qua các thời kỳ của cây khoai lang ở các công thức thí nghiệm 41 Bảng 4.10: Một số chỉ tiêu về chất lượng của khoai lang ở các công thức thí nghiệm 42 Bảng 4.11: Khả năng chống chịu sâu bệnh của khoai lang ở các công thức thí nghiệm 43 DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 4.1: Biểu đồ ảnh hưởng của các mức phân bón khác nhau đến sinh trưởng của cây khoai lang 35 Hình 4.2: Biểu đồ biểu diễn năng suất thân lá và năng suất củ của giống khoai lang ở các công thức thí nghiệm 38 MỤC LỤC Trang PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục đích yêu cầu của đề tài 3 1.2.1. Mục đích của đề tài 3 1.2.2. Yêu cầu 3 1.3. Ý nghĩa của đề tài 3 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 3 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất 4 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5 2.1. Nguồn gốc, lịch sử và giá trị sử dụng của cây khoai lang. 5 2.1.1. Nguồn gốc, phân bố và phân loại khoai lang 5 2.1.2. Lịch sử phát triển cây khoai lang 7 2.1.3. Sử dụng khoai lang 8 2.1.3.2. Phi ẩm thực 9 2.2. Tình hình sản xuất, nghiên cứu kĩ thuật bón phân cho khoai lang trên thế giới 9 2.2.1. Tình hình sản xuất 9 2.3. Tình hình sản xuất, tiêu thụ và nghiên cứu phân bón cho khoai lang ở Việt Nam 14 2.3.2. Nghiên cứu về phân bón cho khoai lang ở trong nước 17 2.4. Tình hình sản xuất khoai lang tại Thái Nguyên 20 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22 3.1. Đối tượng nghiên cứu 22 3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 22 3.3. Nội dung nghiên cứu 22 3.4. Phương pháp nghiên cứu 22 3.4.1. Thu thập số liệu liên quan đến đề tài 22 3.4.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm. 23 3.4.3. Quy trình thí nghiệm 23 3.4.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi 24 3.5. Phương pháp tính toán và xử lý số liệu 27 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 28 4.1. Ảnh hưởng của thời tiết khí hậu đến cây khoai lang 28 4.1.2. Lượng mưa 29 4.1.3. Độ ẩm 29 4.1.4. Giờ nắng 29 4.1.5. Bốc hơi 29 4.1.6. Ánh sáng 29 4.2. Kết quả nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh trưởng của khoai lang thí nghiệm vụ xuân năm 2014 tại Trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên. 30 4.2.1. Tỷ lệ sống của khoai lang ở các công thức phân bón khác nhau 30 4.2.2. Ảnh hưởng của phân bón khác nhau đến các giai đoạn của khoai lang 31 4.2.3. Nghiên cứu khả năng phân cành của cây khoai lang ở các công thức thí nghiệm 32 4.2.4. Ảnh hưởng của phân bón khác nhau đến đường kính thân khoai lang . 33 4.3. Kết quả nghiên cứu động thái tăng trường chiều dài dây khoai lang 34 4.4. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của khoai lang ở các công thức thí nghiệm 36 4.5. Năng suất sinh khối và năng suất củ thương phẩm của khoai lang 39 4.6. Chỉ số T/R của cây khoai lang qua các thời kỳ 41 4.7. Kết quả nghiên cứu một số chỉ tiêu về chất lượng của khoai lang ở các công thức thí nghiệm 42 4.8. Ảnh hưởng của phân bón đến khả năng chống chịu sâu bệnh của khoai lang 43 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 47 5.1. Kết luận 47 5.2. Đề nghị 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO 48 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Khoai lang (Ipomoea batatas.L) là một loại cây có địa bàn phân bố rộng, thích ứng các điều kiện nhiều vùng sinh thái khác nhau, đặc biệt là các vùng nhiệt đới và ôn đới, tập chung ở nhiều Châu lục trong đó Châu Á cũng được trồng nhiều ở một số nước như (Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia, Philipines, India) là những nước sản xuất khoai lang chống tình trạng suy dinh dưỡng. Đồng thời khoai lang cũng là cây thức ăn gia súc quan trọng tại nhiều nước trên thế giới. Ngoài ra khoai lang còn là cây hàng hóa xuất khẩu có giá trị để chế biến thức ăn cho gia súc, bánh kẹo… Lợi ích của việc trồng khoai lang là cây dễ trồng, phù hợp với nhiều loại đất, vốn đầu tư thấp, phù hợp khả năng kinh tế với nhiều hộ nông dân nghèo, thiếu lao động, tận dụng đất. Khoai lang đạt năng suất cao và lợi nhuận khá nếu biết dùng giống tốt và đúng quy trình canh tác. Khoai lang được nông dân trồng nhiều vì có khả năng sử dụng tốt các loại chân đất cho năng suất cao và ổn định. Thành phần củ khoai lang tươi chứa 68% nước, 0,8% protit, 28,5% gluxit, 34 mg canxi, 50 mg phốt-pho, 23 mg vitamin C. Thành phần khoai lang khô: 11% nước, 2,2% protit, 80% gluxit. Những nghiên cứu gần đây cho biết, giống khoai lang tím có polyphennol chứa anthocyamin có tác dụng khoáng ô xy hóa rất mạnh, có khả năng kiềm chế đột biến của tế bào ung thư, hạ huyết áp, phòng ngừa bệnh tim mạch, có công năng làm đẹp. Cây khoai lang có sắc tố có thể bào chế chất nhuộm màu thực phẩm thiên nhiên thay sắc tố tổng hợp nhân tạo. Khoai lang có chứa nhiều loại vitamin A, B, C, E và các khoáng chất K, Ca, Mg, Fe, Se… giàu chất xơ thực phẩm. Tổ chức FAO của Liên Hợp Quốc đã đánh giá khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng tốt nhất của thế kỉ 21, đang được thị trường thế giới rất ưa chuộng. Khoai lang có rễ củ lớn, chứa nhiều tinh bột, vị ngọt có thể sử dụng củ để ăn tươi, thái lát phơi khô, chế biến tinh bột dùng làm lương thực, thức ăn chăn nuôi, thân lá có thể làm rau xanh. Ngoài ra khoai lang có thể chế biến các sản phẩm tinh bột biến tính, các sản phẩm hóa công, các sản phẩm lên men thủy phần được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp thực 2 phẩm, dệt, giấy, vật liệu xây dựng, cao su nhân tạo…. Hiệu suất sản xuất ethanol sinh học từ cây khoai lang cao hơn hẳn mía đường, cao lương, ngô, sắn, và khoai tây. Khoai lang rất dễ trồng, nhân giống bằng dây, ít bị sâu, bệnh. Với những ưu việt như vậy, nên cây khoai lang ngày càng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm để đưa cây khoai lang trở thành cây trồng chính trong nền sản xuất nông nghiệp. Vùng Trung Du và miền núi phía Bắc là vùng có tiềm năng lớn về phát triển nông lâm nghiệp. Trong những năm qua, nông lâm nghiệp của vùng có nhiều thay đổi nhờ các chính sách hỗ trợ phát triển của nhà nước và địa phương. Tuy nhiên, do hạn chế về trình độ dân trí, điều kiện địa lý, giao thông và tập quán canh tác lạc hậu… nên vùng Trung Du và miền núi phía Bắc vẫn là vùng chậm phát triển (Tây Bắc: 33%, Đông Bắc: 21%). Hiện nay, vùng đang phải tập trung giải quyết nhiều lĩnh vực trong phát triển kinh tế như: Vấn đề an toàn lương thực và bảo tồn phát triển nguồn tài nguyên về đa dạng sinh học Giải quyết vấn đề trên cần có nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó việc phát triển cây trồng có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện sinh thái và trình độ canh tác của người dân nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang sản xuất hàng hóa, tăng thu nhập được ưu tiên hàng đầu. Cây khoai lang từ lâu đã gắn liền với những người nông dân nghèo ở vùng núi phía Bắc Việt Nam. Đặc biệt từ xưa người dân đã đánh giá cây khoai lang có khả năng thích ứng rộng, kỹ thuật trồng đơn giản, có thể phát triển tốt trong vụ đông và vụ xuân. Tuy nhiên để cây khoai lang đạt năng suất cao, chất lượng tốt cần phải đánh giá, lựa chọn được lượng phân bón cho giống khoai lang mới cũng như quy trình kỹ thuật canh tác phù hợp với điều kiện từng tiểu vùng sinh thái. Hiện nay, tuy diện tích trồng khoai lang của vùng Trung Du và miền núi phía Bắc đứng thứ 2 trong 6 vùng trồng khoai của cả nước (37.700 ha), nhưng vẫn mang tính chất nhỏ lẻ, chủ yếu phục vụ tiêu dùng tại chỗ. Năng suất khoai lang của vùng rất thấp (đạt 66,5 tạ/ha, đứng thứ 5/6 vùng), bằng 71% năng suất bình quân của cả nước, bằng 30,3% năng suất của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đây là những thách thức lớn trong phát triển khoai lang. [...]... phát triển và năng suất của khoai lang Hoàng Long vụ Xuân 2014 tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên” 1.2 Mục đích yêu cầu của đề tài 1.2.1 Mục đích của đề tài Nghiên cứu tìm ra được tổ hợp phân bón thích hợp với sự sinh trưởng phát triển và năng suất của khoai lang Hoàng Long vụ Xuân 2014 trồng tại Thái Nguyên 1.2.2 Yêu cầu - Theo dõi đặc điểm sinh trưởng, phát triển của khoai lang trên các công... Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng của cây khoai lang - Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất và chất lượng của khoai lang - Điều tra tình hình sâu hại trên khoai lang tại địa điểm nghiên cứu 3.4 Phương pháp nghiên cứu 3.4.1 Thu thập số liệu liên quan đến đề tài - Thu thập số liệu về điều kiên tự nhiên của Tỉnh Thái Nguyên, tình hình sản xuất khoai lang từ các... nghiệm - Yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các công thức - Tình hình sâu bệnh hại 1.3 Ý nghĩa của đề tài 1.3.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học Xác định được tổ hợp phân bón thích hợp với năng xuất khoai lang Hoàng Long vụ Xuân 2014 tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Đánh giá hiệu quả kinh tế từ các tổ hợp phân bón này từ đó có thể khuyễn cáo cho bà con nông dân sản xuất 4 1.3.2... mức phân bón phù hợp, với điều kiện sinh thái của từng địa phương và tiến hành đồng bộ các khâu kỹ thuật then chốt như: Phân bón, thời vụ, mật độ trồng… cho từng nhóm giống theo mục đích sử dụng nhằm tăng thu nhập và hiệu quả kinh tế của cây khoai lang Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón đến sinh trưởng phát triển và năng. .. sinh trưởng ngắn, vụ Đông 100 ngày, vụ Xuân 120 ngày Năng suất bình quân 8-10 tấn/ha, cao 15 tấn/ha Thích hợp vùng Đồng bằng và Trung Du Bắc Bộ, trên các loại đất cát pha Thời vụ trồng vụ Xuân 25/2 /2014 3.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu - Thời gian nghiên cứu: Trồng 2 /2014 - 6 /2014 - Địa điểm: Tại khu thí nghiệm cây trồng cạn, Trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên 3.3 Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu ảnh. .. xả luống và vun cao Phân hữu cơ cũng ảnh hưởng đến năng suất củ của khoai lang Phùng Huy (1980) nghiên cứu ảnh hưởng của bón lót phân chuồng đến năng suất củ khoai lang (trên nền phân bón: 45 N + 45 P2O5 + 60 K2O) cho thấy: Khi bón lót phân chuồng (phân hữu cơ) từ 5 tấn/ha đến 20 tấn/ha đã làm tăng năng suất củ khoai lang từ 151 tạ/ha lên 246,7 tạ/ha Trong số các thiếu hụt dinh dưỡng cho cây trồng... sử dụng phân bón cho khoai lang trên thế giới 2.2.2.1 Nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng của cây khoai lang Khoai lang là một loại cây ngắn ngày nhưng lại cho năng suất sinh vật học và năng suất kinh tế cao do đó phải bón đầy đủ về lượng và về chủng loại phân cần thiết Các loại vi lượng phân bón cho khoai lang phải tính toán phù hợp trong mối quan hệ với điều kiện thời tiết vừa phải đảm bảo năng suất vừa... LUẬN 4.1 Ảnh hưởng của thời tiết khí hậu đến cây khoai lang Cây khoai cũng như những cây trồng khác, trong quá trình sinh trưởng và phát triển chịu tác động rất lớn từ điều kiện thời tiết, khí hậu Các yếu tố như: Nhiệt độ, lượng mưa, ẩm độ, ánh sáng đều tác động mạnh đến đời sống cây khoai lang nói chung và ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng cây khoai lang nói riêng Do vậy trong quá trình nghiên cứu tôi... tiễn sản xuất Qua kết quả nghiên cứu xác định được công thức bón phân phù hợp với sản xuất khoai lang tại Thái Nguyên và đánh giá hiệu quả kinh tế của các công thức bón Từ đó khuyến cáo ra sản xuất 5 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Nguồn gốc, lịch sử và giá trị sử dụng của cây khoai lang 2.1.1 Nguồn gốc, phân bố và phân loại khoai lang Khoai lang (Ipomoea batatas (L) lam ) là một loại cây thân bò thuộc... hoach * Nghiên cứu các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất Các chỉ tiêu năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất được đánh giá sau khi thu hoạch 26 - Năng suất sinh khối (tấn/ha) = Năng suất thân lá + Năng suất củ + Thân lá: Cân toàn bộ thân lá/ô thí nghiệm (kg/ô) + Củ: Đếm số hốc thu, đếm toàn bộ số khóm thu/ô thí nghiệm + Số củ trung bình một cây: Lấy liên tục 5 cây ở giữa luống, đếm tổng số củ . thực tập: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón đến sinh trưởng phát triển và năng suất của khoai lang Hoàng Long vụ Xuân 2014 tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Qua bài báo. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LƯU THỊ DUYÊN Tên đề tài: “NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ TỔ HỢP PHÂN BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA KHOAI LANG. Khóa học : 2010 - 2014 Thái Nguyên, 2014 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LƯU THỊ DUYÊN Tên đề tài: “NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ TỔ HỢP PHÂN BÓN ĐẾN

Ngày đăng: 23/07/2015, 12:59

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan