Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng – phát triển và năng suất của khoai lang Hoàng Long vụ Xuân 2014 tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

51 873 4
Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng – phát triển và năng suất của khoai lang Hoàng Long vụ Xuân 2014 tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM SẦM THỊ HƯƠNG Tên đề tài: “NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ ĐẾN SINH TRƯỞNG – PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA KHOAI LANG HOÀNG LONG VỤ XUÂN 2014 TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN” KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học cây trồng Khoa : Trồng trọt Lớp : 42 – Trồng trọt Khoá học : 2010 – 2014 Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS. Nguyễn Viết Hưng Thái Nguyên, năm 2014 LỜI CẢM ƠN Là sinh viên chúng ta đều nhận thức được tầm quan trọng của việc thực tế và thực tập. Theo phương châm đào tạo: “học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn”, mới đem lại hiệu quả cao. Chính vì vậy, thực tập tốt nghiệp là một khâu hết sức quan trọng nhằm đưa những kiến thức đã học trên giảng đường từ đó áp dụng một cách đúng đắn và sáng tạo vào thực tiễn sản xuất. Kết hợp lý thuyết với thực hành giúp sinh viên rút ra được những bài học kinh nghiệm nhằm nâng cao năng lực chuyên môn để sau khi ra trường có được những kiến thức cơ bản để có thể góp phần nhỏ bé của mình phục vụ cho nền nông nghiệp nước nhà. Là sinh viên năm cuối của khoa Nông học trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, được sự nhất trí của Nhà trường và BCN khoa Nông học em đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng – phát triển và năng suất của khoai lang Hoàng Long vụ Xuân 2014 tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên”. Trong thời gian thực tập, em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của bạn bè và nhà trường. Em xin chân thành biết ơn thầy giáo PGS.TS Nguyễn Viết Hưng đã giành nhiều thời gian quý báu, tận tình giúp đỡ em thục hiện đề tài, cùng toàn thể các thầy cô giáo trong khoa Nông học Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình học tập, rèn luyện và hoàn thành đề tài thực tập. Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên và cũng là công trình đánh dấu bước trưởng thành của em sau 4 năm học tập và rèn luyện tại trường. Mặc dù em đã cố gắng hết sức mình song chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong có sự cảm thông, đóng góp ý kiến của các thầy cô và bạn bè để em có thể rút ra những kinh nghiệm quý báu, tạo điều kiện cho em có những bước đi vững chắc trong quá trình công tác sau này. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 5, năm 2014 Sinh viên Sầm Thị Hương MỤC LỤC Phần 1: MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài 2 1.2.1. Mục đích 2 1.2.2. Yêu cầu của đề tài 2 1.3.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3 1.3.1. Ý nghĩa khoa học 3 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 3 Phần 2 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4 2.2. Nguồn gốc, phân loại và phân bố cây khoai lang 4 2.2.1. Nguồn gốc và phân loại 4 2.2.2. Phân bố 6 2.2.3. Sử dụng khoai lang 8 2.3. Tình hình sản xuất, nghiên cứu khoai lang trong và ngoài nước 9 2.3.1. Tình hình sản xuất nghiên cứu khoai lang trên thế giới 9 2.3.2. Tình hình nghiên cứu và sản xuất khoai lang ở Việt Nam 13 Phần 3: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20 3.1. Vật liệu, thời gian và địa điểm nghiên cứu 20 3.1.1. Vật liệu nghiên cứu 20 3.1.2. Thời gian nghiên cứu 20 3.1.3. Địa điểm nghiên cứu 20 3.2. Nội dung nghiên cứu 20 3.3. Phương pháp nghiên cứu 21 3.3.1.Phương pháp bố trí thí nghiệm 21 3.3.2. Quy trình thí nghiệm 21 3.3.3. Các chỉ tiêu theo dõi 23 3.3.4. Phương pháp xử lý số liệu 25 Phần 4 : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 26 4.1. Ảnh hưởng của thời tiết khí hậu đến cây khoai lang 26 4.1.1. Điều kiện nhiệt độ 27 4.1.2. Lượng mưa 27 4.1.3 Ẩm độ 28 4.1.4. Bốc hơi 28 4.1.5. Giờ nắng 28 4.1.6 Ánh sáng 28 4.2. Kết quả nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh trưởng chính của khoai lang Hoàng Long vụ Xuân 2014 ở mật độ trồng khác nhau 28 4.2.1. Kết quả theo dõi tỷ lệ sống của khoai lang ở các công thức thí nghiệm 29 4.2.2. Một số giai đoạn sinh trưởng chính của khoai lang 30 4.2.3. Kết quả nghiên cứu sự tăng trưởng chiều dài thân chính của khoai lang ở mật độ trồng khác nhau trong vụ Xuân 2014 31 4.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất khoai lang ở các mật độ khác nhau 34 4.4. Tỷ lệ củ thương phẩm và năng suất sinh khối ở các công thức thí nghiệm 36 4.5. Khả năng chống chịu của khoai lang ở các công thức thí nghiệm 37 Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 41 5.1. Kết luận 41 5.2. Đề nghị 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO 42 DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT Từ viết tắt Ý nghĩa CT : Công thức DT : Diện tích KLTB : Khối lượng trung bình NS : Năng suất NST : Ngày sau trồng NSTL : Năng suất thân lá NSSK : Năng suất sinh khối SL : Sản lượng STT : Số thứ tự DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Tình hình sản xuất khoai lang trên thế giới giai đoạn 2007 - 2011 10 Bảng 2.2: Tình hình sản xuất khoai lang ở Việt Nam giai đoạn 2007 - 2011 13 Bảng 2.3: Ảnh hưởng của mật độ trồng khác nhau đến các yếu tố tạo thành năng suất và năng suất khoai lang 18 Bảng 1.4: Tình hình sản xuất khoai lang tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2007 - 2011 19 Bảng 4.1: Diễn biến thời tiết khí hậu của tỉnh Thái Nguyên năm 2014 26 Bảng 4.2: Kết quả theo dõi tỷ lệ sống của khoai lang ở các công thức thí nghiệm 29 Bảng 4.3: Một số giai đoạn sinh trưởng chính của khoai lang ở các công thức thí nghiệm 30 Bảng 4.4: Động thái tăng trưởng chiều dài thân chính của khoai lang ở các công thức thí nghiệm 31 Bảng 4.5: Đường kính thân và khả năng phân cành của khoai lang ở các công thức thí nghiệm 33 Bảng 4.6: Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của khoai lang ở các công thức thí nghiệm mật độ 35 Bảng 4.7: Năng suất củ thương phẩm và năng suất sinh khối của khoai lang ở các công thức thí nghiệm 37 Bảng 4.8 : Mức độ nhiễm sâu hại của khoai lang ở các công thức thí nghiệm 38 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1: Biểu đồ tăng trưởng chiều dài thân chính của khoai lang ở các công thức thí nghiệm 32 Hình 4.2: Biểu đồ năng suất củ, năng suất thân lá của khoai lang ở các công thức thí nghiệm 36 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Cây khoai lang (Ipomoea batatas) là một loài cây có củ, chứa nhiều tinh bột, có vị ngọt có thể sử dụng củ để ăn tươi, thái lát phơi khô, chế biến tinh bột dùng làm lương thực, thức ăn chăn nuôi, thân non có thể làm rau xanh. Trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp ở nước ta cây khoai lang chiếm một vị trí quan trọng trong sản xuất lương thực, đứng thứ 3 sau lúa và ngô. Cây khoai lang rất dễ trồng, nhân giống bằng dây, ít bị sâu, bệnh, chi phí đầu tư trên đơn vị diện tích trồng khoai lang thấp thích hợp với nhiều hộ nông dân nghèo trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình hiện nay và có khả năng thích ứng với nhiều vùng sinh thái khác nhau, từ đồng bằng ven biển đến vùng trung du, miền núi, từ miền Bắc đến miền Nam. Với nhiều đặc tính ưu việt như: trồng được trên nhiều loại đất, thời gian sinh trưởng ngắn nên có thể trồng nhiều vụ trong năm, có khả năng chống chịu tốt, khoai lang trồng bằng dây nên ít bị sâu bệnh phá hoại, tiềm năng năng suất cao, chi phí đầu tư trên đơn vị diện tích thấp mặt khác thân lá khoai lang phát triển nhanh, mạnh nên có khả năng lẫn át cỏ dại rất tốt vì thế nó luôn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của nhiều hộ nông dân nghèo trong việc phát triển nền kinh tế hộ gia đình hiện nay. Giá trị sử dụng của cây khoai lang rất cao: thân lá có thể làm rau xanh, củ dùng để ăn tươi, thái lát hơi khô chế biến tinh bột làm thức ăn cho người hoặc cho gia súc. Ngoài ra khoai lang có thể chế biến các sản phẩm tinh bột biến tính, các sản phẩm hoá công, các sản phẩm lên men thuỷ phần được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp thực phẩm, dệt, giấy, vật liệu xây dựng, cao su nhân tạo 2 Ở Việt Nam trong những năm gần đây, các sản phẩm khoai lang được sử sụng theo phương pháp truyền thống ngày càng gia tăng và công nghệ chế biến (sấy khô, tinh bột, bánh kẹo và rượu ) ngày càng phát triển. Hiện nay xu hướng sử dụng khoai lang chất lượng cao trong ăn tươi và sau chế biến ngày càng tăng cao, đặc biệt tại các tỉnh, Thành phố. Hiện nay khoai lang được trồng ở cả 7 vùng sinh thái nông nghiệp của nước ta với diện tích khoảng 245.000 – 270.000 ha năng suất bình quân là 6,5 tấn/ha. Trong khi đó ở miền Bắc, nhất là các tỉnh miền núi phía Bắc chưa quan tâm nhiều đến việc sản xuất khoai lang nói chung và chất lượng cao nói riêng. Nguyên nhân chính là do chưa xác định được giống, điều kiện sinh thái của từng địa phương và biện pháp canh tác, mật độ phù hợp. Xuất phát từ thực tế đó em đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng – phát triển và năng suất của khoai lang Hoàng Long vụ Xuân 2014 tại trường Đại học Nông Lâm – Thái Nguyên”. 1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài 1.2.1. Mục đích Nhằm xác định được mật độ trồng thích hợp cho khoai lang Hoàng Long sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất cao. 1.2.2. Yêu cầu của đề tài - Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng và phát triển của khoai lang Hoàng Long. - Nghiên cứu động thái tăng trưởng của các công thức thí nghiệm khoai lang Hoàng Long vụ Xuân 2014. - Nghiên cứu các yếu tố cấu thành năng suất, đánh giá phẩm chất của khoai lang Hoàng Long. 3 1.3.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa khoa học Qua nghiên cứu đề tài sẽ xác định được mật độ trồng hợp lý phù hợp cho khoai lang Hoàng Long sinh trưởng phát triển tốt nhất. Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ góp phần bổ sung thêm những tài liệu khoa học, phục vụ công tác giảng dạy cũng như trong nghiên cứu về khoai lang ở nước ta. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở tác động biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, phẩm chất tốt cho khoai lang Hoàng Long vụ Xuân của Thái Nguyên và các tỉnh miền núi Trung du phía Bắc từ đó khuyến cáo cho nông dân sản xuất nhằm đạt được năng suất và hiệu quả cao nhất. [...]... 3.2 Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng và phát triển của khoai lang vụ Xuân - Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của các công thức thí nghiệm khoai lang - Nghiên cứu mức độ sâu bệnh hại của các công thức tham gia thí nghiệm - Nghiên cứu các yếu tố cấu thành năng suất, đánh giá phẩm chất của các công thức thí nghiệm khoai lang 21 3.3 Phương pháp nghiên cứu 3.3.1 Phương... rất lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của cây khoai lang Do lượng mưa quá cao nên cây khoai chỉ phát triển về chiều dài dây mà không có khả năng tạo củ do đó đây cũng là yếu tố gây ảnh hưởng đến năng suất của khoai lang Lượng mưa và phân bố lượng mưa của một nơi có quan hệ trực tiếp tới thời gian sinh trưởng và thu hoạch dài hay ngắn, do đó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất khoai lang cao hay là... gian sinh trưởng ngắn, vụ Đông 100 ngày, vụ Xuân 120 ngày Năng suất bình quân 15 – 27 tấn/ha Thích hợp vùng đồng bằng và trung du Bắc bộ, trên các loại đất cát pha Thời vụ trồng vụ Xuân 25/2 /2014 3.1.2 Thời gian nghiên cứu Thí nghiệm được tiến hành vào vụ Xuân, tháng 2 /2014 – 6 /2014 3.1.3 Địa điểm nghiên cứu Thí nghiệm được bố trí tại khu cây trồng cạn khoa Nông học trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.. . ngắn và đêm dài sẽ thuận lợi hơn cho sự hình thành và phát triển củ do đó sẽ cho năng suất cao hơn 4.2 Kết quả nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh trưởng chính của khoai lang Hoàng Long vụ Xuân 2014 ở mật độ trồng khác nhau Sự phát triển thân lá và củ ở cây khoai lang từ sau khi trồng đến khi thu hoạch luôn là hai quá trình diễn ra song song và đồng thời Sau khi bén rễ hồi xanh thì quá trình sinh trưởng. .. 5.0 và Microsoft Excel 26 Phần 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Ảnh hưởng của thời tiết khí hậu đến cây khoai lang Cây khoai cũng như những cây trồng khác, trong quá trình sinh trưởng và phát triển chịu tác động rất lớn từ điều kiện thời tiết, khí hậu Các yếu tố như: Nhiệt độ, lượng mưa, ẩm độ, ánh sáng đều tác động mạnh đến đời sống cây khoai lang nói chung và ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng cây khoai. .. luống cho năng suất và tỷ lệ củ thương phẩm cao nhất Thí nghiệm nghiên cứu ở trường Đại học Nông Nghiệp I Hà Nội (2009 – 2010) vụ Đông Xuân cho kết quả ở bảng 2.3 18 Bảng 2.3: Ảnh hưởng của mật độ trồng khác nhau đến các yếu tố tạo thành năng suất và năng suất khoai lang Chỉ tiêu 4,0 Khối lượng củ/dây (g) 613,84 16,3 Năng suất sinh vật học (tấn/ha) 42,5 32.000 4,0 470,21 16,9 44,8 0,37 40.000 3,6 497,67... 1999) mật độ trồng từ 22.500 – 45.000 dây/ha là thích hợp cho khoai lang sinh trưởng phát triển Trên các loại đất khác nhau thì mật độ trồng cũng khác nhau: trên vùng đất bạc mầu mật độ trồng thích hợp 3,3 – 4,4 vạn dây/ha; trên đất cát ven biển mật độ trồng thích hợp là 2,7 – 3,2 vạn dây/ha Khoảng cách trồng: 4 – 7 dây/m dài luống Khoai lang Đông Xuân ở các tỉnh phía Bắc cho năng suất cao nhất (16,9 –. .. nước và xuất khẩu Thị trường xuất khẩu khoai lang của Việt Nam dự báo thuận lợi và có lợi thế cạnh tranh cao do có nhu cầu về chế biến khoai lang xuất khẩu các loại 15 thức ăn gia súc và những sản phẩm tinh bột biến tính Diện tích khoai lang của Việt Nam dự kiến ổn định khoảng 188,4 nghìn ha nhưng sẽ tăng năng suất và sản lượng khoai lang bằng cách chọn tạo và phát triển các giống khoai lang tốt có năng. .. thể sinh trưởng và phát triển bình thường ngay cả ở độ cao 3000 m so với mặt nước biển Khoai lang đã trở thành cây lương thực chính của dân cư miền núi cao tại Uganda, Ruanda và Burundi của Châu Phi Khoai lang là một trong 5 cây có củ quan trọng trên thế giới: sắn, khoai lang, khoai mỡ, khoai sọ, khoai tây Ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới thì khoai lang là cây có củ đứng sau sắn Tình hình sản xuất khoai. .. trồng khác, khoai lang muốn đạt năng suất cao và phẩm chất tốt thì quá 29 trình tích lũy vật chất khô là vấn đề quan trọng, sự tích lũy vật chất đó là do kết quả của nhiều chức năng sinh lý, sinh hóa trong cây gọi chung là sinh trưởng, phát triển Các cơ quan của cây có sinh trưởng phát triển tốt thì mới cho năng suất cao, phẩm chất tốt Khoai lang có đặc điểm, bộ phận thu hoạch là cơ quan sinh dưỡng . tiến hành nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng – phát triển và năng suất của khoai lang Hoàng Long vụ Xuân 2014 tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên . Trong. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng – phát triển và năng suất của khoai lang Hoàng Long vụ Xuân 2014 tại trường Đại học Nông Lâm – Thái Nguyên . 1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM SẦM THỊ HƯƠNG Tên đề tài: “NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ ĐẾN SINH TRƯỞNG – PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA KHOAI LANG HOÀNG LONG VỤ

Ngày đăng: 23/07/2015, 12:59

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan