Khả năng chống chịu của khoai lang ở các công thức thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng – phát triển và năng suất của khoai lang Hoàng Long vụ Xuân 2014 tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. (Trang 44)

So với nhiều loại cây trồng khác, thì mức độ nhiễm sâu bệnh hại trên cây khoai lang có ít hơn. Tuy nhiên, có những loài rất nguy hiểm, thường gây thiệt lớn cho người trồng như bọ hà, sâu đục dây, sâu hại lá... Đặc biệt là ở những vùng thường bị khô hạn hoặc trong các mùa khô như ở một số tỉnh phía Nam của nước ta. Bọ hà gây hại trên thân cây và củ, chủ yếu là gây hại trên củ sau khi bọ trưởng thành đẻ trứng vào củ, sâu non ăn phần thịt củ thành

những hang hốc và bài tiết ra ngay tại hang, từ đó có một loại nấm sống trên đó làm cho củ khoai lang đắng và có mùi rất khó chịu, người và gia súc đều không thể ăn được.

Bảng 4.8: Mức độ nhiễm sâu hại của khoai lang ở các công thức thí nghiệm Chỉ tiêu CTTN Sâu đục dây (% bị hại) (% bị hại) Bọ hà Bệnh xoăn lá (% bị hại) Sâu khoang (% bị hại) Khả năng thích ứng điều kiện bất thuận CT1 4,0 3,8 15 29,6 2 CT2 3,3 3,7 15,3 31,3 1 CT3 3,0 3,6 14,3 28,6 2 CT4 3,6 4,0 15,6 27,6 2 Khả năng thích ứng (1-5): 1 – Không bị hại 2 – Hại nhẹ, phục hồi nhanh 3 – Hại trung bình, phục hồi chậm 4 – Hại nặng, phục hồi kém 5 – Chết hoàn toàn

Qua số liệu bảng 4.8 cho thấy mức độ sâu bệnh hại khoai lang không đáng kể. Trong các loại sâu bệnh hại khoai lang, bọ hà (bọ đục củ) là đối tượng nguy hiểm và khó phòng trừ nhất, chúng ăn bề mặt củ, tạo ra những lỗ thủng hình tròn, những lỗ này sâu hơn lỗ đẻ trứng và không bị lấp kín bằng chất thải. Sâu non đục trong củ, chất thải làm củ bị thối và có vị đắng do các độc tố do củ sản sinh ra để chống lại sự gây hại củ sâu. Qua theo dõi mức độ bọ hà hại từ 3,6 – 4%. Trong đó, công thức 4 có tỷ lệ bị bọ hà cao nhất là 4,0%, công thức 3 có tỷ lệ bị bọ hà thấp nhất (3,6%).

Sâu đục dây là một trong những loài dịch hại nguy hiểm nhất trên khoai lang vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Qua theo dõi mức độ gây hại của sâu đục dây của các công thức thí nghiệm không lớn chỉ từ 3 – 4 % mức độ gây hại.

Qua bảng số liệu 4.8 cho thấy sâu khoang hại khoai lang là cao nhất. Mức độ hại từ 27,6 – 31,3 %. Trong đó, mức độ gây hại lớn nhất là ở mật độ trồng 3 dây/m (công thức 2: 31,3 %) và thấp nhất là ở mật độ trồng 6 dây/m (công thức 4: 27,6 %).

Bệnh xoăn lá xuất hiện ở thời kỳ sau trồng từ 30 – 40 ngày sau trồng, mức độ bị hại từ 14,3 – 15,3. Mức độ gây hại cao nhất là ở mật độ 6 dây/m (công thức 4: 15,6 %) thấp nhất là ở mật độ trồng 5 dây/m (công thức 3: 14,3 %).

Khả năng thích ứng với điều kiện bất thuận của các công thức tham gia thí nghiệm dao động từ mức hại nhẹ đến hại trung bình. Tuy nhiên mức độ phục hồi ở mật độ trồng 3 dây/m (công thức 2) chậm hơn so với mức độ phục hồi của các công thức còn lại.

Ngoài một số loài sâu bệnh trên ở khoai lang còn xuất hiện một số các loài sâu bệnh hại khác như:

- Sâu gai hay phá hoại khoai lang, ngoài ra nó còn gây hại cho các loài đậu đỗ, vừng, cà chua, thuốc lá, ngô. Ban ngày chúng nấp dưới đất hoặc phía dưới mặt lá, ban đêm mới chui lên cắn ngọn và ăn lá. Khi động mạnh chúng cuộn tròn mình lăn khỏi mặt lá xuống đất.

- Sâu xanh có rất nhiều màu sắc khác nhau: màu nâu, đen, xanh. Trên lưng có gạch ngang hoặc chấm đen hay màu vàng. Sâu to, nhỏ khác nhau, đầu hoặc đuôi đều có gai.

+ Làm đất kỹ, phơi đất hay ngâm nước để tiêu diệt nhộng dưới đất.

+ Phun thuốc Trebon hoặc một số loại thuốc nội hấp khi sâu non mới nở tuổi 1 – 2, phun vào chiều tối.

+ Vun luống cao góp phần hạn chế bọ hà và sâu đục dây khoai lang. + Luân canh với cây trồng khác

Như vậy, có thể thấy cây khoai lang có tỉ lệ sâu bệnh phá hoại tương đối thấp và mức bón phân vô cơ không tỉ lệ thuận với sự chống chịu sâu bệnh hại cây.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

Khả năng sinh trưởng và phát triển: sự sinh trưởng và phát triển về chiều dài thân lá, độ phủ luống rất khác nhau qua các mật độ trồng.

Mật độ trồng: với khoảng cách trồng 5 dây/m và 6 dây/m cho kết quả cao nhất tới sự sinh trưởng, phát triển của khoai lang Hoàng Long.

Tình hình sâu bệnh hại: ở mật độ trồng khác nhau thì mức độ sâu bệnh hại cũng khác nhau. Tuy nhiên sự xuất hiện và gây hại là không đáng kể, chủ yếu là sâu khoang hại lá.

Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất: khoai lang trồng ở mật độ khác nhau cho nắng suất củ và năng suất thân lá khác nhau ở mức độ tin cậy

95%. Trong các công thức thí nghiệm thì công thức trồng với mật độ 5 dây/m

cho năng suất thân lá, năng suất củ tươi và năng suất thương phẩm cao nhất.

5.2. Đề nghị

Tiếp tục tiến hành thí nghiệm mật độ với các vùng khác nhau để kết luận chính xác hơn về khả năng sinh trưởng, phát triển khoai lang với vùng sinh thái.

Khuyến cáo cho sản xuất đối với giống Hoàng Long nên trồng mật độ 5 dây/m và bố trí thời vụ tùy thuộc vào điều kiện thời tiết và đất đai là phù hợp nhất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

1. Võ Văn Chi và CS, 1998, Cây có củ thường thấy ở Việt Nam, Tập 1, NXBKH Hà Nội.

2. Bùi Huy Đáp, 1984, Hoa màu Việt Nam, Tập 1: Cây khoai lang, NXBNN, Hà Nội

3. Nguyễn Văn Đính, Vũ Đình Hòa, Đỗ Tấn Dũng, Hà Quang Hùng (2001), Sâu bệnh chính hại cây khoai lang và cách phòng trừ, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

4. Vũ Đình Hòa (1996), Hệ số di truyền về năng suất và hàm lượng chất khô của củ khoai lang, Kết quả nghiên cứu trồng trọt 1995 – 1996, NXBNN, Hà Nội.

5. Mai Thạch Hoành, 2004, Cây Khoai lang – kỹ thuật trồng và bảo quản, NXBNN, Hà Nội

6. Mai Thạch Hoành, 2006, Giống và kỹ thuật thâm canh cây có củ, NXBNN Hà Nội

7. Mai Thạch Hoành, Nguyễn Viết Hưng (2010), Các chỉ tiêu đánh giá cây có củ, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

8. Vũ Tuyên Hoàng, Mai Thạch Hoành, 1986, Nghiên cứu thời gian lai giống khoai lang, Tạp chí KHCNKT, số 294

9. Nguyền Viềt Hềng, Đinh Thề Lềc, Nguyền Thề Hùng, Dềềng Văn Sền

(2010), Giáo trình cây khoai lang, Nxb Nông nghiềp, Hà Nềi.

10. Hoàng Kim (2010), “Giềng khoai lang ề Viềt Nam”

11. Đinh Thế Lộc và cs (1997), “Giáo trình cây màu”, Trường Đại học Nông nghiệp I, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

12. Đinh Thế Lộc (1989). Ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến việc tăng năng suất khoai lang vùng đồng bằng sông Hồng. NN và CNTP

13. Trịnh Xuân Ngọ, Đinh Thế Lộc (2004), Cây có củ và kỹ thuật thâm canh (Quyển 1 Cây khoai lang), NXB lao động xã hội.

14. FAOSTAT, 2012

15. FAOSTAT, tháng 1/3013 16. Tổng cục thống kê, 2013

17. Bộ môn cây lương thực (1997), Giáo trình cây khoai lang, Trường ĐHNN I Hà Nội.

18. Biên niên lịch sử cổ trung đại Việt Nam (1987), NXB Khoa học Xã hội. 19. Trung tâm khí tượng thủy văn Thái Nguyên, 2014.

Tài liệu tiếng Anh

20. Woolfe, J.A (1992), Sweet potato an untapped food resource, Cambridge University Press.

21. Yen, D.E (1982), “Sweetpotato in historical perspective”, In Villa real, R.L and T.D Grigg (eds), Sweetpotato Proceedings of the First International Symposium, AVRDC, Shanhua, Taiwan.

22. Gin Mok, Tjintokohadi, Lisna Ningsih, and Tran Duc Hoang (1996), “Sweetpotato Breeding Strategy and Germplasm Testing in Southeast Asia”

23. Dao Duy Chien, Mai Thach Hoanh, Nguyen The Yen et al., (1991).

Sweet Potato in North Viet Nam: Present Status and Constraints. CGPRT

Centre, Jalan Merdeka 145, Bogor 16111, Indonesia, 1991.pl-12. 24. Trang web: http://foodcrops.blogspot.com/2010/01

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng – phát triển và năng suất của khoai lang Hoàng Long vụ Xuân 2014 tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)