TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨCKHOA NÔNG LÂM NGƯ NGHIỆP BÁO CÁO KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ CẤY ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT GIỐNG LÚA THƠM LH3 TRONG VỤ XUÂN
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC
KHOA NÔNG LÂM NGƯ NGHIỆP
BÁO CÁO KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ CẤY ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT GIỐNG LÚA THƠM LH3 TRONG VỤ XUÂN 2015 TẠI HUYỆN QUẢNG XƯƠNG THANH HÓA
Ngành đào tạo: Nông học
THANH HÓA, NĂM 2015
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC
KHOA NÔNG LÂM NGƯ NGHIỆP
BÁO CÁO KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ CẤY ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT GIỐNG LÚA THƠM LH3 TRONG VỤ XUÂN 2015 TẠI HUYỆN QUẢNG XƯƠNG THANH HÓA
Người thực hiện:
Giảng viên hướng dẫn:
THANH HÓA, NĂM 2015
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu hoàn toàn của tôi, côngtrình chưa từng được sử dụng hoặc công bố trong bất kỳ tài liệu nào khác
Số liệu trình bày trong luận văn này là hoàn toàn trung thực theo kết quảthu được tại các địa điểm mà tôi tiến hành nghiên cứu
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này tôi xin trân trọng cám ơn
và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc
Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn với báo cáo khóa luận của mình
Thanh Hoá, ngày 16 tháng 5 năm 2015
Tác giả khóa luận
Nguyễn Công Hoàng
Trang 4Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo trường Đại học Hồng Đức, KhoaNông Lâm Ngư nghiệp, Bộ môn Khoa học cây trồng, các thầy giáo, cô giáo đãtạo mọi điều kiện, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành khóa luận.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn đến phòng Nông nghiệp và phát triển nông
thôn; phòng Tài nguyên - Môi trường; phòng Thống kê xã Quảng Trạch; lãnh
đạo và nhân dân xã Quảng Trạch, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá đã tậntình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành khóa luận
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đãluôn quan tâm, động viên, khích lệ và hỗ trợ tôi trong quá trình học tập và hoànthành khóa luận
Tác giả khóa luận
Nguyễn Công Hoàng
Trang 5MUC LỤC
LỜI CAM ĐOAN 3
LỜI CẢM ƠN 4
MUC LỤC 5
MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1.2 Mục đích, yêu cầu của đề tài 1.2.1 Mục đích của đề tài 2
1.2.2 Yêu cầu của đề tài 2
1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 1.3.1 Ý nghĩa khoa học 2
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn 2
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ 3
KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 3
1.1 Tình hình nghiên cứu và phát triển của cây lúa 1.1.1 Tình hình nghiên cứu và sản xuất lúa trên thế giới 3
1.1.2 Tình hình nghiên cứu và sản xuất lúa tại Việt Nam 4
1.1.3 Tình hình nghiên cứu và sản xuất lúa ở tỉnh Thanh Hóa 7
1.2 Những nghiên cứu về đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây lúa 1.3 Những nghiên cứu về đặc điểm thực vật học của cây lúa 12 1.3.1 Sự sinh trưởng của bộ lá 12
1.3.2 Khả năng đẻ nhánh của cây lúa 12
1.4 Nghiên cứu về sinh lý năng suất lúa 13 1.4.1 Các yếu tố cấu thành năng suất lúa 13
1.4.2 Nghiên cứu các biện pháp tăng năng suất lúa 14
1.4.2.1 Về khâu kỹ thuật cấy và chăm sóc 17
1.4.2.1 Về khâu kỹ thuật cấy và chăm sóc 17
1.4.2.2 Đối với khâu chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh 17
1.4.2.2 Đối với khâu chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh 17
1.5 Tình hình nghiên cứu và các kết quả nghiên cứu về mật độ trồng lúa 19 1.6 Những nhận xét rút ra từ phần tổng quan tình hình nghiên cứu 23 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
2.1 Đối tượng nghiên cứu 23 2.1.1 Giống 24
Trang 62.1.3 Phân bón 24
2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 24
2.2.1 Địa điểm bố trí thí nghiệm: 24
2.2.3 Thời gian nghiên cứu 24
2.3 Phương pháp nghiên cứu 24 2.3.1 Phương pháp thí nghiệm 24
2.3.2 Các biện pháp kỹ thuật canh tác 25
2.4 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 26 2.4.1 Các chỉ tiêu theo dõi về sinh trưởng phát triển 26
- Thời gian sinh trưởng trung bình của từng giai đoạn: Tiến hành lấy chiều cao trung bình của các lần đo trong từng giai đoạn 26
- Thời gian sinh trưởng trung bình của từng giai đoạn: Tiến hành lấy chiều cao trung bình của các lần đo trong từng giai đoạn 26
- Chiều cao cây: Đo từ cổ rễ đến mút lá (hoặc đến đầu bông cao nhất), mỗi công thức đo 10 khóm, theo 5 điểm chéo góc 26
- Chiều cao cây: Đo từ cổ rễ đến mút lá (hoặc đến đầu bông cao nhất), mỗi công thức đo 10 khóm, theo 5 điểm chéo góc 26
Chiều cao cây 26
Chiều cao cây 26
= 26
= 26
Chiều cao tổng số cây theo dõi 26
Chiều cao tổng số cây theo dõi 26
Tổng số cây theo dõi 26
Tổng số cây theo dõi 26
- Khả năng đẻ nhánh và số nhánh hữu hiệu: 26
- Khả năng đẻ nhánh và số nhánh hữu hiệu: 26
Khi nhánh có một lá trở lên thoát khỏi bẹ lá của thân hoặc nhánh cũ thì được coi là một nhánh 26
Khi nhánh có một lá trở lên thoát khỏi bẹ lá của thân hoặc nhánh cũ thì được coi là một nhánh 26
Số nhánh trung bình/ khóm 26
Số nhánh trung bình/ khóm 26
(Nhánh/ khóm) 26
(Nhánh/ khóm) 26
= 26
Trang 7Tổng số nhánh của các khóm theo dõi 26
Tổng số nhánh của các khóm theo dõi 26
Tổng số khóm theo dõi 26
Tổng số khóm theo dõi 26
- Số nhánh hữu hiệu trung bình/ khóm (nhánh/ khóm): 26
- Số nhánh hữu hiệu trung bình/ khóm (nhánh/ khóm): 26
26
26
Nhánh hữu hiệu 26
Nhánh hữu hiệu 26
= 26
= 26
Tổng số nhánh cho bông của các khóm theo dõi 26
Tổng số nhánh cho bông của các khóm theo dõi 26
Tổng số khóm theo dõi 26
Tổng số khóm theo dõi 26
27
27
2.4.3 Khả năng chống chịu sâu bệnh hại và các điều kiện ngoại cảnh bất lợi .27
2.4.4 Các chỉ tiêu về yếu tố cấu thành năng suất và năng suất 27
- Số bông khóm: 27
- Số bông khóm: 27
Số bông trung bình/ khóm (bông/khóm) 27
Số bông trung bình/ khóm (bông/khóm) 27
= 27
= 27
Tổng số bông của các khóm theo dõi 27
Tổng số bông của các khóm theo dõi 27
Tổng số khóm theo dõi 27
Tổng số khóm theo dõi 27
27
27
Trang 8- Số hạt bông: 27
+ Số hạt trung bình/ bông 27
+ Số hạt trung bình/ bông 27
(hạt/ bông) 27
(hạt/ bông) 27
= 27
= 27
Tổng số hạt của các bông theo dõi 27
Tổng số hạt của các bông theo dõi 27
Tổng số bông theo dõi 27
Tổng số bông theo dõi 27
27
27
- Tỷ lệ hạt chắc: 27
- Tỷ lệ hạt chắc: 27
+ Tỷ lệ hạt chắc (%) 27
+ Tỷ lệ hạt chắc (%) 27
= 27
= 27
Số hạt chắc / bông 27
Số hạt chắc / bông 27
× 100 27
× 100 27
Tổng số hạt/ bông 27
Tổng số hạt/ bông 27
Khối lượng 1000 hạt (P1.000 hạt) 27
Khối lượng 1000 hạt (P1.000 hạt) 27
- Khối lượng 1000 hạt (gam): Mỗi công thức lấy 3 mẫu, mỗi mẫu 1.000 hạt đem cân rồi lấy trung bình 27
- Khối lượng 1000 hạt (gam): Mỗi công thức lấy 3 mẫu, mỗi mẫu 1.000 hạt đem cân rồi lấy trung bình 27
- Năng suất lý thuyết: Được tính theo công thức Pinixep 27
- Năng suất lý thuyết: Được tính theo công thức Pinixep 27
S= 10-4.A.B.C.D 27
Trang 9S= 10-4.A.B.C.D 27
Trong đó: S là năng suất lý thuyết (tạ/ ha) 27
Trong đó: S là năng suất lý thuyết (tạ/ ha) 27
A là số khóm trung bình/ m2 27
A là số khóm trung bình/ m2 27
B là số bông trung bình/ khóm 27
B là số bông trung bình/ khóm 27
C là số hạt chắc trung bình/ bông 27
C là số hạt chắc trung bình/ bông 27
D là khối lượng trung bình của 1000 hạt 27
D là khối lượng trung bình của 1000 hạt 27
2.4.5 Hiệu quả kinh tế 27
- Tỷ suất lợi nhuận cận biên 28
- Tỷ suất lợi nhuận cận biên 28
= 28
= 28
Giá trị sản phẩm tăng lên do bón đạm 28
Giá trị sản phẩm tăng lên do bón đạm 28
Chi phí bón phân tăng lên 28
Chi phí bón phân tăng lên 28
2.5 Phương pháp xử lí số liệu 28
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 29
3.1.Tình hình sản xuất lúa vụ Xuân tại huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa 29 3.2 Nghiên cứu: Xác định mật độ cấy thích hợp cho giống lúa LH3 tại xã Quảng Trạch, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa 31 3.2.1 Ảnh hưởng của mật độ cấy đến thời gian sinh trưởng qua các giai đoạn của giống lúa thuần tẻ thơm LH3 ở Vụ Xuân 2015 31
3.2.2 Ảnh hưởng của mật độ cấy đến động thái tăng trưởng chiều cao cây của giống lúa thuần tẻ thơm LH3 ở vụ Xuân 2015 32
Đơn vị : cm 33
Đồ thị 3,1, Ảnh hưởng của mật độ cấy đến động thái tăng trưởng chiều cao
cây của giống lúa tẻ thơm LH3 ở vụ xuân 2015, 33
Trang 10Đồ thị 3.2 Ảnh hưởng của mật độ cấy đến động thái đẻ nhánh của giống
3.2.4 Ảnh hưởng của mật độ cấy đến động thái tăng trưởng số lá của giống lúathuần tẻ thơm LH3 ở vụ Xuân 2015 36
Đơn vị : lá/thân chính 36
Đồ thị 3.3 Ảnh hưởng của mật độ cấy đến động thái tăng trưởng số lá của
3.2.7 Ảnh hưởng của mật độ cấy đến mức độ nhiễm sâu bệnh hại của giống lúathuần tẻ thơm LH3 ở vụ Xuân 2015 373.2.8 Ảnh hưởng của mật độ cấy đến một số yếu tố cấu thành năng suất và năngsuất của giống lúa thuần tẻ thơm LH3 ở vụ Xuân 2015 39
40
Đồ thị 3.4: Ảnh hưởng của mật độ cấy đến một số yếu tố cấu thành năng
suất và năng suất của giống lúa thuần tẻ thơm LH3 ở vụ Xuân 2015
Trang 11MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Cây lúa (Oryza sativa L.) là một trong những loại cây lương thực chủ yếutrên thế giới, có vai trò quan trọng ở cả lĩnh vực kinh tế và vấn đề an ninh lươngthực Lúa được trồng rộng khắp từ 30o vĩ độ Nam đến 40o vĩ độ Bắc Diện tíchtrồng lúa chiếm khoảng 10% diện tích các giống cây trồng trên thế giới chủ yếu
là các nước châu Á (91%) Lúa gạo là một trong những nguồn lương thực quantrọng cho khoảng 65% dân số trên thế giới và là nguồn cung cấp lương thực chủyếu của châu Á Do đó, các chương trình chọn tạo giống lúa luôn được chútrọng và phát triển nhằm tăng năng suất và chất lượng lúa, đáp ứng nhu cầu tiêuthụ trên toàn cầu Đặc biệt, nhu cầu về các giống lúa có chất lượng cao ngàycàng gia tăng trong những thập kỷ gần đây, do yêu cầu của thị trường và nhu cầucủa người tiêu dùng Gạo có chất lượng cao được xác định bởi rất nhiều yếu tốnhư: Hình dạng hạt, giá trị dinh dưỡng, mùi thơm, chất lượng sau khi chế biến…Trong đó, mùi thơm được xem là một trong những đặc tính quan trọng Trongkhi giá gạo của các giống lúa truyền thống suy giảm, các loại lúa gạo đặc sản,nhất là những loại gạo thơm vẫn giữ được giá cao và ổn định Đầu năm 2014gạo không thơm 25% tấm có giá xuất từ 380- 410 USD/tấn, nhưng giá gạo thơmJasmine, lúa lai thơm (Trung Quốc) CNR36 là 540- 580 USD/tấn Do vậy, pháttriển các loại gạo chất lượng vừa giúp mở rộng thị trường nội địa và phục vụxuất khẩu vừa tạo cơ hội để nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nông dân vàmang ngoại tệ về cho đất nước
Sản xuất lúa gạo trong những năm vừa qua ở Việt Nam đã có những đónggóp to lớn cho việc đảm bảo an ninh lương thực Quốc gia và tham gia xuấtkhẩu Tuy nhiên, việc canh tác cây lúa truyền thống đã nảy sinh những bất cập:Tiêu tốn quá nhiều nước tưới, bón lượng lớn phân hóa học đã làm tăng lượngkhí thải nhà kính, gây hiện tượng nóng lên của trái đất, sử dụng nhiều thuốc bảo
vệ thực vật dẫn đến việc ô nhiễm môi trường, áp lực sâu bệnh ngày càng tăng
Các Nhà khoa học của Trung Quốc (Xie Jian Chang, 1994) đánh giá rằng:Trong việc tăng sản lượng cây trồng, phân bón chiếm 31%, tưới tiêu chiếm 28%,giống chiếm 17%, cơ khí chiếm 13% và các yếu tố khác chiếm 10%, sự đónggóp này cũng phù hợp với chi phí sản xuất Trong các biện pháp kỹ thuật thâm
Trang 12vụ, chân đất là yếu tố rất quan trọng để phát huy tiềm năng, tiềm lực của giống lúa
và nguồn đầu tư vào sản xuất Mật độ được xác định mang tính khoa học chặt chẽgiữa vùng sinh thái, đất đai, chế độ canh tác để từ đó chúng ta sẽ xây dựng đượcqui trình sản xuất thâm canh của giống lúa đó hoàn thiện nhất Xác định mật độthích hợp là cơ sở khoa học và thực tiễn trong quá trình thâm canh Từ vai tròquan trọng đó chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống lúa thơm LH3 trong vụ Xuân 2015 tại huyện Quảng Xương Thanh Hóa”
1.2 Mục đích, yêu cầu của đề tài
1.2.1 Mục đích của đề tài
Xác định được mật độ cấy thích hợp cho giống lúa thuần có mùi thơmLH3 trong vụ Xuân 2015 tại huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa
1.2.2 Yêu cầu của đề tài
- Xác định ảnh hưởng mật độ cấy đến sinh trưởng của giống lúa có mùithơm LH3
-Xác định ảnh hưởng mật độ cấy đến các chỉ tiêu sinh lý của giống lúaLH3
- Ảnh hưởng của mật độ cấy đến khả năng chống chịu một số loại sâu,bệnh hại chính và khả năng chống đổ trên giống lúa thuần có mùi thơm
- Đánh giá ảnh hưởng của mật độ đến các yếu tố cấu thành năng suất vànăng suất giống lúa thuần có mùi thơm
1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.3.1 Ý nghĩa khoa học
Góp phần khẳng định và làm rõ trên lý luận về mật độ cấy hợp lý chomột số giống lúa thuần có mùi thơm
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn
- Để nâng cao năng suất của một số giống lúa trên thì việc xác định mật
độ cấy là thực sự cần thiết nhằm hoàn thiện quy trình và kỹ thuật canh tác giốnglúa này
- Cung cấp thêm thông tin cho cán bộ khuyến nông, nông dân về việc bốtrí mật độ thích hợp cho giống lúa LH3 đạt năng suất cao, chất lượng tốt Đảmbảo cho việc sản xuất lúa được bền vững
Trang 13Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ
KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Tình hình nghiên cứu và phát triển của cây lúa
Lúa là cây lương thực quan trọng và giống là yếu tố tiền đề cho các biệnpháp kỹ thuật tăng năng suất, do đó từ trước tới nay có rất nhiều công trìnhnghiên cứu về giống, chiếm số lượng lớn trong các công trình khoa học đã công
bố về lúa Các nhà khoa học nông nghiệp nói chung và các nhà khoa học ViệtNam nói riêng đang đi sâu nghiên cứu những đặc trưng đặc tính của cây lúa,nhằm chọn tạo ra được những giống lúa tốt trên từng vùng sinh thái cũng nhưtrong từng điều kiện canh tác kỹ thuật thâm canh để đem lại hiệu quả cao nhất.Tuy nhiên một giống lúa tốt chỉ có thể phát huy được tối đa đặc trưng đặc tínhtốt khi được gieo trồng trong điều kiện sinh thái thích hợp, được tác động cácbiện pháp kỹ thuật phù hợp Vì vậy song song với việc tuyển chọn giống tốt,việc xác định các biện pháp kỹ thuật hợp lý cho từng giống luôn luôn được cácnhà khoa học quan tâm và đó cũng chính là cơ sở khoa học để xây dựng quytrình canh tác phù hợp với đặc điểm của giống và điều kiện sinh thái của từngvùng gieo trồng
1.1.1 Tình hình nghiên cứu và sản xuất lúa trên thế giới
Theo thống kê thì hiện nay trên thế giới có khoảng trên 100 quốc giatrồng và sản xuất lúa gạo, trong đó tập trung nhiều ở các nước Châu Á, 85% sảnlượng luá trên thế giới phụ thuộc vào 8 nước ở Châu Á như Thái Lan, Việt Nam,Trung Quốc, Ấn Độ, Indonexia, Banglades, Myamar và Nhật Bản
Bảng 1.1 Sản xuất lúa gạo của thế giới từ năm 2007 đến năm 2011
STT Năm Diện tích (triệu ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng
Trang 14lại là nước đứng đầu đạt 183,276 triệu tấn, tiếp đó là Ấn Độ với sản lượng đạt139,955 triệu tấn
Bảng 1.2 Sản xuất lúa gạo của 10 nước đứng đầu thế giới
Quốc gia
Diện tích (triệu ha)
Năng suất (tạ/ha)
Sản lượng (triệu tấn)
Diện tích (triệu ha)
Năng suất (tạ/ha)
Sản lượng (triệu tấn)
Trung Quốc 29,201 62,763 183,276 29,179 60,223 187,397
Indonexia 11,786 46,201 54,455 12,476 47,052 57,157Bangladet 10,579 38,541 40,773 10,732 41,120 43,057Thái Lan 10,165 29,160 29,642 10,669 30,086 32,099
1.1.2 Tình hình nghiên cứu và sản xuất lúa tại Việt Nam
Nằm gần giữa vùng đông Nam châu Á, khí hậu nhiệt đới gió mùa, đặc
biệt là lượng bức xạ mặt trời cao - Việt Nam rất thích hợp với sự phát triển của
cây lúa Với đồng Bằng châu thổ sông Cửu Long và sông Hồng có lượng phù sabồi đắp, tương đối bằng phẳng và màu mỡ từ Bắc tới Nam, cùng một loạt châuthổ nhỏ hẹp ở ven sông, ven biển miền Trung Cũng giống như các đồng bằngcủa các nước Đông Nam Á khác, đồng bằng châu thổ Việt Nam đều được sửdụng sản xuất nông nghiệp mà chủ yếu là trồng lúa Chính vì thế, Việt Nam có
Trang 15thể là cái nôi hình thành cây lúa nước, từ lâu nó đó trở thành cây lương thực chủyếu và có ý nghĩa to lớn trong nền kinh tế nước ta.
Trước năm 1945, diện tích trồng lúa ở nước ta là 4,5 triệu ha, năng suấttrung bình đạt 1,3 tấn/ha, sản lượng đạt 5,4 triệu tấn Sở dĩ năng suất lúa thấpnhư vậy là do trình độ kỹ thuật lạc hậu, sản xuất chủ yếu phụ thuộc vào thiênnhiên Từ những năm 60 của thế kỷ XX trở lại đây, do dân số ngày càng tăngdẫn tới nhu cầu lương thực ngày càng lớn trong khi diện tích đất nông nghiệp cóphần bị thu hẹp Vì vậy việc cung cấp đủ lương thực cho dân số ngày một tăngthực sự là một thách thức lớn
Nhờ chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước cùng với sự phát triểncủa khoa học kỹ thuật như việc sử dụng các giống lúa mới năng suất cao, thayđổi cơ cấu mùa vụ, cải tạo đất, xây dựng hệ thống thuỷ lợi…dẫn tới năng suấtlúa tăng đáng kể trong những năm gần đây Ngày nay, cây lúa là một trongnhững cây trồng quan trọng hàng đầu trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta, nókhông chỉ cung cấp lương thực cho người dân mà còn là cây trồng có giá trị xuấtkhẩu đem lại nguồn doanh thu đáng kể cho nền kinh tế quốc dân
Trang 16Bảng 1.3 Tình hình sản xuất và xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam
trong những năm gần đây
Năm
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất (tạ/ha)
Sản lượng (triệu tấn)
Lượng xuất khẩu (triệu tấn)
Giá trị (triệu USD)
là đến năm 2010 diện tích và năng suất trồng lúa đều tăng lên Cụ thể là năm
2003 diện tích trồng lúa ở nước ta là 7,45; năm 2007 diện tích trồng lúa giảmxuống còn 7,2 triệu ha và đến năm 2010 diện tích tăng lên 7,51 triệu ha Năngsuất lúa tăng từ 46,5 tạ/ha (2003) lên 53,2 tạ/ha (2010), sản lượng tăng từ 34,45triệu tấn lên 39,98 triệu tấn Đây là nguồn thu nhập đáng kể của nền kinh tế quốcdoanh với lượng gạo xuất khẩu gạo đứng thứ 2 thế giới (3,9 triệu tấn năm 2003
và 6,80 triệu tấn năm 2010), thu về 721 triệu USD (năm 2003) và 2.912 triệuUSD (năm 2010)
Có một điểm đáng chú ý đối với lúa Xuân ở miền Bắc, tuy thời tiết đầu vụdiến biến phức tạp, thời vụ gieo cấy chậm so với bình thường, nhưng trong vụnhờ thời tiết thuận lợi kèm với lúa được chăm sóc chu đáo nên năng suất cũng đạtkhá cao tăng thêm 2,2 tạ/ha (+4,1%) so vói năm trước và đều ở các địa phương
Lúa Hè Thu và lúa Mùa: sản lượng đạt 13,34 triệu tấn tăng 1,65 triệu tấn(+14,2%) so với vụ Hè Thu năm 2010 là năm đạt kỷ lục trong vòng 10 năm trở lạiđây, nguyên nhân chủ yếu do diện tích Hè thu ở các tỉnh vùng ĐBSCL tăng mạnhđạt 491,7 nghìn ha, tăng 36,6% so với năm trước đưa tổng diện tích lúa Hè Thu và
Trang 17Thu Đông năm 2011 đạt 2.585 nghìn ha, tăng 145 nghìn ha (+6,1%) so với nămtrước.
Nhờ các yếu tố thời tiết thuận lợi lúa được giá đã khuyến khích đầu tưthâm canh, giống mới cho năng suất và chất lượng cao, nên năng suất bình quânđạt 51,6 tạ/ha tăng 3,6 tạ/ha (+7,0%) so với năm trước, mặc dù năm nay lũ vềsớm đã gây ảnh hưởng đối với sản xuất lúa Thu Đông phần diện tích chưa có bờbao bảo vệ, nhưng mức độ thiệt hại nhỏ
Lúa Mùa: Diện tích gieo trồng lúa Mùa đạt 1.969,4 nghìn ha, tăng 1,9nghìn ha so với năm 2010, các tỉnh miền bắc diện tích giảm nhẹ do thu hoạchlúa Xuân muộn Năng suất bình quân cả nước đạt 46,7 tạ/ha tăng 0,5 tạ/ha, sảnlượng lúa Mùa cả nước đạt 9,2 triệu tấn tăng 102,4 nghìn tấn (+1,1%) so với vụtrước trong đó đáng kể nhất là Miền Nam với sản lượng đạt 3,4 triệu tấn, tăng 53nghìn tấn (+1,0%)
Sản lượng lúa năm 2011 cả 3 vụ đạt 42,3 triệu tấn, tăng 2,3 triệu tấn.Xuất khẩu gạo năm 2011 là: 7,2 triệu tấn thu về 3,7 tỷ USD so với cùng
kỳ năm trước tăng 4,4% về lượng và 14% về giá trị
Như vậy, triển vọng và cơ hội của ngành sản xuất lúa gạo Việt Nam cònrất lớn, tuy nhiên để nâng cao giá trị hạt gạo Việt Nam trên thị trường Quốc tếtrong giai đoạn hội nhập hiện nay ngành nông nghiệp còn rất nhiều vấn đề phảiquan tâm, nhất là chất lượng hạt gạo, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của ngườitiêu dùng trong và ngoài nước
1.1.3 Tình hình nghiên cứu và sản xuất lúa ở tỉnh Thanh Hóa
Hiện nay, Việt Nam nói chung, Thanh Hóa nói riêng đã du nhập rất nhiềugiống lúa từ các nước, các Viện nghiên cứu quốc tế và Việt Nam Tập đoàn cácgiống lúa đã được làm thuần và công nhận sản xuất đại trà, tạo thế cho sản xuấtlương thực tăng nhanh và ổn định Đó là các giống lúa lai: Nhị ưu 63, Nhị ưu
838, D.ưu 527 và các giống lúa thuần: LT3
Trên cơ sở đó, quy luật tất yếu trong sản xuất nông nghiệp đối với tất cảcác loại cây trồng và nhất là với ngành sản xuất lúa để ổn định và sản xuất pháttriển là phải du nhập, tiếp cận các giống lúa tiến bộ kỹ thuật để làm thuần trongđiều kiện sản xuất của khu vực
Bảng 1.4 Tình hình sản xuất lúa ở Thanh Hóa trong những năm gần đây
Trang 18Năm Diện tích
(1.000ha)
Năng suất (tạ/ha)
Sản lượng ( triệu tấn)
Nguồn: Cục thống kê tỉnh Thanh Hóa [15]
Thanh Hoá là một tỉnh có diện tích 11,160 ngàn km2 và có điều kiện sinhthái thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, Đặc biệt là diện tích gieo trồng lúanước, năm 2000 mới đạt 1,095 triệu tấn đến năm 2005 đã đạt 1,237 triệu tấn,bình quân giai đoạn 2000 - 2005 tăng từ 3 đến 4 vạn tấn lương thực/năm Diệntích gieo trồng lúa hằng năm ở Thanh Hoá giao động từ 255 - 257 nghìn ha (vụXuân 116 -117 nghìn ha, vụ Mùa 137 - 238 nghìn ha) Năm 2005 tỉnh đã đạt1.237,5 triệu tấn thóc với năng suất bình quân 49,1 tạ/ha Đồng thời tỉnh đã đạtđược thành công nhảy vọt về năng suất lúa vụ Xuân với 59 - 60 tạ thóc/ha Năm
2012 toàn tỉnh đã gieo cấy được 256,767 ha, sản lượng 1,482 triệu tấn; trong đódiện tích lúa là 118.000 ha (tỷ lệ gieo cấy lúa lai từ 60% trở lên) Trong năm
2009, UBND tỉnh quyết định chi 70 tỉ đồng cho các đơn vị và các địa phương đểxây dựng vùng lúa thâm canh năng suất, chất lượng cao, với tổng diện tích là50.000 ha (tại 9 huyện vùng trọng điểm lúa của tỉnh), với năng suất bình quânxây dựng là 70 tạ/ha/vụ trở lên, cả năm đạt hơn 14 tấn/ha trở lên Các Ban ngànhtập trung chỉ đạo xây dựng 15.000 ha vùng lúa thâm canh năng suất, chất lượngcao trong năm 2009 và đạt 28.000 ha vào năm 2010
Đạt được những thành tựu đó là nhờ trong những năm qua, tỉnh ta đãchú trọng đến vấn đề giống và cơ cấu giống hợp lý Tỉnh đã chủ động hoàn toàn
về giống lúa thuần mới, giống tiến bộ kỹ thuật của Việt Nam Với diện tích
Trang 19vùng giống ổn định 1.500 ha/năm, đã sản xuất được 10.000 tấn giống xác nhận
và nguyên chủng, đủ cung cấp cho 127 - 130 nghìn ha gieo trồng/năm Hiện nay,
vị thế của cây lúa ở Thanh Hóa không những giữ vai trò số một trong an toàn anninh lương thực mà còn hướng tới góp phần quan trọng vào mục tiêu hàng hoá,xuất khẩu của tỉnh và cụm các tỉnh phía Bắc của nước ta
Cơ cấu giống lúa trong tỉnh đã được điều chỉnh hợp lý Vụ Chiêm Xuângiảm các giống dài ngày, chịu rét kém như IR17494 (13/2), giảm các giống ngắnngày dễ nhiễm bệnh đạo ôn, năng suất thấp như CR203, tập đoàn giống Ải VụMùa loại bỏ dần các giống dài ngày, giống địa phương thoái hoá năng suất thấp(dưới 35 tạ/ha) như Bao Thai, Mộc Tuyền Đồng thời tăng nhanh diện tích gieocấy các giống lúa ngắn ngày, giống nhập nội đã qua tuyển chọn hoặc chọn tạotrong nước như lúa thuần Khang Dân 18, lúa nguyên chủng X23, C70, C71 đểthu hoạch trước 5/10 tạo quỹ đất mở rộng vụ đông kế tiếp
Năm 2000-2008 diện tích trồng lúa của Thanh Hóa ngày càng giảm là do
sự phát triển công nghiệp và qúa trình đô thị hoá xảy ra mạnh mẽ Mặt khác mộtphần đất xấu sản xuất lúa không còn hiệu quả đã chuyển đổi sang sản xuất câytrồng khác cũng là nguyên nhân dẫn đến diện tích đất trồng lúa giảm
Về năng suất: Sự phát triển khoa học kỹ thuật nói chung và khoa họctrong nông nghiệp nói riêng đã tạo ra nhiều giống lúa mới có năng suất cao, vàđược sự quan tâm của các ban nghành trong tỉnh luôn chú trọng vào sản xuấtnông nghiệp cho bà con nông dân nên năng suất lúa luôn tăng trong những nămgần đây (từ 42,6 đến 55,2 tạ/ha trong khoảng từ năm 2000-2008)
Về sản lượng: Mặc dù diện tích giảm nhưng sản lượng lại có xu hướngtăng trong những năm gần đây, sản lượng cao nhất là 1,482 triệu tấn ( 2012),thấp nhất là 1,095 triệu tấn (2000) Từ năm 2000 trở lại đây sản lượng luôn tăng,mức tăng sản lượng cao nhất vào năm 2012 là 1,426 triệu tấn
Qua các dẫn liệu nêu trên cho thấy cây lúa thực sự là cây trồng được quantâm số 1 tại Thanh Hóa Nhờ được đầu tư thích đáng cả về giống mới, điều kiệnvật tư kỹ thuật nên tuy diện tích đất trồng lúa những năm gần đây có xu hướnggiảm do nhu cầu đô thị hóa, công nghiệp hóa nhưng sản lượng vẫn tăng Điềunày cho thấy nghề trồng lúa của Thanh Hóa đang có nhiều triển vọng và cơ hộiphát triển
Trang 20Nghiên cứu về thời gian sinh trưởng cũng như đặc tính phản ứng với ánhsáng của cây lúa, tác giả Bùi Huy Đáp (1999) [2] đã kết luận: Một trong nhữngđặc tính chủ yếu của giống lúa là phản ứng với độ dài ngày và đặc tính này ởmức độ khác nhau tuỳ vào giống khác nhau Có những giống mẫn cảm yếu, mẫncảm trung bình và có những giống mẫn cảm rất mạnh Qua việc nghiên cứu vấn
đề này tác giả đã nhận định do sự mẫn cảm với độ dài ngày đã chi phối thời giansinh trưởng các giống lúa Các giống khác nhau có thời gian sinh trưởng khácnhau hay cùng một giống lúa nếu gieo cấy trong thời vụ khác nhau thì thời giansinh trưởng cũng sẽ dài ngắn khác nhau Qua nhiều công trình nghiên cứu ôngkết luận rằng thời gian sinh trưởng thích hợp cho cây lúa là 100 - 120 ngày
Theo Nguyễn Văn Hoan và CS (1995) [4] đã chia thời gian sinh trưởngcủa cây lúa ra làm 3 thời kỳ lớn Ở mỗi thời kỳ cây lúa không chỉ biến đổi vềlượng mà có biến đổi về chất để hoàn thành chu kỳ phát triển Tác giả phân biệt
3 thời kỳ sinh trưởng phát triển của cây lúa là: Thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng,thời kỳ sinh trưởng sinh thực, thời kỳ hình thành hạt và chín Cũng theo NguyễnVăn Hoan (1995) [4] chiều dài bông lúa là tính trạng di truyền của giống Dựatheo kiểu bông chia giống lúa thành 2 kiểu: Kiểu nhiều bông, thân nhỏ, phiến láhẹp, khối lượng 1.000 hạt nhỏ, với số lượng bông 300- 350bông/m2 có thể đạtnăng suất 4- 7 tấn /ha/vụ Kiểu bông tổ chức thân cao, phiến là rộng và dài, hạt
to, khối lượng hạt lớn 25-30gram, số bông là 300 bông/m2, có thể đạt năng suất5-8 tấn/ha/vụ
Giai đoạn tăng trưởng bắt đầu từ khi hạt nảy mầm đến khi cây lúa bắt đầuphân hoá đòng Giai đoạn này cây phát triển về thân lá, chiều cao tăng dần và ranhiều nhánh mới Cây ra lá ngày càng nhiều, kích thước lá ngày càng tăng giúpcây lúa nhận nhiều ánh sáng mặt trời để quang hợp, hấp thụ dinh dưỡng, giatăng chiều cao, nở bụi và chuẩn bị các giai đoạn sau Trong điều kiện đầy đủdinh dưỡng, ánh sáng thuận lợi, cây lúa bắt đầu nở bụi khi có lá thứ 5-6 Nhánh
ra sớm trong ruộng mạ gọi là nhánh ngạnh trê Thời điểm có nhánh tối đa có thểđạt được trước, cùng lúc hay sau thời kỳ bắt đầu phân hoá đòng tuỳ theo giốnglúa Thời gian sinh trưởng của các giống lúa kéo dài hay ngắn khác nhau chủyếu phụ thuộc vào giai đoạn tăng trưởng
Giai đoạn sinh sản bắt đầu từ phân hoá đòng đến lúa trổ bông Giai đoạnnày kéo dài từ 27-35 ngày, trung bình 30 ngày và giống lúa dài ngày hay ngắn
Trang 21ngày thường không khác nhau nhiều Lúc này, số nhánh vô hiệu giảm nhanh,chiều cao tăng lên rõ rệt do sự vươn dài của 5 lóng trên cùng Đòng lúa hìnhthành và phát triển quan nhiều giai đoạn, cuối cùng thoát ra khỏi bẹ của lá đòng(lúa trổ bông) Trong giai đoạn này, nếu đầy đủ dinh dưỡng, mực nước thíchhợp, ánh sáng nhiều, không sâu bệnh và thời tiết thuận lợi thì bông lúa sẽ hìnhthành nhiều hạt và vỏ trấu sẽ đạt được kích thước lớn nhất của giống, tạo điềukiện gia tăng khối lượng hạt sau này.
Giai đoạn chín bắt đầu từ lúc lúa trỗ bông đến lúc thu hoạch Giai đoạnnày trung bình khoảng 30 ngày đối với hầu hết các giống lúa ở vùng nhiệt đới.Tuy nhiên, nếu đất ruộng có nhiều nước, thiếu lân, thừa đạm, trời mưa ẩm, ítnắng trong thời gian này thì giai đoạn chín sẽ kéo dài hơn và ngược lại Giaiđoạn này cây lúa trải qua các thời kỳ sau:
- Thời kỳ chín sữa: các chất dự trữ trong thân lá sản phẩm quang hợpđược vận chuyển vào trong hạt Hơn 80% chất khô tích luỹ trong hạt là quanghợp ở giai đoạn sau khi trỗ Do đó, các điều kiện dinh dưỡng, tình trạng sinhtrưởng, phát triển của cây lúa và thời tiết từ giai đoạn lúa trỗ trở đi hết sức quantrọng đối với quá trình hình thành năng suất lúa Kích thước và khối lượng hạtgạo tăng dần làm đầy vỏ trấu Bông lúa nặng cong xuống Hạt gạo chứa mộtdịch lỏng màu trắng đục như sữa, nên gọi là thời kỳ lúa ngậm sữa
- Thời kỳ chín sáp: Hạt mất nước, từ từ cô đặc lại, vỏ trấu vẫn còn xanh
- Thời kỳ chín vàng: Hạt tiếp tục mất nước, gạo cứng dần, vỏ trấu chuyểnsang màu vàng đặc thù của giống lúa, bắt đầu từ những hạt cuối cùng của chótbông lan dần xuống các hạt từ phần cổ bông nên gọi là "lúa đỏ đuôi", lá già lụidần
- Thời kỳ chín hoàn toàn: Hạt gạo khô cứng lại, ẩm độ khoảng 20% hoặcthấp hơn, tuỳ ẩm độ môi trường, lá xanh chuyển vàng và rụi dần Thời điểm thuhoạch tốt nhất là khi hạt lúa ngả sang màu vỏ trấu đặc trưng của giống (ĐinhDĩnh, 1970) [5]
Mỗi một cách phân chia các giai đoạn sinh của cây lúa tương ứng vớinhững biện pháp kỹ thuật riêng Từng giống lúa khác các giai đoanh sinh trưởngphát triển cũng rất khác nhau Điều này đòi hỏi người trồng lúa phải nắm vữngđặc điểm phát triển và yêu cầu sinh thái của từng giai đoạn để bố trí thời vụ và
Trang 22trong điều kiện tối ưu nhất, cho năng suất và phẩm chất tốt nhất, góp phần nângcao hiệu quả của nghề trồng lúa.
1.3 Những nghiên cứu về đặc điểm thực vật học của cây lúa
1.3.1 Sự sinh trưởng của bộ lá
- Nghiên cứu về bộ lá và mối liên quan tới năng suất Đào Thế Tuấn(1970)[6] kết luận một giống có năng suất cao phải hội tụ đủ 2 điều kiện:
+ Phải có diện tích lá lớn hơn trước trổ để tạo nên một sức chứa lớn
+ Hiệu suất quang hợp sau trổ cao có thể tạo ra được bông lúa được tíchluỹ nguồn chất dinh dưỡng lớn
Thời gian hoạt động của lá dài hay ngắn có quan hệ rất lớn đến việc tíchluỹ dinh dưỡng cho cây và bông hạt Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Lẫm(1999) [7] cho rằng lá đòng và 2 lá giáp lá đòng có thời gian hoạt động dài nhất
45 - 50 ngày tuỳ theo giống, các lá xuất hiện trước có thời gian hoạt động ngắndần Lá thứ nhất có thời gian hoạt động 7 ngày, lá thứ 2 là 12 ngày
- Nghiên cứu về hình dạng của bộ lá và ảnh hưởng đến sự sắp xếp của bộ
lá trên cây S Yosida (1979) [8] đã nhận xét không thể tạo được dạng sắp xếp lángọn tốt nếu không có lá dày và khả năng hoặc nghiêng hẳn khả năng quang hợpcũng như tích luỹ chất khô giữa các giống khác nhau thì khác nhau thậm chí ởtừng thời kỳ sinh trưởng khác nhau cũng mang những chức năng khác nhau
Theo tác giả từ lá thứ 8 trở lên đến lá đòng sẽ tích luỹ dinh dưỡng về bông
và hạt từ lá thứ 8 trở xuống Tích luỹ dinh dưỡng cho rễ số lá còn lại trên câysau khi trỗ giữa vai trò rất quan trọng nhất là lá đòng Lá đòng cùng với lá sát láđòng cung cấp 2/3 chất dinh dưỡng cho bông
Bộ lá có quan hệ chặt chẽ với năng suất, muốn đạt năng suất cao thì hiệusuất quang hợp phải cao Đã có nhiều ý kiến cho rằng "bộ lá có mầu xanh đậm,dày, thẳng, diện tích lá vừa phải từ 3,8 - 4,2 là lý tưởng nhất" Tuổi thọ của bộ lásau trỗ có liên quan chặt chẽ đến quá trình tích lũy chất khô về bông hạt Lượngsản phẩm gluxit được tích lũy trong bông hạt 2/3 là do quang hợp sau trỗ quyếtđịnh, vì vậy giữ cho bộ lá xanh bền sau trỗ có ý nghĩa quan trọng trong việcnâng cao năng suất lúa
1.3.2 Khả năng đẻ nhánh của cây lúa
- Nghiên cứu về nhánh và quá trình đẻ nhánh: Bùi Huy Đáp kết luận các
Trang 23giống khác nhau có thời gian sinh trưởng khác nhau thì thời gian đẻ nhánh cũngkhác nhau Theo tác giả ở những giống có thời gian sinh trưởng trung bình vàdài thường có số nhánh tối đa nhiều hơn nên số nhánh hữu hiệu cũng nhiều hơn.
Tỷ lệ nhánh hữu hiệu cao hay thấp phụ thuộc vào đặc tính đẻ nhánh Nhữnggiống đẻ nhánh sớm, gọn, tập trung nhánh phát triển đều, có khả năng cho tỷ lệbông hữu hiệu cao
Đinh Văn Lữ (1978) [9] cho rằng giống lúa đẻ kéo dài thì trỗ sẽ không tậptrung, bông lúa không đều, chín không đều dẫn đến không có lợi cho quá trìnhthu hoạch, năng suất giảm
- Đẻ nhánh là một chức năng sinh lý của cây lúa đóng góp quan trọng đếnnăng suất, đẻ nhánh tuân theo quy luật chung Tuy nhiên mỗi giống lại có khảnăng đẻ nhánh khác nhau Quá trình đẻ nhánh có liên quan chặt chẽ với quátrình ra lá Ví dụ trong điều kiện thuận lợi khi lá thứ nhất xuất hiện thì mầmnách ở mặt đó bắt đầu phân hoá Khi lá thứ hai xuất thì mầm đó chuyển sanggiai đoạn hình thành nhánh, khi lá thứ 3 xuất hiện nhánh ở giai đoạn dài ra trong
bẹ lá và khi lá thứ 4 xuất hiện thì nhánh thứ nhất cũng bắt đầu xuất hiện, t ương
tự như vậy khi xuất hiện lá thứ 5 thì có thể đẻ nhánh thứ 2 Hiện tượng này ường gặp trong trường hợp gieo mạ thưa, mạ quanh bờ hay ở ruộng gieo thẳng,sau đó nếu điều kiện thuận lợi khi cây mạ ra thêm được 1 lá thì cũng có thể đẻthêm 1 nhánh mới Đó là quy luật cùng ra lá cùng đẻ nhánh Tuy nhiên trongđiều kiện đồng ruộng do gieo dày nên cây lúa nói chung chưa đẻ nhánh ở thời
th-kỳ mạ, phải chờ sau thời th-kỳ cấy, khi mật độ cấy thưa ra có điều kiện phù hợpcây lúa mới chính thức bước vào thời kỳ đẻ nhánh
1.4 Nghiên cứu về sinh lý năng suất lúa
1.4.1 Các yếu tố cấu thành năng suất lúa
- Nghiên cứu về vấn đề năng suất và các yếu tố tạo nên năng suất Đinh
Văn Lữ (1978) [9] cho rằng hệ số kinh tế giảm có thể do tích luỹ vào cây bị tiêuhao nhiều và khả năng vận chuyển về cơ quan kinh tế là bông và hạt kém, từ đónêu ra hướng tăng hệ số kinh tế là "chọn các giống lúa cao trung bình có bộ láđứng thẳng ít bị che cớm lẫn nhau khi tăng mật độ, dinh dưỡng và quang hợpmạnh, quá trình vận chuyển các chất về bông và hạt tốt làm cho bông to, hạtmẩy”
Trang 24cao cây khác nhau là khác nhau Đào Thế Tuấn (1970) [6] cho rằng ở nhóm lúalùn thì r = 0,85; nhóm cao r = 0,54; liên quan giữa năng suất và số hạt trên bông
ở nhóm bán lùn r = 0,65; nhóm lùn r = 0,62; nhóm cao r = 0,96 Tương quangiữa năng suất và chiều cao cây ở nhóm lúa bán lùn là r = 0,49 nhóm lùn r = 0,6nhóm cao r = 0,37
Sự tương quan giữa các yếu tố cấu thành năng suất còn phụ thuộc vàođiều kiện ngoại cảnh trong qúa trình hình thành chúng
Theo kết luận của Viện lúa Quốc tế IRRI nguyên nhân chủ yếu dẫn đếnnăng suất cao chính là vấn đề giống
Năng suất lúa trên đồng ruộng tuỳ thuộc vào nguồn (chất khô mà cây lúatổng hợp được), nơi chứa (số lượng và kích thước hoa) và chỉ số thu hoạch (tỷ lệthóc/rơm rạ) Trong điều kiện thuận lợi thì nơi chứa là yếu tố hạn chế chính Do
đó điều kiện để cây lúa tạo ra nhiều hoa to sẽ thu được năng suất cao, không chỉtăng được chỉ số thu hoạch mà còn làm cho chất khô dành cho thóc nhiều hơncho rơm rạ Theo S.Yoshida (1979) [8], thân rạ có khả năng chuyển chất khôvào hạt từ 2-2,5 tấn/ha
Phần lớn các nghiên cứu cải tiến sức chứa được thực hiện thông qua tăng
số bông/khóm và số hạt/bông Theo G.S Khush và ctv (1994) [16] hạt có khốilượng riêng cao (>1,20) góp phần làm tăng năng suất hạt và làm tăng tỷ lệ gạonguyên khi xay xát Hạt có khối lượng riêng cao thường ở đầu bông, kế đến làgiữa bông theo thứ tự
Trong thời gian qua vị trí của hạt lúa trên các nhánh của bông cũng đượcquan tâm nghiên cứu Thông thường các hạt vào chắc no tròn đều nằm trênnhánh sơ cấp, dó đó người ta có khuynh hướng tạo ra giống lúa có nhánh sơ cấpnhiều hơn
Các nhà khoa học trên thế giới cũng chú trọng nghiên cứu các biện phápnâng cao phẩm chất thóc gạo, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thịtrường, trong đó dặc biệt chú ý đến chất lượng nấu nướng, hương thơm thôngqua việc xác định các gen thơm từ các giống lúa đặc sản, lai tạo để có nhữnggiống lúa năng suất cao hơn hẳn các giống lúa địa phương, phẩm chất tốt
1.4.2 Nghiên cứu các biện pháp tăng năng suất lúa
Trong sản xuất thâm canh cây trồng nói chung và cây lúa nói riêng để
Trang 25đem lại hiệu quả kinh tế cao Người sản xuất phải có những kiến thức cơ bản về
kỹ thuật và có điều kiện để đầu tư thâm canh hợp lý với thực tế, giảm tối đanhững thất thiệt do thiên tai gây nên và bảo vệ môi trường sản xuất Về cơ bảnđược xác định các biện pháp kỹ thuật trong thâm canh lúa như sau:
Trước hết là biện pháp về bố trí thời vụ và cơ cấu giống lúa: Dựa vào điềukiện địa hình đất đai, thuỷ lợi, khí hậu từng vùng miền mà bố trí các giống lúa
và thời vụ gieo cấy hợp lý để lúa trỗ trong khung thời vụ tương đối an toàn Vừa
né tránh các điều kiện bất thuận của thời tiết, sâu bệnh dịch hại cả 2 vụ/năm màvẫn đảm bảo đạt năng suất, sản lượng cao
Trong điều kiện của Thanh Hóa, vụ Xuân gieo cấy trên dưới 118.000 halúa, trong đó chân ruộng sâu trũng chưa chủ động tưới tiêu khoảng 25.000-28.000 ha và gần 80.000 ha thuộc chân đất chủ động tưới tiêu và một phần đấtnày sản xuất tăng vụ ở vụ đông Còn lại là đất vàn, vàn cao khâu tưới tiêu cònhạn chế Do đó, cơ cấu mùa vụ sản xuất được bố trí ở 2 trà chủ yếu:
- Trà Xuân chính vụ đất chuyên canh 2 vụ lúa/năm được bố trí các giống
lúa dài ngày như X21, Xi23, NX30 (thời gian sinh trưởng 165±5) và sắp xếpthời vụ gieo mạ để lúa trỗ vào hạ tuần tháng 4(20-25/4)
- Trà Xuân muộn: được bố trí gieo cấy bằng các giống lúa ngắn ngày có
thời gian sinh trưởng từ 125- 140 ngày Gồm các giống lúa lai 3 dòng (N.ưu 63,N.ưu 838; D.ưu 527; Bio404; Syn6…); lúa thuần như Q5, BT7; HT1; LT2;K18… bố trí gieo mạ hợp lý để lúa trỗ từ 25/4- 5/5
Đối với vụ Mùa về cơ bản bố trí giống lúa và mùa vụ theo hướng: chủ đạo làtrà sớm (Mùa cực sớm và Mùa sớm) cơ cấu các giống lúa ngắn ngày như: lúa lai 2dòng (TH3-3; TH3-4; VL20…) và lúa thuần chất lượng (BT7; HT1; LT2; N46;KD18…); lúa lai 3 dòng là: Bio404; Nghi hương 2308… bố trí thời vụ gieo mạ vào
cuối tháng 5 đến 5/6 và cấy xong trong tháng 6 để lúa trỗ từ 15-25/8.
Trà lúa mùa trung cơ cấu bằng các giống lúa như Xi23; NX30; BC15 và lúalai BTE1 có thời gian sinh trưởng từ 120-125 ngày Thời điểm để cho lúa trỗ vàocuối tháng 8 đến đầu tháng 9 Lúa sẽ thu hoạch vào cuối tháng 9 đầu tháng 10
Gắn liền với biện pháp giống và thời vụ là biện pháp thâm canh mạ.Thâm canh mạ tốt, mạ khoẻ là điều kiện tạo khả năng cho cây lúa chống chịuvới thời tiết đầu kỳ, tăng khả năng sinh trưởng phát triển nhanh nhất là giai
Trang 26Thâm canh mạ cần đảm bảo các yêu cầu: Chất lượng hạt giống tốt (tỉ lệnảy mầm cao); đất mạ thuần hay chân đất trung bình có nhiều mùn
Phân bón đầy đủ và tập trung cho bón lót (phân chuồng hoai mục, lân vàKali…), gieo đúng mật độ và chăm sóc hợp lý để mạ đanh khoẻ, sạch sâu bệnh
Tuỳ theo điều kiện thực tế chân đất giống lúa và thời vụ gieo cấy mà cóthể áp dụng phương thức làm mạ hơp lý: Mạ dược nhổ hoặc xúc cấy; mạ dượcxúc cấy, mạ trên nền đất cứng (mạ sân) hay mạ khay…
Trong khâu ngâm ủ, xử lý giống yêu cầu phải tuân thủ theo các bước thựchiện: Phơi lại giống, ngâm nước sạch, đủ thời gian và hạt giống no nước, thaychua, đãi sạch, ủ mầm đủ nhiệt độ và tỉ lệ nảy mầm cao
Riêng ở vụ Xuân nếu thời tiết rét kéo dài, rét đậm, rét hại phải chống rétcho mạ bằng biện pháp che phủ nilon Ở vụ Mùa phải chú trọng phòng chốngúng và hạn cho mạ
Hiện nay, nhiều địa phương đã và đang áp dụng phương thức gieo thẳngbằng công cụ giàn sạ kéo tay thì không phải đầu tư công của làm mạ và lại giảmchi phí về giống với lượng khá lớn (50% lượng giống lúa thuần và 15-20%lượng giống lúa lai)
Về biện pháp kỹ thuật thâm canh trên ruộng lúa cần áp dụng các khâu kỹthuật cụ thể là:
Đối với khâu làm đất: Khâu làm đất xử lí đất càng tốt thì hiệu quả sảnxuất đem lại càng lớn hơn Vụ Xuân cần triệt để áp dụng biện pháp làm ải, haylàm dầm nhưng đảm bảo ải kỹ Ở vụ mùa do tính thời vụ nên phải giữ nước trênruộng và khẩn trương làm đất ngay Diện tích đất bị chua thì bón vôi khi làm đấtngay đầu vụ Đất lúa cày bừa càng kỹ nhuyễn, sạch cỏ dại càng tốt Ruộng khicấy phải đảm bảo bằng đều mặt ruộng và giữ mực nước nông 5-7 cm
Về đầu tư phân bón và cách bón: Bón phân đầy đủ, cân đối và hợp lý đápứng theo từng thời kỳ sinh trưởng phát triển của cây lúa sẽ phát huy hết tiềm lựccủa cây lúa, phân bón và đem lại hiệu quả cao hơn
Bón phân cho lúa được phân định cụ thể là:
Bón lót ở thời điểm trước khi bừa san phẳng ruộng gồm: Phân chuồng mục
với lượng từ 10- 15 tấn/ha Phân vô cơ bón lót 100% phân lân, 20-30% kali và
30-40% lượng đạm urê Hoặc có thể bón phân hỗn hợp NPK với lượng tương xứng tỉ lệ
N-P-K nguyên chất theo định mức trên.
Trang 27Bón thúc đợt 1: Tạo điều kiện, khả năng để cho lúa phát triển nhanh, đẻnhánh nhanh gọn và tập trung trong thời gian hữu hiệu nhất Thời điểm bón làkhi lúa hồi xanh ra lá mới dù là ở vụ Xuân hay vụ Mùa Yêu cầu chủ đạo là bónvới lượng phân đạm lớn nhất, khoảng 80-90% lượng đạm urê còn lại và phải gắnvới sục bùn toàn bộ diện tích ruộng lúa.
Bón thúc đợt 2: Bón đón, nuôi đòng nhằm nâng cao hiệu quả quá trìnhhình thành hoa và tăng tỉ lệ hạt trên bông Thời điểm này cần bón cân lượngphân kali lớn để tăng hiệu quả quang hợp và hô hấp cho cây lúa, trong quá trìnhchuyển hoá nguồn dinh dưỡng để lúa phát triển bông hạt Thời điểm bón là khi
lúa phân hoá đòng bước 3, 4 - cây lúa tròn mình, lá trên cùng thắt eo Sử dụng
toàn bộ số phân kali được đầu tư còn lại
Để bón phân có hiệu quả cần phải: Giữ mực nước nông chỉ 5-7cm; không
bón trong những ngày nhiệt độ dưới 150C (ở vụ Xuân); nhiệt độ cao, nắng nóng(ở vụ Mùa) và khi lá lúa còn ướt Trong quá trình lúa sinh trưởng, phát triển nếu
do ảnh hưởng của thời tiết hay do yếu tố tác động của kỹ thuật lúa phát triểnkém, chậm thì nên dùng phân qua lá để điều tiết hợp lý hơn (phun qua lá) Hoặc
để giảm chi phí về phân bón nhưng vẫn đem lại hiệu quả cao có thể sử dụngphân bón hữu cơ sinh học và phân bón qua lá
1.4.2.1 Về khâu kỹ thuật cấy và chăm sóc
Kỹ thuật cấy và và mật độ luôn luôn là mối liên quan chặt chẽ, tác độngảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng phát triển của cây lúa cũng như khả năngchống chịu sâu bệnh Góp phần tăng năng suất và đem lại hiệu quả cao
Yêu cầu khi cấy là cấy nông tay, ít dảnh để phòng chống hiện tượng lúa bịnghẹt rễ Thời vụ cấy vụ Xuân trà Xuân chính sau 20/01; trà Xuân muộn sau lậpXuân 4/02 Vụ mùa cấy kết thúc càng sớm càng tốt (trong tháng 6)
Lúa cấy cần đảm bảo mật độ hợp lý: Vụ Xuân cấy mật độ dày hơn ở vụMùa Để xác định mật độ hợp lý cần dựa vào từng chân đất, từng trà lúa, từng
loại giống và khả năng đẻ nhánh mà cấy mật độ ở vụ Xuân từ 42 - 48 khóm, ở
vụ mùa giảm 5-7 khóm/m2 Số dảnh mỗi khóm: lúa thuần từ 3 - 4 dảnh và lúa lai
từ 1 - 2 dảnh.
1.4.2.2 Đối với khâu chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh
Trang 28của giống lúa và nguồn dinh dưỡng cho cây Đồng thời sẽ hạn chế các điều kiệnsâu bệnh phát sinh gây hại.
Lúa sau cấy 1-3 ngày phải giữ nước nông (3-5cm) để phun thuốc trừ diệt
cỏ Khi lúa hồi xanh ra lá mới thì tiến hành bón phân thúc dược cho lúa đẻnhánh Bón với lượng đạm urê cần bón và gắn với sục bùn tạo độ thoáng chođất, lưu giữ phân, tăng lượng ôxy trong đất để lúa đủ điều kiện phát triển nhanh
kéo dài vượt quá 5-7 ngày tuỳ theo mùa vụ và chân đất, không bị ngập úng quá
sâu hoặc lúa bị lút ngập
Qua giai đoạn lúa đẻ nhánh sẽ đến giai đoạn lúa đứng cái và chuyển sanglàm đòng Nếu chân đất và điều kiện thuỷ lợi chủ động thì tiến hành phơi lộruộng để khống chế lúa đẻ lai rai, tạo cho bộ rễ ăn sâu, cây lúa đanh lá, cứng cây
để tăng sức chống chịu sâu bệnh và sâu bệnh ít phát sinh Vì vậy, giai đoạn nàykhông bón đạm bổ sung hay bón đạm lai rai để lúa trỗ bông đều và nhanh hơn
Giai đoạn lúa chuyển sang làm đòng và khi lúa phân hóa đòng bước 3-4
thì cần tưới giữ nước nông 5 - 7cm kết hợp bón phân đón đòng Nguồn dinh
dưỡng cần thiết cơ bản là Kali nhằm tăng hiệu quả hô hấp và quang hợp để lúaphân hoá hoa, phấn và hạt trên bông
Chính vì vậy, bón phân kali cho giai đoạn này phải xác định là điều kiệnbắt buộc hay là rất cần thiết để tạo thế cho khả năng tăng năng suất cây trồng nóichung và cây lúa nói riêng
Thường thường phân Kali được bón với lượng lớn nhất khoảng 60 - 70% lượng đầu tư; thực tế tuỳ theo chân đất lượng bón từ 80 - 120kg kali clorua/ha.
Nguyên lí chung là: chân sâu trũng bón lượng kali cao hơn chân vàn và vàn cao
Trong các biện pháp thâm canh lúa mặc dù chúng ta đều làm tốt và chặtchẽ các khâu từ mạ đến chăm sóc Song khẳng định đạt năng suất, hiệu quả caotất yếu còn phụ thuộc về thời tiết Nhưng khâu bảo vệ phòng trừ sâu bệnh là biện