1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố đến khả năng tạo mô sẹo và tiếp nhận gen gus của một số giống lúa thông qua vi khuẩn agrobacterium tumerfaciens

63 439 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 1,2 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÂM THỊ MẠNH Tên đề tài: “ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ ĐẾN KHẢ NĂNG TẠO MÔ SẸO VÀ TIẾP NHẬN GEN GUS CỦA MỘT SỐ GIỐNG LÚA THÔNG QUA VI KHUẨN AGROBACTERIUM TUMERFACIENS” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Công nghệ sinh học Khoa : CNSH - CNTP Lớp : 42 - CNSH Khoá học : 2010 – 2014 Giáo viên hướng dẫn : 1. PGS.TS. Ngô Xuân Bình 2.ThS. Lương Thị Thu Hường Khoa CNSH & CNTP Trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên Thái Nguyên, năm 2014 LỜI CẢM ƠN Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm trong thời gian thực tập tốt nghiệp em đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố đến khả năng tạo mô sẹo và tiếp nhận gen gus của một số giống lúa thông qua vi khuẩn agrobacterium tumerfaciens”. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS. Ngô Xuân Bình trưởng khoa CNSH - CNTP, đã tạo điều kiện giúp đỡ cho em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Th.s Lương Thị Thu Hường, Ks. Lã Văn Hiền những người trực tiếp hướng dẫn em trong suốt quá trình làm đề tài và hoàn thành khóa luận. Em xin gửi lời cảm ơn các thầy cô giáo Khoa CNSH - CNTP, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập cũng như khi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Cuối cùng em xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn quan tâm, động viên tạo điều kiện để em hoàn thành khóa luận này. Do thời gian thực hiện đề tài có giới hạn nên đề tài không thể tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để đề tài của em được hoàn thiện hơn. Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với những giúp đỡ quý báu đó. Thái Nguyên, tháng 5 năm 2014 Sinh viên thực hiện Lâm Thị Mạnh MỤC LỤC Phần 1: MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục đích nghiên cứu 2 1.3. Yêu cầu 2 1.4. Ý nghĩa của đề tài 2 Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1. Tổng quan về cây lúa 3 2.1.1. Nguồn gốc cây lúa 3 2.1.2. Phân loại cây lúa 3 2.1.3. Sinh thái học của cây lúa 4 2.1.4. Giá trị cây lúa 6 2.2. Vi khuẩn Agrobacterium tumerfaciens và cơ chế chuyển gen vào thực vật 6 2.2.1. Đặc điểm chung về vi khuẩn Agrobacterium tumerfaciens 6 2.2.2. Cấu trúc và chức năng của Ti-plasmid và T-DNA 7 2.2.3. Cơ chế biến nạp gen thông qua vi khuẩn A.tumerfaciens vào thực vật 9 2.3. Hệ thống gen chỉ thị sử dụng để biến nạp vào tế bào thực vật thông qua vi khuẩn A. tumefaciens được sử dụng trong nghiên cứu 10 2.3.1. Gen gus 10 2.3.2. Gen bar 10 2.4. Một số phương pháp biến nạp gen ở lúa 11 2.4.1. Phương pháp vi tiêm 11 2.4.2. Chuyển gen bằng xung điện 11 2.4.3. Chuyển gen qua ống phấn (pollen tube) 11 2.4.4. Chuyển gen bằng súng bắn gen 12 2.5. Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới và Việt Nam 12 2.5.1. Trên thế giới 12 2.5.2. Ở Việt Nam 13 2.6. Tình hình nghiên cứu chuyển gen vào lúa ở thế giới và Việt Nam 14 2.6.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 14 2.6.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 15 Phần 3: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16 3.1. Vật liệu nghiên cứu 16 3.1.1. Vật liệu thực vật 16 4 3.1.2. Chủng vi khuẩn Agrobacterium và vector biến nạp 16 3.2. Địa điểm, thời gian và phạm vi nghiên cứu 17 3.3. Hóa chất và thiết bị 17 3.3.1. Hóa chất 17 3.3.2. Thiết bị 17 3.4. Nội dung nghiên cứu 17 3.5. Phương pháp nghiên cứu 18 Phần 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 22 4.1. Kết quả ảnh hưởng của môi trường đến khả năng tạo mô sẹo của một số giống lúa 22 4.2. Kết quả ảnh hưởng của 2,4D đến khả năng tạo mô sẹo của một số giống lúa 25 4.3. Kết quả ảnh hưởng của nồng độ 2,4D kết hợp với kinetin đến khả năng tạo mô sẹo của một số giống lúa 27 4.4. Kết quả ảnh hưởng của tuổi mô sẹo đến khả năng tiếp nhận gen gus của một số giống lúa 30 4.5. Kết quả ảnh hưởng của nồng độ AS đến khả năng tiếp nhận gen gus của một số giống lúa 33 Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 36 5.1. Kết luận 36 5.2. Đề nghị 36 TÀI LIỆU THAM KHẢO 37 DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT As : Acetosyringone (3,5-dimethoxy-4-hydrroxy Acetophenone) A. tumefaciens : Agrobacterium tumefaciens BAP : 6- Benzyl Amino Purine CCM : Co-Cultivation Medium CMV : Cucumber Mosaic Virus Cs : Cộng sự CT : Công thức CV : Coeficient of Variation DNA : Deoxyribonucleic Acid Đ/c : Đối chứng FFTC : Food and Fertilizer Technology Center FAO : Food and Agriculture Organization Gus : β-1,4-Glucuronidase KD : Khang Dân LSD : Least Singnificant Diference Test MS : Murashige & Skoog (1962) TMV : Tobacco Mosaic Virus Ti -plasmid : Tumor Including Plasmid TB : Thái Bình X-gluc : 5-Bromo-4-Chloro-3-Indolyl-β-D-Glucuronidase Acid 2,4D 2,4-Dichlorophenoxyacetic acid DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Một số loài lúa Oryza, nhiễm sắc thể, và sự phân bố 4 Bảng 2.2. Đặc điểm sinh thái của một số bộ phận cấu tạo cây lúa 5 Bảng 2.3 . Diện tích, năng suất và sản lượng lúa trên thế giới qua các năm 13 Bảng 2.4. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của Việt nam qua các năm 13 Bảng 4.1: Ảnh hưởng của môi trường đến khả năng tạo mô sẹo của một số giống lúa 22 Bảng 4.2: Ảnh hưởng của nồng độ 2,4D đến khả năng tạo mô sẹo của một số giống lúa 25 Bảng 4.3: Ảnh hưởng của nồng độ 2,4D kết hợp kinetin đến khả năng tạo mô sẹo của một số giống lúa 27 Bảng 4.4: Ảnh hưởng của tuổi mô sẹo đến khả năng tiếp nhận gen gus của một số giống lúa 30 Bảng 4.5: Ảnh hưởng của nồng độ AS đến khả năng tiếp nhận gen gus của một số giống lúa 33 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Vi khuẩn A. tumefaciens 6 Hình 2.2. Sơ đồ cấu trúc tế bào vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens 7 Hình 2.3. Cấu trúc Ti-plasmid 7 Hình 2.4. Cấu trúc T-DNA 9 Hình 2.5. Cơ chế phân tử của việc chuyển gen thông qua A. tumefaciens 9 Hình 3.1. T-DNA của plasmid pCambia3301 mang gen bar và gen gus, mỗi gen điều kiển bởi CaMV 35S promoter (LB: ranh giới trái, RB: ranh giới phải). 16 Hình 3.2. Sơ đồ cấu trúc của vector pCambia 3301 16 Hình 3.3: Phương pháp biến nạp gen gus vào lúa (Hiei Y và cs, 2008) [34] Error! Bookmark not defined. Hình 4.1. Mô sẹo của 3 giống lúa được nuôi cấy trên môi trường N6 và MS 24 Hình 4.2. Mô sẹo của 3 giống lúa nuôi cấy trên môi trường N6 có bổ sung 2,4D 2mg/l (sau 14 ngày) 26 Hình 4.3. Mô sẹo của 3 giống lúa được nuôi cấy trên môi trường bổ sung nồng độ 2,4D 2mg/l kết hợp với nồng độ kinetin 0,5mg/l (sau 17 ngày) 29 Hình 4.4. Mô sẹo của các giống lúa sau khi tiếp nhận gen gus 32 Hình 4.5. Mô sẹo của 3 giống lúa sau khi biến nạp và nuôi cấy trên môi trường có bổ sung AS 35 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Cây Lúa có tên khoa học là Oryza sativa, thuộc họ Hòa thảo (Poaceae). Lúa là một trong năm loại cây lương thực chính phục vụ nhu cầu thiết yếu hằng ngày của hơn một nửa dân số trên thế giới. Đặc biệt, đối với người dân Châu Á và Châu Phi, lúa gạo là nguồn lương thực chính, cung cấp dinh dưỡng có giá trị trong khẩu phần ăn do trong lúa gạo có hàm lượng tinh bột cao, giàu protein và các acid amin thiết yếu như Lysine, Threonine, Methionine, Tryptophan. Vì vậy lúa gạo đóng vai trò to lớn trong đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu. Bên cạnh đó, lúa còn là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của nhiều nước trên thế giới, trong đó bao gồm cả Việt Nam và có tiềm năng rất lớn trong các ngành công nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi, sản xuất rượu cồn và ngành thương mại [11]. Với những giá trị đó, lúa được trồng ở nhiều quốc gia trên trế giới như Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ,…Năm 2011, FAO thống kê sản lượng lúa trên thế giới đạt đến 721 triệu tấn (tương đương 481 triện tấn gạo), tăng lên 3% hay 24 triệu tấn so với 2010 [1]. Ở Việt Nam, sản lượng lúa cả năm 2012 đạt 43,7 triệu tấn, tăng 1,3 triệu tấn so với năm trước do diện tích và năng suất đều tăng, trong đó diện tích gieo trồng đạt 7753,2 nghìn ha, tăng 97,8 nghìn ha; năng suất đạt 56,3 tạ/ha, tăng 0,9 tạ/ha [15]. Tuy nhiên, năng suất và chất lượng lúa gạo phụ thuộc rất nhiều yếu tố như khí hậu, thời tiết, đặc điểm thổ nhưỡng, giống và đặc biệt là yếu tố sâu bệnh hại đã gây thiệt hại nghiêm trọng. Để đáp ứng nhu cầu lương thực ngày càng tăng và hạn chế các tác nhân làm giảm năng suất và chất lượng lúa gạo, hiện nay xu hướng sử dụng các giống lúa biến đổi gen đang được các nhà nghiên cứu khoa học đặc biệt quan tâm. Một số các nhà nghiên cứu cũng đã thành công trong tạo giống lúa biến đổi gen như: - Daisuke Tokuhara và cs đã tạo ra giống lúa chuyển gen MucoRice-ARP1có khả năng cung cấp kháng thể chống Rotavirus [29]. - Nhóm nghiên cứu tại Viện Di truyền Nông nghiệp đã chuyển gen thành công vào giống lúa IR64 [13]. - Phan Tố Phượng và cộng sự đã thành công trong việc chuyển gen Xa21 kháng bệnh bạc lá vào cây lúa thông qua A.tumerfaciens [17]. 2 Trên thực tế hiệu quả chuyển gen ở lúa còn gặp nhiều hạn chế: tỷ lệ tạo mô sẹo, tỷ lệ nhân nhanh và hiệu quả tái sinh còn thấp, còn phụ thuộc khả năng xâm nhiễm của A.tumerfaciens dẫn tới hiệu quả biến nạp gen còn thấp (chỉ khoảng 11%) [13]. Vì vậy, chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố đến khả năng tạo mô sẹo và tiếp nhận gen gus của một số giống lúa thông qua vi khuẩn Agrobacterium tumerfaciens” đề đánh giá hiệu quả biến nạp gen ở lúa và phục vụ cho công tác nghiên cứu chuyển gen ở nhiều giống lúa khác nhau. 1.2. Mục đích nghiên cứu - Xác định ảnh hưởng của môi trường đến khả năng tạo mô sẹo của một số giống lúa. - Xác định ảnh hưởng của nồng độ 2,4D và kinetin đến khả năng tạo mô sẹo của một số giống lúa. - Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố đến khả năng tiếp nhận gen gus thông qua A.tumerfaciens vào một số giống lúa ở Việt Nam. 1.3. Yêu cầu - Xác định được ảnh hưởng của môi trường đến khả năng tạo mô sẹo của một số giống lúa. - Xác định được ảnh hưởng của nồng độ 2,4D đến khả năng tạo mô sẹo của một số giống lúa. - Xác định được ảnh hưởng của nồng độ 2,4D kết hợp với kinetin đến khả năng tạo mô sẹo của một số giống lúa. - Xác định được ảnh hưởng của một số yếu tố đến khả năng tiếp nhận gen gus của một số giống lúa, bao gồm các yếu tố sau: + Độ tuổi của mô sẹo + Nồng độ của AS 1.4. Ý nghĩa của đề tài - Giúp sinh viên củng cố, hệ thống lại các kiến thức đã học và nghiên cứu. - Biết được phương pháp nghiên cứu vấn đề khoa học, xử lý, phân tích số liệu, biết cách trình bày một bài báo khoa học. - Dựa trên kết quả đó tiến hành các nghiên cứu tiếp theo và là cơ sở để áp dụng công nghệ chuyển gen cho các giống lúa và các loài cây trồng khác. 3 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Tổng quan về cây lúa 2.1.1. Nguồn gốc cây lúa Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khảo cổ học, lúa có nguồn gốc từ vùng Đông Nam Á và Đông Dương, những nơi có nhiều di tích phổ biến của cây lúa phát triển khoảng 10.000 năm trước Công Nguyên. Các giống lúa Indica được trồng ở vùng nhiệt đới Đông Nam Á, các giống Japonica được trồng phổ biến ở vùng Trung và Nam Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Đài Loan có điều kiện khí hậu lạnh hơn [11]. 2.1.2. Phân loại cây lúa - Về mặt phân loại thực vật, cây lúa thuộc họ Poacae (hòa thảo), chi Oryza. Oryza có khoảng 20 loài phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới ẩm của Châu Phi, Nam và Đông Nam Châu Á, Nam Trung Quốc, Nam và Trung Mỹ và một phần ở Châu Úc [12]. Loài lúa trồng quan trọng nhất, thích nghi rộng rãi và chiếm đại bộ phận diện tích lúa thế giới là Oryza sativa L. Loài lúa này có mặt ở khắp nơi như vùng đầm lầy, sườn núi, vùng nước ngọt, nước mặn, vùng xích đạo,và cả vùng nhiệt và ôn đới. Loài Oryza glaberrima Steud., chỉ được trồng giới hạn ở một số quốc gia Tây Phi Châu và hiện đang bị thay thế dần bởi Oryza sativa L. [15]. Chi Oryza có 23 loài, có 3 loài phụ là Indica, Japonica và Javanica [11]. Lúa Indica thường trồng ở khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới có thân cao, dễ đổ ngã, nhiều nhánh, lá xanh nhạt, cong và kháng được nhiều sâu bệnh. Hạt gạo dài và trung bình, chứa nhiều tinh bột nhưng năng suất kém hơn Japinica. Lúa Japonica thường được trồng ở những vùng ôn đới hoặc nơi có độ cao trên 100m (so với mực nước biển), có thân ngắn, chống đổ, lá xanh đậm, thẳng đứng, ít nhánh hơn, hạt gạo thường ngắn và tròn hơn, có năng suất cao hơn Indica. Lúa Javanica (Japonica nhiệt đới): Có tính chất trung gian giữa lúa Japonica và lúa Indica. Loại lúa này có hạt to rộng, chất amylose cao, thường có đuôi, trấu có lông dài, ít chồi, gié dài, thân cây dày thẳng đứng, cây rất cao giàn, không chịu lạnh, chịu hạn hán. [...]... cứu được ảnh hưởng của nồng độ 2,4D đến khả năng tạo mô sẹo của một số giống lúa 18 - Nghiên cứu được ảnh hưởng của nồng độ2,4D kết hợp với kinetin đến khả năng tạo mô sẹo của một số giống lúa - Nghiên cứu ảnh hưởng của tuổi mô sẹo đến khả năng tiếp nhận gen gus - Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ AS đến khả năng tiếp nhận gen gus 3.5 Phương pháp nghiên cứu Phương pháp chuyển gen vào một số giống lúa. .. 3.3: Phương pháp biến nạp gen gus vào lúa (Hiei Y và cs, 2008) [34] Các thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố đến khả năng tiếp nhận gen của một số giống lúa ở Vi t Nam được tiến hành như sau: Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường đến khả năng tạo mô sẹo của một số giống lúa Mẫu hạt lúa chín được sử dụng làm vật liệu tạo mô sẹo phục vụ cho biến nạp gen Mẫu hạt được rửa bằng... nồng độ 2,4D kết hợp với kinetin đến khả năng tạo mô sẹo của một số giống lúa Bảng 4.3: Ảnh hưởng của nồng độ 2,4D kết hợp kinetin đến khả năng tạo mô sẹo của một số giống lúa Nồng độ Giống CT kinetin Số mẫu (mg/l) Tỷ lệ tạo mô Màu sắc Độ xốp Chất lượng sẹo (%) mô sẹo mô sẹo mô sẹo 1 0 100 57c Vàng +++ Kém 2 0,10 100 60b Vàng ++ Kém 100 b Vàng + Tốt Vàng + Tốt Vàng + Tốt 3 Syn 6 4 5 0,3 0,5 1 100 100... trên môi trường MS đều cho mầm có kích thước dài nhưng số lượng mô sẹo ít và kích thước mô sẹo nhỏ Mẫu nuôi cấy trên môi trường N6 có mầm nhỏ, số lượng mô sẹo nhiều và kích thước lớn 25 4.2 Kết quả ảnh hưởng của 2,4D đến khả năng tạo mô sẹo của một số giống lúa Bảng 4.2: Ảnh hưởng của nồng độ 2,4D đến khả năng tạo mô sẹo của một số giống lúa Tỷ lệ tạo Chất Nồng độ thức 2,4D (mg/l) 1 0 300 29,7d Vàng... N6 đều có màu vàng, chất lượng mô sẹo tốt Mô sẹo được tạo trên môi trường MS có màu vàng nhạt, chất lượng mô sẹo kém (hình 4.1) Kết quả nghiên cứu của Z Rahman và cs (2010) [54] cho thấy, các giống lúa khác nhau cho khả năng tạo mô sẹo trên các môi trường khác nhau Ông tiến hành nghiên cứu khả năng tạo mô sẹo của giống lúa Taipei và MR81 trên 2 loại môi trường là N6, MS và môi trường B5 và thu được kết... 4.1: Ảnh hưởng của môi trường đến khả năng tạo mô sẹo của một số giống lúa Giống CT Môi trường Số mẫu Tỷ lệ mô sẹo (%) Chất lượng mô sẹo 1 N6 300 29,6 Tốt 2 MS 300 13,3 Kém Syn 6 CV% 2,7 LSD05 1,30 1 N6 300 35,3 Tốt 2 MS 300 15,6 Kém KD CV% 4,5 LSD05 2,61 1 N6 300 14,3 Tốt 2 MS 300 8,3 Kém U17 CV% 5,1 LSD05 1,30 Ghi chú: Mô sẹo kém: mô sẹo nhỏ, màu vàng nhạt, độ đồng đều thấp; Mô sẹo tốt: mô sẹo to,... sẹo to, màu vàng, độ đồng đều cao; Kết quả cho thấy môi trường có ảnh hưởng đến khả năng tạo mô sẹo của các giống lúa khác nhau Cả 3 giống lúa Syn 6, Khang Dân và U17 đều có khả năng tạo mô sẹo tốt trên môi trường N6 với tỷ lệ lần lượt đạt 29,6%; 35,3%; 14,3%.Tỷ lệ tạo mô sẹo của cả 3 giống trên môi trường MS đạt 13,3%; 15,6 và 8,3% 23 Mẫu sau khi khử trùng được cảm ứng tạo mô sẹo trên hai môi trường... 1962) [36] và N6 (Chu & cs., 1978) [24] Kết quả tạo mô sẹo được thể hiện trong bảng 4.1 Qua bảng 4.1 cho thấy rằng cả 3 giống lúa Syn 6, Khang Dân và U17 đều có khả năng tạo mô sẹo trên môi trường N6 tốt nhất trên môi trường N6, tỷ lệ tạo mô sẹo lần lượt là 29,6%; 35,3%; 14,3% Tỷ lệ tạo mô sẹo của cả 3 giống trên MS đều thấp đạt: 13,3%; 15,6 và 8,3% Mô sẹo của cả 3 giống lúa này được tạo trên môi trường... dõi: tỷ lệ mô sẹo tạo thành, màu sắc mô sẹo và chất lượng mô sẹo Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của 2,4D đến khả năng tạo mô sẹo của mộ số giống lúa Cách tiến hành: sau khi xác định được môi trường tạo mô sẹo theo kết quả ở thí nghiệm 1, mẫu được khử trùng và nuôi cấy trên môi trường nền N6 có bổ xung 2,4D theo công thức sau: CT1 (đ/c): Môi trường nền N6 (không bổ xung thêm 2,4D) CT2: Môi trường... CT 5: Môi trường A + kinetin 1mg/l Bố trí thí nghiệm: thí nghiệm được bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn, có 5 công thức, mỗi công thức nhắc lại 3 lần, mỗi lần 100 mẫu Chỉ tiêu theo dõi: số mô sẹo tạo thành, chất lượng mô sẹo Thí nghiệm 4: Nghiên cứu ảnh hưởng của tuổi mô sẹo đến khả năng tiếp nhận gen gus của một số giống lúa Tiến hành thí nghiệm tạo mô sẹo theo phương pháp ở thí nghiệm 1và 2 Sau . kinetin đến khả năng tạo mô sẹo của một số giống lúa. - Xác định được ảnh hưởng của một số yếu tố đến khả năng tiếp nhận gen gus của một số giống lúa, bao gồm các yếu tố sau: + Độ tuổi của mô sẹo. kinetin đến khả năng tạo mô sẹo của một số giống lúa. - Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố đến khả năng tiếp nhận gen gus thông qua A .tumerfaciens vào một số giống lúa ở Vi t Nam. 1.3. Yêu. ảnh hưởng của môi trường đến khả năng tạo mô sẹo của một số giống lúa. - Xác định được ảnh hưởng của nồng độ 2,4D đến khả năng tạo mô sẹo của một số giống lúa. - Xác định được ảnh hưởng của

Ngày đăng: 01/09/2020, 12:00

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w