Kết quả ảnh hưởng của nồng độ2,4D kết hợp với kinetin đến khả năng tạo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố đến khả năng tạo mô sẹo và tiếp nhận gen gus của một số giống lúa thông qua vi khuẩn agrobacterium tumerfaciens (Trang 34)

Bảng 4.3: Ảnh hưởng của nồng độ 2,4D kết hợp kinetin đến khả năng tạo mô sẹo của một số giống lúa Giống CT Nồng độ kinetin (mg/l) Số mẫu Tỷ lệ tạo mô sẹo (%) Màu sắc mô sẹo Độ xốp mô sẹo Chất lượng mô sẹo Syn 6 1 0 100 57c Vàng +++ Kém 2 0,10 100 60b Vàng ++ Kém 3 0,3 100 63b Vàng + Tốt 4 0,5 100 70a Vàng + Tốt 5 1 100 61,3b Vàng + Tốt CV% 2,7 LSD05 3,08 KD 1 0 100 56,3c Vàng +++ Kém 2 0,10 100 58b Vàng ++ Kém 3 0,3 100 68,3a Vàng + Tốt 4 0,5 100 69a Vàng + Tốt 5 1 100 58,6b Vàng + Tốt CV% 2,4 LSD05 2,68 U17 1 0 100 53d Vàng +++ Kém 2 0,10 100 56c Vàng ++ Kém 3 0,3 100 60b Vàng + Tốt 4 0,5 100 73,3a Vàng + Tốt 5 1 100 54c Vàng + Tốt CV% 2,5 LSD05 2,74

Ghi chú: +++: độ xốp cao; ++ độ xốp trung bình; + không xốp; Mô sẹo kém: mô sẹo nhỏ, màu vàng nhạt hay vàng nâu, độđồng đều thấp; Mô sẹo tốt: mô sẹo to, màu vàng, độđồng đều cao. Các chữ cái a, b, c, d, e khác nhau trong cùng một cột thể hiện sự sai khác có ý nghĩa giữa các công thức với mức ý nghĩa α<0,05 từ kết quả phân hạng Duncan. Nồng độ kinetin cũng ảnh hưởng

đến khả năng tạo mô sẹo của 3 giống lúa thí nghiệm. Tỷ lệ tạo mô sẹo cao nhất của 3 giống lúa đạt lần lượt Syn 6 (70%), Khang Dân (69%) và U17 (73,3%) tại nồng độ kinetin 0,5mg/l.

Nồng độ 2,4D được tối ưu ở thí nghiệm 2 được sử dụng để kết hợp với các nồng độ kinetin lần lượt là 0mg/l; 0,1mg/l; 0,3mg/l; 0,5mg/l và 1mg/l nhằm khảo sát công thức tốt nhất.

Nồng độ 2,4D 2mg/l được bổ sung vào môi trường nuôi cấy kết hợp với nồng

độ kinetin 0,5mg/l cho khả năng tạo mô sẹo cao nhất ở cả 3 giống lúa Syn6, KD và U17 đạt tỷ lệ lần lượt là 70%; 69% và 73,3%. Trong công thức đối chứng, tỷ lệ tạo mô sẹo của 3 giống thấp nhất đạt: 57%; 56,3% và 53%.

Khi tăng hoặc giảm nồng độ kinetin bổ sung vào môi trường nuôi cấy cảm ứng tạo mô sẹo nhưng không thay đổi nồng độ 2,4D thì tỷ lệ tạo mô sẹo của cả 3 giống lúa này đều giảm. Ở giống Syn 6, không có sự sai khác khi so sánh giữa 3 công thức 2, 3 và 5 với mức tin cậy 95%, tỷ lệ tạo mô sẹo ở 3 công thức này là: 60%, 63% và 61,3%.

Khi tăng nồng độ kinetin lên 1mg/l hoặc giảm xuống 0,1mg/l, thì ở giống KD và U17 tỷ lệ tạo mô sẹo không có sự khác nhau nhiều, ở giống KD tỷ lệ này lần lượt là 58,6% và 58%, giống U17 là 54% và 56%.

Tỷ lệ tạo mô sẹo của giống lúa KD ở nồng độ kinetin 0,3mg/l là 68,3% và 0,5mg/l là 69% nhưng sự sai khác này không có ý nghĩa với mức ý nghĩa α<0,05. Ở

giống U17 tỷ lệ tạo mô sẹo đạt 60% ở nồng độ kinetin 0,3mg/l.

Nồng độ kinetin không ảnh hưởng tới màu sắc của mô sẹo, tất cả các mô sẹo

đều có màu vàng. Tuy nhiên, khi tăng nồng độ kinetin lên, độ xốp mô xẹo giảm trong công thức 2 và mô sẹo không bị xốp trong các công thức 3, 4 và 5. Chất lượng mô sẹo được thể hiện qua hình 4.3.

Kết quả nghiên cứu này phù hợp với kết quả nghiên cứu của tác giả

S.Thadavong và cộng sự (2002) của ông trên giống lúa TDK 1[48]. Ông cũng cho rằng các giống lúa khác nhau có khả năng tạo mô sẹo ở các nồng độ kinetin khác nhau. Theo kết quả nghiên cứu của ông, tỷ lệ tạo mô sẹo đạt 88,7% ở nồng độ

kinetin 0,3mg/l và đạt 93,56% tại nồng độ kinetin 0,5mg/l. R.K.Niroula và cộng sự

(2005) [45] tại Hội Đồng Nghiên cứu Nông nghiệp Nepal đã tiến hành tối ưu môi trường tạo mô sẹo ở một số giống lúa Indica và cho kết quả tượng tự như nghiên

cứu của S.Thadavong. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu của P. Shanthi ở nồng độ

kinetin 2mg/l tỷ lệ tạo mô sẹo đạt 49,22% đối với giống lúa CSR10 [340].

Syn 6 Khang dân U17

Hình 4.3. Mô sẹo của 3 giống lúa được nuôi cấy trên môi trường bổ sung nồng

độ 2,4D 2mg/l kết hợp với nồng độ kinetin 0,5mg/l (sau 14 ngày)

Hình 4.3 thể hiện khả năng tạo mô sẹo của 3 giống trên môi trường có bổ sung nồng độ 2,4D 2mg/l và kinetin 0,5mg/l. Mô sẹo của 3 giống đều có màu vàng sáng và kích thước các mô sẹo đồng đều.

4.4. Kết quả ảnh hưởng của tuổi mô sẹo đến khả năng tiếp nhận gen gus của một số giống lúa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố đến khả năng tạo mô sẹo và tiếp nhận gen gus của một số giống lúa thông qua vi khuẩn agrobacterium tumerfaciens (Trang 34)