giống lúa
Bảng 4.1: Ảnh hưởng của môi trường đến khả năng tạo mô sẹo của một số
giống lúa
Giống CT Môi trường Số mẫu Tỷ lệ mô sẹo (%) Chất lượng mô sẹo
Syn 6 1 N6 300 29,6 Tốt 2 MS 300 13,3 Kém CV% 2,7 LSD05 1,30 KD 1 N6 300 35,3 Tốt 2 MS 300 15,6 Kém CV% 4,5 LSD05 2,61 U17 1 N6 300 14,3 Tốt 2 MS 300 8,3 Kém CV% 5,1 LSD05 1,30
Ghi chú: Mô sẹo kém: mô sẹo nhỏ, màu vàng nhạt, độđồng đều thấp; Mô sẹo tốt: mô sẹo to, màu vàng, độđồng đều cao; Kết quả cho thấy môi trường có ảnh hưởng đến khả năng tạo mô sẹo của các giống lúa khác nhau. Cả 3 giống lúa Syn 6, Khang Dân và U17 đều có khả năng tạo mô sẹo tốt trên môi trường N6 với tỷ lệ lần lượt đạt 29,6%; 35,3%; 14,3%.Tỷ lệ tạo mô sẹo của cả 3 giống trên môi trường MS đạt 13,3%; 15,6 và 8,3%.
Mẫu sau khi khử trùng được cảm ứng tạo mô sẹo trên hai môi trường khác nhau là MS (Murashige ADN Skoog, 1962) [36] và N6 (Chu & cs., 1978) [24]. Kết quả tạo mô sẹo được thể hiện trong bảng 4.1.
Qua bảng 4.1 cho thấy rằng cả 3 giống lúa Syn 6, Khang Dân và U17 đều có khả năng tạo mô sẹo trên môi trường N6 tốt nhất trên môi trường N6, tỷ lệ tạo mô sẹo lần lượt là 29,6%; 35,3%; 14,3%. Tỷ lệ tạo mô sẹo của cả 3 giống trên MS đều thấp
đạt:13,3%; 15,6 và 8,3%.
Mô sẹo của cả 3 giống lúa này được tạo trên môi trường N6 đều có màu vàng, chất lượng mô sẹo tốt. Mô sẹo được tạo trên môi trường MS có màu vàng nhạt, chất lượng mô sẹo kém (hình 4.1).
Kết quả nghiên cứu của Z. Rahman và cs (2010) [54] cho thấy, các giống lúa khác nhau cho khả năng tạo mô sẹo trên các môi trường khác nhau. Ông tiến hành nghiên cứu khả năng tạo mô sẹo của giống lúa Taipei và MR81 trên 2 loại môi trường là N6, MS và môi trường B5 và thu được kết quả MR81 có khả năng tạo mô sẹo tốt hơn trên môi trường MS nhưng giống lúa Taipei cho tỷ lệ tạo mô sẹo trên môi trường N6 cao hơn. Theo kết quả của Võ Thị Minh Tuyển (2010) trên các giống lúa: MT508-IRBB5, MT508-IRBB7, MT508-IRBB62 cũng cho tỷ lệ tạo mô sẹo ở môi trường N6 tương ứng là 4,2%; 4,7 và 5,3% [21] .
Kết luận trên cũng trùng với kết luận của tác giả Obert và cộng sự (2004) chỉ
khác là nguồn gen ông sử dụng là giống lúa Japonica. Ông đã nuôi cấy bao phấn lúa tạo mô sẹo trên 4 môi trường khác nhau (Mo, N6, MS, N&N).
Thí nghiệm của ông cũng cho thấy trên môi trường N6 cho tỷ lệ tạo mô sẹo cao nhất (12%) [38]. Tương tự, Herath và cộng sự (2007) cũng làm thí nghiệm về
các môi trường tạo mô sẹo trên giống lúa Japonica, tác giả cũng rút ra kết luận là môi trường N6 với nguồn cacbon là sucrose là 0,5% cho tỷ lệ tạo mô sẹo (29,4%) cao hơn môi trường B5 và MS ở giống lúa Japonica [32].
Từ kết quả nghiên cứu trên, môi trường N6 sẽ được sử dụng phục vụ cho các thí nghiệm nghiên cứu tiếp theo.
Môi trường MS Môi trường N6
Lúa Syn 6
Môi trường MS Môi trường N6
Lúa Khang Dân
Môi trường MS
Môi trường N6
Lúa U17
Hình 4.1. Mô sẹo của 3 giống lúa được nuôi cấy trên môi trường N6 và MS (sau 14 ngày)
Ghi chú: Cả 3 giống lúa nuôi cấy trên môi trường MS đều cho mầm có kích thước dài nhưng số
lượng mô sẹo ít và kích thước mô sẹo nhỏ. Mẫu nuôi cấy trên môi trường N6 có mầm nhỏ, số lượng mô sẹo nhiều và kích thước lớn.
4.2. Kết quảảnh hưởng của 2,4D đến khả năng tạo mô sẹo của một số giống lúa Bảng 4.2: Ảnh hưởng của nồng độ 2,4D đến khả năng tạo mô sẹo