Thí nghiệm có 5 công thức được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, 3 lần nhắc lại, mỗi công thức thí nghiệm có diện tích 13m2. Diện tích ô thí nghiệm: 2 luống x 5 m x 1,3 m = 13 m2. Diện tích toàn thí nghiệm: 195 m2. *Sơ đồ bố trí thí nghiệm: Bảo vệ Bảo vệ Nhắc lại I Nhắc lại II Nhắc lại III Bảo vệ 3 2 4 4 1 2 1 5 3 2 4 5 5 3 1 Bảo vệ * Công thức thí nghiệm gồm: Công thức 1: 40 kg N + 40 kg P2O5 + 70 kg K2O Công thức 2: 50 kg N + 50 kg P2O5 + 80 kg K2O Công thức 3 (Đ/C): 60 kg N + 60 kg P2O5 + 90 kg K2O Công thức 4: 70 kg N + 70 kg P2O5 + 100 kg K2O Công thức 5: 80 kg N + 80 kg P2O5 + 110 kg K2O
(Nền: Các công thức đều được bón 10 tấn phân chuồng, công thức đối chứng được bón theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị
canh tác và sử dụng của giống khoai lang QCVN 01-60 ,2011/BNNPTNT: 10 tấn phân chuồng + 60 kg N + 60 kg P2O5 + 90 kg K2O).
3.4.3. Quy trình thí nghiệm
* Kỹ thuật trồng khoai lang thí nghiệm
- Lên luống: Cày bừa kỹ, sạch cỏ dại, lên luống rộng 1,1 - 1,2 m, cao 0,35 - 0,45 m.
- Mật độ, khoảng cách và phương pháp trồng: Trồng luống đơn (chân luống rộng 1,1 m - 1,2 m, rãnh rộng 0,3 m - 0,4 m). Đặt dây giống nông dọc luống với mật độ 5 dây/m dài luống, lấp đất sâu 3 - 5 cm để chừa 3 lá đầu ngọn.
- Phân bón
+ Lượng phân bón cho 1 ha của các công thức được thực hiện với cách bón như sau:
Bón lót: Toàn bộ phân hữu cơ và phân lân, 1/3 phân đạm + 1/3 phân kali . Bón thúc lần 1: Sau trồng 20 - 25 ngày, bón hết số phân đạm còn lại. Bón thúc lần 2: Sau lần 1 từ 20 - 25 ngày, bón hết số phân kali còn lại. - Xới vun
+ Lần 1: Khi bón thúc lần 1, vun nhẹ kết hợp làm cỏ.
+ Lần 2: Khi bón thúc 2, cày xả luống bón phân và vun vồng cao. - Tưới nước: Bảo đảm độẩm đất 65-75% trong quá trình sinh trưởng phát triển của cây, đặc biệt vào các thời kỳ hình thành và phình to của củ. Ngừng tưới nước trước khi thu hoạch 2 tuần.
- Phòng trừ sâu bệnh: Phòng trừ sâu bệnh và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo hướng dẫn của ngành bảo vệ thực vật.
- Thu hoạch: Thu hoạch khi củ chín sinh lý, biểu hiện là 1/3 số lá (chủ
yếu là lá gốc) chuyển vàng tự nhiên. Thu hoạch vào ngày nắng ráo, đất không quá ẩm. Phân loại kích cỡ và khối lượng củ theo quy định.
3.4.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi * Chỉ tiêu nghiên cứu về sinh trưởng
+ Thời gian sinh trưởng: Quan sát tất cả các cây/ô để xác định các giai đoạn sau:
- Số ngày từ trồng đến hồi xanh: Khi có 70% số khóm đã phục hồi và phát triển.
- Số ngày từ trồng đến bắt đầu hình thành củ: Khi có 70% thân phân cành cấp 1.
- Số ngày từ trồng đến dây phủ kín luống: Khi thân lá phủ kín toàn bộ luống.
- Thời gian sinh trưởng (số ngày từ trồng đến thu hoạch): Thu hoạch khi củ chín sinh lý, khoảng 1/3 số lá (chủ yếu là lá gốc) chuyển vàng tự nhiên.
+ Đặc điểm hình thái: Theo dõi tại thời điểm thu hoạch. - Đặc tính leo: Theo thang điểm từ 0 - 9.
0. Không leo. 5. Leo trung bình.
1. Leo rất ít. 7. Leo phần lớn (trên 70%). 3. Leo ít. 9. Leo hầu hết trên 90 %.
- Chiều dài thân chính (dạng hình sinh trưởng): Theo thang điểm từ 1-9 1. Ngắn - đứng < 40 cm.
3. Rất gọn - nửa đứng: 40 - 75 cm. 5. Bò trung bình - bò vừa: 75 - 150 cm. 7. Bò lan: 151 - 250 cm.
9. Bò lan rộng: > 250 cm.
- Độ lớn thân (đoạn thân chính ở lá thứ 8 - 10 kể từ lá non chưa xoè ra giáp lá xòe đầu tiên ở ngọn):
1. Rất mảnh: Có đường kính < 4 mm 3. Mảnh:Có đường kính 4 - 6 mm 5. Trung bình: Có đường kính 7 - 9 mm 7. Lớn: Có đường kính 10 - 12 mm 9. Rất lớn: Có đường kính > 12 mm - Màu sắc vỏ củ: Tím, vàng, trắng, đỏ, màu khác. - Màu sắc ruột củ: Tím, vàng, trắng hay màu khác. + Khả năng chống chịu
- Sâu đục dây (% cây bị hại): Điều tra tất cả các khóm có triệu trứng bị
hại/ô khi thu hoạch.
- Bọ hà (% cây bị hại): Điều tra tất cả các khóm có triệu trứng bị
hại/ô khi thu hoạch.
- Sâu khoang (% cây bị hại): Điều tra tất cả các khóm có triệu chứng bị hại/ô khi thu hoach.
* Nghiên cứu các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
Các chỉ tiêu năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất được đánh giá sau khi thu hoạch.
- Năng suất sinh khối (tấn/ha) = Năng suất thân lá + Năng suất củ. + Thân lá: Cân toàn bộ thân lá/ô thí nghiệm (kg/ô).
+ Củ: Đếm số hốc thu, đếm toàn bộ số khóm thu/ô thí nghiệm.
+ Số củ trung bình một cây: Lấy liên tục 5 cây ở giữa luống, đếm tổng số củ thu được.
Số củ/cây = Tổng số củ/khóm
+ Khối lượng trung bình củ(g) = Tổng khối lượng củ của 5 cây/tổng số củ.
+ Tỷ lệ củ thương phẩm và không thương phẩm (%) (Tính theo khối lượng): Củ có chiều dài từ 10 cm trở lên và đường kính củ từ 2 cm trở lên, không bị sâu bệnh được coi là củ thương phẩm, phần còn lại được coi là củ
không thương phẩm.
+ Năng suất thực thu (tấn/ha): Cân toàn bộ số củ thu được trên ô thí nghiệm, sau chuyển đổi thành năng suất thu được/ha.
- Phân loại củ:
Củ to: Khối lượng củ > 250 g
Củ trung bình: Khối lượng từ 150 - 250 g Củ nhỏ: Khối lượng < 150 g
* Nghiên cứu các chỉ tiêu về chất lượng
+ Chất lượng củ
- Hàm lượng chất khô (%): Phân tích sau thu hoạch 7 - 10 ngày.
Hàm lượng chất khô của củ và thân lá xác định theo phương pháp nhiệt sấy 800C, cho đến khi khối lượng không đổi (Annual Report CIP, 1990). Mỗi công thức thí nghiệm lấy ngẫu nhiên 3 củ đại diện cho có khối lượng trung bình, rửa sạch, cắt bỏ 2 cm phần đầu củ và đầu cuống, bổ dọc làm 4 phần, lấy ¼ thái mỏng, trộn đều và cân 100 g mẫu tươi trên 1 lần nhắc. Tất cả các mẫu tươi được đem phơi khô sau đó đưa và sấy trong tủ sấy ở 800C. Phương pháp sấy khô thân lá cũng làm như với củ.
Khối lượng chất khô tuyệt đối
Hàm lượng chất khô (%) = x 100. Khối lượng tươi
theo phương pháp Bertrand.
- Hàm lượng đường tổng số (% chất khô): Phân tích sau thu hoạch 7 - 10 ngày theo phương pháp Bertrand.