Nghiên cứu về phân bón cho khoai lang ở trong nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón đến sinh trưởng phát triển và năng suất của khoai lang Hoàng Long vụ Xuân 2014 tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. (Trang 25)

Khoai lang phát triển được trên nhiều loại đất khác nhau từ đất cát đến sét nặng. Tuy nhiên, loại đất thích hợp nhất vẫn là tơi xốp, thoáng khí, màu mỡ nhiều hữu cơ có sa cấu từ cát đến thịt pha cát. Nhiều tác giả cho rằng, loại

đất 30% - 40% sét là thích hợp nhất với khoai lang. Đất sét nặng thường cho năng suất thấp, củ bị dị dạng, nhiều nước, phẩm chất không ngon, tăng trưởng chậm và khó cất giữ. Khoai lang là cây tương đối chịu mặn, pH thích hợp từ 4,2 - 8,3 (thích hợp nhất là 5,0 - 6,8).

Khoai lang là cây trồng cạn, được trồng chủ yếu trên đất cát ven biển, đất một lúa một màu và đất hai vụ lúa. Trên đất hai vụ lúa có thành phần cơ giới tương đối nhẹ, chủđộng tưới tiêu, rất thích hợp với cây khoai lang. Với điều kiện

đất đai của Việt Nam, nhất là khi vụĐông trở thành vụ sản xuất chính, tiềm năng

trên đất hai vụ lúa đã đem lại nhữnh giá trị không nhỏ.

Khoai lang cho năng suất sinh vật học rất cao vì vậy dinh dưỡng khoáng đóng vai trò hết sức quan trọng. Đạm có vai trò quyết định trong quá trình trao đổi chất và năng lượng cũng như các hoạt động sinh lý của cây.

Đạm giúp thân, lá và bộ rễ phát triển mạnh trong giai đoạn đầu và hình thành củ và khối lượng củ trong giai đoạn sau. Bón thúc đạm sớm (sau trồng 20 - 45 ngày) năng suất củ tăng 10-20%, bón thúc đạm muộn (80 - 90 ngày sau trồng) năng suất củ giảm 10% (Đinh Thế Lộc, 1979 [7]). Nghiên cứu của Nguyễn Thế Yên và CS, (1999) [11] cho kết quả: Bón 60 - 120 kg/ha N năng suất thân lá tăng từ 50-100%, năng suất củ đạt cao nhất khi bón 80 kg/ha N (trên nền phân bón 5 tấn phân chuồng + 45 P2O5 + 60 kg/ha K2O). Tuy nhiên phần lớn

đạm tập trung ở lá do vậy không nên bón nhiều đạm vì bón nhiều đạm khoai lang sẽ chủ yếu phát triển thân lá và ảnh hưởng đến năng suất.

Lân có vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp, quá trình hình thành và phát triển của bộ rễ, đặc biệt là rễ củ, bón đầy đủ lân sẽ làm cho số

lượng rễ củ nhiều góp phần tăng năng suất và hàm lượng tinh bột, giảm tỷ lệ

chất sơ trong củ. Kali có tác dụng thúc đẩy mạnh quá trình hoạt động của bộ

rễ, đẩy mạnh khả năng quang hợp hình thành và vận chuyển gluxit về củ, thiếu kali khoai lang chậm lớn, ít củ, tỷ lệ tinh bột giảm, tỷ lệ xơ tăng và thời gian bảo quản giảm.

Nhu cầu kali của khoai lang còn cao hơn khoai tây và sắn. Để đạt được năng suất cao, chất lượng tốt, khoai lang cần bón cân đối N:P:K phối hợp với phân chuồng (phân hữu cơ), tuỳ thuộc vào loại đất đai, mùa vụ, giống và các vùng sinh thái. Đinh Thế Lộc và CS, (1989) [8] đã kết luận: Liều lượng phân kali thích hợp cho khoai lang Đông Xuân vùng Đồng bằng Bắc Bộở nền phân bón thấp (8 tấn phân chuồng + 20 kg N + 20 kg P2O5/ha) là 100 - 120 kg P2O5/ha. Bón phân kali ở mức cao hơn, năng suất củ có xu hướng và hiệu quả

kinh tế giảm. Bón thúc kali thích hợp nhất là vào giai đoạn 45 - 60 ngày sinh trưởng, làm tăng năng suất 18 - 55%. Bón thúc kali quá sớm (20 ngày sinh trưởng) hoặc quá muộn (90 ngày sinh trưởng), tác dụng tăng năng suất của kali không rõ.

Về hiệu lực của phân kali Nguyễn Thị Lan và CS, (2004) [6] tiến hành thí nghiệm với giống TV1 trồng trong vụ xuân, trên nền 10 tấn phân chuồng + 60 kg N + 30 kg P2O5/ha đã kết luận: Bón từ 80, 120, 160 kg K2O/ha, cho năng suất củ sai khác không có ý nghĩa nhưng khi bón đến 200 kg K2O/ha làm năng suất giảm rõ rệt, do mất cân đối N:P:K. Hiệu quả tăng năng suất của kali đạt 31,0 - 66,2 kg củ/kg K2O trong vụ xuân và đạt 25,9 - 58,3 kg K2O trong vụ đông. Bón kali ở mức 120 kg K2O/ha cho lãi xuất cao nhất trong cả 2 vụ.

Trong quá trình sinh trưởng phát triển, cây khoai lang cần cả 3 yếu tố

dinh dưỡng NPK. Vì vậy, cần bón phối hợp NPK để cây sinh trưởng phát triển cân đối. Tùy từng loại đất mà tỷ lệ phối hợp NPK cần được điều chỉnh cho thích hợp với từng loại giống, để tăng năng suất và hiệu quả kinh tế. Theo Đinh Thế Lộc và CS, (1997) [9], tỷ lệ NPK tốt nhất là 2 : 1 : 3. Theo Nguyễn Thị

Lan (2004) [6], liều lượng NPK thích hợp cho vùng đất cát là 80 N + 40 P2O5 + 120 K2O (kg/ha). Với những giống cho năng suất củ cao, nên bón kali ở mức 90 - 120 kg K2O/ha, để vừa đạt năng suất và chất lượng củ cao, vừa có hiệu quả

kinh tế cao hơn.

Kết quả nghiên cứu của Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội về thời

điểm bón thúc cho khoai lang vụĐông Xuân cho thấy: Các công thức có bón thúc đều tăng năng suất so với không bón thúc từ 2 - 28%. Công thức bón thúc sau trồng 20 - 30 ngày làm năng suất tăng 18 - 25% so với không bón thúc, còn bón thúc muộn sau trồng 80 - 120 ngày sinh trưởng hầu như không làm tăng năng suất (Đinh Thế Lộc và CS, 1997 [9]). Theo Mai Thạch Hoành và Nguyễn Công Vinh (2003) [4], nên bón lót toàn bộ phân chuồng + 100% lân + 1/3 đạm và 1/3 kali, bón thúc 2 lần: thúc luống đã được xới sâu hoặc cày xả luống; thúc lần 2 lúc 45 - 60 ngày sinh trưởng bón nốt 1/3 đạm và kali còn lại kết hợp xới nông, làm cỏ và vun cao. Bộ Nông Nghiệp và PTNT (2011) [1] khuyến cáo lượng phân bón cho 1 ha: Phân chuồng từ 10 đến 15 tấn hoặc phân hữu cơ khác với lượng quy đổi tương đương, từ 60 đến 90 kg N, từ 60

đến 90 kg P2O5, từ 90 đến 120 kg K2O. Tùy theo độ phì của đất, đặc tính của giống có thể điều chỉnh mức phân bón cho phù hợp. Về cách bón, nên bón lót toàn bộ phân chuồng + 100% lân + 1/3 đạm + 1/3 kali, bón thúc lần 1: Bón lúc 20 - 25 ngày sinh trưởng bón nốt 2/3 đạm còn lại kết hợp làm cỏ và vun

nhẹ, lần 2: Bón lúc 40 - 50 ngày sinh trưởng bón nốt 2/3 kali còn lại kết hợp cày xả luống và vun cao.

Phân hữu cơ cũng ảnh hưởng đến năng suất củ của khoai lang. Phùng Huy (1980) nghiên cứu ảnh hưởng của bón lót phân chuồng đến năng suất củ

khoai lang (trên nền phân bón: 45 N + 45 P2O5 + 60 K2O) cho thấy: Khi bón lót phân chuồng (phân hữu cơ) từ 5 tấn/ha đến 20 tấn/ha đã làm tăng năng suất củ khoai lang từ 151 tạ/ha lên 246,7 tạ/ha.

Trong số các thiếu hụt dinh dưỡng cho cây trồng trên các loại đất ở

Việt Vam, thì lớn nhất và quan trọng nhất vẫn là thiếu hụt về đạm, lân, kali.

Đây cũng là chất dinh dưỡng mà cây trồng hấp thụ với lượng lớn nhất và sẽ

chi phối hướng sử dụng phân bón một cách hợp lí. Mặt khác, khi bón phân người ta cũng bắt đầu tính đến nhu cầu dinh dưỡng của từng loại cây trồng, trên từng loại đất riêng. Vì vậy trong việc bố trí phân bón khi trồng, vẫn là vẫn đề quan trọng và phải nắm được cơ cấu dinh dưỡng cây trồng trong vụ đồng thời có tính đến đặc điểm của từng loại cây trồng khác nhau.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón đến sinh trưởng phát triển và năng suất của khoai lang Hoàng Long vụ Xuân 2014 tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)