Phương pháp tính toán và xử lý số liệu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón đến sinh trưởng phát triển và năng suất của khoai lang Hoàng Long vụ Xuân 2014 tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. (Trang 35)

- Các phương pháp tính toán số liệu theo phương pháp thí nghiệm hiện hành. Các số liệu tính toán và xử lý số liệu trên phần mền execel 2003 và IRITAT 5.0.

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Ảnh hưởng của thời tiết khí hậu đến cây khoai lang

Cây khoai cũng như những cây trồng khác, trong quá trình sinh trưởng và phát triển chịu tác động rất lớn từ điều kiện thời tiết, khí hậu. Các yếu tố

như: Nhiệt độ, lượng mưa, ẩm độ, ánh sáng đều tác động mạnh đến đời sống cây khoai lang nói chung và ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng cây khoai lang nói riêng. Do vậy trong quá trình nghiên cứu tôi đã tiến hành theo dõi diễn biến thời tiết mấy tháng đầu năm 2014.

Bảng 4.1: Diễn biến thời tiết khí hậu của tỉnh Thái Nguyên năm 2014 Yếu tố Đặc trưng Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Nhiệt độ (0C) Trung bình 16.6 16.6 19.4 24.7 Cao nhất 25.8 27.6 30.6 32.5 Thấp nhất 6.3 8.4 13.0 19.4 Mưa (mm) 3.7 29.7 85.9 139.3 Độ ẩm (%) Trung bình 73 82 91 89 Thấp nhất 18 40 66 57 Bốc hơi (mm) 91.8 51.3 29.9 42 Giờ nắng (giờ) 137 262 96 13

(Nguồn: Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Thái Nguyên năm 2014)

4.1.1. Điu kin nhit độ không khí

Khoai lang có thể chịu lạnh tốt hơn các loại cây có củ nhiệt đới khác (sắn, khoai sọ….), nhưng không chịu được sương giá và phát triển tốt nhất ở nhiệt độ

trung bình khoảng 240C và ngừng phát triển ở nhiệt độ 100C. Nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao, khô hạn là nguyên nhân làm giảm năng suất khoai lang.

Qua số liệu bảng 4.1 ta thấy nhiệt độ trung bình qua từng tháng có sự thay

đổi rõ rệt. Tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 4 nhiệt độ 32.50C. Tháng có nhiệt

độ trung bình thấp nhất là tháng 1 nhiệt độ 6.30C, tháng 2 cũng có nhiệt độ thấp 8.40C. Tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 4 đây là tháng thích hợp cho cây khoai lang sinh trưởng và phát triển tốt nhiệt độ là 24.70C.

4.1.2. Lượng mưa

Hàm lượng nước trong cây còn phụ thuộc vào giống, mùa vụ và thời gian trong năm.

Qua bảng số liệu 4.1 cho ta thấy lượng mưa trong những tháng đầu năm thì tháng có lượng mưa thấp nhất là tháng 1 là 3.7 mm, tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 4 với lượng mưa là 139.3 mm. Tháng 4 có lượng nước mưa cao nhất do đó cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của cây khoai lang. Do lượng mưa quá cao nên cây khoai chỉ phát triển về chiều dài dây mà không có khả năng tạo củ do đó đây cũng là yếu tố gây ảnh hưởng

đến năng suất của khoai lang.

Lượng mưa và phân bố lượng mưa của một nơi có quan hệ trực tiếp tới thời gian sinh trưởng và thu hoạch dài hay ngắn, do đó ảnh hưởng trực tiếp

đến năng suất khoai lang cao hay là thấp.

4.1.3. Độ ẩm

Thiếu nước, độ ẩm không khí và độ ẩm của đất không đủ thì sức sinh trưởng của cây sẽ yếu nhưng thừa nước thì chất dinh dưỡng chỉ phát triển về

chiều dài dây do đó không tập trung dinh dưỡng để hình thành củ.

Qua số liệu bảng 4.1 ta thấy độ ẩm trung bình cao nhất là tháng 3 với

độẩm 91%, tháng có độẩm thấp nhất là tháng 1 với độẩm 18%.

4.1.4. Giờ nắng

Qua số liệu bảng 4.1 ta thấy tháng có giờ nắng cao nhất là tháng 2 với 262 giờ nắng. Tháng 4 là tháng có giờ nắng thấp nhất với 13 giờ, do đó ta thấy tháng này là tháng ảnh hưởng rất lớn đến năng suất của khoai lang.

4.1.5. Bốc hơi

Từ số liệu bảng 4.1 ta thấy tháng có lượng bốc hơi cao nhất là tháng 1 với 91.8 mm, tháng bốc hơi thấp nhất là tháng 4 với 42 mm. Từ đó ta có thể

thấy được sự chênh lệnh lượng bốc hơi giữa các tháng là rất lớn.

4.1.6. Ánh sáng

Khoai lang sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện có cường độ

ánh sáng cao ở vùng nhiệt đới hay ở các vùng ôn đới có mùa hè tương đối nóng. Để ra hoa kết quả, ở các cây trồng khác cần điều kiện ngày ngắn. Nhưng để trồng khoai lang lấy củ, thì ngày dài và đêm ngắn sẽ thuận lợi cho

việc phát triển dây lá hơn là củ và ngược lại ngày ngắn và đêm dài sẽ thuận lợi hơn cho sự hình thành và phát triển củ do đó sẽ cho năng suất cao hơn.

4.2. Kết quả nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh trưởng của khoai lang thí nghiệm vụ xuân năm 2014 tại Trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên. nghiệm vụ xuân năm 2014 tại Trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên.

Sự sinh trưởng thân lá và phát triển củ của cây khoai lang từ trồng đến khi thu hoạch luôn là hai quá trình diễn ra song song và đồng thời. Sau khi bén rễ hồi xanh thì quá trình sinh trưởng thân lá diễn ra tương đối mạnh. Khoai lang cũng như các cây trồng khác, muốn đạt năng suất cao và phẩm chất tốt thì quá trình tích lũy vật chất khô là vấn đề quan trọng, quá trình đó phụ thuộc rất lớn vào giống, điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật canh tác. Qua các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển có thể đánh giá được mức phân bón phù hợp, khả năng thích ứng của cây khoai lang với điều kiện môi trường.

Cùng với sự sinh trưởng thân lá thì rễ củ cũng được hình thành và lớn lên, hai quá trình này có mối liên hệ mật thiết với nhau, vừa có tác dụng thúc

đẩy và khống chế lẫn nhau. Do đó khi nghiên cứu quá trình sinh trưởng và phát triển của cây khoai lang giúp cho ta nắm được quá trình sinh lý, sinh hóa diễn ra trong cây, để có các biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp nhằm đạt năng suất và phẩm chất tốt, đáp ứng mục đích sử dụng của con người.

4.2.1. Tỷ lệ sống của khoai lang ở các công thức phân bón khác nhau Bảng 4.2: Tỷ lệ sống của cây khoai lang ở các công thức thí nghiệm Bảng 4.2: Tỷ lệ sống của cây khoai lang ở các công thức thí nghiệm

STT Công thức thí nghiệm Tỷ lệ sống (%) 1 CT1 98,60 2 CT2 99,9 3 CT3 (Đ/c) 99,8 4 CT4 100 5 CT5 99,8

Từ bảng số liệu 4.2 ta thấy: Tỷ lệ sống của cây khoai lang ở 5 công thức thí nghiệm tương đối như nhau, dao động trong khoảng 98,60% - 100%.

Điều đó cho thấy giống khoai lang Hoàng Long có khả năng bén rễ, hồi xanh tương đối cao có khả năng tái sinh rất mạnh, có thể sử dụng các đoạn dây để

làm giống đều đạt tỷ lệ sống cao (> 90%) khi trồng ở điều kiện tự nhiên của Thái Nguyên.

4.2.2. nh hưởng ca phân bón khác nhau đến các giai đon ca khoai lang lang

Bảng 4.3: Ảnh hưởng của phân bón khác nhau đến bén rễ, hình thành củ, ngày phủ luống khoai lang sau trồng

(Đơn vị: ngày)

STT

Công thức thí nghiệm

Thời gian từ trồng đến...ngày... Thời gian từ

trồng đến thu hoạch Bén rễ, hồi xanh Hình thành củ Phủ luống 1 CT1 15 60 57 120 2 CT2 14 55 57 120 3 CT3 (Đ/c) 14 55 55 120 4 CT4 13 53 53 120 5 CT5 13 53 53 120

Từ số liệu bảng 4.3 cho ta thấy thời gian từ trồng đến ngày bén rễ hồi xanh khá đồng đều giữa các công thức.

- Thời gian từ trồng đến bén rễ hồi xanh:

Qua bảng số liệu 4.3 cho thấy: Ngày bén rễ hồi xanh của cây khoai lang nằm trong khoảng 13 – 14 ngày. Trong đó công thức 4 và công thức 5 có ngày bén rễ hồi xanh nhanh nhất khoảng 13 ngày sớm hơn công thức đối chứng 1 ngày. Công thức 1 có ngày bén rễ hồi xanh muộn nhất 15 ngày muộn hơn công thức đối chứng 1 ngày. Công thức 2 ngày bén rễ hồi xanh 14 ngày tương đương với công thức đối chứng.

- Thời gian từ trồng đến phủ luống:

Thời gian phủ luống là một chỉ tiêu quan trọng trong đánh giá sự sinh trưởng và phát triển của cây khoai lang. Nếu thời gian phủ luống càng sớm thì sự vận chuyển vật chất khô về củ càng sớm và ngược lại.

Số liệu ở bảng 4.3 cho thấy thời gian từ trồng đến phủ luống của các công thức khá đồng đều, do công thức 1 và công thức 2 được bón với lượng phân thấp hơn nên ngày phủ luống 57 ngày ngày phủ luống muộn hơn so với các công thức đối chứng là 5 ngày. Trong đó công thức 4 và công thức 5 đều có ngày phủ luống tương đương nhau đều 53 ngày sớm hơn công thức đối chứng 2 ngày.

- Thời gian từ trồng đến hình thành củ:

Thường sau trồng 30 - 40 ngày trở đi, một số rễ con có đủ 2 lớp tượng tầng (sơ cấp và thứ cấp) phát triển chiều dài và chiều ngang để trở

thành củ khoai lang. Tuy nhiên quá trình hình thành củ còn phụ thuộc rất lớn vào điều kiện ngoại cảnh như độ xốp của đất, ẩm độ đất, kỹ thuật trồng, thời vụ trồng…

Qua số liệu bảng 4.3 cho thấy các công thức khoai lang được trồng

ở vụ Xuân năm 2014 có khả năng hình thành củ từ 53 - 60 ngày sau trồng. Trong thí nghiệm công thức 5 và 4 hình thành củ 53 ngày sớm hơn so với công thức đối chứng 2 ngày. Công thức 1 có ngày hình thành củ 60 ngày muộn nhất muộn hơn công thức đối chứng 5 ngày. Công thức 2 có ngày hình thành củ là 55 ngày tương đương với công thức đối chứng.

4.2.3. Nghiên cu kh năng phân cành ca cây khoai lang các công thc thí nghim thí nghim

Đối với khoai lang chiều dài thân chính là chỉ tiêu quan trọng phản ánh quá trình sinh trưởng của cây khoai lang, vì đây là cơ quan vận chuyển các chất dinh dưỡng và sản phẩm quang hợp về củ. Do đó sự phát triển của chiều dài thân chính là cơ sở cho sự phát triển các bộ phận khác, ngoài ra khả năng phân cành và sự phân bố cành trên thân chính sẽ tạo điều kiện cho bộ lá sắp xếp hợp lý để

cây quang hợp tốt làm tiền đề cho năng suất cao, các chỉ tiêu này phụ thuộc chủ

yếu vào lượng phân bón, quá trình chăm sóc và thời vụ trồng.

Cây khoai lang có thể tận dụng tất cả các bộ phận của cây khoai. Do vậy khả năng phân cành, ngoài phản ánh khả năng sinh trưởng của cây, còn làm tăng năng suất thân lá, đồng thời khả năng phân cành là cơ sở để xác

định lượng phân bón thích hợp để cây phát triển thuận lợi nhằm đạt được năng suất cao.

Kết quả theo dõi khả năng phân cành của cây khoai lang ở các công thức thí nghiệm được trình bày ở bảng 4.4.

Bảng 4.4: Khả năng phân cành của cây khoai lang ở các công thức thí nghiệm sau trồng 80 ngày

(Đơn vị: cành) STT Công thức thí nghiệm Số cành (cấp) Tổng số Cấp I Cấp II 1 CT1 3,7 5,2 8,9 2 CT2 4,0 5,2 9.2 3 CT3 (Đ/c) 4,5 5,3 9.8 4 CT4 4,5 5,6 10.1 5 CT5 5,1 5,6 10.7

Qua bảng số liệu 4.4 cho ta thấy: Phân cành là một chỉ tiêu để đánh giá khả năng sinh trưởng của cây khoai lang, công thức có khả năng phân cành nhiều thì sinh trưởng thân lá mạnh, có khả năng cho năng suất cao hơn. Qua theo dõi chúng tôi thấy được công thức thí nghiệm có khả năng phân cành cấp II (5,2 – 5,6 cành) nhiều hơn cành cấp I (3,5 – 5,1 cành). Trong đó phân cành cấp I thì công thức 5 cho số cành nhiều nhất 5,1 cành nhiều hơn công thức đối chứng 0,6 cành. Công thức 1 và 2 cho số cành thấp nhất, công thức 1 có số cành ít hơn công thức đối chứng 0.8 cành. Công thức 4 có 4,5 cành tương đương với công thức đối chứng. Đối với cành cấp II thì công thức 4 và công thức 5 đều có 5,6 cành nhiều hơn công thức đối chứng 0,3 cành, công thức 1 và công thức 2 có số

cành thấp nhất thấp hơn đối chứng 0,1 cành/cây.

4.2.4. Ảnh hưởng của phân bón khác nhau đến đường kính thân khoai lang lang

Bảng 4.5: Ảnh hưởng của phân bón khác nhau đến đường kính thân khoai lang

STT Công thức thí nghiêm Đường kính thân cây khoai lang sau trồng 80 ngày (cm)

2 CT2 0,6

3 CT3 ( Đ/c) 0,65

4 CT4 0,7

5 CT5 0,7

Qua bảng số liệu 4.5 cho ta thấy: Đường kính thân cây khoai lang có sự

thay đổi rõ rệt. Công thức 5 và công thức 4 có đường kính thân lớn nhất 0,7 cm, lớn hơn so với công thức đối chứng 0,65 cm. Công thức 1 có đường kính thân thấp nhất 0,55 cm nhỏ hơn công thức đối chứng 0,05 cm.

4.3. Kết quả nghiên cứu động thái tăng trường chiều dài dây khoai lang

Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, chiều dài thân là một chỉ tiêu quan trọng thể hiện sức sống cũng như năng suất cây trồng nói chung và cây khoai lang nói riêng. Ngoài ra thân còn là một bộ phận quan trọng được sử

dụng làm thức ăn chăn nuôi, do vậy theo dõi tốc độ tăng trưởng chiều dài cây là cần thiết nhằm xác định khả năng sinh trưởng qua các giai đoạn để có biện pháp kĩ thuật phù hợp. Kết quả theo dõi động thái tăng trưởng chiều dài cây

được trình bày ở bảng số liệu 4.6.

Bảng 4.6: Động thái tăng trưởng chiều dài dây khoai lang ở các công thức thí nghiệm

(Đơn vị: cm)

Công thức thí nghiệm

Chiều dài thân sau trồng…ngày

20 30 40 50 60 70 80 90 CT1 9,5 12,3 52,1 86,4 157,8 206,5 222,5 237,5 CT2 8,2 11,2 46,2 107,0 174,4 216,8 243,6 258,3 CT3 (Đ/C) 9,5 17,7 50,1 99,3 168,5 213,3 253,8 271,8 CT4 10,5 14,4 56,0 99,1 172,1 228,6 267,5 282,8 CT5 10,2 13,7 53,0 119,0 178,0 239,2 274,6 289,6 P 0.000

LSD5% 7.3

CV% 1.4

Ghi chú: CV - Sai số thí nghiệm

LSD - Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa) 0 50 100 150 200 250 300 350 Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4 Lần 5 Lần 6 Lần 7 Lần 8 Lần đo C m CT1 CT2 CT3 (Đ/c) CT4 CT5

Hình 4.1: Biểu đồ ảnh hưởng của các mức phân bón khác nhau đến sinh trưởng của cây khoai lang

Qua số liệu bảng 4.6 và biểu đồ 4.1 ta thấy: Chiều dài thân của các lần có sự thay đổi qua các lần đo khác nhau. Trong đó ta dễ dàng biết được 90 ngày sau trồng chiều dài thân giữa các công thức tương đối ổn định. Sai khác về chiều dài thân giữa các công thức qua các lần đo đều có ý nghĩa (P < 0.005).

Mật độ và trọng lượng là 2 chỉ tiêu do giống quy đinh, nhưng quan trọng hơn nữa là do yếu tố dinh dưỡng quyết định, chế độ chăm sóc, độ màu mỡ của đất đai để cây khoai lang đạt được năng suất chất lượng. Nếu mật độ

dày thì dây khoai lang càng bé, nhất là trong điều kiện thiếu dinh dưỡng. Tuy nhiên, qua quá trình thí nghiệm và kết quả thu được, chúng ta dễ dàng nhận ra: Trong cùng điều kiện thí nghiệm, 5 công thức được bổ sung thêm phân bón thì cả 5 công thức đều tăng, đặc biệt là công thức 4 và 5 có chiều dài dây

tăng nhiều nhất so với công thức đối chứng, nên thực tế khi thu hoạch có thể 2 công thức này sẽ cho năng suất cao nhất. Cụ thể như sau:

Chiều dài dây tăng lên qua từng lần đo, 90 ngày sau trồng công thức 5 có chiều dài dây lớn nhất là 289,6 cm dài hơn đối chứng 17,8 cm, đứng thứ 2 là công thức 4 có chiều dài dây là 282,8 cm dài hơn đối chứng 11 cm . Công thức 1 sinh trưởng ngắn nhất 237,5 cm ngắn hơn so với công thức đối chứng 34,3 cm. Công thức 2 có chiều dài thân 258,3 cm ngắn hơn công thức đối chứng 13,5 cm.

Cũng như theo kết quả xử lý số liệu ta cũng có thể thấy : Sử dụng các mức phân bón khác nhau có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cây khoai lang sau khi thu hoạch.

Điều kiện thời tiết vụ Xuân 2014 nhìn chung các tháng 2, 3 nhiệt độ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón đến sinh trưởng phát triển và năng suất của khoai lang Hoàng Long vụ Xuân 2014 tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)