thức thí nghiệm được trình bày ở bảng 4.4.
Bảng 4.4: Khả năng phân cành của cây khoai lang ở các công thức thí nghiệm sau trồng 80 ngày
(Đơn vị: cành) STT Công thức thí nghiệm Số cành (cấp) Tổng số Cấp I Cấp II 1 CT1 3,7 5,2 8,9 2 CT2 4,0 5,2 9.2 3 CT3 (Đ/c) 4,5 5,3 9.8 4 CT4 4,5 5,6 10.1 5 CT5 5,1 5,6 10.7
Qua bảng số liệu 4.4 cho ta thấy: Phân cành là một chỉ tiêu để đánh giá khả năng sinh trưởng của cây khoai lang, công thức có khả năng phân cành nhiều thì sinh trưởng thân lá mạnh, có khả năng cho năng suất cao hơn. Qua theo dõi chúng tôi thấy được công thức thí nghiệm có khả năng phân cành cấp II (5,2 – 5,6 cành) nhiều hơn cành cấp I (3,5 – 5,1 cành). Trong đó phân cành cấp I thì công thức 5 cho số cành nhiều nhất 5,1 cành nhiều hơn công thức đối chứng 0,6 cành. Công thức 1 và 2 cho số cành thấp nhất, công thức 1 có số cành ít hơn công thức đối chứng 0.8 cành. Công thức 4 có 4,5 cành tương đương với công thức đối chứng. Đối với cành cấp II thì công thức 4 và công thức 5 đều có 5,6 cành nhiều hơn công thức đối chứng 0,3 cành, công thức 1 và công thức 2 có số
cành thấp nhất thấp hơn đối chứng 0,1 cành/cây.
4.2.4. Ảnh hưởng của phân bón khác nhau đến đường kính thân khoai lang lang
Bảng 4.5: Ảnh hưởng của phân bón khác nhau đến đường kính thân khoai lang
STT Công thức thí nghiêm Đường kính thân cây khoai lang sau trồng 80 ngày (cm)
2 CT2 0,6
3 CT3 ( Đ/c) 0,65
4 CT4 0,7
5 CT5 0,7
Qua bảng số liệu 4.5 cho ta thấy: Đường kính thân cây khoai lang có sự
thay đổi rõ rệt. Công thức 5 và công thức 4 có đường kính thân lớn nhất 0,7 cm, lớn hơn so với công thức đối chứng 0,65 cm. Công thức 1 có đường kính thân thấp nhất 0,55 cm nhỏ hơn công thức đối chứng 0,05 cm.
4.3. Kết quả nghiên cứu động thái tăng trường chiều dài dây khoai lang
Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, chiều dài thân là một chỉ tiêu quan trọng thể hiện sức sống cũng như năng suất cây trồng nói chung và cây khoai lang nói riêng. Ngoài ra thân còn là một bộ phận quan trọng được sử
dụng làm thức ăn chăn nuôi, do vậy theo dõi tốc độ tăng trưởng chiều dài cây là cần thiết nhằm xác định khả năng sinh trưởng qua các giai đoạn để có biện pháp kĩ thuật phù hợp. Kết quả theo dõi động thái tăng trưởng chiều dài cây
được trình bày ở bảng số liệu 4.6.
Bảng 4.6: Động thái tăng trưởng chiều dài dây khoai lang ở các công thức thí nghiệm
(Đơn vị: cm)
Công thức thí nghiệm
Chiều dài thân sau trồng…ngày
20 30 40 50 60 70 80 90 CT1 9,5 12,3 52,1 86,4 157,8 206,5 222,5 237,5 CT2 8,2 11,2 46,2 107,0 174,4 216,8 243,6 258,3 CT3 (Đ/C) 9,5 17,7 50,1 99,3 168,5 213,3 253,8 271,8 CT4 10,5 14,4 56,0 99,1 172,1 228,6 267,5 282,8 CT5 10,2 13,7 53,0 119,0 178,0 239,2 274,6 289,6 P 0.000
LSD5% 7.3
CV% 1.4
Ghi chú: CV - Sai số thí nghiệm
LSD - Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa) 0 50 100 150 200 250 300 350 Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4 Lần 5 Lần 6 Lần 7 Lần 8 Lần đo C m CT1 CT2 CT3 (Đ/c) CT4 CT5
Hình 4.1: Biểu đồ ảnh hưởng của các mức phân bón khác nhau đến sinh trưởng của cây khoai lang
Qua số liệu bảng 4.6 và biểu đồ 4.1 ta thấy: Chiều dài thân của các lần có sự thay đổi qua các lần đo khác nhau. Trong đó ta dễ dàng biết được 90 ngày sau trồng chiều dài thân giữa các công thức tương đối ổn định. Sai khác về chiều dài thân giữa các công thức qua các lần đo đều có ý nghĩa (P < 0.005).
Mật độ và trọng lượng là 2 chỉ tiêu do giống quy đinh, nhưng quan trọng hơn nữa là do yếu tố dinh dưỡng quyết định, chế độ chăm sóc, độ màu mỡ của đất đai để cây khoai lang đạt được năng suất chất lượng. Nếu mật độ
dày thì dây khoai lang càng bé, nhất là trong điều kiện thiếu dinh dưỡng. Tuy nhiên, qua quá trình thí nghiệm và kết quả thu được, chúng ta dễ dàng nhận ra: Trong cùng điều kiện thí nghiệm, 5 công thức được bổ sung thêm phân bón thì cả 5 công thức đều tăng, đặc biệt là công thức 4 và 5 có chiều dài dây
tăng nhiều nhất so với công thức đối chứng, nên thực tế khi thu hoạch có thể 2 công thức này sẽ cho năng suất cao nhất. Cụ thể như sau:
Chiều dài dây tăng lên qua từng lần đo, 90 ngày sau trồng công thức 5 có chiều dài dây lớn nhất là 289,6 cm dài hơn đối chứng 17,8 cm, đứng thứ 2 là công thức 4 có chiều dài dây là 282,8 cm dài hơn đối chứng 11 cm . Công thức 1 sinh trưởng ngắn nhất 237,5 cm ngắn hơn so với công thức đối chứng 34,3 cm. Công thức 2 có chiều dài thân 258,3 cm ngắn hơn công thức đối chứng 13,5 cm.
Cũng như theo kết quả xử lý số liệu ta cũng có thể thấy : Sử dụng các mức phân bón khác nhau có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cây khoai lang sau khi thu hoạch.
Điều kiện thời tiết vụ Xuân 2014 nhìn chung các tháng 2, 3 nhiệt độ
trung bình tương ứng đạt 160C đến 190C, ẩm độ không khí trong ngày trung bình đạt 82% - 91% phù hợp với sinh trưởng thân lá của khoai lang. Sự tăng trưởng chiều dài thân chính đã phản ánh rõ nét khả năng sinh trưởng phát triển ở khoai lang. Vào giai đoạn đầu (40 - 70 ngày sau trồng) chiều dài thân chính của khoai lang phát triển mạnh, ở giai đoạn cuối tuy có tăng nhưng tăng chậm hơn. Điều đó giải thích rằng một phần là do, ở cuối thời vụ tháng 4 và tháng 5 nhiệt độ cao hơn nên phù hợp với sinh trưởng của cây khoai lang đặc biệt là sự phát triển lớn lên của củ, nếu nhiệt độ quá cao cũng ảnh hưởng xấu
đến năng suất của khoai lang và quá trình tích lũy chất khô về củ.
4.4. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của khoai lang ở các công thức thí nghiệm
Năng suất là yếu tố quan trọng phản ánh tiêu chuẩn của quá trình chăm sóc, tiêu chuẩn của giống và điều kiện ngoại cảnh. Chăm sóc tốt cho năng suất cao cùng với chất lượng tốt sẽđáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng hiện nay. Tuy nhiên, để chọn công thức phân bón cho năng suất cao vừa có chất lượng tốt là một việc tương đối khó, cho nên hiện nay những công thức phân bón cho năng suất cao mà chất lượng chưa cao chúng ta tạo theo hướng làm thức ăn cho gia súc còn các công thức phân bón sử dụng cho việc ăn tươi và chế biến thì chỉ cần năng suất trung bình mà có chất lượng tốt. Trong
tương lai cùng với trang thiết bị khoa học tiên tiến và kỹ thuật thâm canh cao chúng ta có thể nâng cao được năng suất.
Bảng 4.7: Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của khoai lang ở các công thức thí nghiệm STT Công thức thí nghiêm Số củ/cây (củ) KLTB củ (g) NSTL tươi (tấn/ha) Năng suất củ tươi (tấn/ha) 1 CT1 2,7 149,6 13,7 14,1 2 CT2 2,8 150,6 14,8 15,6 3 CT3 (Đ/c) 3,0 153,0 15,9 17,0 4 CT4 3,6 165,0 16,6 18,2 5 CT5 4 171,6 17,9 19,4 P 0.000 0.000 0.002 0.027 CV% 4.0 3.0 5.1 9.6 LSD5% 0.24 8.6 1.5 3.0
Ghi chú: CV - Sai số thí nghiệm
0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 CT1 CT2 CT3 (Đ/c) CT4 CT5 CTTN N S (t ấ n /h a ) NS.Củ (tấn/ha) NS.Thân lá (tấn/ha)
Hình 4.2: Biểu đồ biểu diễn năng suất thân lá và năng suất củ của giống khoai lang ở các công thức thí nghiệm
Qua bảng số liệu 4.7 ta có thể thấy: Sai khác giữa các công thức phân bón tham gia thí nghiệm đều có ý nghĩa (P < 0,05).
Số củ trên cây đạt từ 2,7 - 4 củ, trong đó công thức 1 có số củ trên cây thấp nhất đạt 2,7 củ thấp hơn công thức đối chứng 0,3 củ, công thức 2 đạt 2,8 củ nhiều hơn công thức đối chứng 0,1 củ. Công thức có số củ trên cây cao nhất là công thức 5 đạt 4 củ trên cây nhiều hơn công thức đối chứng 1 củ. Công thức 4 đạt 3,6 củ nhiều hơn so với công thức đối chứng 0,6 củ.
Khối lượng trung bình củ của các công thức khoai lang đạt từ 149 g đến 171 g, trong đó công thức 5 có khối lượng trung bình củ cao nhất
đạt 171 g/củ lớn hơn công thức đối chứng 21 g, công thức 4 có khối lượng trung bình đạt 165 g cao hơn hẳn so với công thức đối chứng 10 g/củ. Công thức khoai lang có khối lượng trung bình củ thấp nhất là công thức 1 đạt 149 g/củ thấp hơn công thức đối chứng 4 g . Công thức 2 có khối lượng trung bình đạt 150 g/củ thấp hơn so với công thức đối chứng 3 g/củ.
Các công thức có khối lượng trung bình củ, số củ trên cây cao thường là các công thức có khả năng cho năng suất củ cao, đây cũng là một trong những chỉ tiêu để đánh giá trong quá trình chọn công thức phân bón tốt nhất để sử dụng trong quá trình chăm sóc khoai lang cho năng suất cao nhất.
Năng suất thân lá của các công thức khoai lang đạt từ 13 tấn/ha
đến 17 tấn/ha, trong đó cao nhất là công thức 5 đạt 17 tấn/ha cao hơn công thức đối chứng 2 tấn/ha, công thức có năng suất thân lá thấp nhất là công thức 1 đạt 13 tấn/ha thấp hơn công thức đối chứng 2 tấn/ha. Công thức 4 có năng suất thân lá đạt 16 tấn/ha cao hơn công thức đối chứng 1 tấn/ha, công thức 2 có năng suất thân lá đạt 14 tấn/ha thấp hơn công thức
đối chứng 1 tấn/ha.
Năng suất củ tươi của các công thức đạt từ 14 tấn/ha đến 19 tấn/ha. Trong đó công thức cho năng suất củ cao nhất là công thức 5 đạt 19 tấn/ha cao hơn công thức đối chứng 2 tấn/ha, công thức cho năng suất củ
thấp là công thức 1 đạt 14 tấn/ha thấp hơn công thức đối chứng 3 tấn/ha. Công thức 2 có năng suất củ tươi đạt 15 tấn/ha thấp hơn công thức đối chứng 2 tấn/ha, công thức 4 có năng suất củ tươi đạt 18 tấn/ha cao hơn công thức đối chứng 1 tấn/ha.
Qua hình 4.2 ta thấy: Năng suất thực thu có ý nghĩa rất lớn vì đây là năng suất thực tế thu được. Nó phản ánh tổng hợp đầy đủ các yếu tố tác động từ sinh trưởng, phát triển của các công thức khoai lang tham gia thí nghiệm, khả năng thích ứng trong điều kiện miền Bắc Việt Nam.
Từ bảng số liệu bảng 4.7 cho ta thấy: Các công thức đều có có số
củ/cây, khối lượng trung bình củ, năng suất thân lá và năng suất củ cao có ý nghĩa ở mức tin cậy 95%.
4.5. Năng suất sinh khối và năng suất củ thương phẩm của khoai lang
Năng suất sinh khối là sự kết hợp của hai chỉ tiêu đó là năng suất củ và năng suất thân lá. Năng suất sinh khối ở các công thức khoai lang
đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp thức ăn cho gia súc, chúng vừa cung cấp thức ăn xanh (thân lá) vừa cung cấp thức ăn giàu tinh bột (củ).
Bảng 4.8: Năng suất sinh khối và năng suất củ thương phẩm của khoai lang ở các công thức thí nghiệm
STT Công thức thí nghiệm NSSK (tấn/ha) NS củ thương phẩm (tấn/ha) 1 CT1 27,8 8,3 2 CT2 30,0 8,6 3 CT3 (Đ/c) 32,9 12,9 4 CT4 34,8 13,5 5 CT5 37,3 16,0 P 0,004 0.006 CV% 6,2 10.3 LSD5% 3,7 0.6
Qua bảng số liệu 4.8 ta thấy: Năng suất sinh khối của các công thức khoai lang chênh lệch giữa các công thức, năng suất sinh khối đạt từ 27 tấn/ha
đến 36 tấn/ha. Trong đó công thức cho năng suất sinh khối cao nhất là công thức 5 đạt 36 tấn/ha cao hơn so với công thức đối chứng 4 tấn/ha, công thức cho năng suất sinh khối thấp nhất là công thức 1 đạt 27 tấn/ha thấp hơn công thức đối chứng 5 tấn/ha. Công thức 2 có năng suất sinh khối đạt 29 tấn/ha thấp hơn công thức đối chứng 3 tấn/ha. Công thức 4 có năng suất sinh khối
đạt 34 tấn/ha cao hơn so với công thức đối chứng 2 tấn/ha.
Năng suất củ thương phẩm đường kính củ (đường kính chỗ lớn nhất ≥ 3 cm và khối lượng ≥ 250 g) là một đặc tính khá quan trọng, đây cũng là một yếu tố cấu thành năng suất bởi tỷ lệ cỡ củ liên quan chặt chẽ đến khối lượng trung bình củ. Nó còn phản ánh chất lượng sản phẩm thu hoạch và tiềm năng hàng hóa của cây. Nhìn chung các công thức có năng suất củ thương phẩm đạt từ 8,3 tấn/ha đến 16 tấn/ha. Trong đó công thức 5 có năng suất củ thương phẩm cao nhất đạt 16 tấn/ha cao hơn công thức
đối chứng công thức 3,1 tấn/ha, công thức có năng suất củ thương phẩm thấp nhất là công thức 1 đạt 8,3 tấn/ha thấp hơn công thức đối chứng 4,6
tấn/ha. Công thức 2 có năng suất củ đạt 8,6 tấn/ha thấp hơn công thức
đối chứng 4,3 tấn/ha, công thức 4 có năng suất củ thương phẩm đạt 13,5 tấn/ha cao hơn công thức đối chứng 0,6 tấn/ha.
Tóm lại, từ số liệu bảng 4.8 cho thấy: Công thức 5 cho năng suất sinh khối, tỷ lệ củ thương phẩm cao nhất cao hơn công thức đối chứng, do P < 0,05 nên các công thức tham gia thí nghiệm có ý nghĩa ở mức tin cậy 95% so với đối chứng công thức 3.
4.6. Chỉ số T/R của cây khoai lang qua các thời kỳ
Qua bảng số liệu 4.9 cho thấy: Chỉ số T/R phản ánh mối quan hệ giữa hai bộ phận chính của khoai lang: Bộ phận trên mặt đất (thân lá) và bộ phận dưới mặt đất (rễ củ). Chỉ số T/R > 1 phản ánh quá trình sinh trưởng thân lá của khoai lang chiếm ưu thế.
Ngược lại, chỉ số T/R < 1 phản ánh quá trình vận chuyển và tích lũy về củ chiếm ưu thế. Qua nghiên cứu diễn biến của trị số T/R ở các giai
đoạn sinh trưởng của các công thức khoai lang cho thấy quá trình sinh trưởng thân lá diễn ra mạnh nhất ở giai đoạn đầu và có sự cân bằng giữa hai bộ phận là ở giai đoạn cuối.
Bảng 4.9: Chỉ số T/R qua các thời kỳ của cây khoai lang ở các công thức thí nghiệm STT Công thức thí nghiệm 40NST 70NST 120NST 1 CT1 1,7 1,15 1 2 CT2 1,62 1,1 0,96 3 CT3 (Đ/c) 1,6 1,0 0,94 4 CT4 1,5 0,92 0,93 5 CT5 1,3 0,9 0,9
Qua bảng số liệu 4.9 ta thấy: Tại 40 ngày sau trồng, đa phần các công thức khoai lang có trị số T/R > 1 điều đó rất phù hợp với thời kỳ đầu phát triển của cây khoai lang. Thời kỳ này các công thức có trị số
T/R đạt từ 1,3 đến 1,7. Trong đó công thức 5 có trị số T/R thấp nhất đạt 1,3 thấp hơn công thức đối chứng 0,3, công thức 1 có trị số T/R cao nhất
đạt 1,7 cao hơn công thức đối chứng 0,1. Từ bảng 4.9 ta thấy trong giai
đoạn này các công thức khoai lang tham gia thí nghiệm chủ yếu phát triển thân lá hơn là quá trình phát triển củ.
Ở giai đoạn 70 ngày sau trồng, là thời kỳ cây tập trung chủ yếu vào sự
vận chuyển tích lũy vật chất hữu cơ từ thân lá vào củ. Nên ở giai đoạn này đã có sự thay đổi trị số T/R so với giai đoạn đầu, có 2 công thức khoai lang có trị
số T/R < 1 đó là công thức 4 và công thức 5. Công thức 5 có trị số T/R đạt