Khách quan mà nói thì đây là cuốn sách gây được ấn tượng vì nó là cảm quan, cái nhìn của rất nhiều cây bút nghiên cứu, phê bình nổi tiếng trong và ngoài nước như: Hoàng Ngọc Hiến, Đặng A
Trang 1Lời cảm ơn!
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo, cán bộ khoa Ngữ Văn Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2, Viện Văn học Việt Nam đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình học tập và nghiên cứu
Đặc biệt, xin cảm ơn Phó giáo sư - Tiến sỹ Phan Trọng Thưởng - người đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này
Xin gửi tới quý thầy cô trong hội đồng giám khảo lời biết ơn sâu sắc
Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Sở GD - ĐT Vĩnh Phúc, Phòng giáo dục thị xã Phúc Yên, Trường trung học cơ sở Tiền Châu nơi tôi công tác đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được học tập và nghiên cứu
Cuối cùng, tôi xin gửi lời biết ơn tới những người thân yêu trong gia đình và bạn bè đã động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa học
Tác giả
Trang 2Mục lục
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 8
3 Nhiệm vụ nghiên cứu 9
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9
5 Phương pháp nghiên cứu 9
6 Những đóng góp mới của luận văn 10
nội dung 11 Chương I: Cốt truyện 11
1 1.Quan niệm về cốt truyện 11 1.1.1 Quan niệm truyền thống 11 1.1.2 Quan niệm hiện đại 13 1.1.3 Quan niệm hậu hiện đại 14 1.2 Cốt truyện trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp 17 1.2.1 Cốt truyện truyền thống 17
1.2.2 Truyện không có cốt truyện 25 1.2.3 Cốt truyện huyền ảo 41 Chương II: Kết cấu 56
2.3 Kết cấu truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp 59
2.3.2.Kết cấu truyện lồng trong truyện 67
2.3.3 Kết cấu theo mạch phát triển tâm lý 78
Trang 3Chương iii: Ngôn ngữ 82
3.1.Ngôn ngữ mang nhãn quan hiện thực đời thường 83
3.2.Sử dụng đan xen các lớp từ vựng thuộc nhiều phong cách 90
3.3.Ngôn ngữ tăng cường tính tốc độ, thông tin, câu văn ngắn ngủi, dồn
Trang 4
Mở đầu
1 Lý do chọn đề tài
Trong suốt thập niên 60 của thế kỉ XX thuật ngữ hậu hiện đại (postmordernity) được giới văn nghệ sĩ châu Âu rất quan tâm như: Rauschenberg, Cage, Burroughgs, Bathelme…Họ dùng khái niệm này để chỉ khuynh hướng nghệ thuật muốn vượt qua những phạm vi, giới hạn của chủ nghĩa hiện đại Khuynh hướng nghệ thuật này từng bước tạo ảnh hưởng rộng lớn trên nhiều lĩnh vực của cuộc sống Còn ở Việt Nam trong những năm gần
đây thì giới văn nghệ sĩ mới hay đề cập đến thuật ngữ này Và nghiễm nhiên
nó trở thành “mốt” đối với một nhóm nhỏ các văn nghệ sĩ Làn sóng hậu hiện
đại đã làm trỗi dậy hàng loạt cây bút tài năng muốn bứt phá, vượt lên trên hết thảy để tự khẳng định mình như một nhu cầu bức thiết không thể thiếu được
Có thể kể ra đây những tên tuổi đáng chú ý như Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Hồ Anh Thái, Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Bình Phương, Thuận, Võ Thị Hảo, Nguyễn Ngọc Tư…Họ đã làm mưa làm gió trên văn đàn bấy lâu nay Trong số đó, có lẽ người ta ấn tượng nhất với cái tên Nguyễn Huy Thiệp Ông là một cây bút hết sức tài năng và đầy sức hấp dẫn, một hiện tượng mới lạ trong văn học Việt Nam thời kì đổi mới Sự xuất hiện của ông (tôi xin mượn cách nói của hai nhà phê bình Hoài Thanh - Hoài Chân trong cuốn “Thi nhân Việt Nam” khi nói tới sự xuất hiện của phong trào Thơ mới) giống như một cơn gió lạ đã phá tan bức thành trì văn chương cũ kĩ của
ta từ 1986 trở về trước Với phong cách hoàn toàn mới lạ, mới lạ từ nội dung
đến hình thức, Nguyễn Huy Thiệp khiến chúng ta phải ngỡ ngàng Thật không ngờ, ngay sau những truyện ngắn đầu tiên như: Tướng về hưu, Con gái thủy
thần, Muối của rừng, Những ngọn gió Hua Tát, và đặc biệt là bộ ba truyện ngắn giả lịch sử Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết xuất hiện thì giới phê bình
văn học cả trong và ngoài nước đều xôn xao, người khen, khen hết ý, người chê, chê không tiếc lời
Trang 5Song, dù khen chê như thế nào thì người ta vẫn phải thừa nhận tài năng sáng chói của Nguyễn Huy Thiệp Ta có quyền tự hào về ông Bởi lẽ trong văn học Việt Nam hiếm có nhà văn nào mà tác phẩm lại được dịch ra nhiều thứ tiếng đến như thế Theo nguồn tư liệu thống kê của Lưu Hà thì truyện ngắn của ông đã được dịch ra tiếng Anh, Pháp, ý, Thụy Điển, Đan Mạch, Hà Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Indônêsia…[21] Những thành công vang dội đó đã lưu danh Nguyễn Huy Thiệp tronng hai giải thưởng văn học cao quý: giải thưởng Premio Nonino của ý và Huân chương văn học nghệ thuật Pháp ( 2007) Tuy không có duyên với các giải thưởng văn học Việt Nam nhưng các sáng tác của
ông lại được giới điện ảnh chú ý Truyện ngắn Tướng về hưu đã được chuyển thể thành phim, và gần đây nhất, truyện ngắn Sang sông cũng đang được các
nghệ sĩ dàn dựng trên sân khấu Điều đó đã minh chứng rằng truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp có một “ma lực” ghê gớm
Chính những sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp đã tạo ra một bước đột phá làm ta thay đổi hẳn nhịp rung cảm của ta Quan niệm thẩm mĩ trong văn chương từ khi có truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp nay đã khác Sự thật - cái Chân không còn được xem xét dưới góc độ như ảnh thật từ cuộc sống mà
nó được khúc xạ qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ dưới nhiều dáng
vẻ Nó khiến ta hoài nghi vào tất cả những gì có sẵn, ổn định Nó khuyến khích chúng ta chấp nhận những cái khác biệt Nó thừa nhận cái bất toàn của thế giới, không có gì là hoàn hảo tuyệt đối Nó cho rằng cuộc sống này là bất
an, bất trắc Nó vận động, đổ vỡ, hỗn độn, gây hoang mang, bất tín nơi người
đọc…Tóm lại, tất cả những gì mà trước kia người ta coi là “khuôn thước” mẫu mực, là thành trì vững chãi thì nay đã bị phá tan hoang Người đọc không thể
đọc theo cách đọc cũ, cảm nhận theo lối cũ Bởi lẽ quan niệm của người cầm bút nay đã khác Ngay cả ngôn ngữ cũng tỏ ra bất ổn Có lẽ chính vì những lý
do này mà dẫn đến những thái độ, những tình cảm trái ngược nhau nơi người
đọc về các sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp Thế nên, trên văn đàn Việt Nam
Trang 6chưa bao giờ mà số lượng các bài nghiên cứu, phê bình lại nhiều hơn cả số lượng các sáng tác( Nguyễn Huy Thiệp sáng tác khoảng trên 50 truyện ngắn nhưng theo nguồn thống kê của Phạm Xuân Nguyên thì có khoảng trên 70 bài nghiên cứu, phê bình về tác phẩm của ông) Dư luận quan tâm đến sáng tác của ông rất nhiều Mỗi người có một cách đọc, cách hiểu khác nhau Ai đúng?
Ai sai? Điều này đến giờ còn chưa ngã ngũ Thế là từ phương diện tác phẩm
văn học, sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp “đã giúp lý luận phê bình văn học
nước nhà tiến lên một bước mới, tiếp cận một lý thuyết văn học quan trọng của nhân loại cuối thế kỉ XX: lý thuyết đọc” [34, tr.6]
Việc chọn đề tài “Nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp” vì thế theo chúng tôi rất có ý nghĩa, đặc biệt là trên phương diện minh định giá trị nghệ thuật tự sự mà ông để lại trong nền văn học nước nhà
Với tư cách là một nhân vật văn học nổi tiếng, Nguyễn Huy Thiệp luôn là nơi khơi nguồn cảm hứng phê bình, nghiên cứu nơi bạn đọc yêu thích văn chương Người ta bàn bạc ở nhiều khía cạnh, nhiều phương diện và trên nhiều phương tiện khác nhau: sách, báo, tạp chí, các trang web…Nói như vậy
để thấy rằng khi chọn đề tài này chúng tôi sẽ gặp rất nhiều thuận lợi và cũng vấp phải không ít những khó khăn Khó khăn là ở chỗ mảnh đất này đã có quá nhiều người khai phá Cho nên luận văn phải có hướng khai thác làm sao
để tránh khỏi tình trạng “Biết rồi! Khổ lắm! Nói mãi! ” Tuy nhiên, với sự phát
triển của chuyên ngành lý luận văn học trên thế giới thì vấn đề này thực sự
không đáng lo ngại Bởi lẽ theo Roman Ingardern thì “ văn bản văn học như
là sản phẩm sơ lược với những chỗ trống và những sự việc chưa xác định, giống như một bộ xương Thông qua sự cụ thể hóa (đọc) mà những chỗ trống trong tác phẩm được bù đắp, bộ xương được đắp thêm da thịt” [11, tr.9] Và
“Cùng một tác phẩm nhưng có nhiều cách đọc khác nhau, đó là sự cụ thể hóa (…) Tính chất của sự cụ thể hóa này phụ thuộc vào trình độ của người đọc…
sự cụ thể hóa này ở mỗi người mỗi vẻ, không ai giống ai”[10, tr.25] Như thế
Trang 7có nghĩa là “Tác phẩm văn học như là quá trình” [11] Quá trình người đọc
đến với sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp và quá trình những sáng tác này đến với bạn đọc sẽ luôn luôn vận động
Tháng 8 năm 2000, Phạm Xuân Nguyên đã tập hợp tất cả những bài nghiên cứu, phê bình của bạn đọc trong và ngoài nước in thành cuốn “Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp” Khách quan mà nói thì đây là cuốn sách gây được ấn tượng vì nó là cảm quan, cái nhìn của rất nhiều cây bút nghiên cứu, phê bình nổi tiếng trong và ngoài nước như: Hoàng Ngọc Hiến, Đặng Anh Đào, Đỗ
Đức Hiểu, Nguyễn Đăng Mạnh, Lại Nguyên Ân…và Greg Lockhart, Evelip Pieller…Trong tổng số 54 bài viết thì phần lớn nội dung tập trung vào một số
truyện ngắn nổi tiếng nhất của Nguyễn Huy Thiệp như: Tướng về hưu, Con gái thủy thần, Những ngọn gió Hua Tát và đặc biệt là bộ ba truyện ngắn
lịch sử: Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết…Tuy nhiên, chính cuốn sách này đã
mở đường cho chúng tôi bước vào thế giới bí ẩn của các truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp:
Trên phương diện ngôn ngữ nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, rất nhiều ý kiến đánh giá cao đóng góp mới mẻ của ông cho kỹ thuật tự sự nước nhà:
- Khi bàn về tính nghệ thuật trong “Tướng về hưu”, Trần Đạo giãi bày:
“Đọc Tướng về hưu, lần thứ ba vẫn thấy khó chịu (…) Rồi cứ băn khoăn, không sao ngủ được Đủ thấy giá trị của truyện ngắn này là ở lối hành văn” [
34, tr.42] Ông chỉ ra thành công của tác phẩm này là việc tác giả dùng nhiều
thủ pháp nghệ thuật đặc biệt: “Trong truyện có nhiều lời phát biểu nhưng hầu
như không có đối thoại Chỉ có những lời tuyên bố song song đơn độc (…) Kỹ thuật trình bày cũng được vận dụng để bóp nghẹt đối thoại, không tách rời những lời đối thoại, không xuống hàng, kéo gạch để làm nổi bật sự hiện diện của các đối tượng với lời kể” [ 34, tr.45] Đó là điểm đặc sắc của ngôn ngữ
Trang 8đối thoại không chỉ trong “Tướng về hưu” mà còn xuất hiện trong rất nhiều truyện ngắn khác của Nguyễn Huy Thiệp
- Còn Nguyễn Thị Hương trong bài viết của mình đã liệt kê: “Truyện Tướng về hưu chỉ khoảng 600 câu nhưng bị xé lẻ đến 15 chương khúc và
trong mỗi chương khúc lại còn tiếp tục bị xé vụn (…) Số lượng lời thoại trong
Tướng về hưu chiếm 1/3 truyện (…) Nguyễn Huy Thiệp đi ngược truyền
thống, để câu kể và câu thoại lẫn nhau” [ 34, tr.52- 53]
- Tác giả Diệp Minh Tuyền lại ấn tượng với truyện Nguyễn Huy Thiệp
ở cách nhà văn sử dụng ngôn ngữ: “Ngôn ngữ Nguyễn Huy Thiệp là thứ ngôn
ngữ Việt Nam chính xác, trong sáng, tinh tế, giàu hình tượng, đầy cá tính Nó
có nhiều lớp từ khác nhau: một lớp từ dân dã, đồng quê mà không quê mùa, một lớp từ đầy tính thị dân của Hà Nội đương đại, một lớp từ khác nữa lại phảng phất không khí cổ xưa ở Nguyễn Huy Thiệp tính cách nào thì ngôn ngữ ấy…” [ 34, tr.401- 402]
- Sự cách tân đầy tinh tế và biến hóa lạ thường trong ngôn ngữ văn xuôi Nguyễn Huy Thiệp đã để lại ấn tượng mạnh mẽ tronng lòng một độc giả nước ngoài Có thể nói, đến Nguyễn Huy Thiệp, ngôn ngữ văn chương không còn bị
gò bó trong khuôn khổ của cái đẹp trong nghệ thuật nữa mà nó phải toát ra từ chính cuộc sống, từ nhu cầu giãi bày tâm sự và thể hiện thế giới quan của người nghệ sĩ Nó phải biến hóa, năng động Vì thế nhà nghiên cứu văn học Nga T.N.Philimônova đã dành trọn tâm huyết của mình để nghiên cứu “Thơ trong văn Nguyễn Huy Thiệp”
Bên cạnh đó còn có rất nhiều ý kiến khác phê bình cách sử dụng ngôn
từ nghệ thuật trong các truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp còn thô tục, suồng sã Song dù khen chê thế nào thì những lời bình, những nghiên cứu phát hiện sự
độc đáo, đặc sắc trong ngôn ngữ văn chương Nguyễn Huy Thiệp của các bạn
đọc trong và ngoài nước đã tạo tiền đề vững chắc để chúng tôi xây dựng nội
Trang 9dung của chương “Ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp”
Bàn về cốt truyện và kết cấu trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp cũng
đã có vô vàn ý kiến khác nhau Đây là những yếu tố cơ bản trong một văn bản
tự sự Và từ những ý kiến này, chúng tôi có tham vọng xây dựng một cách nhìn đầy đủ, toàn diện và sâu sắc hơn nữa về nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp Nội dung này sẽ được thể hiện trong hai chương cốt truyện và kết cấu trong tuyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp Xin dẫn ra đây một vài lời bàn luận tiêu biểu:
- Khảo sát mười truyện ngắn trong “Những ngọn gió Hua Tát”
T.N.Philimônova đã có nhứng lời nhận xét hết sức tỉ mỉ và đích đáng “Chỉ có
ba trong số mười truyện ngắn của nhà văn có kết thúc có hậu: Tiệc xòe hoa
vui nhất, Chiếc tù và bị bỏ quên và Nàng Sinh Các truyền thuyết đó
thường khởi đầu bằng một sự bất an nào đó và kết thúc bằng sự may mắn, kết thúc có hậu Trong tất cả các truyện còn lại, sự may mắn lại trở thành tai họa
đối với các nhân vật, thường là dẫn đến cái chết” [34, tr.67]
Nhà nghiên cứu Thái Hòa lại có một cái nhìn ở phương diện khác Ông
phát hiện thấy “Mỗi truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp có một cách tổ chức
riêng, không truyện nào giống truyện nào” Ông quy ra hai loại chi tiết Thiệp
thương sử dụng là ảo và thực, và một loại trung gian: nửa ảo, nửa thực: “Trong
truyện Nguyễn Huy Thiệp cái thực luôn đi kèm cái ảo, tạo ra sự đối lập: thực
đến rợn người và ảo đến bàng hoàng kinh dị (Tâm hồn mẹ, Chảy đi sông ơi,
Con gái thủy thần, Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết…) Cấu trúc nghệ thuật
trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp dựa trên hai mảng thực và ảo, theo tỷ lệ phân phối không đồng đều, xen kẽ nhau, chuyển hóa đột ngột, bất ngờ, nhiều ý nghĩa” [34, tr.95 - 96]
Trang 10- Bàn về cái “ma lực” trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, nhà nghiên cứu văn học Đông La có một phát hiện khá thú vị Trong bài viết của mình,
ông đã chỉ ra trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp “Kết cấu giống như kết
cấu của tiểu thuyết, nó lỏng lẻo như chính cái lỏng lẻo của cuộc sống Chúng phản ảnh được cái không khí của thời đại này: sôi động, nhiều thông tin, đồng hiện đan xen nhau” [34, tr.138]
Hai nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Mai và Trương Hồng Quang xem xét kết cấu của “Vàng lửa” và tìm ra ba mệnh đề trong mạch kể của người kể chuyện từ đó tìm ra ba cách kết thúc cho truyện Còn có rất nhiều ý kiến khác quan tâm về kết cấu, kết thúc…của bộ ba truyện ngắn lịch sử Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết…
Khi nghiên cứu “Cấu tứ tự sự của truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp”,
Thạc sỹ Nguyễn Văn Tùng tổng kết thấy có ba kiểu cấu tứ quen thuộc trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, đó là:
1.“Tội ác và trừng phạt”
2 Những con người từng săn đuổi bao điều phù du
3 Con người với tâm trạng “Sao tôi cứ như lạc loài”
Và khi kết thúc chuyên luận, tác giả đưa ra lời bàn để người đọc cùng
suy ngẫm: “Việc tìm hiểu cấu tứ tự sự của truyện ngắn nói riêng và thể loại tự
sự nói chung có thể mở ra cho người đọc một hướng tiếp cận tư tưởng nghệ thuật của nhà văn, tạo một cơ sở chắc chắn giúp người nghiên cứu định giá khá chính xác về giá trị của tác phẩm, đóng góp của nhà văn đối với nền văn học” Chúng tôi thiết nghĩ đây đây cũng là một gợi ý khá thú vị để bạn đọc
cùng đi vào khám phá thế giới nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
Chưa hết, chúng tôi còn muốn kể đến một số luận văn thạc sĩ khai thác
đề tài từ truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp Đó là:
- “Nguyễn Huy Thiệp - Từ ý thức tự vấn đến những cách tân nghệ thuật quan trọng”( Nguyễn Hoàng Diệu Thủy)
Trang 11- “Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp”( Nguyễn Thị Thu Hiền)
- “Tìm hiểu nghệ thuật tổ chức cốt truyện trong truyện ngắn Việt Nam đương đại (Qua truyện ngắn Nguyễn Minh Châu và Nguyễn Huy Thiệp)” (Vũ Đình Phùng)
- “Một số phương diện đặc sắc trong nghệ thuật kết cấu truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp” (Lê Thị Phượng)
Mỗi luận văn khai thác truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp trên một số phương diện, cụ thể họ đã dành một số chương lớn để bàn đến kết cấu, cốt truyện, ngôn ngữ, giọng điệu truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp – những vấn đề
mà chúng tôi sẽ bàn luận kĩ lưỡng trong đề tài “Nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp”
Mặc dù xuất hiện trên văn đàn Việt Nam từ những năm 80 của thế kỷ
XX, nhưng đến nay, trải qua mấy chục năm vật đổi sao dời, thế mà hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp vẫn còn mới, lạ và đầy hấp dẫn Đã biết bao dòng người đã bị cuốn phăng theo cơn gió lạ ấy để đi tìm một hằng số đích thực Thế nhưng, trớ trêu thay, điều đó vẫn còn là một ẩn số! Dẫu biết rằng đường đi
đã mòn, lại trăm ngả rẽ nên “hành lộ nan”, đâu là ngả rẽ vào trái tim Thiệp? Dẫu biết rằng trên đầu ta là một chân lý: “Kì thực trên mặt đất làm gì có
đường, người ta đi mãi thì thành đường thôi”(Lỗ Tấn) Và cũng phải “Đành
lòng vậy Cầm lòng vậy”, chúng ta vẫn phải chuẩn bị hành trang để tiếp tục
hành trình “Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp” Chúng ta sẽ đi tìm Nguyễn Huy
Thiệp trên con đường riêng chứ không phải đi theo những lối rẽ và bước chân
cũ
2 Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn với đề tài trên, bản thân chúng tôi không có tham vọng bàn đến những vấn đề quá rộng lớn, mà chỉ dừng ở mức độ nhất
định, phạm vi nhất định trong khuôn khổ luận văn tốt nghiệp thạc sĩ:
Trang 12- Xác định những nét đặc trưng và đặc sắc trong nghệ thuật viết truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp
- Tìm hiểu nghệ thuật truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp từ góc nhìn của lí thuyết tự sự học: cốt truyện, kết cấu, ngôn ngữ
- Xác định xem trình độ tổ chức văn bản nghệ thuật và cách thức lựa chọn, thể hiện ngôn ngữ của tác giả có gì đặc biệt, mới mẻ
- Xác định xem các sáng tác truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp đã cống hiến những gì về phương diện nghệ thuật sáng tác và sự tiếp nhận văn bản nghệ thuật
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
Tập trung khai thác, nghiên cứu xem những sáng tác truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp có những nét đặc trưng, đặc sắc nào về nghệ thuật tổ chức cốt truyện, tổ chức kết cấu và phương thức sử dụng ngôn ngữ đặc sắc làm nên phong cách Nguyễn Huy Thiệp Trên cơ sở đó để thấy được những đóng góp lớn lao, mới mẻ của Nguyễn Huy Thiệp cho nền văn học nước nhà
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp trên các khía cạnh cơ bản nhất sau: cốt truyện, kết cấu, ngôn ngữ
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu các truyện ngắn của Nguyễn
Huy Thiệp in trong “Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp” (Nhà xuất
Trang 135.3 Phương pháp phân loại, thống kê
5.4 Phương pháp so sánh
6 Những đóng góp mới của luận văn
Nghiên cứu nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp không phải là một điều mới mẻ, xa lạ gì với nhiều thế hệ bạn đọc Trên cơ sở kế thừa những thành tựu trước đây, luận văn có một hướng tiếp cận một cách khái quát truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp trên các phương diện nghệ thuật: cốt truyện, kết cấu và ngôn ngữ nghệ thuật Cụ thể:
- Xác định xem trong cách thức xây dựng cốt truyện, tổ chức kết cấu, Nguyễn Huy Thiệp đã kế thừa và phát huy phương thức xây dựng cốt truyện
và kết cấu truyền thống như thế nào, đồng thời ông đã có những cách tân, sáng tạo gì mới mẻ
- Phát hiện những đặc sắc trong nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Huy Thiệp Chỉ ra cái mới mẻ, táo bạo trong cách nhà văn này khai thác vốn ngôn ngữ chung của dân tộc để biến thành vốn ngôn từ riêng làm nên phong cách của chính ông
Qua những hướng nghiên cứu đó, chúng tôi muốn chỉ ra cống hiến nghệ thuật lớn lao của Nguyễn Huy Thiệp cho sự phát triển của truyện ngắn hiện
đại nói chung và phương diện cốt truyện, kết cấu, ngôn ngữ nghệ thuật nói riêng
Trang 14nội dung Chương I: Cốt truyện
1 1 Quan niệm về cốt truyện
Cốt truyện là một thành phần rất quan trọng đối với thể loại tự sự và kịch Nó là yếu tố đặc trưng của hai thể loại văn học này Có nhà nghiên cứu
đã cho rằng cốt truyện là cửa ải gian khó của nhà văn, nó là nguyên nhân chung dẫn đến sự bế tắc của họ trong quá trình triển khai tác phẩm Nếu như nhân vật, chủ đề, bối cảnh, đối thoại tuôn trào từ trong đầu nhà văn một cách nhẹ nhàng thì cốt truyện lại là nơi khiến dòng chữ bị tắc ngẽn Vì thế, các nhà văn khi cầm bút luôn có ý thức sáng tạo, làm mới cốt truyện để có thể bộc lộ một cách hiệu quả nhất quan niệm của mình về cuộc sống, về con người để lôi cuốn người đọc Chính điều này đã chi phối quan niệm của nhà văn về cốt truyện Và như thế, cốt truyện có cả một quá trình lịch sử lâu dài mà tiến trình của nó ta có thể tạm coi từ thời cổ đại cho đến ngày nay
1.1.1 Quan niệm truyền thống
Người ta thường nhắc tới quan niệm khởi nguyên từ thời cổ đại mà Arixtôt đề xướng về cốt truyện Trong công trình “Nghệ thuật thi ca” nổi
tiếng của mình ông cho rằng: “Cốt truyện là một hệ thống các sự kiện, xung
đột hoặc sự phát triển các sự kiện ấy theo trình tự tự nhiện của thời gian” [1,
tr 32] Ông còn cho rằng “cốt truyện là cơ sở, là linh hồn của bi kịch, sau đó
mới đến các tính cách Bi kịch bắt chước hành động, và vì vậy nó phải bắt chước những con người đang hành động (…) Nhà thơ phải là người sáng tạo cốt truyện hơn là người sáng tạo cách luật, sở dĩ anh ta là nhà thơ vì anh ta biết bắt chước lại là hành động” [1, tr.59] Ông chia cốt truyện ra làm ba
phần: đầu, giữa, kết Phần đầu giới thiệu hành động chính theo cách nào đó để người đọc háo hức chờ đợi diễn biến tiếp theo Phần giữa kết thúc sự kiện
Trang 15trước đó và gợi dẫn sự kiện tiếp theo Phần kết tiếp nối những gì đã xảy ra, không gợi dẫn điều sắp đến và tạo ra cái kết nhằm thỏa mãn nhu cầu khám phá nghệ thuật của người đọc Quan niệm của Arixtôt về cốt truyện tuy còn sơ lược nhưng đó lại là những tiền đề đặt nền móng cho các nhà nghiện cứu sau này xây dựng lý thuyết cốt truyện
Thực vậy, các nhà văn Nga như: E.Dobin, Vikoginov, M.Gorki, A.N.Veselovsky…đã có những công trình nghiên cứu về vấn đề này Tôi xin
dẫn ra đây quan niệm tiêu biểu nhất của nhà văn M.Gorki Theo ông: “Cốt
truyện là một hệ thống các quan hệ qua lại của các nhân vật, là thiện cảm và
ác cảm của một tính cách nào đó” (M.Gorki “Trò truyện với các bạn trẻ”)
Tuy nhiên định nghĩa này chưa vạch rõ được bản chát của cốt truyện Bởi lẽ,
“Trong nhiều tác phẩm tự sự và kịch, các nhân vật được miêu tả bên ngoài
được hình thành tính cách của chúng” [20, tr.37] Tại sao lại khẳng định như
vậy? Pospêlov cắt nghĩa: “Định nghĩa của Gorki chủ yếu chỉ vận dụng được
cho các cốt văn học thuộc thời kỳ nở rộ của chủ nghĩa hiện thực” [30, tr.37]
Chính vì thế, sau này người ta ghi nhận và chú ý hơn tới định nghĩa của B.V.Tomashevsky Ông cho rằng các sự kiện và các mối liên hệ nội tại của
chúng được coi là nòng cốt của truyện: “Tổng thể các sự kiện trong mối liên
hệ qua lại nội tại của chúng, ta gọi là cốt truyện (Fabula), sự sắp xếp các sự kiện được xây dựng một cách nghệ thuật trong tác phẩm thì gọi là truyện
(Fiuzhet)”
Còn có rất nhiều quan niệm khác nhau về cốt truyện Tựu chung lại theo quan niệm truyền thống, các nhà nghiên cứu văn học cho rằng cốt truyện có vai trò vô cùng quan trọng, không thể thiếu của một tác phẩm tự sự Họ định dạng cốt truyện gồm năm thành phần cơ bản sau: mở đầu, thắt nút, phát triển, cao trào và kết thúc, tuy nhiên năm thành phần này cũng linh động không bắt buộc phải có đủ hoặc triển khai theo đúng trình tự Trên cơ sở này, các nhà
Trang 16nghiên cứu, lý luận, phê bình văn học thế kỷ XX tiếp tục phát triển và có cái nhìn đầy đủ hơn về cốt truyện
1.1.2 Quan niệm hiện đại
Như trên đã trình bày, các nhà lý luận văn học hiện đại trên tinh thần tiếp thu những giá trị truyền thống vẫn duy trì quan niệm cốt truyện đã từng lưu hành thông dụng trước kia Khi thiết lập cốt truyện, các nhà văn bao giờ cũng quan tâm đến các yếu tố trong cấu trúc tác phẩm Có lẽ vì thế mà trong cấu trúc cốt truyện, người ta vẫn nhận thấy một điều là các thành phần của cốt truyện được sắp xếp một cách chặt chẽ Đành rằng, trong quan niệm của nhà văn thì thứ tự cũng như số lượng các yếu tố của cốt truyện vẫn có thể biến đổi linh hoạt Trong tâm thức của họ, sáng tác truyện chính là sáng tác cốt truyện, người đọc cũng là người thưởng thức cốt truyện Nhà văn chưa thể sáng tác
được nếu như chưa chuẩn bị kĩ lưỡng cho mình một cốt truyện hoàn hảo Theo
họ, quá trình xây dựng một cốt truyện là một quá trình lao động phức tạp và gian khổ Timofeev có nhận xét về quá trình xây dựng cốt truyện của Tônxtôi như sau:
“Tất cả các cốt truyện của Tônxtôi đều được thai nghén nhiều năm và
mỗi cốt truyện đều có lai lịch phức tạp và một số phận riêng của nó Tônxtôi
lo lắng về các cốt truyện, giận dỗi với chúng như với người sống vậy, đôi khi
ông chán , mệt mỏi về chúng vì sự vật lộn với tài liệu và ngôn từ để không ngừng hòan thiện từng cốt truyện, từng tác phẩm Tronng đầu óc thiên tài của
ông, trong các phòng thí nghiệm tuyệt vời ấy, bao giờ cũng có những cốt truyện luôn luôn sống và vật chọi với nhau, làm cho ông phải lần lượt chú ý
đến chúng lúc nhiều hơn, lúc ít hơn”
ở ta, hơn một lần nhà văn Tô Hoài đã đưa ra ý kiến bàn về cốt truyện
Theo ông, “một sáng tác mà ta có thể thêm vào hoặc bớt ra bao nhiêu cũng
được là một sáng tác hỏng Vì không thể kiểm tra chặt chẽ được khi vị trí của
Trang 17nhân vật đã phải rút xuống hàng dưới của cốt truyện, chỉ có nhân vật mới kiểm tra được cốt truyện, nhân vật mới có quyền phân phối ý chính, ý phụ”
Như vậy, theo quan niệm chung của thời hiện đại, nhà văn của ta cũng như các nhà văn trên thế giới luôn quan tâm đến cốt truyện Theo họ, trong quá trình xây dựng cốt truyện nhà văn phải luôn nỗ lực không ngừng để xây dựng được những cốt truyện chân thực và hấp dẫn, đồng thời thể hiện được chiều sâu tâm lý của nhân vật Ngay cả những bậc thầy truyện ngắn hiện đại trên thế giới như Anton Chekhov, G Môpatxăng, O.Henry…cũng không thoát khỏi sự trói buộc của những quan niệm truyền thống ấy Mặc dầu ta thấy họ
đã cố gắng rất nhiều để lưu lại cho đời những viên ngọc sáng đầy tính nghệ thuật Như O Henry chẳng hạn Trong các truyện ngắn của mình, ta thấy ông
có một thủ thuật, hay nói đúng hơn là sáng tạo nghệ thuật, đó là kiểu kết thúc truyện đảo ngược tình thế hai lần khiến người đọc phải bàng hoàng, sửng sốt vì kết truyện không theo hành trình cuộc đời của nhân vật như người ta hằng phán đoán Thế nhưng cốt truyện của ông vẫn hết sức chặt chẽ, ta không thể thêm, bớt hay thay đổi vị trí các phần trong truyện được Bởi lẽ nội dung câu chuyện sẽ bị thay đổi rất nhiều Dụng ý nghệ thuật của tác giả không được thể hiện, dẫn tới hậu quả là tác phẩm mất hẳn đi tính nghệ thuật
Tóm lại, đối với nhà văn hiện đại thì cốt truyện vẫn là một thành phần
tự sự không thể thiếu vắng Nhà văn thành công là nhà văn sáng tạo được những cốt truyện độc đáo Trong tác phẩm của họ, kiểu nhân vật hành động, nhân vật tính cách là chủ yếu và phục tùng cho cốt truyện
1.1.3 Quan niệm hậu hiện đại
Có thể nói từ nửa sau thế kỷ XX, cùng với sự phát triển của khoa học
kỹ thuật, triết học hậu hiện đại đã đem lại cho con người những cái nhìn hoàn toàn khác lạ về thế giới Trong lĩnh vực văn chương, sự thay đổi các giá trị cũng diễn ra vô cùng mạnh mẽ Vai trò của cốt truyện không còn tối thiết quan trọng nữa ở bầu trời văn học phương Tây đã diễn ra những cuộc tấn
Trang 18công ào ạt vào cốt truyện Nhiều người theo các trào lưu văn học phi hiện thực cho rằng việc xây dựng cốt truyện của các tác phẩm nghệ thuật là một trong những trở ngại cơ bản đối với sự phát triển nghệ thuật mới Nhà văn Pháp nổi
tiếng Malro đã tuyên bố rằng: “Muốn cho nghệ thuật hiện đại ra đời thì cốt
truyện cần phải mất đi bởi vì sẽ xuất hiện một cốt truyện mới- sự hiện diện của người nghệ sĩ trong tác phẩm”[31, tr.181] Bạn đọc yêu thích và quan tâm
đến văn chương đều biết rằng những kiểu và những dạng kết cấu cốt truyện, cũng như tỷ trọng cốt truyện trong tác phẩm nghệ thuật biến đổi theo tiến trình của thời gian, chúng không đồng đều nhau trong những giai đoạn khác nhau của lịch sử văn học, trong những trào lưu văn học khác nhau
Mặc dầu phát triển muộn màng hơn so với tiến trình văn học thế giới nhưng giới nghiên cứu văn học Việt Nam cũng đã có những sự quan tâm thích đáng về vấn đề này Hòa nhập vào dòng chảy chung của lý luận văn học thế giới, lý luận văn học Việt Nam trong những năm gần đây với những bước chuyển mình đáng kinh ngạc đã nở rộ mùa nghiên cứu văn chương hậu hiện
đại Trong một bài viết của mình, Đông La đã chỉ ra rằng: “Nhà văn hậu hiện
đại gắng hết sức đập nát bốn yếu tố của tiểu thuyết là cốt truyện, nhân vật, cảnh trí và đề tài, cốt truyện bị nghiền nhỏ thành những biến cố và hoàn cảnh, nhân vật bị phân tán thành một bó những khát vọng, cảnh trí chỉ mô tả sơ sài
Họ không thích sự liền mạch và kết thúc có hậu trong cốt truyện truyền thống,
mà ưa chuộng một phương thức đa kết, bằng cách ban cho cốt truyện rất nhiều hệ quả có thể có được” [28] Qua đây ta thấy dường như cốt truyện đã bị
“hạ bệ”, bị đẩy xuống hàng thứ yếu, thậm chí có quan niệm còn cho rằng nó chẳng có vai trò gì trong tác phẩm tự sự (?) Không cần phải hoài nghi, ta hãy chú ý tới một số sáng tác của các nhà văn Việt Nam thời kỳ đổi mới sẽ thấy rõ hơn vấn đề này Ta có thể nhắc tới các tiểu thuyết: “Thiên thần sám hối”,
“Lão Khổ” của Tạ Duy Anh, “Thiên sứ” của Phạm Thị Hoài, “Thoạt kỳ thủy” của Nguyễn Bình Phương…, các truyện ngắn của Y Ban, Nguyễn Ngọc
Trang 19Tư, Đỗ Hoàng Diệu…và đặc biệt là trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp Trong đó loại truyện không có cốt truyện chiếm ưu thế quan trọng làm nên phong cách nghệ thuật riêng cho mỗi nhà văn Điều đó khiến chúng ta phải thừa nhận rằng, trong lĩnh vực tự sự, đặc biệt là truyện ngắn hậu hiện đại, cốt truyện đã bị biến dạng, phân rã rất nhiều
Lê Huy Bắc trong bài viết “Các kiểu truyện ngắn hậu hiện đại” đã
tổng kết: “Chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn học ra đời từ những năm 1950, là
khuynh hướng tiếp nối chủ nghĩa hiện đại, gắn với sự bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ thông tin, được thể hiện ở cả ba phương diện thơ, kịch, văn xuôi với các đặc điểm chính: huyền ảo, lắp ghép, mảnh vỡ, cực hạn,
độ căng; hạn chế tối đa vai trò của người kể chuyện, không quan tâm đến cốt truyện, kịch, văn xuôi mang nhiều đặc điểm của thơ[44, tr.520]
Như thế từ truyền thống đến hiện đại và hậu hiện đại đã có một khoảng cách vô cùng lớn, đường biên, ranh giới trong quan niệm cốt truyện đương nhiên đã được xác lập rõ ràng, dứt khoát Nếu như nhà văn sáng tác truyện theo tinh thần truyền thống thì cốt truyện đối với họ là yếu tố cần quan tâm
đầu tiên, là yếu tố tiên quyết, quyết định sự sáng tạo nghệ thuật của họ, thì trái lại, nhà văn theo tinh thần hậu hiện đại lại rất ít quan tâm đến cốt truyện Họ
cố ý phân mảnh, nghiền nát, thậm chí triệt tiêu cốt truyện Bởi lẽ, theo các nhà nghiên cứu thì chủ nghĩa hậu hiện đại là sự sụp đổ của cái đơn nhất và cái toàn trị để nhường chỗ cho những phần mảnh và những yếu tố ngoại biên, là sự khủng hoảng của tính nhất quán và là sự nở rộ của những dị biệt, là sự thoái vị của truyền thống và sự thăng hoa của tính đa tạp
Nằm trong nguồn mạch chung của văn học hậu hiện đại thế giới, văn chương của Nguyễn Huy Thiệp cũng bị cuốn theo dòng chảy mạnh mẽ và phức tạp ấy Mặc dù không phải là người khơi nguồn cho văn học hậu hiện đại
ở nước ta, nhưng trong mắt nhiều nhà nghiên cứu, Nguyễn Huy Thiệp là kết tinh, là đỉnh cao của sự đổi mới trong văn học Nghiên cứu cốt truyện trong
Trang 20truyện trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp vì thế có ý nghĩa đặc biệt quan trọng Nó cho ta thấy bước chuyển mình, sự thay da đổi thịt của nền văn học nước nhà, đồng thời nó đem lại cho ta một cái nhìn toàn diện, khách quan, khoa học và biện chứng về những chặng đường phát triển của văn học nước nhà Bởi lẽ, vạn vật đều tồn tại trong vòng luân hồi của quy luật phủ định của phủ định, cái mới ra đời là một tất yếu lịch sử, nó sẽ phủ định cái cũ nhưng trên tinh thần kế thừa cái cũ Cốt truyện trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp vừa có những cách tân đột phá táo bạo, vừa có có sự tiếp nối nguồn mạch truyền thống Nội dung chủ yếu của chương này sẽ tập trung làm sáng tỏ điều
đó
1.2 Cốt truyện trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
Khi cầm bút, Nguyễn Huy Thiệp đã ý thức rất sâu sắc và nghiêm túc về công việc của mình Trong bài tiểu luận “Thời của tiểu thuyết (1)” ông đã
mạnh dạn phát biểu: “Truyện ngắn là một thể loại viết dễ nhưng rất khó
thành(…) Trong quan niệm sáng tác của tôi, một mặt tôi vẫn coi truyện ngắn như “tác phẩm”(viết với ý thức cổ điển) nhưng một mặt khác tôi vẫn chỉ coi
nó như là bài tập văn chương mà thôi Hai điều này vừa mâu thuẫn vừa không mâu thuẫn” [51, tr.225] Khảo sát các truyện ngắn của ông, chúng tôi nhận có
các kiểu cốt truyện sau:
1.2.1 Cốt truyện truyền thống
Những truyện được xây dựng theo mô hình này chiếm một vị trí khá quan trọng trong các sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp ( Chiếm khoảng 1/3 tổng số truyện ngắn của ông) Tuy là người muốn bứt phá ra khỏi trật tự của cái cũ thông thường, muốn khuynnh đảo những giá trị truyền thống nhưng trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, người ta lại nhận thấy những tác phẩm
được xây dựng theo mô hình này lại là những tác phẩm ưu tú, có giá trị nghệ
thuật đặc sắc và chứa đựng tinh thần nhân sinh cao cả như các truyện: Những
ngọn gió Hua Tát, Muối của rừng, Cún, Huyền thoại phố phường, Phẩm
Trang 21tiết, Kiếm sắc, Thổ cẩm, Truyện tình kể trong đêm mưa, Giọt máu…ở loạt truyện này, ta thấy cốt truyện chính là phương tiện cơ bản để nhà văn khắc họa nhân vật và tái hiện các xung đột xã hội Bởi lẽ, cũng giống như bất kì nhà văn nào, khi cầm bút Nguyễn Huy Thiệp luôn có ý thức làm mới cốt truyện để có thể bộc lộ một cách hiệu quả nhất quan niệm của mình về cuộc sống, về con người và để lôi cuốn người đọc Trong một lần trò chuyện với
độc giả, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã dốc bầu tâm sự: “Viết văn phải có
mẹo Tôi rất có ý thức viết bằng nhiều kiểu khác nhau Cũng có truyện chỉ là một lát cắt của cuộc sống như “Sang sông” chẳng hạn - từ bờ bên này sang
bờ bên kia là hết truyện, nhưng cũng có truyện kéo dài theo chiều dọc của nó,
ví dụ “Tướng về hưu”, kể từ khi ông Thuấn về hưu đến khi ông chết, hoặc cũng có truyện kéo dài cả thế kỷ như “Giọt máu” hoặc có những chuyện vu vơ nhưng thực ra nó rất có ý nghĩa về số phận con người, về đạo nói chung như truyện “Chuyện ông Móng”, “Chú Hoạt tôi”, hoặc có những truyện mang tính liên hoàn như “Những ngọn gió Hua Tát” {36} Có lẽ xuất phát từ quan
niệm này mà khi sáng tác các yếu tố trong cốt truyện của truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp hết sức năng động Năng động trong việc sử dụng các thành phần của cốt truyện cũng như kết cấu của cốt truyện
Khảo sát mười câu chuyện nhỏ trong “Những ngọn gió Hua Tát”, ta thấy, mặc dù sử dụng mô hình và chất liệu dân gian nhưng yếu tố năng động, phá phách trong con người nghệ sĩ tài hoa này vẫn được bộc lộ hết sức rõ nét
Có thể nói, toàn bộ mười câu chuyện nhỏ làm thành một câu chuyện lớn Các câu chuyện này liên kết với nhau bởi mối liên hệ giữa các nhân vật chính và phụ trong đó Chẳng hạn trưởng bản Hà Văn Nó trong “Tiệc xòe hoa vui nhất” và “Chiếc tù và bị bỏ quên”, các con của ông trong hai câu chuyện này; ông già Pành trong “Đất quên” và Sạ - cong trai ông trong truyện “Sạ”
Trang 22Việc sắp xếp thứ tự các truyện cũng đầy dụng ý nghệ thuật, ta có thể tổng kết
được như sau:
2 Con thú lớn nhất Không có hậu
4 Tiệc xòe hoa vui nhất Có hậu
7 Chiếc tù và bị bỏ quên Có hậu
đan xen giữ các truyện có kết thúc không có hậu và các truyện có kết thúc có hậu theo tỷ lệ: 3:1:2:1:2:1 Các câu chuyện có kết thúc có hậu thì gần gũi với các truyện cổ tích Điều này đã được T.N.Philimonova phát hiện ra và phân
tích khá lý thú: “Nếu xuất phát từ lý thuyết của Propp thì trong các truyền
thuyết cổ tích này về mặt kết cấu, sau tình huống tai họa/ thiếu hụt ban đầu không qua lớp cấu trúc đầu tiên - một thử thách sơ bộ - mà lập tức bắt đầu ngay thử thách chính trong đó người giúp đỡ thần kỳ hoặc một vật kỳ diệu (tù
và, hòn đá thần) giúp cho các nhân vật Chỉ trong ba truyện này có sự hiện diện của yếu tố cổ tích hoang đường Trong những truyện còn lại có thể xảy ra những chuyện kỳ lạ, bất thường nhưng hoàn toàn thực tế” [34,tr.71] Đây cũng
Trang 23là một điểm cách tân trong nghệ thuật xây dựng cốt truyện của Nguyễn Huy Thiệp
Một điều dễ nhận thấy là cốt truyện trong các truyện ngắn này chủ yếu
được xây dựng trên cơ sở các hành động Hành động của các nhân vật trong các cốt truyện này được nhà văn miêu tả không cầu kỳ, chi tiết nhưng môi trường và hoàn cảnh để nhân vật và hành động lại được xây dựng rất phù hợp nhằm làm nổi bật ý nghĩa tư tưởng của câu chuyện Ngay trong phần đầu giới thiệu các câu chuyện, tác giả đã tạo được một không khí huyền thoại hết sức
đẹp, thơ mộng gợi trí tưởng tượng kỳ diệu và sự mò nơi độc giả:
“Thung lũng Hua Tát ít nắng ở đây quanh năm cứ lung bung một thứ sương mù bàng bạc nên nhìn người và vật chỉ nhìn thấy những nét nhòa nhòa
đại thể mà thôi Đây là thứ không khí huyền thoại
ở Hua Tát, những chuyện cổ như những bông hoa dại, màu vàng nhạt,
bé như khuy áo, điểm đâu có quanh rào trong các ngõ nhỏ Đàn ông ngậm hoa này trong miệng uống rượu không bao giờ say Nó cũng giống như những viên đá cuội trắng, có gân đỏ, mảnh như sợi chỉ nằm kín đáo nơi lòng suối Phụ nữ thích những viện sỏi này Họ nhặt nó về ủ trong áo lót đủ một trăm ngày Khi làm đệm cho chồng, họ giấu viên sỏi ấy vào trong Có lời nguyền rằng, người chồng nằm trên đệm ấy sẽ không bao giờ mơ tưởng đến những phụ nữ khác
Hua Tát là một bản nhỏ cô đơn Người dân ở đây sống giản dị, chất phác Công việc nương dẫy nhọc nhằn vất vả Cả việc săn bắt cũng thế Tuy nhiên, người dân ở đây lại rất rộng lòng mến khách
Đến Hua Tát, khách sẽ được mời ngồi bên bếp lửa, uống sừng rượu cần với xeo thịt rừng sấy khô
Nếu khách là người công minh, chính trực, chủ nhà sẽ mời khách nghe một câu chuyện cổ Có thể những câu chuyện cổ ấy nói nhiều đến nỗi đau khổ
Trang 24con người, nhưng chính hiểu rõ những đau khổ ấy mà ở trong ta nảy nở ra sự sáng suốt đạo đức, lòng cao thượng, tính người
Những người sống trong chuyện cổ bây giờ đều không còn nữa ở Hua Tát, họ đã biến thành đất bụi và tro than cả Tuy vậy, linh hồn của họ vẫn bay thấp thoáng trên các khau cút nhà sàn
Như những ngọn gió”
Tất cả các nhân vật và các sự kiện trong các câu chuyện này dường như
có thực và được bao bọc trong cái vỏ cổ tích, huyền thoại Các nhân vật và các
sự kiện xảy ra với các nhân vật này đều được xây dựng trên các mô típ cổ tích
điển hình, và cũng giống như trong truyện cổ tích, trong các truyện ấy, vai trò của các yếu tố hư cấu hoang đường tham gia trực tiếp vào việc quyết định số phận nhân vật chính
Dụng công của Nguyễn Huy Thiệp trong mười truyện ngắn này là ông muốn truyền một thông điệp đến độc giả: Những kết thúc có hậu chỉ có trong các câu chuyện cổ tích, còn cuộc đời thực thì không có chỗ cho sự hiện diện của điều đó Bởi lẽ, cuộc đời đầy rẫy những chông gai Sự thực cuộc đời này
đáng buồn lắm Người ta không phải cứ “ở hiền” thì “gặp lành”, “ở ác” thì
“gặp ác” Nghĩa là quy luật nhân quả không còn đúng trong mọi trường hợp nữa Chàng Khó tốt bụng định săn hổ lấy trái tim cứu Pùa nhưng lại bị kẻ khác cướp công và giết, ông già Pành sống sâu nặng ân tình thế nhưng lại bị người
đời mỉa mai và lãng quên, Nàng Bua cởi mở với tất cả mọi người, khi đào
được hũ vàng đã chia phần cho rất nhiều người thế nhưng kết cục nàng lại chết vv…Nguyễn Huy Thiệp đã gieo rắc vào tâm thức bạn đọc những hoài nghi về các giá trị hiện tồn, kích thích nhu cầu tự vấn ở họ để từ đó họ sống thực hơn,
có ý nghĩa hơn Đó chính là tinh thần nhân văn cao cả mà truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp mang lại Nguyễn Huy Thiệp muốn khuyên con người ta không nên sống quá ảo tưởng mà phải nhìn thẳng vào thực tế Cũng như Vũ Trọng
Phụng từng phát biểu quan niệm nghệ thuật của mình: “Các ông cứ muốn tiểu
Trang 25thuyết phải là tiểu thuyết Còn tôi, tôi muốn tiểu thuyết phải là sự thực ở đời”
Có lẽ bạn đọc sẽ thấy thú vị hơn khi chiêm nghiệm câu danh ngôn này: “Cuộc
đời là một phân số, tử số là cuộc đời thực, mẫu số là phần mơ mộng Nếu tử
số càng lớn, mẫu số càng nhỏ thì giá trị của phân số đó càng lớn Ngược lại nếu tử số càng nhỏ, mẫu số càng lớn thì ohan số đó càng nhỏ”
Điểm qua một số truyện ngắn khác của Nguyễn Huy Thiệp như: Huyền
thoại phố phường, Phẩm tiết, Kiếm sắc, Thổ cẩm, Muối của rừng…Ta
thấy ở nhà văn này, việc xây dựng cốt truyện truyền thống gồm năm thành phần được tuân thủ tương đối chặt chẽ Để tiện theo dõi, chúng tôi xin nhắc qua một số kiến thức cơ bản về lý thuyết các thành phần của cốt truyện:
- Phần mở đầu: giới thiệu về lai lịch, hoàn cảnh sống của các nhân vật
ở phần này, mâu thuẫn chưa xuất hiện mà chủ yếu ở trạng thái tĩnh Chức năng của phần này là thuyết minh cho những hành động sau đó
- Phần khai đoạn (thắt nút): đó là khởi điểm sự vận động của mọi mâu thuẫn và xung đột, qua đó nhân vật bước đầu bộc lộ bản chất của chúng Phần này tuy chiếm một dung lượng nhỏ nhưng nó lại “đánh dấu điểm khởi đầu của một quan hệ tất yếu phát triển”
- Phần phát triển: đóng vai trò là trung tâm của cốt truyện thường chiếm một dung lượng tương đối lớn trong tác phẩm Nó mang một lượng thông tin quan trọng gồm những cảnh ngộ, sự kiện và biến cố khác nhau, có tác dụng
đưa kịch tính lên cao Tính cách của nhân vật dần được bộc lộ rõ nét
- Phần đỉnh điểm (cao trào): Triển khai sự phát triển của hành động, tính cách lên đến giai đoạn cao trào nhất, căng thẳng nhất trong quá trình vận
động đỉnh điểm có ý nghĩa quyết định đối với số phận nhân vật bởi tình thế cam go và khó giải quyết Chức năng của cao trào không chỉ là mài sắc các vấn đề của tác phẩm mà nó còn đưa đến sự chấm dứt của sự phát triển tính cách của nhân vật nhân vật được bộc lộ rõ rệt, tư duy nghệ thuật và ý nghĩa sâu xa của tác phẩm cũng toát ra từ đây
Trang 26- Phần kết thúc (mở nút): Phần này thường đứng ở vị trí cuối cùng trong tác phẩm và là sự giải quyết cụ thể một mâu thuẫn Mở nút chấm dứt quá trình vận động và giải quyết các mói xung đột, mâu thuẫn hoặc hé mở cho người
đọc thấy khả năng giải quyết các xung đột ấy Mở nút đóng vai trò quan trọng trong các tác phẩm có xung đột truyện khép kín trong không gian và thời gian trong các trường hợp ấy sự mở nút sẽ thu hút chú ý của người đọc
Thực vậy, không chỉ đơn thuần bó hẹp trong các truyện ngắn xây dựng trên mô hình truyền thống mà ở nhiều truyện ngắn khác nữa của Nguyễn Huy Thiệp, phần mở đầu thường đi theo lối mòn truyền thống Sau đây là một số phần giới thiệu xuất xứ lai lịch của nhân vật:
“Ngô Thị Vinh Hoa là con thứ mười của Ngô Khải Khải là hậu duệ của Chương Khánh Công Ngô Từ, người đã sinh ra bà ngô Thị Ngọc Dao mẹ của vua Lê Thánh Tông Khải là bậc đại phú , nhà gần chùa Tiên Tích, chuyên buôn hàng tơ lụa (…) Vinh Hoa là con gái út Khải rất yêu chiều Khi
đẻ ra Vinh Hoa, trên nóc nhà bỗng có đám mây ngũ sắc bay đến, tỏa ra ánh sáng rực rỡ, khắp nơi có hương thơm ngào ngạt Trên cổ Vinh Hoa có tràng hoa quấn cổ, xòe lòng tay ra thấy có viên ngọc ở trong, trên khắc hai chữ
“thiên mệnh”
(Phẩm tiết)
- Khoảng năm…, hồi ấy tôi vừa tròn 25 tuổi, tôi là một bác sĩ vừa mới
ra trường Tôi mạnh khỏe, vạm vỡ và chắc chắn trong tôi có nhiều lòng hăm
hở cũng như dục vọng Tôi thích đọc những tiểu thuyết ái tình, thích sưu tầm những bức ảnh người mẫu cắt ra từ các tạp chí “Mốt” và “Thế giới phụ nữ” tôi cũng thích những câu danh ngôn kiểu “hoặc anh là đe, hoặc anh là búa” hay “ái tình là một bạo chúa không nương tay cho ai cả” hay “lật mặt nạ của
ái tình đi, bạn may ra có được đôi chút yên tĩnh trong lòng”
(Thổ cẩm)
Trang 27Có lẽ là Nguyễn Huy Thiệp ưa cách mở đầu truyện theo cách thức
truyền thống Tại sao lại như vậy? Vốn là một nhà văn hiện đại Nguyễn Huy Thiệp lại thích quay về các giá trị truyền thống Có lẽ đây cũng là khí chất riêng của người nghệ sĩ, kiểu như trước kia Nguyễn Tuân hướng tâm về những giá trị xưa, những cái mà chỉ còn “Vang bóng một thời” Thế nên Nguyễn
Huy Thiệp thích “bắt đầu từ những kinh nghiệm nguyên thủy nhất của dân tộc
mình”
ở các phần khác của câu chuyện thì gần như toàn bộ các sự kiện đặc biệt và các sự kiện quy định các biến cố của cốt truyện thường được tác giả xây dựng trên cơ sở của các mối quan hệ nhân quả chặt chẽ Theo dõi diễn biến của các câu chuyện này ta thấy các cốt truyện thường vận động đơn tuyến
và theo một trật tự thời gian nhất định Thông qua các cốt truyện đơn tuyến này mà người đọc dễ dàng nhận ra sự thay đổi trong tính cách và những biến
đổi tinh vi trong tâm lý của nhân vật Các xung đột truyện được tác giả thiết lập thông qua việc chuẩn bị một môi trường, một hoàn cảnh rất kỹ lưỡng Để
đi đến quyết định phóng sinh con khỉ đực, ông Diểu trong “Muối của rừng”
đã phải trải qua một quá trình vật lộn căng thẳng giữa một bên là quyết tâm ban đầu: săn được con thú xứng với cây súng mà thằng con gửi từ nước ngoài
về với một bên là chứng kiến những tình cảm quyến luyến, đức hy sinh cao cả của con khỉ cái để giành lại mạng sống cho “chồng” mình, để rồi bản thân ông Diểu bị đẩy vào tình thế vô cùng lố bịch trên người không một mảnh vải che thân, đi một mình trong rừng Cốt cách, tính khí lạ thường của Đặng Phú Lân, của Gia Long cùng với những biểu hiện “thần kì” của thanh kiếm báu… là những dự báo cho cái chết tất yếu của Đặng Phú Lân (“Kiếm sắc”) Rồi cái chết li kỳ, lạ thường của Ngô Thị Vinh Hoa như là kết quả tất yếu của một người vốn sinh ra đã “khác người”; lúc mới sinh đã có chùm mây ngũ sắc trên mái nhà, có tràng hoa quấn cổ, có viên ngọc trong lòng bàn tay, rồi cả tài năng phi phàm “nói đâu trúng đấy” như thần bảo của nàng (“Phẩm tiết”) Còn
Trang 28Hạnh trong “Huyền thoại phố phường” thì trước khi xúc tiến hành động vô liêm sỉ là “tấn công” bà Thiều để đoạt tấm vé số, y đã phải trải qua những ngày sống kham khổ, tủi nhục của kiếp công chức nghèo, đồng thời y lại phải chứng kiến cảnh sống sa hoa, lãng phí của những kẻ giàu có, hắn đinh ninh, tin tưởng vào phép màu nhiệm của thần linh yểm trợ cho tấm vé số của bà Thiều và hắn đã phải trải qua cả một quá trình vận lộn căng thẳng, cuộc đấu trí quyết liệt để tính toán sao cho mình thoát khỏi kiếp nghèo…
Sự vận động đơn giản của các sự kiện trong các câu chuyện xây dựng theo mô hình truyền thống của Nguyễn Huy Thiệp cho ta thấy sự tiếp nối nguồn mạch xưa, thế nhưng người đọc không rơi vào cảm giác nhàm chán bởi cách mở nút hết sức độc đáo và đầy sáng tạo của Thiệp Có lẽ đọc truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, người đọc ấn tượng nhất về cách kết thúc tác phẩm của ông Nó thường trái chiều với cách kết thúc thông thường của truyền thống Kết thúc truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp thường gợi cho người đọc nhiều suy tư, trăn trở, đôi khi ông còn mời gọi người đọc đồng sáng tạo với mình( Ví dụ như truyện ngắn “Vàng lửa”)
Việc sử dụng loại cốt truyện truyền thống trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp cho ta thấy tài năng tuyệt vời, sự sáng tạo nghệ thuật đa dạng phong phú của ông Mảng truyện này cùng tồn tại song song với những mảng truyện khác làm sẽ làm nên chỉnh thể phong cách Nguyễn Huy Thiệp
1.2.2 Truyện không có cốt truyện
Khái niệm truyện không có cốt truyện chỉ mang tính ước lệ và quy ước cao, nó đánh dấu một sự cách tân nghệ thuật lớn của các nhà văn hiện đại trong lĩnh vực tự sự học Trong loại cốt truyện này, các thành phần của cốt truyện như mở đầu, thắt nút, phát triển, cao trào và kết thúc; các mối liên hệ nhân quả, tính hiện thực…bị lấn át, che khuất bởi diễn biến trong đời sống tâm lý của nhân vật Trong truyện không có cốt truyện thường có sự đan xen phức tạp giữa tự sự với trữ tình và những miêu tả đời sống nội tâm của nhân
Trang 29vật Hiểu một cách đơn giản nhất, truyện không có cốt truyện là loại truyện không có những cốt truyện ly kỳ, lắt léo, không thể tóm tắt được, khó có thể
kể lại được do kỹ thuật tự sự “dòng ý thức” của nhà văn đem lại Đặc điểm nổi bật của loại truyện này là gần với chất thơ, chất trữ tình hơn Các sự kiện quan trọng tại các thời điểm có tính chất bước ngoặt trong tính cách, cuộc đời của nhân vật bị giản lược đến mức tối đa Kĩ thuật tự sự này sẽ đánh dấu tài năng của nhà văn trong nghệ thuật xây dựng cốt truyện Loại truyện không có cốt truyện đang dần chiếm ưu thế độc tôn trong văn học hậu hiện đại Nói như vậy không có nghĩa là tự sự hiện đại không có sự xuất hiện của loại cốt truyện này Chúng ta từng biết đến những nhà văn Việt Nam hiện đại rất thành công ở loại truyện này như : Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Nam Cao, Nguyễn Thành Long,
Y Ban…Với kiểu truyện ngắn này, các nhà văn Việt Nam hiện đại đã dần khẳng định được tài năng và danh tiếng của mình trên văn đàn Bởi lẽ qua loại truyện này nhà văn có thể mặc sức tung hoành trên dòng thác ngôn từ để lách sâu vào mọi ngõ ngách đời sống tâm hồn cũng như đời sống xã hội của con người
Theo tiến trình vận động chung của lịch sử, tiến trình văn học Việt Nam
đến năm 1986 chính thức chuyển bước từ văn học hiện đại sang văn học thời
kỳ đổi mới Căn cứ vào đâu để người ta phân chia như vậy? Mốc giới là thời
điểm ra đời của hàng loạt tác phẩm của của Nguyễn Huy Thiệp, và tiếp đó là hàng loạt các tác phẩm của các cây bút tài năng khác như Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Việt Hà, Phạm Thị Hoài, Võ Thị Hảo…mà đặc trưng sáng tác của họ là ở loại truyện không có cốt truyện, cốt truyện phân mảnh Tác phẩm của những cây bút tài năng này là phá vỡ khuynh hướng tuyến tính, đề cao tính bất định, đứt đoạn, phân mảnh trong việc xây dựng cốt truyện Giữa các phần của cốt truyện có sự kết hợp hết sức lỏng lẻo tới mức người đọc có thể lắp ghép ngẫu nhiên các mảnh rời rạc này Hơn nữa khuynh hướng tư tưởng của họ là là muốn tạo ra những dị biệt khác
Trang 30thường, nổi loạn, bất an, hoài nghi, phức tạp Nổi lên hàng đầu thu hút sự quan tâm của bạn đọc là các sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp Qua sáng tác của nhà văn này người ta sẽ thấy rõ hơn bản chất của con người hiện đại, đồng thời ta còn chứng kiến bước đột phá vươn lên đỉnh cao mới của nghệ thuật tự
sự mà kết tinh của nó là ở loại truyện ngắn không có cốt truyện
Khảo cứu hệ thống các truyện ngắn không có cốt truyện của Nguyễn huy Thiệp chúng tôi nhận thấy có các mảng truyện nhỏ sau: 1- Những truyện vặt vãnh đời thường, 2 - Những truyện tâm lý Tuy nhiên những sự khu biệt, phân loại như trên chỉ có tính chất tương đối Bởi lẽ bản chất của văn chương nghệ thuật là sự sáng tạo không ngừng, nó không chấp nhận hoàn toàn một công thức, một chuẩn mực nào Nói một cách đắc địa như nhà văn Nguyễn Tuân đã từng nói là văn chương phải co duỗi nhịp nhàng, văn chương không co duỗi nhịp nhàng là loại văn chương “thấp khớp”
1.2.2.1.Những truyện vặt vãnh đời thường:
Các nhà văn là những con người có tâm hồn vô cùng nhạy cảm Mọi biến thái tinh vi của đời sống đều được họ thẩm thấu rất nhanh chóng và sinh
động một cách lạ thường Dường như họ sinh ra đã vốn có thiên khiếu của các thiên tài để có thể cảm nhận những biến thái tinh vi nhất của cuộc sống Họ nói hộ chúng ta những điều thầm kín, khó nói nhất, thậm chí họ cho chúng ta biết được những bí mật của muôn đời, những điều ta tưởng chừng chỉ có thể
“sống để bụng, chết mang theo” Thế nên những câu chuyện vặt vãnh đời thường là sở trường của rất nhiều nhà văn Chẳng hạn Nam Cao lấy cảm hứng
và đề tài sáng tác từ một Cái chết của con mực, từ một chuyện Nhỏ nhen trong tính cách của con người, rồi đến chuyện Đòn chồng, chuyện Một bữa
no, chuyện Trẻ con không được ăn thịt chó, Một chuyện Sú –vờ- nia,
chuyện Bài học quét nhà, chuyện Rình trộm, chuyện Mong mưa, chuyện
Xem bói, chuyện Đôi móng giò… Tất cả những cái đó tưởng chừng như quá
vụn vặt, tầm phào vậy mà khi đi vào các sáng tác của Nam Cao nó lại trở nên
Trang 31vô cùng sâu sắc bởi lẽ nó đã phản ánh được chiều sâu tâm lý của con người và khái quát được hiện thực đời sống xã hội đương thời Một nhà văn khác cùng thời với nhà văn Nam Cao là Thạch Lam cũng rất thành công ở mảng truyện này Mỗi câu chuyện của ông là một phút rung động trong tâm hồn của con người, nó nhẹ nhàng tựa như những cánh bướm đang bay nhưng sức lan tỏa của nó lại vô cùng mạnh mẽ Đó là những câu chuyện hết sức dung dị của đời sống thường ngày nhưng vô cùng cảm động như chuyện về tấm áo của những
đứa trẻ nghèo (Gió lạnh đầu mùa), chuyện về hai đúa trẻ đợi tàu trong đêm cốt để nhìn thấy thấy thứ ánh sáng lung linh của đêm thành phố (Hai đứa trẻ), chuyện về một đứa trẻ mới ra đời (Đứa con đầu lòng), chuyện về Cái chân què, chuyện Nghe tiếng chim kêu, chuyện Cô hàng xén, chuyện Tối
ba mươi…Các truyện ngắn này của Thạch Lam được coi như những bản
ba-lát buồn miên man Đó là những nốt nhạc đẹp tràn ngập âm điệu du dương, là những bài thơ dịu êm về những khoảnh khắc giao thoa sáng- tối, thiện- ác, cao cả- tầm thường trong tâm hồn con người mà ranh giới của nó chỉ mỏng mảnh như “ Sợi tóc”! Và thật thiếu sót nếu như ta không nhắc tới một nhân vật xuất sắc khác trong văn học Việt Nam hiện đại, đó là nhà văn Nguyễn Tuân Ông khẳng định được tài năng của mình qua tập truyện “Vang bóng một thời” với những truyện như: Chiếc lư đồng mắt cua, Tóc chị Hoài, Những chiếc ấm
đất, Đánh thơ, Thả thơ, Chén trà sương sớm…Sáng tác của những nhà văn này thường là một dòng chảy của cảm xúc, nó không có cốt truyện ly kỳ, lắt léo, không có những xung đột kịch tính, bất ngờ nên rất khó tóm tắt, khó có thể kể lại được mà ta chỉ có thể cảm nhận được bằng tâm hồn của mình Có thể coi họ là những đại diện tiêu biểu nhất cho những cách tân tự sự học những năm đầu thế kỷ XX
Kế thừa nguồn mạch truyền thống đó, truyện không có cốt truyện thiên
về những chuyện vặt vãnh đời thường của Nguyễn Huy Thiệp đã tạo thành một dòng chảy vô cùng mạnh mẽ Nó đã khẳng định được tài năng và cá tính
Trang 32sáng tạo nghệ thuật tuyệt vời của ông Ta có thể kể ra đây hàng loạt các tác phẩm nổi tiếng của ông như: “Chảy đi sông ơi”, “Tướng về hưu”, “Không
có vua”, “Con gái thủy thần”, “Đưa sáo sang sông”, “Sống dễ lắm”,
“Chuyện ông Móng”…Đọc những truyện này của ông ta sẽ thấm thía hơn những ý vị của đời sống thường ngày mà ở đó hạnh phúc cũng như đau khổ
đều được tái hiện một cách sinh động lạ thường
“Chảy đi sông ơi” là cả một dòng thác những cuộc đời của những người dân sống quanh bến Cốc nổi, tâm điểm là huyền thoại về con trâu đen trên bãi sông này với những lời đồn đại thứ thiệt về sức mạnh vô thường mà
nó đem lại cho con người Truyện kể rằng: “Nó thường xuất hiện vào lúc nửa
đêm Nó ở dưới đáy lòng sông lao lên mặt nước như phi trên cạn Con trâu phì bọt, nước dãi của nó tựa như trứng cá Nếu ai may mắn hớp được bọt ấy sẽ có sức lực phi thường, bơi lội dưới nước giỏi như tôm cá” Cả câu chuyện là
những mảnh vụn của những kiếp người phù du ghép lại Đó là chuyện về cuộc
đời của những ngư dân như lão Tảo, lão trùm Thịnh, chị Thắm…Những mảnh
đời ấy được tái hiện qua lời kể của “tôi” Nội dung của toàn bộ câu chuyện này đều liên quan đến hành trình đi tìm con trâu đen của “tôi” Và mỗi lần tiếp xúc với một “loại người”, tâm hồn “tôi” như bị òa vỡ ra thành muôn mảnh
đau xót Bởi lẽ khối mộng mà “tôi” hằng ôm ấp từ thuở ấu thơ qua mỗi lần ra
đi trên những chuyến đò đều gặp phải những kẻ ác và vô tâm Mà kẻ ác và vô
tâm thì “nhiều như bụi bặm trên đường…” Bởi lẽ “Có ai yêu thương họ
đâu…Họ đói mà ngu muội lắm” Chỉ có duy nhất một người tốt là chị Thắm
nhưng cuộc đời lại chẳng tốt với chị Chị đã cứu bao mạng người trên khúc sông này nhưng lại bị chết đuối vì không có ai cứu vớt! Cứ như thế cốt truyện
bị nghiền nhỏ ra như những mảnh vỡ của cuộc đời để rồi kết cục “Tôi bỗng
nhiên thấy cuộc cuộc sống hiện giờ của tôi vô nghĩa xiết bao” Trong truyện
này ta không thấy có những biến cố lớn, không có những xunng đột đỉnh
điểm, ngay cả bi kịch dẫn đến cái chết của nhân vật cũng chỉ được kể lại một
Trang 33cách thản nhiên như sự trôi chảy của dòng đời Triết lý nhân sinh của câu chuyện thật vô cùng sâu sắc: Cuộc đời con người ta thường hay theo đuổi những điều phù du huyễn hoặc để rồi khi chiêm nghiệm lại thấy cuộc sống thật vô nghĩa, vô tâm Cái đẹp, cái thiện dễ dàng bị cuốn trôi, bị chôn vùi, chỉ
có cái xấu, cái ác là vẫn hiển nhiên tồn tại “nhiều như bụi bặm trên đường”
Tác giả đã găm vào lòng người đọc một nỗi hoài nghi lớn về những giá trị đích thực của cuộc sống
“Tướng về hưu” là tác phẩm tạo ra cho Nguyễn Huy Thiệp cả một vầng hào quang chói lọi Mặc dù xung quanh truyện ngắn này đã có vô số những lời khen, chê Thế nhưng nhìn một cách tổng thể thì đây là một tác phẩm đáng để chúng ta ghi nhận tài năng, cống hiến của nhà văn này cho dòng tự sự Việt Nam Nói như thế không có nghĩa là chúng ta bênh vực Nguyễn Huy Thiệp Ông hoàn toàn biết mình, biết người! Thế nên ông mới
bộc bạch “Chúa còn bị hắt hủi nữa là tôi”! Đi sâu vào tác phẩm ta thấy ngổn
ngang một thế giới các sự kiện, sự việc, hành động, nhân vật được sắp xếp lỏng lẻo bên cạnh nhau Nguyễn Huy Thiệp đã để cho dòng các sự kiện này tuôn chảy trong 15 chương Mỗi chương lại là tập hợp các sự kiện vụn vặt khác, không có chương nào là chính, chương nào là phụ Ta có thể tạm tóm tắt nội dung các chương như sau:
Chương I: Giới thiệu sơ lược tiểu sử của các thành viên trong gia đình
ông tướng
Chương II: Giới thiệu sơ lược cuộc sống hàng ngày của gia đình tôi Chương III: Kể việc cha con “tôi” bàn việc việc viết hồi kí, việc nuôi
vẹt, việc khách khứa đến nhờ vả ông Thuấn
Chương IV: Kể việc thằng Tuân, con ông Bổng cưới vợ, việc vợ nó, cô
Kim Chi sinh con sau vài ngày cưới
Chương V: Kể công việc hàng ngày của Thủy, Việc nuôi chó bec- giê
bằng thai nhi bị phát hiện và việc cha “tôi” cấm nuôi chó béc-giê
Trang 34Chương VI: Kể việc ông Cơ muốn về quê bốc mộ vợ
Chương VII: Kể việc mẹ “tôi” bị ngã và lại ốm liệt giường như cũ, cả
nhà tìm cách chăm sóc
Chương VIII: Kể việc chuẩn bị đám tang mẹ “tôi”
Chương IX: Kể việc đưa tang mẹ “tôi”
Chương X: Kể về cái tết sau khi mẹ “tôi” mất
Chương XI: Kể về cậu Khổng, về mối quan hệ giữa Khổng và vợ “tôi” Chương XII: Kể việc cha “tôi” về thăm đơn vị cũ
Chương XIII: Kể việc vợ “tôi” cùng đám người nhà mò chum dưới đáy
ao
Chương XIV: Kể việc cha “tôi” hi sinh
Chương XV: Kể về nếp sống của gia đình “tôi” sau khi cha “tôi” mất
Như vậy, mỗi chương có một đề tài rất rõ rệt, cùng hướng tới một nội dung chính là cuộc sống thường ngày trong gia đình ông tướng về hưu Đặc sắc nghệ thuật trong truyện ngắn này là tất cả các sự kiện, con người được trình bày dàn trải suốt 15 chương giống như tiểu thuyết chương hồi, nó được
kể lại bằng một giọng lạnh lùng, rạch ròi Tất cả các sự việc cứ diễn ra trần trụi, thẳng băng như một dòng chảy tự nhiên, không thể đổi khác Có thể nói
“Tướng về hưu là một tấn trò đời thu nhỏ Đủ các hạng người: tướng lĩnh, kĩ
sư, bác sĩ, người làm công, cô gái lỡ làng, thằng tù…Đủ các mối quan hệ: cha- con, ông- cháu, chủ- người làm thuê, họ hàng, thông gia, nhân tình, nhân ngãi…Đủ các sự kiện tang, ma, cưới, hỏi…đủ các cảm xúc hỉ, nộ, ái, ố…”
[34, tr.56] Truyện không có nội dung gì to tát, kể cả khi nói về cái chết giọng văn vẫn hết sức bình thản Thế nhưng, nói như nhà nghiên cứu văn học Đặng
Anh Đào, truyện này đã “dựng lại cả một sơ đồ của tiểu thuyết và truyện kể từ
khi ra đời”: chuyện nuôi chó, nuôi vẹt, chuyện về đám cưới đám ma, chuyện
ngoại tình, chuyện viết nhật kí, chuyện mò chum dưới đáy ao để tìm vàng, chuyện những bức thư giới thiệu để xin việc làm…tất thảy đều là những việc
Trang 35nhỏ nhặt, vụn vặt, chẳng có gì là ghê gớm Giá trị đích thực của truyện ngắn này là ở chỗ nó đã tái hiện lại một hiện thực xã hội đã tha hóa, ngầm ẩn những mối mâu thuẫn không thể dung hòa Sâu xa hơn nữa là nó nói đến thân phận cô đơn lạc lõng của con người không thể hòa nhịp với lối sống gấp gáp, thực dụng đến lạnh người ( Ông tướng chỉ giữ vai trò là ông tướng khi ở trên chiến trận, trong quân đội, còn khi về hưu, trở về với cuộc sống đời thường thì ông không thể hòa nhập được với cuộc sống thường nhật Điều đó khiến ông phải
thốt lên: “Sao tôi cứ như lạc loài”!) Như vậy, một truyện ngắn vặt vãnh đời
thường nhưng nó lại có dung lượng bao quát thực tế cuộc sống của cả một pho tiểu thuyết
Những câu chuyện thường ngày là những sự việc, con người gần gũi, thân thiết với tất cả chúng ta Đọc những câu chuyện này lên ta có thể cảm nhận được cuộc sống xung quanh mình đang cựa quậy, nảy mầm, đâm chồi, khởi sắc hương và đơm hoa, kết trái Cái “trái đời thường” ấy không phải lúc nào cũng đậm đà hương vị ngọt ngào mà đôi khi nó chát chúa, đắng ngắt khiến “ăn” xong rồi người ta vẫn còn cảm nhận được nó còn tê trên đầu lưỡi
“Không có vua” là một câu chuyện như thế
Vẫn là “chiêu độc” của Nguyễn Huy Thiệp, với cốt truyện phân mảnh, truyện “Không có vua” là một chuỗi được xâu bởi bẩy câu chuyện nhỏ: 1 -
Gia cảnh; 2 - Buổi sáng; 3 - Ngày giỗ; 4 - Buổi chiều; 5 - Ngày tết ; 6 – Buổi tối; 7- Ngày thường Nội dung câu chuyện xoay quanh việc Sinh về làm dâu
nhà lão Kiền, chuyện Cấn lo kiếm tiền, chuyện Khiên ăn cắp thịt lợn, chuyện Khảm ghẹo chị dâu, chuyện lão Kiền nhìn trộm con dâu tắm, chuyện lau nhà, chuyện giặt giũ, chuyện tán gái, chuyện cãi nhau, chuyện ngày giỗ, ngày tết…Nếu như cốt truyện truyền thống vận động theo trục nhân – quả thống nhất, được tạo nên bởi những sự kiện, những tình tiết, những hành động có tính chất bước ngoặt xung quanh các nhân vật chính thì trong truyện này lại là tập hợp của những khối hỗn loạn Không gian và thời gian của truyện bị chia
Trang 36cắt thành những mảnh vỡ vụn vặt khiến người đọc có cảm giác câu chuyện bị chắp vá, không liền mạch Bản thân tên các phần đã nói lên điều đó Thứ tự triển khai các phần nội dung được triển khai theo hướng li tâm chứ không phải hướng tâm như cốt truyện truyền thống Mọi sự việc cứ tự nhiên bứt phá, tự nhiên phơi bày lồ lộ ra như thể là đương nhiên nó phải như thế, không một lực nào có thể cản được sự phát triển của nó Thế nên ta thấy tính cách của các nhân vật cứ tự nhiên bộc lộ mà không cần đến một quá trình nào Đó là những tính cách tồn tại sẵn có trong cuộc sống, nó thô nháp, nguyên chất, nguyên bản Chẳng hạn ở nhân vật Khảm, tính thực dụng, trơ trẽn nổi lên hàng đầu, ta thấy ngôn ngữ, hành động của nhân vật không cần đến sự tế nhị, không cần phải che giấu, đậy điệm gì cả Theo dõi một số phần trích sau ta sẽ rõ:
Trong ngày giỗ: “Khảm bê mâm, Sinh bảo: “Thiếu cái gì thì gọi” Đợi Khảm đi khuất, Đoài bảo: “Thiếu một tí tình thôi, Sinh cho tôi xin một tí tình” Sinh bảo: “Nỡm Lên nhà trên mà bảo hai cô bạn của chú Khảm ấy”
Đoài bảo: “Hai con ôn vật bằng thế nào được Sinh” Sinh bảo: “Đi ra đi”
Đoài bảo: “Cái lão Cấn của Sinh cứ như con cua bấy mà lại hách dịch” Sinh bảo: “Tôi mách anh Cấn đấy” Đoài bảo: “Đây chẳng sợ” Nói rồi xán lại hôn chút lên má Sinh Sinh đẩy ra, Đoài hổn hển: “Tôi nói trước, thế nào tôi cũng ngủ được với Sinh một lần” Nói xong đi ra, Sinh bật khóc
Đoạn đối thoại giữa Đoài và Khảm khi thấy Khiêm sắm đồ tết về:
Khảm bảo: “Hai anh em mình mang tiếng có học mà Tết nhất đến , một bộ quần áo hẳn hoi không có” Đoài bảo: “Chỉ có con đường lấy vợ giàu thôi Tối nay mày dẫn tao đến con ông ánh sáng ban ngày đấy nhé” Khảm bảo:
“Được thôi Nếu anh được thưởng em cái gì ?” Đoài bảo: “Thưởng cái đồng hồ” Khảm bảo: “Được rồi Anh ghi cho em cho em mấy chữ làm bằng” Đoài hỏi: “Không tin tao à?” Khảm bảo: “Không” Đoài ghi vào giấy: “Ngủ được với Mĩ Trinh, thưởng một đồng hồ trị giá ba nghìn đồng Lấy Mĩ Trinh, thưởng
Trang 375% của hồi môn Ngày… tháng…năm…Nguyễn Sĩ Đoài” Khảm cười cất mảnh giấy vào túi rồi nói: “Cám ơn”
Lão Kiền khi nhìn trộm con dâu tắm bị Đoài phát hiện đã không ngần ngại nói ra những tâm sự đắng cay, xót xa chất chứa trong lòng bấy lâu nay:
Uống cạn cạn cốc rượu lão Kiền bảo: “Mày có học mà tệ Bây giờ tao nói chuyện đàn ông với mày” Đoài bảo: “Tôi không tha thứ đâu” Lão Kiền bảo:
“Tao chẳng cần Đàn ông chẳng nên xấu hổ vì có con b…” Đoài ngồi im, uống thêm một cốc rượu nữa, rồi bỗng thở dài: “Kể cũng phải” Lão Kiền bảo: “Làm người nhục lắm” Đoài hỏi: “Thế sao không lấy vợ lẽ?” Lão Kiền chửi: “Mẹ cha mày, tao chỉ nghĩ cái thân tao, thì lũ chúng mày được thế này à?”
Trong truyện này, tính cách của các nhân vật khác cũng được bộc lộ theo kiểu hai nhân vật trên Vậy thì qua câu chuyện sinh hoạt đời thường trong gia đình lão Kiền, tác giả muốn nói điều gì? Gói trọn trong 7 câu chuyện nhỏ này, tác giả muốn nói đến tính thực dụng, sự tan rã, băng hoại của đạo đức, tình cảm gia đình, rộng hơn là của cả xã hội việt Nam đương thời Bên cạnh
đó ta còn thấy nở một nụ cười đôn hậu, bao dung của tác giả gửi trọn trong
hình tượng nhân vật Sinh Khi Khiêm hỏi: “ Chị Sinh ơi, về làm dâu họ Sỹ nhà
này chi có khổ không?” Khảm bảo: “ Chị phải nói thế nào cho hai cô My Lan , Mỹ Trinh khỏi sợ” Sinh cười: “Cứ thế này thì không thấy khổ” Cấn hỏi:
“Thế ngày thường thì thấy khổ à?” Sinh bảo: “Khổ chứ Nhục lắm Vừa đau
đớn vừa chua xót Nhưng thương lắm”
Những lời đối thoại đó của Sinh khiến chúng ta phải quan tâm hơn nữa
về tình người, tình đời Dù sống trong bất cứ hoàn cảnh nào con người ta phải luôn giữ được cái tâm, giữ được thiên lương của mình
Mỗi câu chuyện thường ngày của Nguyễn Huy Thiệp tựa như một cú hích đấm vào cửa sổ cuộc đời Và đằng sau mỗi cánh cửa ấy lại mở ra một mảnh đời Xoay quanh đời tư của các nhân vật, mỗi câu chuyện thường ngày
Trang 38ấy lại là một bức thông điệp mà tác giả ân cần gửi đến bạn đọc với bao tình cảm thiết tha trìu mến Với giọng văn gân guốc, lời văn như nổi sóng, tác giả không ngần ngại phô bày muôn vàn cung bậc tình cảm trên từng trang giấy, để mỗi khi gấp trang sách lại, ta như bắt đầu một nỗi trăn trở, suy tư Ta không thể bình thản sau khi đọc các truyện ngắn của ông
Thực thế, “Hạc vừa bay vừa kêu thảng thốt” được viết nên từ cảm hứng về cuộc đời, con người và thơ của Nguyễn Bính Câu chuyện ẩn chứa rất
nhiều chân lý văn học sử, “trong đó tác giả nhận ra rằng trong văn học thì ngôi
Chúa Lời trước sau vẫn thuộc về thơ” [51, tr.289] Và tác giả đặt ra câu hỏi có
ý nghĩa tự vấn: Liệu thơ có tự do không? Thế nào là một nhà thơ đích thực?
ẩn chứa đằng sau tâm hồn thi sĩ là những gì? Phải chăng “Một nhà thơ tức là
một nhà đạo đức, một minh sư, một bậc thầy, một con người biết được điểm
dừng”[50, tr.295] “Đưa sáo sang sông” cũng là câu chuyện nói về vẻ đẹp
trong tâm hồn người thi sĩ, cái cao thượng, trượng nghĩa của thi nhân, nó khác hẳn với bọn phàm phu tục tử “Chuyện ông Móng” nói về cuộc đời của ông Móng, vì không chung thủy nên sau này nghĩ lại, ông đã tự trừng phạt mình
như lời thề của bốn mươi năm về trước: “ Nếu tôi không chung thủy với em thì
suốt đời tôi đi hót cứt!” Và từ đó, ông tự cởi trói cho tâm hồn mình bằng một
quan niệm sống hết sức đơn giản: “ Không tôn giáo, không vụ lợi, không
sêch-xy…Nghề hót phân là trên hết” Đây là câu chuyện nói về một đề tài tầm phơ
tầm phào, xoàng xĩnh nhất trong những truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp nhưng nó lại hàm chứa một quan niệm Phật giáo có ý nghĩa nhân sinh hết sức sâu sắc: gieo nhân nào, gặp quả ấy! “Những người muôn năm cũ”, “Sống dễ lắm” nói về cuộc đời của những người giáo viên Với đề tài này, Nguyễn Huy Thiệp đã dựng lại cả khuôn mặt thực của nền giáo dục nước ta lúc bấy giờ
Kiểu truyện ngắn phi cốt truyện dựa trên những câu chuyện vặt vãnh
đời thường không phải là sáng tạo riêng của Nguyễn Huy Thiệp mà là sự tiếp
Trang 39thu có ý nghĩa tất yếu của dòng lịch sử văn học Đó là một tác nhân thúc đẩy
sự vận động tất yếu của thể loại văn học Với mảng truyện này ông đã dựng lên bức tranh vô cùng sinh động về cuộc sống của con người mà ở đó, ông đã nói hộ tiếng lòng của bao kiếp người, tái hiện lại bộ mặt thực của xã hội Việt Nam đương thời Bước vào thế giới nghệ thuật của Nguyễn Huy Thiệp ta như dấn chân vào một thế giới hiện thực ngổn ngang các sự kiện, các nhân vật của
đời thường Trong thế giới ấy, cuộc sống mà tác giả tái hiện lại có gì đó như méo mó, kì dị, chẳng thể hoàn hảo nhưng nó lại vô cùng trần tục Và ta thấy hiện lên một gương mặt tác giả nhàu nát, đầy ưu tư, trăn trở, một thái độ của
kẻ khinh đời, ghét thói giả tạo, thói tầm thường, mọi giá trị của cuộc sống đều
đáng hoài nghi Đó cũng là một cách nhà văn thể hiện một cách sâu sắc quan niệm thẩm mỹ của mình trước những nấc thang giá trị của cuộc sống Có thể nói Nguyễn Huy Thiệp đã có công lớn đối với dòng văn học hiện thực Việt Nam
1.2.2.2.Những truyện trữ tình
Khái niệm truyện ngắn trữ tình có thể hiểu là truyện thể hiện cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ của nhà văn trước hiện thực khách quan Hê-ghen đã từng nhận xét: Tự sự là thế giới của khách thể, còn trữ tình là thế giới của chủ thể Như vậy, nguồn gốc và điểm tựa của trữ tình là ở chủ thể và chủ thể là người duy nhất mang nội dung Truyện ngắn trữ tình thể hiện tâm trạng nên nó thường không có cốt truyện Và loại truyện này cũng có một sức mạnh đặc biệt, lôi cuốn bạn đọc bởi lẽ nó có khả năng thể hiện cảm xúc, tâm trạng trong cả hiện tại và quá khứ sống động như hiện thực vừa xảy ra Nhờ đặc điểm này
mà những rung động thầm kín mang tính chủ quan, cá nhân, thậm chí cá biệt của tác giả được người đọc tiếp nhận như rung động của chính bản thân họ Hơn thế, việc thể hiện tập trung những nỗi niềm thầm kín, chủ quan đã cho phép tác phẩm trữ tình thâm nhập vào những chân lý phổ quát nhất của tồn tại con người như sống, chết, lòng chung thủy, ước mơ, tương lai, hi vọng Đây là
Trang 40nhân tố tạo nên sức khái quát và ý nghĩa xã hội to lớn của truyện ngắn trữ tình Nhà văn Nga C.Pauxtopxki đã từng nói như thế này về chất thơ của văn xuôi:
Nó “nhìn cuộc sống lúc nào cũng như mới, như lần đầu tiên được thấy trong
dáng vẻ tươi nguyên và đầy ý nghĩa của từng hiện tượng cho dù nó có vẻ nhỏ nhặt nhất…Đó là khả năng truyền đạt chất thơ ở quanh ta”(Một mình với
mùa thu) Thông qua lớp ngôn từ nhẹ nhàng, uyển chuyển, tinh tế, chất thơ trong mỗi truyện ngắn trữ tình sẽ được chở đến từng bạn đọc Ta thường nghe
đến chất thơ trong truyện ngắn của Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Nguyễn Thành Long, Đỗ Chu Những truyện ngắn thuộc mảng này của họ được ví như những
áng thơ trữ tình Nhắc đến Thạch Lam, người ta nghĩ ngay tới “Hai đứa trẻ”,
“Dưới bóng hoàng lan”…, Nguyễn Tuân thì ta không thể không nhắc tới
“Người lái đò sông Đà”…Còn đối với Nguyễn Huy Thiệp, mặc dầu ở mảng truyện này không có biên độ rộng lắm song vẫn có những kết tinh nghệ thuật
đáng kể ở một số tác phẩm tiêu biểu như: “Trăn trâu cắt cỏ”, “Lòng mẹ”,
“Mưa”, “Trương Chi”, “Không khóc ở California”…Những truyện ngắn trữ tình này của Nguyễn Huy Thiệp thường xuất hiện trong những sáng tác về sau, tạo nên phức điệu thẩm mĩ cho truyện ngắn của của ông Đọc những truyện ngắn trữ tình này của ông, người đọc như được dừng chân thảnh thơi dưới chân đồi ngôn ngữ để có thể thả hồn mình mơn man cùng dòng suy tưởng trong tâm hồn của các nhân vật, từ đó chiêm nghiệm về cuộc đời sâu sắc hơn
“Thương nhớ đồng quê” là truyện ngắn nói lên những dòng suy tưởng trong tâm hồn cậu bé mới lớn tên Nhâm Truyện gồm những câu chuyện nhỏ tản mạn xung quanh cuộc sống của Nhâm Đó là chuyện Nhâm đi đón Quyên, chuyện Nhâm nói chuyện với sư Thiều, chuyện Nhâm đi bắt ếch, đi đón Quyên cho dì Lưu, chuyện về chú Phụng, chuyện về cái chết của hai đứa em gái Nhâm…Những câu chuyện này được triển khai theo dòng cảm xúc của nhân vật Nhâm Vì là chuyện của dòng cảm xúc nên gần như câu chuyện được