1. Quan niệm về cốt truyện
1.2.2. Truyện không có cốt truyện
Khái niệm truyện không có cốt truyện chỉ mang tính ước lệ và quy ước cao, nó đánh dấu một sự cách tân nghệ thuật lớn của các nhà văn hiện đại trong lĩnh vực tự sự học. Trong loại cốt truyện này, các thành phần của cốt truyện như mở đầu, thắt nút, phát triển, cao trào và kết thúc; các mối liên hệ nhân quả, tính hiện thực…bị lấn át, che khuất bởi diễn biến trong đời sống tâm lý của nhân vật .Trong truyện không có cốt truyện thường có sự đan xen phức tạp giữa tự sự với trữ tình và những miêu tả đời sống nội tâm của nhân
vật. Hiểu một cách đơn giản nhất, truyện không có cốt truyện là loại truyện không có những cốt truyện ly kỳ, lắt léo, không thể tóm tắt được, khó có thể kể lại được do kỹ thuật tự sự “dòng ý thức” của nhà văn đem lại. Đặc điểm nổi bật của loại truyện này là gần với chất thơ, chất trữ tình hơn. Các sự kiện quan trọng tại các thời điểm có tính chất bước ngoặt trong tính cách, cuộc đời của nhân vật bị giản lược đến mức tối đa. Kĩ thuật tự sự này sẽ đánh dấu tài năng của nhà văn trong nghệ thuật xây dựng cốt truyện. Loại truyện không có cốt truyện đang dần chiếm ưu thế độc tôn trong văn học hậu hiện đại. Nói như vậy không có nghĩa là tự sự hiện đại không có sự xuất hiện của loại cốt truyện này. Chúng ta từng biết đến những nhà văn Việt Nam hiện đại rất thành công ở loại truyện này như : Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Nam Cao, Nguyễn Thành Long, Y Ban…Với kiểu truyện ngắn này, các nhà văn Việt Nam hiện đại đã dần khẳng định được tài năng và danh tiếng của mình trên văn đàn. Bởi lẽ qua loại truyện này nhà văn có thể mặc sức tung hoành trên dòng thác ngôn từ để lách sâu vào mọi ngõ ngách đời sống tâm hồn cũng như đời sống xã hội của con người.
Theo tiến trình vận động chung của lịch sử, tiến trình văn học Việt Nam đến năm 1986 chính thức chuyển bước từ văn học hiện đại sang văn học thời kỳ đổi mới. Căn cứ vào đâu để người ta phân chia như vậy? Mốc giới là thời điểm ra đời của hàng loạt tác phẩm của của Nguyễn Huy Thiệp, và tiếp đó là hàng loạt các tác phẩm của các cây bút tài năng khác như Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Việt Hà, Phạm Thị Hoài, Võ Thị Hảo…mà đặc trưng sáng tác của họ là ở loại truyện không có cốt truyện, cốt truyện phân mảnh. Tác phẩm của những cây bút tài năng này là phá vỡ khuynh hướng tuyến tính, đề cao tính bất định, đứt đoạn, phân mảnh trong việc xây dựng cốt truyện. Giữa các phần của cốt truyện có sự kết hợp hết sức lỏng lẻo tới mức người đọc có thể lắp ghép ngẫu nhiên các mảnh rời rạc này. Hơn nữa khuynh hướng tư tưởng của họ là là muốn tạo ra những dị biệt khác
thường, nổi loạn, bất an, hoài nghi, phức tạp. Nổi lên hàng đầu thu hút sự quan tâm của bạn đọc là các sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp. Qua sáng tác của nhà văn này người ta sẽ thấy rõ hơn bản chất của con người hiện đại, đồng thời ta còn chứng kiến bước đột phá vươn lên đỉnh cao mới của nghệ thuật tự sự mà kết tinh của nó là ở loại truyện ngắn không có cốt truyện.
Khảo cứu hệ thống các truyện ngắn không có cốt truyện của Nguyễn huy Thiệp chúng tôi nhận thấy có các mảng truyện nhỏ sau: 1- Những truyện vặt vãnh đời thường, 2 - Những truyện tâm lý. Tuy nhiên những sự khu biệt, phân loại như trên chỉ có tính chất tương đối. Bởi lẽ bản chất của văn chương nghệ thuật là sự sáng tạo không ngừng, nó không chấp nhận hoàn toàn một công thức, một chuẩn mực nào. Nói một cách đắc địa như nhà văn Nguyễn Tuân đã từng nói là văn chương phải co duỗi nhịp nhàng, văn chương không co duỗi nhịp nhàng là loại văn chương “thấp khớp”.
1.2.2.1.Những truyện vặt vãnh đời thường:
Các nhà văn là những con người có tâm hồn vô cùng nhạy cảm. Mọi biến thái tinh vi của đời sống đều được họ thẩm thấu rất nhanh chóng và sinh động một cách lạ thường. Dường như họ sinh ra đã vốn có thiên khiếu của các thiên tài để có thể cảm nhận những biến thái tinh vi nhất của cuộc sống. Họ nói hộ chúng ta những điều thầm kín, khó nói nhất, thậm chí họ cho chúng ta biết được những bí mật của muôn đời, những điều ta tưởng chừng chỉ có thể “sống để bụng, chết mang theo”. Thế nên những câu chuyện vặt vãnh đời thường là sở trường của rất nhiều nhà văn. Chẳng hạn Nam Cao lấy cảm hứng và đề tài sáng tác từ một Cái chết của con mực, từ một chuyện Nhỏ nhen trong tính cách của con người, rồi đến chuyện Đòn chồng, chuyện Một bữa
no, chuyện Trẻ con không được ăn thịt chó, Một chuyện Sú –vờ- nia,
chuyện Bài học quét nhà, chuyện Rình trộm, chuyện Mong mưa, chuyện
Xem bói, chuyện Đôi móng giò… Tất cả những cái đó tưởng chừng như quá
vô cùng sâu sắc bởi lẽ nó đã phản ánh được chiều sâu tâm lý của con người và khái quát được hiện thực đời sống xã hội đương thời. Một nhà văn khác cùng thời với nhà văn Nam Cao là Thạch Lam cũng rất thành công ở mảng truyện này. Mỗi câu chuyện của ông là một phút rung động trong tâm hồn của con người, nó nhẹ nhàng tựa như những cánh bướm đang bay nhưng sức lan tỏa của nó lại vô cùng mạnh mẽ. Đó là những câu chuyện hết sức dung dị của đời sống thường ngày nhưng vô cùng cảm động như chuyện về tấm áo của những đứa trẻ nghèo (Gió lạnh đầu mùa), chuyện về hai đúa trẻ đợi tàu trong đêm cốt để nhìn thấy thấy thứ ánh sáng lung linh của đêm thành phố (Hai đứa trẻ), chuyện về một đứa trẻ mới ra đời (Đứa con đầu lòng), chuyện về Cái chân què, chuyện Nghe tiếng chim kêu, chuyện Cô hàng xén, chuyện Tối
ba mươi…Các truyện ngắn này của Thạch Lam được coi như những bản ba-
lát buồn miên man. Đó là những nốt nhạc đẹp tràn ngập âm điệu du dương, là những bài thơ dịu êm về những khoảnh khắc giao thoa sáng- tối, thiện- ác, cao cả- tầm thường trong tâm hồn con người mà ranh giới của nó chỉ mỏng mảnh như “ Sợi tóc”! Và thật thiếu sót nếu như ta không nhắc tới một nhân vật xuất sắc khác trong văn học Việt Nam hiện đại, đó là nhà văn Nguyễn Tuân. Ông khẳng định được tài năng của mình qua tập truyện “Vang bóng một thời” với những truyện như: Chiếc lư đồng mắt cua, Tóc chị Hoài, Những chiếc ấm đất, Đánh thơ, Thả thơ, Chén trà sương sớm…Sáng tác của những nhà văn này thường là một dòng chảy của cảm xúc, nó không có cốt truyện ly kỳ, lắt léo, không có những xung đột kịch tính, bất ngờ nên rất khó tóm tắt, khó có thể kể lại được mà ta chỉ có thể cảm nhận được bằng tâm hồn của mình. Có thể coi họ là những đại diện tiêu biểu nhất cho những cách tân tự sự học những năm đầu thế kỷ XX.
Kế thừa nguồn mạch truyền thống đó, truyện không có cốt truyện thiên về những chuyện vặt vãnh đời thường của Nguyễn Huy Thiệp đã tạo thành một dòng chảy vô cùng mạnh mẽ. Nó đã khẳng định được tài năng và cá tính
sáng tạo nghệ thuật tuyệt vời của ông. Ta có thể kể ra đây hàng loạt các tác phẩm nổi tiếng của ông như: “Chảy đi sông ơi”, “Tướng về hưu”, “Không
có vua”, “Con gái thủy thần”, “Đưa sáo sang sông”, “Sống dễ lắm”,
“Chuyện ông Móng”…Đọc những truyện này của ông ta sẽ thấm thía hơn những ý vị của đời sống thường ngày mà ở đó hạnh phúc cũng như đau khổ đều được tái hiện một cách sinh động lạ thường.
“Chảy đi sông ơi” là cả một dòng thác những cuộc đời của những người dân sống quanh bến Cốc nổi, tâm điểm là huyền thoại về con trâu đen trên bãi sông này với những lời đồn đại thứ thiệt về sức mạnh vô thường mà
nó đem lại cho con người. Truyện kể rằng: “Nó thường xuất hiện vào lúc nửa
đêm. Nó ở dưới đáy lòng sông lao lên mặt nước như phi trên cạn. Con trâu phì bọt, nước dãi của nó tựa như trứng cá. Nếu ai may mắn hớp được bọt ấy sẽ có sức lực phi thường, bơi lội dưới nước giỏi như tôm cá”. Cả câu chuyện là
những mảnh vụn của những kiếp người phù du ghép lại. Đó là chuyện về cuộc đời của những ngư dân như lão Tảo, lão trùm Thịnh, chị Thắm…Những mảnh đời ấy được tái hiện qua lời kể của “tôi”. Nội dung của toàn bộ câu chuyện này đều liên quan đến hành trình đi tìm con trâu đen của “tôi”. Và mỗi lần tiếp xúc với một “loại người”, tâm hồn “tôi” như bị òa vỡ ra thành muôn mảnh đau xót. Bởi lẽ khối mộng mà “tôi” hằng ôm ấp từ thuở ấu thơ qua mỗi lần ra đi trên những chuyến đò đều gặp phải những kẻ ác và vô tâm. Mà kẻ ác và vô
tâm thì “nhiều như bụi bặm trên đường…”. Bởi lẽ “Có ai yêu thương họ
đâu…Họ đói mà ngu muội lắm”. Chỉ có duy nhất một người tốt là chị Thắm
nhưng cuộc đời lại chẳng tốt với chị. Chị đã cứu bao mạng người trên khúc sông này nhưng lại bị chết đuối vì không có ai cứu vớt! Cứ như thế cốt truyện
bị nghiền nhỏ ra như những mảnh vỡ của cuộc đời để rồi kết cục “Tôi bỗng
nhiên thấy cuộc cuộc sống hiện giờ của tôi vô nghĩa xiết bao”. Trong truyện
này ta không thấy có những biến cố lớn, không có những xunng đột đỉnh điểm, ngay cả bi kịch dẫn đến cái chết của nhân vật cũng chỉ được kể lại một
cách thản nhiên như sự trôi chảy của dòng đời. Triết lý nhân sinh của câu chuyện thật vô cùng sâu sắc: Cuộc đời con người ta thường hay theo đuổi những điều phù du huyễn hoặc để rồi khi chiêm nghiệm lại thấy cuộc sống thật vô nghĩa, vô tâm. Cái đẹp, cái thiện dễ dàng bị cuốn trôi, bị chôn vùi, chỉ
có cái xấu, cái ác là vẫn hiển nhiên tồn tại “nhiều như bụi bặm trên đường”.
Tác giả đã găm vào lòng người đọc một nỗi hoài nghi lớn về những giá trị đích thực của cuộc sống.
“Tướng về hưu” là tác phẩm tạo ra cho Nguyễn Huy Thiệp cả một vầng hào quang chói lọi. Mặc dù xung quanh truyện ngắn này đã có vô số những lời khen, chê. Thế nhưng nhìn một cách tổng thể thì đây là một tác phẩm đáng để chúng ta ghi nhận tài năng, cống hiến của nhà văn này cho dòng tự sự Việt Nam . Nói như thế không có nghĩa là chúng ta bênh vực Nguyễn Huy Thiệp. Ông hoàn toàn biết mình, biết người! Thế nên ông mới
bộc bạch “Chúa còn bị hắt hủi nữa là tôi”! Đi sâu vào tác phẩm ta thấy ngổn
ngang một thế giới các sự kiện, sự việc, hành động, nhân vật được sắp xếp lỏng lẻo bên cạnh nhau. Nguyễn Huy Thiệp đã để cho dòng các sự kiện này tuôn chảy trong 15 chương. Mỗi chương lại là tập hợp các sự kiện vụn vặt khác, không có chương nào là chính, chương nào là phụ. Ta có thể tạm tóm tắt nội dung các chương như sau:
Chương I: Giới thiệu sơ lược tiểu sử của các thành viên trong gia đình
ông tướng.
Chương II: Giới thiệu sơ lược cuộc sống hàng ngày của gia đình tôi. Chương III: Kể việc cha con “tôi” bàn việc việc viết hồi kí, việc nuôi
vẹt, việc khách khứa đến nhờ vả ông Thuấn.
Chương IV: Kể việc thằng Tuân, con ông Bổng cưới vợ, việc vợ nó, cô
Kim Chi sinh con sau vài ngày cưới.
Chương V: Kể công việc hàng ngày của Thủy, Việc nuôi chó bec- giê
Chương VI: Kể việc ông Cơ muốn về quê bốc mộ vợ.
Chương VII: Kể việc mẹ “tôi” bị ngã và lại ốm liệt giường như cũ, cả
nhà tìm cách chăm sóc.
Chương VIII: Kể việc chuẩn bị đám tang mẹ “tôi”. Chương IX: Kể việc đưa tang mẹ “tôi”.
Chương X: Kể về cái tết sau khi mẹ “tôi” mất.
Chương XI: Kể về cậu Khổng, về mối quan hệ giữa Khổng và vợ “tôi”. Chương XII: Kể việc cha “tôi” về thăm đơn vị cũ.
Chương XIII: Kể việc vợ “tôi” cùng đám người nhà mò chum dưới đáy
ao.
Chương XIV: Kể việc cha “tôi” hi sinh.
Chương XV: Kể về nếp sống của gia đình “tôi” sau khi cha “tôi” mất.
Như vậy, mỗi chương có một đề tài rất rõ rệt, cùng hướng tới một nội dung chính là cuộc sống thường ngày trong gia đình ông tướng về hưu. Đặc sắc nghệ thuật trong truyện ngắn này là tất cả các sự kiện, con người được trình bày dàn trải suốt 15 chương giống như tiểu thuyết chương hồi, nó được kể lại bằng một giọng lạnh lùng, rạch ròi. Tất cả các sự việc cứ diễn ra trần trụi, thẳng băng như một dòng chảy tự nhiên, không thể đổi khác. Có thể nói
“Tướng về hưu là một tấn trò đời thu nhỏ. Đủ các hạng người: tướng lĩnh, kĩ
sư, bác sĩ, người làm công, cô gái lỡ làng, thằng tù…Đủ các mối quan hệ: cha- con, ông- cháu, chủ- người làm thuê, họ hàng, thông gia, nhân tình, nhân ngãi…Đủ các sự kiện tang, ma, cưới, hỏi…đủ các cảm xúc hỉ, nộ, ái, ố…”
[34, tr.56]. Truyện không có nội dung gì to tát, kể cả khi nói về cái chết giọng văn vẫn hết sức bình thản. Thế nhưng, nói như nhà nghiên cứu văn học Đặng
Anh Đào, truyện này đã “dựng lại cả một sơ đồ của tiểu thuyết và truyện kể từ
khi ra đời”: chuyện nuôi chó, nuôi vẹt, chuyện về đám cưới đám ma, chuyện
ngoại tình, chuyện viết nhật kí, chuyện mò chum dưới đáy ao để tìm vàng, chuyện những bức thư giới thiệu để xin việc làm…tất thảy đều là những việc
nhỏ nhặt, vụn vặt, chẳng có gì là ghê gớm. Giá trị đích thực của truyện ngắn này là ở chỗ nó đã tái hiện lại một hiện thực xã hội đã tha hóa, ngầm ẩn những mối mâu thuẫn không thể dung hòa. Sâu xa hơn nữa là nó nói đến thân phận cô đơn lạc lõng của con người không thể hòa nhịp với lối sống gấp gáp, thực dụng đến lạnh người ( Ông tướng chỉ giữ vai trò là ông tướng khi ở trên chiến trận, trong quân đội, còn khi về hưu, trở về với cuộc sống đời thường thì ông không thể hòa nhập được với cuộc sống thường nhật. Điều đó khiến ông phải
thốt lên: “Sao tôi cứ như lạc loài”!). Như vậy, một truyện ngắn vặt vãnh đời
thường nhưng nó lại có dung lượng bao quát thực tế cuộc sống của cả một pho tiểu thuyết.
Những câu chuyện thường ngày là những sự việc, con người gần gũi, thân thiết với tất cả chúng ta. Đọc những câu chuyện này lên ta có thể cảm nhận được cuộc sống xung quanh mình đang cựa quậy, nảy mầm, đâm chồi, khởi sắc hương và đơm hoa, kết trái. Cái “trái đời thường” ấy không phải lúc nào cũng đậm đà hương vị ngọt ngào mà đôi khi nó chát chúa, đắng ngắt khiến “ăn” xong rồi người ta vẫn còn cảm nhận được nó còn tê trên đầu lưỡi. “Không có vua” là một câu chuyện như thế.
Vẫn là “chiêu độc” của Nguyễn Huy Thiệp, với cốt truyện phân mảnh, truyện “Không có vua” là một chuỗi được xâu bởi bẩy câu chuyện nhỏ: 1 -
Gia cảnh; 2 - Buổi sáng; 3 - Ngày giỗ; 4 - Buổi chiều; 5 - Ngày tết ; 6 – Buổi tối; 7- Ngày thường. Nội dung câu chuyện xoay quanh việc Sinh về làm dâu
nhà lão Kiền, chuyện Cấn lo kiếm tiền, chuyện Khiên ăn cắp thịt lợn, chuyện Khảm ghẹo chị dâu, chuyện lão Kiền nhìn trộm con dâu tắm, chuyện lau nhà, chuyện giặt giũ, chuyện tán gái, chuyện cãi nhau, chuyện ngày giỗ, ngày