Cơ sở khoa học • Khái niệm quản lý nhà nước về đất đai: Quản lý nhà nước về đất đai là tổng hợp các hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu Nhà
Trang 1KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Quản lý đất đai
Khoa : Quản lý Tài Nguyên
Khóa học : 2010 – 2014 Người hướng dẫn : Th.S Trần Thị Mai Anh
Thái Nguyên, năm 2014
Trang 2còn là kết quả của 4 năm rèn luyện trên giảng đường đại học của sinh viên
Để có kết quả như ngày hôm, bằng tấm lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân
thành cảm ơn cô giáo Th.S Trần Thị Mai Anh đã tận tình hướng dẫn em
hoàn thành báo cáo này
Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, đặc biệt các thầy, cô giáo khoa Quản lý Tài nguyên là những người đã dạy bảo và hướng dẫn em tận tình trong những năm học tập
và rèn luyện tại trường
Xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ Ủy ban nhân dân xã Tiên Kiều, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bắc Quang đã tạo điều kiện và nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập tốt nghiệp tại địa phương
Trong thời gian thực tập và làm khóa luận, do thời gian nghiên cứu có hạn và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên đề tài của em không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình điều tra, nghiên cứu, phân tích cũng như viết đề tài Em kính mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên để khóa luận tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Giang, ngày 28 tháng 4 năm 2014
Sinh viên
Lý Thị Linh
Trang 32013 24
Bảng 4.2 Số lượng đàn gia súc, gia cầm năm 2013 24
Bảng 4.3 Hiện trạng sử dụng đất của xã Tiên Kiều năm 2013 30
Bảng 4.4 Một số văn bản về quản lý và sử dụng đất đai đã ban hành từ 2011 - 2013 mà xã Tiên Kiều đã tiếp nhận 32
Bảng 4.5 Một số thuận lợi, khó khăn trong việc thực hiện các văn bản pháp luật về đất đai xã Tiên Kiều 33
Bảng 4.6 Tổng hợp hồ sơ địa giới hành chính của xã Tiên Kiều 35
Bảng 4.7 Các loại bản đồ xã Tiên Kiều 36
Bảng 4.8 Một số tồn tại về công tác đo vẽ bản đồ của xã Tiên Kiều 37
Bảng 4.9 Một số khó khăn trong việc xây dựng NTM tại xã Tiên Kiều 40
Bảng 4.10 Kết quả giao đất của xã Tiên Kiều giai đoạn 2011 - 2013 41
Bảng 4.11 Kết quả thu hồi đất của xã Tiên Kiều giai đoạn 2011 - 2013 42
Bảng 4.12 Thuận lợi, khó khăn trong công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất tại xã Tiên Kiều 43
Bảng 4.13 Tổng hợp thành phần hồ sơ địa chính 45
Bảng 4.14 Thuận lợi khó khăn trong công tác cấp GCNQSDĐ tại xã Tiên Kiều 46
Bảng 4.15 Biến động đất đai xã Tiên Kiều giai đoạn 2011 - 2013 48
Bảng 4.16 Kết quả thu ngân sách từ đất giai đoạn 2011 - 2013 50
Bảng 4.17 Thống kê thực hiện quyền sử dụng đất ở xã Tiên Kiều giai đoạn 2011 - 2013 52
Bảng 4.18 Kết quả thanh tra việc quản lý và sử dụng đất đai xã Tiên Kiều giai đoạn 2011 - 2013 54
Bảng 4.19 Tổng hợp giải quyết tranh chấp về đất đai của xã Tiên Kiều giai đoạn 2011 - 2013 56
Bảng 4.20 Một số tồn tại và giải pháp khắc phục trong công tác quản lý nhà nước về đất đai tại xã Tiên Kiều 59
Trang 4Hình 4.1 Vị trí địa lý xã Tiên Kiều - huyện Bắc Quang - tỉnh Hà Giang 20
Trang 5Bộ TNMT : Bộ Tài nguyên và Môi trường
TN-MT : Tài nguyên môi trường
UBND : Ủy ban nhân dân
Trang 6
Phần 1: MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục đích nghiên cứu 2
1.3 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.4 Ý nghĩa của đề tài 2
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 Cơ sở khoa học, căn cứ pháp lý của đề tài 3
2.1.1 Cơ sở khoa học 3
2.1.2 Căn cứ pháp lý của công tác quản lý nhà nước về đất đai 7
2.2 Khái quát tình hình quản lý nhà nước về đất đai ở nước ta, ở tỉnh Hà Giang từ khi thực hiện Luật Đất đai 2003 đến nay 9
2.2.1 Công tác quản lý nhà nước về đất đai trong phạm vi cả nước 9
2.2.1.1 Kết quả đạt được 9
2.2.1.2 Một số tồn tại 13
2.2.2 Tình hình quản lý nhà nước về đất đai của tỉnh Hà Giang 14
2.2.2.1 Kết quả đạt được 14
2.2.2.2 Định hướng phát triển của tỉnh trong những năm tới 17
Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 18
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu 18
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu 18
3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành 18
3.3 Nội dung nghiên cứu 18
3.3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội 18
3.3.1.1 Điều kiện tự nhiên 18
3.3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 18
3.3.2 Hiện trạng sử dụng đất đai năm 2013 và biến động đất đai xã Tiên Kiều - huyện Bắc Quang- tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011-2013 18
Trang 73.3.3 Công tác quản lý nhà nước về đất đai theo 13 nội dung trong Luật Đất
đai 2003 18
3.3.4 Đánh giá chung và đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai 19
3.4 Phương pháp nghiên cứu 19
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 20
4.1 Điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội xã Tiên Kiều 20
4.1.1 Điều kiện tự nhiên 20
4.1.1.1 Vị trí địa lý 20
4.1.1.2 Địa hình, địa mạo 21
4.1.1.3 Khí hậu 21
4.1.1.4 Thủy văn 22
4.1.1.5 Nguồn tài nguyên 22
4.1.1.6 Đánh giá về điều kiện tự nhiên, tài nguyên 23
4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 23
4.1.2.1 Thực trạng phát triển kinh tế 23
4.1.2.2 Thực trạng phát triển xã hội 26
4.2 Hiện trạng sử dụng đất đai năm 2013 và biến động đất đai giai đoạn 2011 - 2013 28
4.3 Công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn xã Tiên Kiều, huyện Bắc Quang- tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011-2013 31
4.3.1 Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó 31
4.3.2 Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính 34
4.3.3 Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất 35
4.3.4 Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 37
Trang 8chứng nhận quyền sử dụng đất 44
4.3.7 Thống kê, kiểm kê đất đai 46
4.3.8 Quản lý tài chính về đất đai 49
4.3.9 Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản 50
4.3.10 Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất 51
4.3.11 Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai 53
4.3.12 Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai 55
4.3.13 Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai 57
4.4 Đánh giá chung và đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai giai đoạn 2011 - 2013 57
4.4.1 Đánh giá chung về công tác quản lý nhà nước về đất đai tại xã Tiên Kiều - huyện Bắc Quang - tỉnh Hà Giang 57
4.4.2 Một số tồn tại và giải pháp khắc phục 58
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 60
5.1 Kết luận 60
5.2 Kiến nghị 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO 62
Trang 9xã hội và các hậu quả khó lường về tình hình bất ổn định chính trị, an ninh quốc phòng ở từng địa phương, đặc biệt là trong giai đoạn chuyển sang nền kinh tế thị trường
Xã Tiên Kiều nằm ở phía Nam của huyện Bắc Quang, là xã có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội thuộc diện trung bình khá của huyện Trên địa bàn
xã có Quốc lộ 208 và Quốc lộ 207 chạy qua là 2 tuyến giao thông chính nối
Trang 10liền các xã phía Nam của huyện Bắc Quang Tuy nhiên, đến nay công tác quản lý nhà nước về đất đai của xã còn gặp nhiều khó khăn vướng mắc, do
đó trong giai đoạn hiện nay cần phải điều chỉnh kịp thời công tác quản lý đất đai cho phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế xã hội của xã Đồng thời đáp ứng những đòi hỏi về quản lý và sử dụng đất phục vụ cho phát triển kinh tế -
xã hội và an ninh quốc phòng trên địa bàn nhằm quản lý sử dụng Tài nguyên đất đai tiết kiệm và hiệu quả Nhận thức được ý nghĩa to lớn của quản lý nhà nước đối với đất đai, được sự đồng ý của Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Quản lý Tài Nguyên, dưới sự hướng dẫn của cô giáo Th.S Trần Thị Mai Anh, em đã tiến hành thực hiện
đề tài: “Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai tại xã Tiên Kiều - huyện Bắc Quang - tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011 - 2013”
1.2 Mục đích nghiên cứu
Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất đai của xã Tiên Kiều - huyện Bắc Quang - tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011 - 2013 Qua đó thấy được những mặt thuận lợi, khó khăn trong công tác quản lý nhà nước về đất đai tại địa phương
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá được điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của địa phương
- Tìm hiểu được thực trạng quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn xã và các kết quả đạt được cũng như chưa được trong công tác quản lý nhà nước về đất đai tại xã Tiên Kiều
- Đề xuất một số giải pháp góp phần tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai của xã Tiên Kiều
1.4 Ý nghĩa của đề tài
- Giúp sinh viên biết cách nghiên cứu một vấn đề Củng cố, bổ sung và vận dụng những kiến thức đã học ra ngoài thực tế
- Giúp sinh viên làm quen với môi trường làm việc, công tác tại địa phương
- Đưa ra những giải pháp giúp cho công tác quản lý nhà nước về đất đai của xã được tốt hơn
Trang 11Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Cơ sở khoa học, căn cứ pháp lý của đề tài
2.1.1 Cơ sở khoa học
• Khái niệm quản lý nhà nước về đất đai:
Quản lý nhà nước về đất đai là tổng hợp các hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu Nhà nước về đất đai; đó là các hoạt động trong việc nắm chắc tình hình sử dụng đất; trong việc phân phối và phân phối lại vốn đất đai theo quy hoạch và kế hoạch chung thống nhất; trong việc điều tiết các nguồn lợi từ đất đai; trong việc thanh tra, kiểm tra chế độ quản lý và sử dụng đất đai [8]
Luật Đất đai 2003 [10] có quy định 13 nội dung quản lý nhà nước về đất đai như sau:
1- Công tác ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó
Nội dung này gồm 2 vấn đề là ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện các văn bản
3- Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất
Để đánh giá đúng số lượng và chất lượng đất cần phải điều tra, đo đạc, khảo sát và phân hạng đất
Bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện các thửa đất và các yếu tố địa lý có liên quan, lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận
Trang 12Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là bản đồ thể hiện sự phân bố các loại đất tại một thời điểm xác định, được lập theo đơn vị hành chính
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất là bản đồ được lập tại thời điểm đầu kỳ quy hoạch, thể hiện sự phân bổ các loại đất tại thời điểm cuối kỳ quy hoạch 4- Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Quy hoạch sử dụng đất là việc hoạch định phân bổ đất đai vào mục đích sử dụng các loại đất phù hợp với việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và của Quốc gia, đảm bảo lợi ích cho người sử dụng đất Kế hoạch sử dụng đất nhằm cụ thể hóa các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đến từng năm 5- Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất
Nhà nước giao đất là việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất bằng quyết định hành chính cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất
Nhà nước cho thuê đất là việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất bằng hợp đồng cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất
Thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại quyền
sử dụng đất hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn quản lý theo quy định của Luật này
Chuyển mục đích sử dụng đất là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền
ra quyết định hành chính cho phép chuyển mục đích sử dụng với những diện tích đất cụ thể từ mục đích này sang mục đích khác
6- Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Đăng ký quyền sử dụng đất là việc ghi nhận quyền sử dụng đất hợp pháp đối với một thửa đất xác định vào hồ sơ địa chính nhằm xác lập quyền
và nghĩa vụ của người sử dụng đất
Hồ sơ địa chính là hồ sơ phục vụ quản lý nhà nước đối với việc sử dụng đất Hồ sơ địa chính gồm bản đồ địa chính, sổ địa chính, sổ mục kế đất đai và
sổ theo dõi biến động đất đai
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất
Trang 137- Thống kê, kiểm kê đất đai
Thống kế đất đai là việc Nhà nước tổng hợp, đánh giá trên hồ sơ địa chính về hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm thống kê và tình hình biến động đất đai giữa hai lần thống kê
Kiểm kê đất đai là việc Nhà nước tổng hợp, đánh giá trên hồ sơ địa chính và trên thực địa về hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm kiểm kê và tình hình biến động đất đai giữa hai lần kiểm kê
8- Quản lý tài chính về đất
Giá đất thực chất là giá quyền sử dụng đất là số tiền tính trên một đơn vị diện tích đất do Nhà nước quy định hoặc được hình thành trong giao dịch về quyền sử dụng đất Giá trị quyền sử dụng đất là giá trị bằng tiền của quyền sử dụng đất đối với một diện tích đất xác định trong thời hạn sử dụng đất xác định 9- Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản
Bất động sản là những tài sản có đặc tính cố định, không di chuyển nguyên vẹn được từ nơi này sang nơi khác như: quyền sử dụng đất, nhà cửa, các công trình kiến trúc Thị trường bất động sản thực chất là thị trường chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng các loại bất động sản
10- Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất
Thực chất nội dung này là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm quản lý chặt chẽ, uốn nắn kịp thời các sai sót, vi phạm trong quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất
11- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai
Thanh tra đất đai là việc điều tra, xem xét để làm rõ việc vi phạm pháp luật đất đai và kiến nghị biện pháp xử lý Kiểm tra đất đai là việc xem xét tình hình thực tế về quản lý, sử dụng đất đai để đánh giá, nhận xét
12- Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai
Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai
Trang 14Khiếu nại về đất đai là việc người sử dụng đất đề nghị cơ quan, tổ chức,
cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính
về đất đai khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình
Tố cáo về đất đai là việc công dân báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật đất đai của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất
13- Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai
Hoạt động dịch vụ công về đất đai là những hoạt động dịch vụ của cơ quan nhà nước để đáp ứng nhu cầu của các tổ chức, cá nhân trong xã hội về lĩnh vực đất đai theo quy định của pháp luật
• Mục đích quản lý nhà nước về đất đai
- Bảo vệ quyền sở hữu Nhà nước đối với đất đai, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất
- Đảm bảo sử dụng hợp lý quỹ đất đai của Nhà nước
- Tăng cường hiệu quả sử dụng đất
- Bảo vệ cải tạo đất, cải tạo môi trường
• Nguyên tắc quản lý nhà nước về đất đai
- Đảm bảo sự quản lý tập trung và thống nhất của nhà nước
Đất đai là tài nguyên của mỗi quốc gia, là tài sản chung của toàn dân
Vì vậy, không thể có bất kỳ một tổ chức hay cá nhân nào chiếm đoạt tài sản chung làm tài sản riêng của mình được Chỉ có nhà nước duy nhất đại diện hợp pháp cho toàn dân mới có toàn quyền trong việc quyết định số phận pháp
lý của đất đai Hiến pháp 1992 quy định: “Nhà nước thống nhất quản lý toàn
bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả” [6]
- Đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa quyền sở hữu đất đai, giữa lợi ích của Nhà nước với lợi ích của người dân
Theo quy định của pháp luật, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý Nhà nước thực hiện quyền của chủ sở hữu thông qua việc quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
Trang 15cho phép chuyển mục đích sử dụng và quy định thời hạn sử dụng đất; quyết định giá đất; quyết định chính sách điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất không phải do người sử dụng đất tạo ra; trao quyền sử dụng đất và thu hồi đất
để sử dụng vào các mục đích quốc phòng, an ninh, phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và các dự án phát triển kinh tế, xã hội theo quy định của pháp luật Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất để sử dụng ổn định lâu dài hoặc có thời hạn và có các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất và được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất, tùy theo từng loại đất và nguồn gốc sử dụng đất theo quy định của pháp luật Người sử dụng đất có nghĩa vụ phải đăng ký quyền sử dụng đất, sử dụng đất đúng mục đích, tuân thủ quy hoạch, trả lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất, chấp hành pháp luật về đất đai [1]
- Tiết kiệm và hiệu quả
Đất đai là nguồn tài nguyên có hạn do đó việc sử dụng đất phải tuân theo nguyên tắc nhất định nhằm đảm bảo tính tiết kiệm và sử dụng đất đai đạt hiệu quả nhất
•Phương pháp quản lý nhà nước về đất đai
- Phương pháp hành chính: là cách thức tác động trực tiếp của Nhà nước đến các chủ thể trong quan hệ đất đai bằng các biện pháp các quy định mang tính mệnh lệnh
- Phương pháp kinh tế: là cách thức tác động của Nhà nước một cách gián tiếp vào đối tượng bị quản lý thông qua lợi ích kinh tế để cho các đối tượng bị quản
lý lựa chọn phương án hoạt động của mình sao cho có hiệu quả nhất
- Phương pháp tuyên truyền giáo dục: là cách thức tác động của Nhà nước vào nhận thức và tình cảm của con người nhằm khơi dậy ý thức tự giác và tinh thần trách nhiệm của con người Qua đó thấy được trách nhiệm đóng góp công sức và trí tuệ vào sự nghiệp chung để thực hiện tốt các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đối với công tác quản lý nhà nước về đất đai [8]
2.1.2 Căn cứ pháp lý của công tác quản lý nhà nước về đất đai
- Luật Đất đai 2003
- Luật Nhà ở 2011
Trang 16- Luật Kinh doanh Bất động sản 2006
- Nghị Định 181/2004/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2003
- Nghị Định 197/2004/NĐ-CP về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
- Nghị định 84/2007/NĐ-CP quy định bổ sung về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai
- Nghị định 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
- Nghị định 188/2004/NĐ-CP ngày 19/11/2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất
- Nghị định 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất
- Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường thiệt hại, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất
- Nghị định 38/2011/NĐ-CP sửa đổi Nghị Định 181/2004/NĐ-CP quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai;
- Nghị định 88/2009/NĐ-CP về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
- Thông tư 08/2007/TT-BTNMT hướng dẫn thống kê, kiểm kê đất đai
- Thông tư 01/2005/TT-BTNMT hướng dẫn Nghị định 181/2004/
NĐ-CP thi hành Luật Đất đai 2003;
Trang 17- Thông tư 57/2010/TT-BTC quy định việc lập dự toán, sử dụng và quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất;
- Thông tư 09/2007/TT-BTNMT hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý
hồ sơ địa chính;
- Chỉ thị 1474/CT-TTg năm 2011 về thực hiện nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để chấn chỉnh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai
2.2 Khái quát tình hình quản lý nhà nước về đất đai ở nước ta, ở tỉnh Hà Giang từ khi thực hiện Luật Đất đai 2003 đến nay
2.2.1 Công tác quản lý nhà nước về đất đai trong phạm vi cả nước
2.2.1.1 Kết quả đạt được
• Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Thông qua QHSDĐ, KHSDĐ đã góp phần đảm bảo tính thống nhất trong công tác quản lý nhà nước về đất đai; thực hiện quyền định đoạt của Nhà nước về đất đai; đảm bảo cơ sở pháp lý quan trọng cho công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật; tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020 tiếp tục được đổi mới Từ kinh nghiệm rút ra qua quá trình triển khai thực hiện quy hoạch kế hoạch sử dụng đất, Chính phủ ban hành Nghị định số 69/2009/NĐ-CP quy định
bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trong đó đổi mới về phương pháp lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất, quy định rõ trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương trong việc lập quy hoạch
sử dụng đất; chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất của từng cấp được làm rõ tạo tính linh hoạt, chủ động của địa phương trong xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã ban hành Thông tư số BTNMT quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch
19/2010/TT-sử dụng đất và Chỉ thị số 01/CT-BTNMT về tăng cường công tác quy hoạch kế hoạch sử dụng đất [3]
Trang 18Trong năm 2011, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 17/2011/QH13 về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015) cấp quốc gia Mục tiêu của Nghị quyết là quản lý chặt chẽ tài nguyên đất đai theo quy hoạch, kế hoạch và pháp luật; đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả; bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, đảm bảo phát triển bền vững Đồng thời, phát huy tối
đa tiềm năng, nguồn lực về đất đai đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước
Thực hiện Nghị quyết trên, trong thời qua, Chính phủ đã ban hành các Nghị quyết về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015) cho các tỉnh, thành phố…
Cho đến nay việc lập, thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các cấp đã dần đi vào nề nếp, trở thành cơ sở quan trọng để định hướng cho phát triển, trở thành công cụ để quản lý và trở thành phương tiện để đảm bảo
sự đồng thuận xã hội Cơ cấu sử dụng đất được chuyển đổi phù hợp với quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đã đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất trong nông nghiệp, nông thôn phù hợp với nền kinh tế hàng hóa, tạo điều kiện
để kinh tế nông thôn đã thoát khỏi tình trạng tự cung, tự cấp và chuyển sang sản xuất hàng hóa, bộ mặt kinh tế - xã hội nông thôn được cải thiện Quy hoạch sử dụng đất đã góp phần khôi phục, bảo vệ và phát triển rừng, đất dành cho phát triển công nghiệp, dịch vụ, xây dựng kết cấu hạ tầng, chỉnh trang và phát triển đô thị được mở rộng, cơ bản đáp ứng nhu cầu của giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Nhiều chỉ tiêu sử dụng đất đạt cao so với chỉ tiêu được Quốc hội duyệt như chỉ tiêu sử dụng đất nông nghiệp đạt 100,02%; đất lâm nghiệp đạt 94,59%; đất khu công nghiệp đạt 100,0%; đất giao thông đạt 94,34%; đất thủy lợi đạt 96,88%; đất cơ sở y tế đạt 85,71%; đất cơ sở giáo dục- đào tạo 97,62%; đất di tích, danh thắng 94,44%; khai thác đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng đạt 91,02% [3]
• Công tác giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất
Việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nhìn chung đã phù hợp với quy hoạch sử dụng đất được duyệt Trình tự, thủ tục giao
Trang 19đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất đã được thực hiện theo đúng quy định Đã từng bước khắc phục tình trạng giao đất, cho thuê đất trái thẩm quyền, không đúng đối tượng Đất được giao, cho thuê, được chuyển mục đích về cơ bản
là phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được xét duyệt và quá trình
chuyển đổi cơ cấu đầu tư và cơ cấu lao động và bảo đảm quốc phòng - an ninh
Tổng diện tích đất đã được Nhà nước giao cho các đối tượng sử dụng là 24.996 nghìn ha, chiếm 75,53% tổng diện tích tự nhiên cả nước; trong đó: Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng 14.878 nghìn ha chiếm 59,52% tổng diện tích
đã giao; các tổ chức trong nước sử dụng 9.735 nghìn ha chiếm 38,95% tổng diện tích đã giao, cho thuê; tổ chức, cá nhân nước ngoài được thuê sử dụng
56 nghìn ha (chỉ chiếm 0,22%); cộng đồng dân cư được giao 325 nghìn ha (1,30%) Thông qua việc giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất, Nhà nước đảm bảo quyền được hưởng dụng của chủ thể sử dụng đất Người sử dụng đất yên tâm đầu
tư trên diện tích đất được giao, được thuê để thực hiện tự nguyện đầy đủ quyền và nghĩa vụ [2]
• Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dùng đất
Từ sau Luật Đất đai 2003, việc đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký, cấp Giấy chứng nhận của các địa phương đã được đẩy mạnh, nhất là sau khi
có Nghị quyết số 07/2007/QH12 ngày 12 tháng 11 năm 2007 của Quốc hội về
kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2008 Tính đến ngày 30/6/2013, cả nước đã cấp được 36,000 triệu giấy chứng nhận với tổng diện tích 20,12 triệu ha, đạt 83,2% diện tích cần cấp giấy chứng nhận của cả nước, tăng 2,0% so với năm
2012 Đến nay, cả nước có 11 tỉnh cơ bản hoàn thành cấp Giấy chứng nhận lần đầu cho các loại đất chính (đạt từ 85-100% diện tích) gồm Bình Dương, Long An, Bến Tre, Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long, Bạc Liêu, Đồng Nai, Quảng Trị, Hậu Giang, Cần Thơ; ngoài ra còn có 10 tỉnh khác cơ bản hoàn thành ở hầu hết các loại đất chính gồm Lạng Sơn, Hải Dương, Hà Nam, Hưng Yên, Quảng Bình, Đà Nẵng, Trà Vinh, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bà Rịa - Vũng Tàu Song cũng còn nhiều tỉnh, thành phố có kết quả cấp giấy chứng nhận ở nhiều loại đất chính còn đạt thấp (dưới 70% diện tích cần cấp), đặc biệt là các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Thừa Thiên Huế, Phú Yên, Gia Lai, Đăk Nông [2]
Trang 20Trong thời gian qua, sự hình thành hệ thống Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất, việc đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất đã được đẩy mạnh Kết quả đã góp phần giải quyết những vấn đề tồn tại trong quản lý và sử dụng đất; tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng đất thực hiện các quyền; giải quyết có hiệu quả tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai; tạo điều kiện thuận lợi đẩy nhanh việc bồi thường, giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất Việc lập hồ sơ địa chính đã được quan tâm, chú trọng thực hiện
• Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai; thanh tra, kiểm tra và
xử lý vi phạm
Việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai đã được các ngành, các cấp quan tâm giải quyết, từng bước hạn chế khiếu kiện vượt cấp, tạo niềm tin trong nhân dân, góp phần ổn định tình hình chính trị, giữ vững an ninh, trật tự xã hội Nhiều địa phương đã đặt công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác quản lý đất đai; một số địa phương đã đổi mới công tác tiếp công dân, kiện toàn bộ máy và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tiếp công dân và giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai Việc đùn đẩy trách nhiệm giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo đã giảm
so với trước đây
Để thực hiện Chỉ thị số 134/CT-TTg ngày 20/01/2010 về tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật đất đai của các tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, Chỉ thị số 2196/CT-TTg ngày 06/12/2011 về một số giải pháp tăng cường quản lý thị trường bất động sản và Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 02/3/2012
về việc chấn chỉnh công tác quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động của các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, Chỉ thị số 32/CT-TTg ngày 07/12/2012, về việc loại bỏ những rào cản và hoàn thiện cơ chế, chính sách để nâng cao hiệu quả đầu tư, trong đó có nội dung về vấn đề dự án không đưa đất vào
sử dụng của Thủ tướng Chính phủ Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành các
kế hoạch thực hiện chỉ thị, các công văn hướng dẫn, đôn đốc thực hiện gửi các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để triển khai thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ trên phạm vi cả nước Đồng thời
Bộ đã thành lập các Đoàn thanh tra, kiểm tra thực hiện các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, trong đó: có 02 đoàn liên ngành (Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ
Trang 21Tài chính, Thanh tra Chính phủ và Bộ Xây dựng) tại thành phố Hà Nội, thành phố
Hồ Chí Minh; 06 đoàn thanh tra và 09 đoàn kiểm tra tại 42 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương [3]
2.2.1.2 Một số tồn tại
- Chất lượng, hiệu lực quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở một số địa phương chưa cao, tính khả thi thấp, dự báo quy hoạch trong nhiều trường hợp không sát với thực tế dẫn đến tình trạng phải điều chỉnh nhiều lần Việc quản
lý, thực hiện quy hoạch sử dụng đất sau khi được xét duyệt còn bị buông lỏng; tình trạng lấn chiếm, tự chuyển mục đích sử dụng đất trái phép mặc dù trong thời gian gần đây đã được chấn chỉnh nhưng vấn còn xảy ra Mặc dù quy hoạch chỉnh trang phát triển đô thị đã được quy định tại Điều 82 Nghị định số
181/2004/NĐ-CP nhưng các địa phương chưa triển khai được trong thực tế
- Quy định về thời hạn, hạn mức sử dụng đất nông nghiệp còn làm hạn chế đến việc tích tụ đất đai để đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên quy mô lớn, chưa tạo động lực để ổn định và phát triển nông nghiệp Tình trạng giao đất, cho thuê đất tràn lan, chủ đầu tư bao chiếm, găm giữ đất, bỏ hoang gây lãng phí còn xảy ra khá phổ biến Việc thu hồi, giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất còn bộc lộ nhiều bất cập Việc giao đất, cho thuê đất theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất chưa được triển khai thực hiện nghiêm túc.Tình trạng sử dụng đất không đúng mục đích được giao, sử dụng đất chậm so với tiến độ còn khá phổ biến ở các các địa phương, mặc dù pháp luật về đất đai đã có quy định thu hồi đất nhưng chưa thực
hiện được nhiều
- Việc thu hồi đất để thực hiện các dự án vẫn là một trong những vấn đề nổi cộm ở nhiều địa phương, làm chậm tiến độ triển khai nhiều dự án đầu tư, gây nên những bức xúc cả cho người sử dụng đất, nhà đầu tư và chính quyền nơi có đất thu hồi Việc thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng còn bất cập, chưa có cơ chế giải quyết một cách rõ ràng, minh bạch, hài hòa về lợi ích giữa Nhà nước, người có đất bị thu hồi và nhà đầu tư Việc giải quyết việc làm cho người có đất bị thu hồi chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa xử lý hài hòa mối quan hệ giữa lợi ích
người sử dụng đất và nhà đầu tư
- Việc đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận lần đầu đến nay chưa hoàn thành, nhu cầu cấp giấy chứng nhận và đăng ký
Trang 22biến động lớn còn rất lớn; hồ sơ địa chính lập chưa đầy đủ, thống nhất; việc cập nhật, chỉnh lý biến động chưa được thực hiện thường xuyên, đồng bộ theo quy định; nhiều nơi đã cấp Giấy chứng nhận, xây dựng hồ sơ địa chính nhưng chưa ổn định, còn phải làm lại do việc dồn điền đổi thửa sau khi cấp Giấy chứng nhận hoặc do chưa có bản đồ địa chính nên phải cấp theo tự khai báo của người dân hoặc cấp theo các loại bản đồ cũ có độ chính xác thấp; Công tác thống kê, kiểm kê đất đai theo định kỳ của các địa phương thường hoàn thành chậm, chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu thông tin đất đai cho việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế -
sử dụng đất Chưa phân biệt sự khác nhau giữa giá đất khi Nhà nước giao đất, cho thuê đất với giá đất khi Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất, cho phép chuyển
mục đích sử dụng đất
- Tình hình tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai vẫn diễn ra phức tạp, tính chất tranh chấp ngày càng gay gắt, kéo dài tập trung vào bồi thường giải phóng mặt bằng phát triển các khu đô thị Công tác thanh tra chưa được tổ chức thường xuyên, còn thiếu tính chủ động, chưa đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn Việc
xử lý sau thanh tra của các cấp các ngành chưa kiên quyết, triệt để, kịp thời làm
hạn chế đến hiệu quả hoạt động thanh tra
2.2.2 Tình hình quản lý nhà nước về đất đai của tỉnh Hà Giang
2.2.2.1 Kết quả đạt được
Công tác quản lý đất đai ở tỉnh Hà Giang được sở Tài nguyên và Môi trường trực tiếp quản lý với chức năng, nhiệm vụ chính là giúp UBND tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về tại nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường, khí tượng thủy văn, địa chất và đo đạc bản đồ trên toàn địa bàn tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp
Trang 23vụ của Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặc biệt trong những năm từ 2011 đến năm 2013, Sở Tài nguyên và Môi trường đạt được những thành tích cụ thể sau:
• Công tác ban hành văn bản
Nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ, các bộ, ngành trung ương trong công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh và sự quan tâm của mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh, đã tạo ra hành lang pháp lý phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể của tỉnh Hà Giang
Cơ chế chính sách từng bước được cải cách, công khai, minh bạch, giảm thủ tục rườm rà, tạo điều kiện thuận lợi, thông thoáng cho người dân, các tổ chức doanh nghiệp trong việc giao đất
• Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ hành chính, lập bản
đồ hành chính
Thực hiện chỉ thị 364/CT-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đến nay tỉnh Hà Giang đã hoàn thành việc hoạch định ranh giới hành chính ở 3 cấp: xã, huyện, tỉnh trên cơ sở tài liệu bản đồ đo đạc theo Chỉ
thị 299/CT-HĐBT và các tài liệu đo đạc chỉnh lý bổ sung
• Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Việc lập, thẩm định, trình, xét duyệt đối với các loại QHSDĐ đảm bảo
tuân thủ theo hướng dẫn và quy định của luật đất đai
Các QHSDĐ sau khi phê duyệt đã được UBND các cấp tiến hành các thủ tục thu hồi và giao đất cho các đối tượng thuộc thẩm quyền theo KHSDĐ dưới sự giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp
Quy hoạch, KHSDĐ để hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cho các ngành, các đối tượng sử dụng đất và đảm bảo đất đai được quản
lý sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ môi trường góp phần phát triển kinh tế của đại phương
• Công tác giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất
Nhìn chung, việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã thực hiện theo đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt
Trang 24Việc giao đất, cấp đất trên địa bàn tỉnh là đúng đối tượng, các chủ đầu
tư đã quản lý và sử dụng đất đúng mục đích pháp luật quy định
• Tài chính về đất đai và giá đất
Việc thực hiện quản lý và thu thuế trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã triển khai, quản lý và thực hiện tốt chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước nói chung, chính sách pháp luật về thuế một cách đồng bộ và quản lý tốt các khoảng thu ngân sách về đất đai Bên cạnh đó đa số cán bộ, nhân dân trên địa bàn tỉnh luôn luôn có ý thức tự giác thực hiện nghĩa vụ tài chính khi được cấp
có thẩm quyền giao, cấp đất Vì vậy, kết quản thu các loại thuế, phí và lệ phí liên quan đến đất đai đạt kết quả khá cao, góp phần tăng thu đáng kể ngân sách của tỉnh
• Giải quyết tranh chấp, khiếu nại tố cáo về đất đai
Đã có sự kết hợp chặt chẽ giữa thanh tra Nhà nước về đất đai và thanh tra các ngành trong công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất; Hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản; Việc thực hiện nghĩa vụ tài chính của các tổ chức sử dụng đất
Giải quyết kịp thời những đơn, thư khiếu nại và những thắc mắc của người dân Không để đơn thư tồn đọng và vượt cấp nên trong những năm qua tỉnh Hà Giang không xảy ra vụ kiện đông người nào
Trang 252.2.2.2 Định hướng phát triển của tỉnh trong những năm tới
- Tiếp cận và cập nhật thường xuyên những vấn đề sửa đổi và bổ sung của Luật Đất đai Cụ thể hóa và tổ chức thực hiện luật sửa đổi bằng các văn bản pháp luật mới sát thực và phù hợp với tình hình biến động của tỉnh Tăng cường tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho các cán bộ trong ngành
- Xây dựng quản lý và khai thác hệ thống thông tin đất đai, đôn đốc kiểm tra các địa phương việc cập nhật chỉnh lý biến động đất đai theo đúng quy định Quán triệt tinh thần của các cán bộ địa chính để tránh trường hợp cán bộ địa chính cậy thế, cậy quyền gây khó dễ cho người dân trong khi làm thủ tục cấp GCNQSDĐ
- Thực hiện giao đất, cho thuê đất cho các hộ gia đình, cá nhân theo đúng trình tự và thủ tục hành chính, kiên quyết thu hồi diện tích đất sử dụng sai mục đích, sử dụng không có hiệu quả, quá hạn sử dụng
- Tổ chức các cuộc thanh tra, kiểm tra thường xuyên liên tục hơn nhằm ngăn chặn kịp thời những vụ việc có liên quan, giải quyết dứt điểm các vụ khiếu nại, tố cáo ngay khi mới phát sinh
Trang 26Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đất đai, các cá nhân, tổ chức, chủ sử dụng đất, cơ quan quản lý nhà
nước về đất đai
- Công tác quản lý nhà nước về đất đai của xã Tiên Kiều, huyện Bắc
Quang- tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011 - 2013
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu
Tình hình thực hiện công tác quản lý nhà nước về đất đai của xã Tiên
Kiều - huyện Bắc Quang - tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011 - 2013
3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành
- Địa điểm: Đề tài nghiên cứu tại xã Tiên Kiều, huyện Bắc Quang,
tỉnh Hà Giang
- Thời gian: Từ 20/1/2014 đến 30/4/2014
3.3 Nội dung nghiên cứu
3.3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
3.3.1.1 Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý
- Địa hình, địa mạo
- Khí hậu
- Thủy văn
- Nguồn tài nguyên
- Đánh giá về điều kiện tự nhiên, tài nguyên
3.3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
Trang 273.3.4 Đánh giá chung và đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai
- Đánh giá chung
- Đề xuất giải pháp
3.4 Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu các văn bản Luật và văn bản dưới Luật về quản lý đất đai, đặc biệt nắm vững 13 nội dung quản lý nhà nước về đất đai theo Luật Đất đai 2003
- Thu thập, kế thừa các số liệu thứ cấp từ các cơ quan, ban ngành thuộc UBND xã Tiên Kiều
- Phỏng vấn các cán bộ chuyên gia: Phương pháp này dựa trên cơ sở những tài liệu, văn bản pháp lý, kết quả nghiên cứu có liên quan đến địa bàn nghiên cứu và những ý liến đóng góp của các chuyên gia về quản lý đất đai…để tham khảo trong quá trình nghiên cứu
- So sánh thực tiễn công việc quản lý với các văn bản hướng dẫn
- Phương pháp phân tích số liệu: Phân tích các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai Ngoài ra phương pháp này còn được sử dụng để có được các kết quả tổng hợp, có được các đánh giá được trình bày trong khóa luận
Trang 28Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội xã Tiên Kiều
4.1.1 Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1 Vị trí địa lý
Hình 4.1 Vị trí địa lý xã Tiên Kiều - huyện Bắc Quang - tỉnh Hà Giang
(Nguồn: UBND huyện Bắc Quang)
Trang 29Tiên Kiều là một xã vùng II∗ của huyện Bắc Quang, cách trung tâm huyện khoảng 30km nằm ở phía Tây Nam của huyện, với các vị trí giáp danh như sau:
Phía Bắc giáp xã Việt Hồng, huyện Bắc Quang
Phía Nam giáp xã Vĩnh Phúc, huyện Bắc Quang
Phía Đông giáp xã Vĩnh Hảo, huyện Bắc Quang
Phía Tây giáp xã Hương Sơn, huyện Quang Bình
Toàn xã có 8 thôn bản, với tổng diện tích tự nhiên là: 5.623,79 ha
4.1.1.2 Địa hình, địa mạo
- Xã Tiên Kiều một xã vùng thấp của huyện Bắc Quang, địa hình được chia thành hai dạng địa hình chính như sau: Địa hình núi thấp, dốc thoải, có
độ dốc từ 100 - 5000m, chủ yếu đồi núi dạng bát úp, có một vài núi cao so với mực nước biển như: núi Pù Đăm (395,5m), núi Khâu Mỳ (550,8m), thuận lợi cho việc phát triển các loại cây lâu năm như cam, quýt, cây chè…
- Địa hình đất tương đối bằng phẳng nằm dải dọc theo hai bên bờ sông Bạc, có điều kiện giữ nước, thoát nước, nên hầu hết đất được khai thác trồng lúa và các loại cây hoa màu…
- Lượng bốc hơi bình quân của xã bằng 63,8% lượng mưa trung bình hàng năm Đặc biệt trong mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau lượng bốc hơi hàng tháng cao hơn lượng mưa từ 2 - 4 lần, gây khô hạn cho cây tròng vụ đông xuân
∗ Xã vùng II: Là xã có điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn nhưng đã tạm thời ổn định
Trang 30- Độ ẩm không khí bình quân cả năm khoảng 87%, tuy nhiên trong mùa khô độ ẩm trung bình giảm khá mạnh chỉ còn 77%
- Sương muối và mưa đá chỉ xuất hiện đột xuất, ít ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt
4.1.1.4 Thủy văn
Xã Tiên Kiều chịu ảnh hưởng chủ yếu của hệ thống sông Bạc, suối Ngòi Bị, suối Ngòi Mỵ và một số mạng lưới các khe nhỏ xuất phát từ các hợp thủy của các dãy núi Đặc điểm của các suối ở đây là lòng hẹp và dốc, do đó trong điều kiện mưa lớn và tập trung đã tạo nên dòng chảy mạnh, gây lũ lớn, ảnh hưởng đến sản xuất và gây ách tắc giao thông do sạt lở đất
4.1.1.5 Nguồn tài nguyên
- Tài nguyên đất
Diện tích tự nhiên của xã là 5.623,79 ha trong đó đất nông nghiệp là 4.969,49 ha chiếm 88,29%, đất phi nông nghiệp là 215,76 ha chiếm 3,83%, đất chưa sử dụng là 443,32 ha chiếm 7,88% diện tích tự nhiên
Theo thống kê điều tra thổ nhưỡng năm 1999 của Viện Quy hoạch thống kê nông nghiệp cho thấy xã có các loại đất chính sau: Đất phù sa chua điển hình, đất phù sa chua glây nông, đất phù sa chua glây sâu, đất glây chua điển hình, đất glây chua có tầng loang lổ, đất xám Feralít điển hình, đất xám Feralít đá nông, đất xám Feralít đá sâu
- Tài nguyên nước
+ Nước mặt: Bao gồm hệ thống các sông, suối như sông Con, suối My, suối Giàn, suối Cào, suối Chàng, suối Kim và hệ thống hồ, ao
+ Nước ngầm: Hiện chưa có tài liệu cụ thể nghiên cứu về trữ lượng nước ngầm, nhưng qua khảo sát sợ bộ tại một số giếng nước trong vùng cho thấy mực nước ngầm nằm ở độ sâu 6 - 10 m, có thể khai thác dành cho sinh hoạt cho nhân dân
- Tài nguyên rừng:
Tổng diện tích đất lâm nghiệp của xã là 4.264,59 ha, chiếm 75,8% diện tích đất tự nhiên toàn xã Diện tích rừng của xã chủ yếu là rừng tự nhiên sản xuất, độ che phủ lớn, thực vật đa dạng và phong phú
Trang 31- Tài nguyên khoáng sản:
Tài nguyên khoáng sản chủ yếu là Vàng sa khoáng, phân bố không tập chung, nằm rải rác sâu trong khu vực lòng sông Con
(Nguồn: Đề án xây dựng nông thôn mới xã Tiên Kiều) [14]
4.1.1.6 Đánh giá về điều kiện tự nhiên, tài nguyên
Có nguồn nhân lực dồi dào, nhân dân có trình độ nhận thức tương đối đồng đều, thuận lợi cho việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, có truyền thống lao động cần cù, sáng tạo
- Khó khăn:
Quỹ đất để phát triển xây dựng khá hạn chế do địa hình đồi núi chiếm tỷ
lệ lớn Trong những năm qua thời tiết, khí hậu, thiên tai, dịch bệnh ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sản xuất của nhân dân địa phương
4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
do thời tiết khô hạn kéo dài, chi phí đầu tư cao, công chăm sóc nhiều, năng xuất đạt thấp
Diện tích trồng lạc 50 ha, đạt 80% so với kế hoạch huyện giao; năng suất bình quân 21,63 tạ/ha; sản lượng 86,52 tấn, đạt 80,1% kế hoạch giao Diện tích trồng chè toàn xã hiện có là 469,2 ha Trong đó, diện tích cho thu hoạch 444,2 ha; diện tích trồng mới là 5 ha, đạt 100% kế hoạch huyện
Trang 32giao và xã đề ra Năng suất chè búp tươi bình quân đạt 48 tạ/ha, sản lượng chè búp tươi đạt 2132 tấn, tăng 136 tấn so với năm 2012, đạt 101,5% kế hoạch xã
N.suất (tạ/ha)
S.lượng (tấn)
(Nguồn: UBND xã Tiên Kiều,2013) [5]
Qua bảng số liệu trên ta thấy, về diện tích gieo trồng diện tích đất trồng cây lâu năm lớn, chiếm tỷ lệ cao trong diện tích trồng trọt nông nghiệp, còn lại là diện tích trồng cây hàng năm
Gần đây sản lượng các loại cây trồng thấp, đặc biệt là cây cam, quýt Nguyên nhân chủ yếu do trong năm diễn biến thời tiết không thuận lợi, mưa nhiều vào thời gian ra hoa, xảy ra mưa đá nên tỷ lệ đậu quả ít
- Chăn nuôi:
Bảng 4.2 Số lượng đàn gia súc, gia cầm năm 2013
Trang 33Trên địa bàn xã ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm chưa được quan tâm đầu tư lớn, mới dừng lại phát triển quy mô nhỏ ở các hộ gia đình Tuy nhiên, những năm gần đây được sự quan tâm hướng dẫn về kỹ thuật chăn nuôi và sự
hỗ trợ về vốn, do vậy nhiều hộ gia đình xây dựng mô hình kết hợp giữa chăn nuôi với trồng trọt Năm 2013 tổng đàn trâu hiện có là 878 con, đàn lợn 3460 con, đàn dê 828 con, gia cầm 34.100 con Tuy nhiên, hiện nay so với yêu cầu chung vẫn phát triển chậm hình thức chăn nuôi chủ yếu là tự phát từ các gia đình, chưa được tập chung phát triển thành quy mô lớn
Thường xuyên chỉ đạo cán bộ chuyên môn thực hiện tốt công tác phòng chống rét và phòng dịch bệnh cho đàn gia súc và gia cầm, trong năm đã tổ chức tiêm phòng là 2710 liều vác xin Trong đó vacxin tụ huyết trùng trâu là
1355 Tỷ lệ tiêm phòng đạt thấp, do số lượng đàn gia súc ít hơn số lượng vác xin huyện giao [13]
- Lâm nghiệp:
Trong năm 2013 đã chỉ đạo nhân dân các thôn trong toàn xã trồng mới được 50,5 ha rừng kinh tế Trong đó 23,6 ha rừng chuyển đổi, đã trồng được 8,6 ha, còn 15 ha chưa trồng do nhân dân chưa chuẩn bị vật tư, cây giống; trồng rừng sau khai thác 43,4 ha Tỷ lệ che phủ rừng năm 2013 đạt 63% Chỉ đạo Ban lâm nghiệp xã thực hiện tốt công tác tuyên truyền bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng, đã tổ chức tuyên truyền cho nhân dân ở 8/8 thôn
và nhà trường được 998 lượt người nghe về Luật bảo vệ và phát triển rừng, các văn bản về quản lý, bảo vệ rừng; tổ chức 558 người của 8 thôn đăng ký cam kết bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng
Trong năm 2013 đã chỉ đạo UBND xã đã phê duyệt cấp phép khai thác lâm sản được 47 hồ sơ về gỗ và các loại nguyên liệu sợi ngắn, sợi dài gồm: tận thu sau chuyển đổi (do UBND huyện cấp phép) 68,64m3, rừng trồng và cây phân tán như Xoan, Trám, Bồ đề, Keo là 1.250,64m3; nguyên liệu sợi dài như Vầu - 1 giấy phép bằng 20 tấn Do làm tốt công tác tuyên truyền các tổ chức, cá nhân đã thực hiện tốt các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát
triển rừng [13]
Trang 34• Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp:
Hiện nay trên địa bàn xã có 4 cơ sở chế biến chè tươi đang hoạt động thường xuyên, thu mua và tiêu thu sản phẩm chè tươi cho nhân dân Bình quân mỗi ngày tiêu thu khoảng 10 tấn chè tươi, sản lượng chè khô cả năm ước
4.1.2.2 Thực trạng phát triển xã hội
• Y tế, dân số, gia đình và trẻ em:
Chỉ đạo Trạm y tế thực hiện tốt công tác chuyên môn, công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân Trong năm 2013 tổ chức khám, chữa bệnh, cấp phát thuốc cho 3.721 lượt người đạt 96,3% kế hoạch Chỉ đạo thực hiện các tiêu chí chuẩn quốc gia về y tế, chuẩn bị tốt mọi điều kiện để đề nghị công nhận xã đạt chuẩn theo Bộ Tiêu chí quốc gia về y tế năm 2014; Tỷ lệ trẻ em được tiêm chủng đầy đủ 7 loại vắc xin 56 cháu đạt 100% kế hoạch, tỷ lệ phụ nữ
có thai được tiêm đủ liều vắc xin uốn ván 46 người đạt 100% kế hoạch năm; tỷ
lệ trẻ suy dinh dưỡng 56/360 cháu chiếm 15,5%; tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên 1,5% (tỷ lệ tăng dân số tự nhiên tăng 0,5% do trong năm tỷ lệ sinh cao) Chỉ đạo trạm y tế thực hiện tốt công tác tuyên truyền, trong năm đã tổ chức được 24 buổi tuyên truyền về dân số, sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình cho 1.652 lượt người nghe [5]
Hiện nay trên địa bàn xã có 1 cơ sở bán thuốc tân dược phục vụ bán thuốc chưa bệnh cho nhân dân Trong năm có xảy ra một số trường hợp bị chân tay miệng ở các cháu học sinh trường Mầm non, nhà trường đã cho các cháu nghỉ học để điều trị, tổ chức khử trùng tránh lây lan, hiện nay đã duy trì học bình thường
Trang 35• Công tác đào tạo, giải quyết việc làm
Thự hiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, mở 3 lớp dạy nghề ngắn hạn với 106 học viên Hiện toàn xã có 105 lao động tại các doanh nghiệp trong và ngoài địa bàn
• Giáo dục và Đào tạo
- Chỉ đạo 03 nhà trường thực hiện tốt công tác dạy và học theo đúng kết hoạch chỉ đạo của Phòng giáo dục & đào tạo huyện đề ra, chỉ đạo thực hiện tốt nghị quyết thực hiện nhiệm vụ năm 2013 của Ban chấp hành Đảng
ủy đã đề ra [4]
- Năm học 2012 - 2013: toàn xã có 32 lớp học, với tổng số 81 cán bộ công nhân viên chức, tổng số 683 học sinh Trong đó: Trường THCS có tổng số 08 lớp với tổng số 199 học sinh, 25 cán bộ giáo viên, tỷ lệ chuyển lớp, chuyển cấp đạt 100%; Trường Tiểu học có tổng số 5 khối lớp, 20 lớp = 243 học sinh,
32 cán bộ giáo viên; Trường Mầm Non có 15 lớp học/07 điểm trường, 241 học sinh trong đó Mẫu giáo 08 lớp = 171 cháu và 7 nhóm trẻ = 70 cháu, 24 cán bộ giáo viên
- Năm học 2013 - 2014: toàn xã có 46 lớp học; 72 cán bộ, giáo viên; 705 học sinh Trong đó: Trường Cấp II có tổng số 08 lớp, 20 cán bộ giáo viên, 200 học sinh (giảm 1 học sinh nghỉ học do bị bệnh thiểu năng); Trường Tiểu học
có tổng số 20 lớp, 31 cán bộ giáo viên, 248 học sinh; Trường Mầm Non có 18 lớp trong đó: 9 nhóm trẻ (76 cháu), 9 lớp mẫu giáo (180 cháu), 21 cán bộ giao viên Huy động trẻ từ 0 đến dưới 3 tuổi đạt 38,6% đạt 118% so với kế hoạch giao Chỉ đạo trường Mầm non làm tốt mọi thủ tục đề nghị được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục Mầm Non trẻ 5 tuổi Đến tháng 5 năm 2013 đã được công nhận đạt chuẩn Chỉ đạo các thôn phối hợp với cán bộ điều tra văn hóa của nhà trường tổ chức điều tra rà soát PCGD hàng năm Duy trì kết quả phổ cập giáo dục THCS
Chỉ đạo các trường thực hiện tốt các nhiệm vụ trong năm học, thực hiện các chỉ tiêu về giáo dục, đặc biệt là công tác nâng cao chất lượng tỷ lệ giáo viên dạy giỏi, học sinh giỏi ở các cấp Đầu tư sửa chữa các nhà lớp học
bị hư hỏng, xuống cấp theo nguồn sửa chữa nhỏ cho giáo dục năm 2013 với 40.800.000đ tại các nhà trường Duy trì hoạt động của các Trung tâm Học tập cộng đồng, nâng cao hiệu quả công tác khuyến học, khuyến tài Tổ chức