Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai tại xã Tiên Kiều huyện Bắc Quang - tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011 - 2013. (Trang 27)

2013

3.4. Phương pháp nghiên cứu

- Nghiên cứu các văn bản Luật và văn bản dưới Luật về quản lý đất

đai, đặc biệt nắm vững 13 nội dung quản lý nhà nước về đất đai theo Luật

Đất đai 2003.

- Thu thập, kế thừa các số liệu thứ cấp từ các cơ quan, ban ngành thuộc UBND xã Tiên Kiều.

- Phỏng vấn các cán bộ chuyên gia: Phương pháp này dựa trên cơ sở

những tài liệu, văn bản pháp lý, kết quả nghiên cứu có liên quan đến địa bàn nghiên cứu và những ý liến đóng góp của các chuyên gia về quản lý đất

đai…để tham khảo trong quá trình nghiên cứu.

- So sánh thực tiễn công việc quản lý với các văn bản hướng dẫn.

- Phương pháp phân tích số liệu: Phân tích các quy định của pháp luật về

quản lý và sử dụng đất đai. Ngoài ra phương pháp này còn được sử dụng để có

Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội xã Tiên Kiều

4.1.1. Điu kin t nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Hình 4.1. V trí địa lý xã Tiên Kiu - huyn Bc Quang - tnh Hà Giang

Tiên Kiều là một xã vùng II∗ của huyện Bắc Quang, cách trung tâm huyện khoảng 30km nằm ở phía Tây Nam của huyện, với các vị trí giáp danh như sau:

Phía Bắc giáp xã Việt Hồng, huyện Bắc Quang Phía Nam giáp xã Vĩnh Phúc, huyện Bắc Quang Phía Đông giáp xã Vĩnh Hảo, huyện Bắc Quang Phía Tây giáp xã Hương Sơn, huyện Quang Bình

Toàn xã có 8 thôn bản, với tổng diện tích tự nhiên là: 5.623,79 ha.

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

- Xã Tiên Kiều một xã vùng thấp của huyện Bắc Quang, địa hình được chia thành hai dạng địa hình chính như sau: Địa hình núi thấp, dốc thoải, có

độ dốc từ 100 - 5000m, chủ yếu đồi núi dạng bát úp, có một vài núi cao so với mực nước biển như: núi Pù Đăm (395,5m), núi Khâu Mỳ (550,8m), thuận lợi cho việc phát triển các loại cây lâu năm như cam, quýt, cây chè…

- Địa hình đất tương đối bằng phẳng nằm dải dọc theo hai bên bờ sông Bạc, có điều kiện giữ nước, thoát nước, nên hầu hết đất được khai thác trồng lúa và các loại cây hoa màu…

4.1.1.3. Khí hậu

- Nhiệt độ bình quân cả năm 22,50C, nền nhiệt độ được phân hóa theo mùa khá rõ rệt, trong năm có 5 tháng nhiệt độ trung bình nhỏ hơn 200C (tháng 12 đến tháng 4 năm sau).

- Lượng mưa bình quân hằng năm 4.665 mm nhưng phân bố không đồng

đều. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm, lượng mưa chiếm khoảng 90% tổng lượng mưa cả năm.

- Lượng bốc hơi bình quân của xã bằng 63,8% lượng mưa trung bình hàng năm. Đặc biệt trong mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau lượng bốc hơi hàng tháng cao hơn lượng mưa từ 2 - 4 lần, gây khô hạn cho cây tròng vụđông xuân.

∗ Xã vùng II: Là xã có điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn nhưng đã tạm thời ổn định.

- Độ ẩm không khí bình quân cả năm khoảng 87%, tuy nhiên trong mùa khô độẩm trung bình giảm khá mạnh chỉ còn 77%.

- Sương muối và mưa đá chỉ xuất hiện đột xuất, ít ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt.

4.1.1.4. Thủy văn

Xã Tiên Kiều chịu ảnh hưởng chủ yếu của hệ thống sông Bạc, suối Ngòi Bị, suối Ngòi Mỵ và một số mạng lưới các khe nhỏ xuất phát từ các hợp thủy của các dãy núi. Đặc điểm của các suối ở đây là lòng hẹp và dốc, do đó trong điều kiện mưa lớn và tập trung đã tạo nên dòng chảy mạnh, gây lũ lớn,

ảnh hưởng đến sản xuất và gây ách tắc giao thông do sạt lởđất.

4.1.1.5. Nguồn tài nguyên

- Tài nguyên đất

Diện tích tự nhiên của xã là 5.623,79 ha trong đó đất nông nghiệp là 4.969,49 ha chiếm 88,29%, đất phi nông nghiệp là 215,76 ha chiếm 3,83%,

đất chưa sử dụng là 443,32 ha chiếm 7,88% diện tích tự nhiên.

Theo thống kê điều tra thổ nhưỡng năm 1999 của Viện Quy hoạch thống kê nông nghiệp cho thấy xã có các loại đất chính sau: Đất phù sa chua

điển hình, đất phù sa chua glây nông, đất phù sa chua glây sâu, đất glây chua

điển hình, đất glây chua có tầng loang lổ, đất xám Feralít điển hình, đất xám Feralít đá nông, đất xám Feralít đá sâu.

- Tài nguyên nước

+ Nước mặt: Bao gồm hệ thống các sông, suối như sông Con, suối My, suối Giàn, suối Cào, suối Chàng, suối Kim và hệ thống hồ, ao.

+ Nước ngầm: Hiện chưa có tài liệu cụ thể nghiên cứu về trữ lượng nước ngầm, nhưng qua khảo sát sợ bộ tại một số giếng nước trong vùng cho thấy mực nước ngầm nằm ở độ sâu 6 - 10 m, có thể khai thác dành cho sinh hoạt cho nhân dân.

- Tài nguyên rừng:

Tổng diện tích đất lâm nghiệp của xã là 4.264,59 ha, chiếm 75,8% diện tích đất tự nhiên toàn xã. Diện tích rừng của xã chủ yếu là rừng tự nhiên sản xuất, độ che phủ lớn, thực vật đa dạng và phong phú.

- Tài nguyên khoáng sản:

Tài nguyên khoáng sản chủ yếu là Vàng sa khoáng, phân bố không tập chung, nằm rải rác sâu trong khu vực lòng sông Con.

(Nguồn: Đề án xây dựng nông thôn mới xã Tiên Kiều) [14]. 4.1.1.6. Đánh giá vềđiều kiện tự nhiên, tài nguyên

- Thuận lợi:

Vị trí địa lí thuận tiện cho việc giao lưu kinh tế, buôn bán trao đổi hàng hóa với các khu vực lân cận.

Điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho sản xuất nông - lâm nghiệp, phát triển theo hướng canh tác vườn đồi như: cây chè, cây cam, cây quýt, xã có diện tích đất nông nghiệp lớn là lợi thế để cho xã phát triển sản xuất nông nghiệp.

Có nguồn nhân lực dồi dào, nhân dân có trình độ nhận thức tương đối

đồng đều, thuận lợi cho việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, có truyền thống lao động cần cù, sáng tạo.

- Khó khăn:

Quỹđất để phát triển xây dựng khá hạn chế do địa hình đồi núi chiếm tỷ

lệ lớn. Trong những năm qua thời tiết, khí hậu, thiên tai, dịch bệnh ảnh hưởng không nhỏđến đời sống sản xuất của nhân dân địa phương.

4.1.2. Điu kin kinh tế - xã hi

4.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế

• Ngành nông nghiệp: - Trồng trọt:

Tổng diện tích lúa nước gieo cấy cả năm 252,2 ha, năng suất bình quân 58,1 tạ/ha; sản lượng cây lúa nước cả năm đạt 1463,8 tấn. Diện tích ngô gieo trồng cả năm (3 vụ) 76ha; diện tích thâm canh 51 ha. Năng suất bình quân 34,7 tạ/ha. Sản lượng ngô đạt thấp do diện tích gieo cấy vụđông không đạt so với kế hoạch.Nhân dân tập trung chuyển diện tích sang trồng rau, đậu... với lý do thời tiết khô hạn kéo dài, chi phí đầu tư cao, công chăm sóc nhiều, năng xuất đạt thấp.

Diện tích trồng lạc 50 ha, đạt 80% so với kế hoạch huyện giao; năng suất bình quân 21,63 tạ/ha; sản lượng 86,52 tấn, đạt 80,1% kế hoạch giao.

Diện tích trồng chè toàn xã hiện có là 469,2 ha. Trong đó, diện tích cho thu hoạch 444,2 ha; diện tích trồng mới là 5 ha, đạt 100% kế hoạch huyện

giao và xã đề ra. Năng suất chè búp tươi bình quân đạt 48 tạ/ha, sản lượng chè búp tươi đạt 2132 tấn, tăng 136 tấn so với năm 2012, đạt 101,5% kế hoạch xã

đề ra.

Diện tích cây cam, quýt hiện có 367,2 ha, trong đó diện tích cho thu hoạch 280,2 ha; diện tích trồng mới đạt 43 ha, vượt 28 ha so với kế hoạch [5].

Bảng 4.1. Diện tích, năng suất, sản lượng một số loại cây trồng chính năm 2013 STT Hạng mục Đơn vị tính Toàn xã 2013 Diện tích N.suất (tạ/ha) S.lượng (tấn) 1 Lúa Ha 252,2 58,1 1464,3 2 Ngô Ha 76 34,7 264 3 Lạc Ha 50 21,63 86,52 4 Chè Ha 469,2 48 2132 2 Cam, quýt Ha 367,2 74 2073

(Nguồn: UBND xã Tiên Kiều,2013) [5]

Qua bảng số liệu trên ta thấy, về diện tích gieo trồng diện tích đất trồng cây lâu năm lớn, chiếm tỷ lệ cao trong diện tích trồng trọt nông nghiệp, còn lại là diện tích trồng cây hàng năm.

Gần đây sản lượng các loại cây trồng thấp, đặc biệt là cây cam, quýt. Nguyên nhân chủ yếu do trong năm diễn biến thời tiết không thuận lợi, mưa nhiều vào thời gian ra hoa, xảy ra mưa đá nên tỷ lệđậu quả ít.

- Chăn nuôi:

Bảng 4.2. Số lượng đàn gia súc, gia cầm năm 2013

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Số lượng

1 Trâu Con 878

2 Dê Con 828

3 Lợn Con 3.460

4 Gia cầm Con 34.100

Tổng Con 39266

Trên địa bàn xã ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm chưa được quan tâm

đầu tư lớn, mới dừng lại phát triển quy mô nhỏ ở các hộ gia đình. Tuy nhiên, những năm gần đây được sự quan tâm hướng dẫn về kỹ thuật chăn nuôi và sự

hỗ trợ về vốn, do vậy nhiều hộ gia đình xây dựng mô hình kết hợp giữa chăn nuôi với trồng trọt. Năm 2013 tổng đàn trâu hiện có là 878 con, đàn lợn 3460 con, đàn dê 828 con, gia cầm 34.100 con. Tuy nhiên, hiện nay so với yêu cầu chung vẫn phát triển chậm hình thức chăn nuôi chủ yếu là tự phát từ các gia

đình, chưa được tập chung phát triển thành quy mô lớn.

Thường xuyên chỉ đạo cán bộ chuyên môn thực hiện tốt công tác phòng chống rét và phòng dịch bệnh cho đàn gia súc và gia cầm, trong năm đã tổ

chức tiêm phòng là 2710 liều vác xin. Trong đó vacxin tụ huyết trùng trâu là 1355. Tỷ lệ tiêm phòng đạt thấp, do số lượng đàn gia súc ít hơn số lượng vác xin huyện giao [13].

- Lâm nghiệp:

Trong năm 2013 đã chỉ đạo nhân dân các thôn trong toàn xã trồng mới

được 50,5 ha rừng kinh tế. Trong đó 23,6 ha rừng chuyển đổi, đã trồng được 8,6 ha, còn 15 ha chưa trồng do nhân dân chưa chuẩn bị vật tư, cây giống; trồng rừng sau khai thác 43,4 ha. Tỷ lệ che phủ rừng năm 2013 đạt 63%. Chỉ đạo Ban lâm nghiệp xã thực hiện tốt công tác tuyên truyền bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng, đã tổ chức tuyên truyền cho nhân dân ở 8/8 thôn và nhà trường được 998 lượt người nghe về Luật bảo vệ và phát triển rừng, các văn bản về quản lý, bảo vệ rừng; tổ chức 558 người của 8 thôn đăng ký cam kết bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng.

Trong năm 2013 đã chỉ đạo UBND xã đã phê duyệt cấp phép khai thác lâm sản được 47 hồ sơ về gỗ và các loại nguyên liệu sợi ngắn, sợi dài gồm: tận thu sau chuyển đổi (do UBND huyện cấp phép) 68,64m3, rừng trồng và cây phân tán như Xoan, Trám, Bồ đề, Keo là 1.250,64m3; nguyên liệu sợi dài như Vầu - 1 giấy phép bằng 20 tấn. Do làm tốt công tác tuyên truyền các tổ

chức, cá nhân đã thực hiện tốt các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng [13].

• Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp:

Hiện nay trên địa bàn xã có 4 cơ sở chế biến chè tươi đang hoạt động thường xuyên, thu mua và tiêu thu sản phẩm chè tươi cho nhân dân. Bình quân mỗi ngày tiêu thu khoảng 10 tấn chè tươi, sản lượng chè khô cả năm ước

đạt khoảng 550 tấn, đạt kế hoạch đề ra [5].

Số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia 780 hộ, chiếm 95%, 25 hộ sử

dụng các nguồn điện khác, 17 hộ chưa được sử dụng điện.

Về thủ công nghiệp: Sản xuất các sản phẩm thủ công nghiệp còn nhỏ lẻ, chưa có quy mô, chưa đầu tư máy móc, thiết bị mở rộng sản xuất, chủ yếu là nghề mộc.

4.1.2.2. Thực trạng phát triển xã hội

• Y tế, dân số, gia đình và trẻ em:

Chỉ đạo Trạm y tế thực hiện tốt công tác chuyên môn, công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân. Trong năm 2013 tổ chức khám, chữa bệnh, cấp phát thuốc cho 3.721 lượt người đạt 96,3% kế hoạch. Chỉ đạo thực hiện các tiêu chí chuẩn quốc gia về y tế, chuẩn bị tốt mọi điều kiện để đề nghị công nhận xã đạt chuẩn theo Bộ Tiêu chí quốc gia về y tế năm 2014; Tỷ lệ trẻ em

được tiêm chủng đầy đủ 7 loại vắc xin 56 cháu đạt 100% kế hoạch, tỷ lệ phụ nữ

có thai được tiêm đủ liều vắc xin uốn ván 46 người đạt 100% kế hoạch năm; tỷ

lệ trẻ suy dinh dưỡng 56/360 cháu chiếm 15,5%; tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên 1,5% (tỷ lệ tăng dân số tự nhiên tăng 0,5% do trong năm tỷ lệ sinh cao). Chỉ đạo trạm y tế thực hiện tốt công tác tuyên truyền, trong năm đã tổ chức được 24 buổi tuyên truyền về dân số, sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình cho 1.652 lượt người nghe [5].

Hiện nay trên địa bàn xã có 1 cơ sở bán thuốc tân dược phục vụ bán thuốc chưa bệnh cho nhân dân. Trong năm có xảy ra một số trường hợp bị chân tay miệng ở các cháu học sinh trường Mầm non, nhà trường đã cho các cháu

nghỉ học để điều trị, tổ chức khử trùng tránh lây lan, hiện nay đã duy trì học

• Công tác đào tạo, giải quyết việc làm

Thự hiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, mở 3 lớp dạy nghề ngắn hạn với 106 học viên. Hiện toàn xã có 105 lao động tại các doanh nghiệp trong và ngoài địa bàn.

• Giáo dục và Đào tạo

- Chỉ đạo 03 nhà trường thực hiện tốt công tác dạy và học theo đúng kết hoạch chỉ đạo của Phòng giáo dục & đào tạo huyện đề ra, chỉ đạo thực hiện tốt nghị quyết thực hiện nhiệm vụ năm 2013 của Ban chấp hành Đảng

ủy đã đề ra [4].

- Năm học 2012 - 2013: toàn xã có 32 lớp học, với tổng số 81 cán bộ công nhân viên chức, tổng số 683 học sinh. Trong đó: Trường THCS có tổng số 08 lớp với tổng số 199 học sinh, 25 cán bộ giáo viên, tỷ lệ chuyển lớp, chuyển cấp đạt 100%; Trường Tiểu học có tổng số 5 khối lớp, 20 lớp = 243 học sinh, 32 cán bộ giáo viên; Trường Mầm Non có 15 lớp học/07 điểm trường, 241 học sinh trong đó Mẫu giáo 08 lớp = 171 cháu và 7 nhóm trẻ = 70 cháu, 24 cán bộ giáo viên.

- Năm học 2013 - 2014: toàn xã có 46 lớp học; 72 cán bộ, giáo viên; 705 học sinh. Trong đó: Trường Cấp II có tổng số 08 lớp, 20 cán bộ giáo viên, 200 học sinh (giảm 1 học sinh nghỉ học do bị bệnh thiểu năng); Trường Tiểu học có tổng số 20 lớp, 31 cán bộ giáo viên, 248 học sinh; Trường Mầm Non có 18 lớp trong đó: 9 nhóm trẻ (76 cháu), 9 lớp mẫu giáo (180 cháu), 21 cán bộ giao viên. Huy động trẻ từ 0 đến dưới 3 tuổi đạt 38,6% đạt 118% so với kế hoạch giao.

Chỉ đạo trường Mầm non làm tốt mọi thủ tục đề nghị được công nhận

đạt chuẩn phổ cập giáo dục Mầm Non trẻ 5 tuổi. Đến tháng 5 năm 2013 đã

được công nhận đạt chuẩn. Chỉ đạo các thôn phối hợp với cán bộđiều tra văn hóa của nhà trường tổ chức điều tra rà soát PCGD hàng năm. Duy trì kết quả

phổ cập giáo dục THCS

Chỉ đạo các trường thực hiện tốt các nhiệm vụ trong năm học, thực hiện các chỉ tiêu về giáo dục, đặc biệt là công tác nâng cao chất lượng tỷ lệ

giáo viên dạy giỏi, học sinh giỏi ở các cấp. Đầu tư sửa chữa các nhà lớp học

bị hư hỏng, xuống cấp theo nguồn sửa chữa nhỏ cho giáo dục năm 2013 với

40.800.000đ tại các nhà trường. Duy trì hoạt động của các Trung tâm Học

toạ đàm Kỷ niệm 68 năm nền Giáo dục cách mạng Việt Nam và 31 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 2011/1982 - 20/11/2013 tại UBND xã [13].

• Văn hoá, thông tin, thể thao, du lịch

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai tại xã Tiên Kiều huyện Bắc Quang - tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011 - 2013. (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)