Thực trạng phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai tại xã Tiên Kiều huyện Bắc Quang - tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011 - 2013. (Trang 31)

2013

4.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế

• Ngành nông nghiệp: - Trồng trọt:

Tổng diện tích lúa nước gieo cấy cả năm 252,2 ha, năng suất bình quân 58,1 tạ/ha; sản lượng cây lúa nước cả năm đạt 1463,8 tấn. Diện tích ngô gieo trồng cả năm (3 vụ) 76ha; diện tích thâm canh 51 ha. Năng suất bình quân 34,7 tạ/ha. Sản lượng ngô đạt thấp do diện tích gieo cấy vụđông không đạt so với kế hoạch.Nhân dân tập trung chuyển diện tích sang trồng rau, đậu... với lý do thời tiết khô hạn kéo dài, chi phí đầu tư cao, công chăm sóc nhiều, năng xuất đạt thấp.

Diện tích trồng lạc 50 ha, đạt 80% so với kế hoạch huyện giao; năng suất bình quân 21,63 tạ/ha; sản lượng 86,52 tấn, đạt 80,1% kế hoạch giao.

Diện tích trồng chè toàn xã hiện có là 469,2 ha. Trong đó, diện tích cho thu hoạch 444,2 ha; diện tích trồng mới là 5 ha, đạt 100% kế hoạch huyện

giao và xã đề ra. Năng suất chè búp tươi bình quân đạt 48 tạ/ha, sản lượng chè búp tươi đạt 2132 tấn, tăng 136 tấn so với năm 2012, đạt 101,5% kế hoạch xã

đề ra.

Diện tích cây cam, quýt hiện có 367,2 ha, trong đó diện tích cho thu hoạch 280,2 ha; diện tích trồng mới đạt 43 ha, vượt 28 ha so với kế hoạch [5].

Bảng 4.1. Diện tích, năng suất, sản lượng một số loại cây trồng chính năm 2013 STT Hạng mục Đơn vị tính Toàn xã 2013 Diện tích N.suất (tạ/ha) S.lượng (tấn) 1 Lúa Ha 252,2 58,1 1464,3 2 Ngô Ha 76 34,7 264 3 Lạc Ha 50 21,63 86,52 4 Chè Ha 469,2 48 2132 2 Cam, quýt Ha 367,2 74 2073

(Nguồn: UBND xã Tiên Kiều,2013) [5]

Qua bảng số liệu trên ta thấy, về diện tích gieo trồng diện tích đất trồng cây lâu năm lớn, chiếm tỷ lệ cao trong diện tích trồng trọt nông nghiệp, còn lại là diện tích trồng cây hàng năm.

Gần đây sản lượng các loại cây trồng thấp, đặc biệt là cây cam, quýt. Nguyên nhân chủ yếu do trong năm diễn biến thời tiết không thuận lợi, mưa nhiều vào thời gian ra hoa, xảy ra mưa đá nên tỷ lệđậu quả ít.

- Chăn nuôi:

Bảng 4.2. Số lượng đàn gia súc, gia cầm năm 2013

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Số lượng

1 Trâu Con 878

2 Dê Con 828

3 Lợn Con 3.460

4 Gia cầm Con 34.100

Tổng Con 39266

Trên địa bàn xã ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm chưa được quan tâm

đầu tư lớn, mới dừng lại phát triển quy mô nhỏ ở các hộ gia đình. Tuy nhiên, những năm gần đây được sự quan tâm hướng dẫn về kỹ thuật chăn nuôi và sự

hỗ trợ về vốn, do vậy nhiều hộ gia đình xây dựng mô hình kết hợp giữa chăn nuôi với trồng trọt. Năm 2013 tổng đàn trâu hiện có là 878 con, đàn lợn 3460 con, đàn dê 828 con, gia cầm 34.100 con. Tuy nhiên, hiện nay so với yêu cầu chung vẫn phát triển chậm hình thức chăn nuôi chủ yếu là tự phát từ các gia

đình, chưa được tập chung phát triển thành quy mô lớn.

Thường xuyên chỉ đạo cán bộ chuyên môn thực hiện tốt công tác phòng chống rét và phòng dịch bệnh cho đàn gia súc và gia cầm, trong năm đã tổ

chức tiêm phòng là 2710 liều vác xin. Trong đó vacxin tụ huyết trùng trâu là 1355. Tỷ lệ tiêm phòng đạt thấp, do số lượng đàn gia súc ít hơn số lượng vác xin huyện giao [13].

- Lâm nghiệp:

Trong năm 2013 đã chỉ đạo nhân dân các thôn trong toàn xã trồng mới

được 50,5 ha rừng kinh tế. Trong đó 23,6 ha rừng chuyển đổi, đã trồng được 8,6 ha, còn 15 ha chưa trồng do nhân dân chưa chuẩn bị vật tư, cây giống; trồng rừng sau khai thác 43,4 ha. Tỷ lệ che phủ rừng năm 2013 đạt 63%. Chỉ đạo Ban lâm nghiệp xã thực hiện tốt công tác tuyên truyền bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng, đã tổ chức tuyên truyền cho nhân dân ở 8/8 thôn và nhà trường được 998 lượt người nghe về Luật bảo vệ và phát triển rừng, các văn bản về quản lý, bảo vệ rừng; tổ chức 558 người của 8 thôn đăng ký cam kết bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng.

Trong năm 2013 đã chỉ đạo UBND xã đã phê duyệt cấp phép khai thác lâm sản được 47 hồ sơ về gỗ và các loại nguyên liệu sợi ngắn, sợi dài gồm: tận thu sau chuyển đổi (do UBND huyện cấp phép) 68,64m3, rừng trồng và cây phân tán như Xoan, Trám, Bồ đề, Keo là 1.250,64m3; nguyên liệu sợi dài như Vầu - 1 giấy phép bằng 20 tấn. Do làm tốt công tác tuyên truyền các tổ

chức, cá nhân đã thực hiện tốt các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng [13].

• Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp:

Hiện nay trên địa bàn xã có 4 cơ sở chế biến chè tươi đang hoạt động thường xuyên, thu mua và tiêu thu sản phẩm chè tươi cho nhân dân. Bình quân mỗi ngày tiêu thu khoảng 10 tấn chè tươi, sản lượng chè khô cả năm ước

đạt khoảng 550 tấn, đạt kế hoạch đề ra [5].

Số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia 780 hộ, chiếm 95%, 25 hộ sử

dụng các nguồn điện khác, 17 hộ chưa được sử dụng điện.

Về thủ công nghiệp: Sản xuất các sản phẩm thủ công nghiệp còn nhỏ lẻ, chưa có quy mô, chưa đầu tư máy móc, thiết bị mở rộng sản xuất, chủ yếu là nghề mộc.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai tại xã Tiên Kiều huyện Bắc Quang - tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011 - 2013. (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)