1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai của xã Cổ Lũng huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2013 2015. (Khóa luận tốt nghiệp)

63 260 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 681,48 KB

Nội dung

Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai của xã Cổ Lũng huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2013 2015. (Khóa luận tốt nghiệp)Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai của xã Cổ Lũng huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2013 2015. (Khóa luận tốt nghiệp)Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai của xã Cổ Lũng huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2013 2015. (Khóa luận tốt nghiệp)Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai của xã Cổ Lũng huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2013 2015. (Khóa luận tốt nghiệp)Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai của xã Cổ Lũng huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2013 2015. (Khóa luận tốt nghiệp)Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai của xã Cổ Lũng huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2013 2015. (Khóa luận tốt nghiệp)Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai của xã Cổ Lũng huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2013 2015. (Khóa luận tốt nghiệp)Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai của xã Cổ Lũng huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2013 2015. (Khóa luận tốt nghiệp)

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành : Quản lý đất đai

Thái Nguyên, năm 2016

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Lớp : K44 – QLDĐ – N01 Chuyên ngành : Quản lý đất đai

Giảng viên hướng dẫn : Th.S Vương Vân Huyền

Thái Nguyên, năm 2016

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo ThS Vương Vân Huyền – giảng viên Khoa Quản Lý Tài Nguyên, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, người đã định hướng nghiên cứu, hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận này

Em xin chân thành cảm ơn ban chủ nhiệm khoa, cùng các thầy cô giáo khoa quản lý tài nguyên, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã truyền đạt, trang bị cho em những kiến thức, kinh nghiệm quý báu cũng như tạo môi trường học tập thuận lợi nhất trong suốt bốn năm học vừa qua

Em xin gửi lời cảm ơn đến UBND và cán bộ Địa chính xã Cổ Lũng đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong việc thu thập những số liệu, tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu để hoàn thành tốt bản đề tài tốt nghiệp

Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình và bạn bè đã luôn động viên, giúp đỡ về vật chất và tinh thần trong suốt quá trình học tập để em có thể hoàn thành khóa luận này

Do điều kiện thời gian và năng lực còn hạn chế nên khóa luận của em không tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để khóa luận tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2016

Sinh viên

Lý Thị Hường

Trang 4

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Kết quả đo đạc thành lập bản đồ huyện Phú Lương 12 Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất xã Cổ Lũng năm 2015 24 Bảng 4.2: Biến động diện tích đất theo mục đích sử dụng giai đoạn 2013 - 2015 25 Bảng 4.3: Các văn bản liên quan đến công tác quản lý đất đai của xã đã ban hành

giai đoạn 2013 - 2015 28 Bảng 4.4: Tổng hợp tài liệu trong bộ hồ sơ địa giới hành chính 29 Bảng 4.5: Kết quả lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng và bản đồ quy hoạch sử

dụng đất 30 Bảng 4.6: Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2015 32 Bảng 4.7: Thống kê kết quả chuyển mục đích sử dụng đất xã Cổ Lũng giai đoạn

2013 - 2015 34 Bảng 4.8: Tổng hợp thành phần hồ sơ địa chính 35 Bảng 4.9: Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai giai đoạn 2013 -

2015 36 Bảng 4.10: Kết quả thống kê, kiểm kê đất đai (tính đến ngày 31/12/2015) 37 Bảng 4.11: Kết quả thu ngân sách về việc sử dụng đất đai xã Cổ Lũng 41 Bảng 4.12: Kết quả thu ngân sách về việc xử lý vi phạm sử dụng đất của xã Cổ

Lũng giai đoạn 2013 - 2015 42 Bảng 4.13: Tổng hợp kết quả thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất

giai đoạn 2013 - 2015 43 Bảng 4.14: Tổng hợp kết quả thanh tra, kiểm tra việc quản lý và sử dụng đất tại xã

Cổ Lũng giai đoạn 2013 - 2015 44 Bảng 4.15: Tổng hợp kết quả phổ biến giáo dục pháp luật về đất đai của xã Cổ

Lũng giai đoạn 2013 - 2015 45 Bảng 4.16: Kết quả giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo tranh chấp đất đai của xã

Cổ Lũng giai đoạn 2013 - 2015 46 Bảng 4.17: Kết quả điều tra ý kiến người dân về công tác quản lý nhà nước về đất

đai của xã Cổ Lũng giai đoạn 2013 - 2015 48

Trang 5

QH - KHSD : Quy hoạch - Kế hoạch sử dụng

TN & MT : Tài nguyên - Môi trường

TT - BTNMT : Thông tư - Bộ tài nguyên môi trường

XHCN : Xã hội chủ nghĩa

Trang 6

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

DANH MỤC CÁC BẢNG ii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iii

PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục tiêu của nghiên cứu 2

1.2.1 Mục tiêu tổng quát 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 Ý nghĩa của đề tài 2

1.3.1 Ý nghĩa khoa học 2

1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn 2

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 3

2.1 Cơ sở khoa học của nghiên cứu 3

2.1.1 Cơ sở lý luận của nghiên cứu 3

2.1.2 Nội dung, phương pháp quản lý nhà nước về đất đai 4

2.1.3 Nội dung quản lý nhà nước về đất đai 6

2.2 Cơ sở pháp lý của nghiên cứu 7

2.3 Khái quát về tình hình công tác quản lý Nhà nước về đất đai của huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên 9

2.3.1 Đối với tỉnh Thái Nguyên 9

2.3.2 Đối với huyện Phú Lương 10

PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14

3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 14

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu 14

3.1.2 Phạm vi nghiên cứu 14

3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành 14

3.3 Nội dung nghiên cứu 14

3.4 Phương pháp nghiên cứu 15

Trang 7

3.4.1 Phương pháp điều tra số liệu thứ cấp 15

3.4.2 Phương pháp xử lý các số liệu thống kê trong quá trình điều tra 15

3.4.3 Phương pháp phân tích thông qua các số liệu thống kê 16

3.4.4 Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp 16

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 17

4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 17

4.1.1 Điều kiện tự nhiên 17

4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 20

4.2 Hiện trạng sử dụng đất 2015 24

4.2.1 Hiện trạng sử dụng đất 24

4.2.2 Biến động đất đai xã Cổ Lũng giai đoạn 2013 - 2015 25

4.3 Công tác quản lý nhà nước về đất đai của xã Cổ Lũng, huyện Phú Lương, tỉnh Thái nguyên giai đoạn 2013 - 2015 27

4.3.1 Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó 27

4.3.2 Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính 29

4.3.3 Khảo sát, đo đạc, đánh giá phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất 29

4.3.4 Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 32

4.3.5 Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất 33

4.3.6 Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất 34

4.3.7 Đăng kí đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất 34

4.3.8 Thống kê, kiểm kê đất đai 37

4.3.9 Xây dựng hệ thống thông tin đất đai 40

4.3.10 Quản lý tài chính về đất đai và giá đât 41

4.3.11 Quản lý giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất 42

Trang 8

4.3.12 Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định

của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai 43

4.3.13 Phổ biến giáo dục pháp luật về đất đai 44

4.3.14 Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai 45

4.3.15 Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai 46

4.4 Đánh giá sự hiểu biết của người dân về công tác quản lý nhà Nhà nước về đất đai của xã Cổ Lũng……… 48

4.5 Đánh giá chung và đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai giai đoạn 2013 - 2015 50

4.5.1 Đánh giá chung 50

4.52 Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đất đai 51

PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 52

5.1 Kết luận 52

5.2 Kiến nghị 53

TÀI LIỆU THAM KHẢO 54

Trang 9

1

PHẦN 1

MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề

Đất đai là một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người, là tư liệu sản xuất đặc biệt của con người, là “vật mang” của các hệ sinh thái trên trái đất Là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các công trình văn hóa-xã hội, an ninh - quốc phòng Đối với nước ta, tại điều 4 của luật đất đai

2013 đã ghi rõ: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng

Tuy nhiên đất đai có giới hạn về diện tích trong khi nhu cầu về đất đai cho các ngành không ngừng tăng cho nên giá trị về đất đai ngày càng cao Chính vì vậy, việc quản lý đất đai luôn là mục tiêu quốc gia của mọi thời đại nhằm nắm chắc và quản lý chặt chẽ quỹ đất đai, nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả

Công tác quản lý Nhà nước về đất đai với 15 nội dung được ghi nhận tại Điều 22 của Luật đất đai 2013, đây là cơ sở pháp lý để Nhà nước nắm chắc quản lý chặt chẽ nguồn tài nguyên của quốc gia cũng như để người sử dụng đất yên tâm sử dụng và khai thác các tiềm năng của đất

Xã Cổ Lũng nằm ở phía bắc Thành phố Thái Nguyên, trên trục đường Quốc

lộ 3 chính vì vậy xã có điều kiện địa lý đất đai thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thương mại và dịch vụ Với những lợi thế đó chính quyền địa phương đã bám sát sự chỉ đạo của cấp trên đồng thời đưa nghị quyết của Đảng vào triển khai và đạt được kết quả khả quan Cùng với quá trình phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước mà nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng lên khiến quá trình sử dụng đất có nhiều biến động lớn, gây áp lực cho công tác quản lý

và sử dụng đất đai tại địa phương Vì vậy để quản lý sử dụng triệt để, hiệu quả nguồn tài nguyên quý giá này đòi hỏi công tác quản lý sử dụng đất một cách chặt chẽ, chính xác và hợp lý

Từ thực tế cũng như nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của vấn đề, để góp phần nâng cao chất lượng công tác quản lý Nhà nước về đất đai Được sự đồng

ý của Ban chủ nhiệm khoa Quản lý Tài Nguyên trường Đại học Nông Lâm Thái

Trang 10

2

Nguyên, được sự nhất trí của UBND xã Cổ Lũng cùng với sự hướng dẫn trực tiếp của cô giáo Th.S Vương Vân Huyền – cán bộ giảng dạy khoa Quản lý Tài Nguyên -

Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh

giá công tác quản lý nhà nước về đất đai của xã Cổ Lũng, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2013 - 2015”

1.2 Mục tiêu của nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu tổng quát

- Đánh giá công tác quản lý Nhà nước về đất đai của xã Cổ Lũng theo 15 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai theo Luật đất đai 2013

- Phân tích những nguyên nhân và đưa ra các giải pháp giúp cho công tác quản

lý đất đai ngày càng khoa học và đạt được hiệu quả cao nhất

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Nắm được thực trạng quản lý và sử dụng đất đai của xã

- Đảm bảo độ chính xác, phản ánh đúng thực trạng đất đai tại địa phương

- Những đề xuất cần phải có tính khả thi và phù hợp với nhu cầu sử dụng

- Phân tích rõ các nội dung trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai của xã

1.3 Ý nghĩa của đề tài

1.3.1 Ý nghĩa khoa học

- Sử dụng kiến thức đã học áp dụng vào thực tế nâng cao tính thực tiễn, chiều

sâu của kiến thức ngành học cho bản thân

- Nghiên cứu vấn đề còn tồn tại trong thực tiễn để tìm ra cái mới cho lý thuyết,

từ đó quay trở lại áp dụng cho thực tiễn

1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn

- Nắm được điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của địa phương

- Nắm được tình hình quản lý và sử dụng đất đai của xã

- Tuyên truyền sâu rộng tới hộ dân trong xã về quyền, lợi ích và nghĩa vụ trong Luật đất đai

- Trang bị thêm kiến thức và giúp các nhà quản lý thấy được những mặt mạnh

và mặt hạn chế trong công tác quản lý nhà nước về đất đai tại địa phương

Trang 11

3

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

2.1 Cơ sở khoa học của nghiên cứu

2.1.1 Cơ sở lý luận của nghiên cứu

- Khái niệm về đất đai:

“Đất đai” về mặt thuật ngữ khoa học được hiểu theo nghĩa rộng như sau:

“Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm tất cả các cấu thành của môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt đó bao gồm: khí hậu bề mặt, thổ nhưỡng, dạng địa hình, mặt nước (hồ, sông, suối, đầm lầy…), các lớp trầm tích sát

bề mặt cùng với nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn thực vật và động vật, trạng thái định cư của con người, những kết quả của con người trong quá khứ và hiện tại để lại (sau nền, hồ chứa nước hay hệ thống tiêu thoát nước, đường

xá, nhà cửa,…)”

Như vậy, “đất đai” là một khoảng không gian có giới hạn, theo chiều thẳng đứng (gồm khí hậu của bầu khí quyển, lớp đất phủ bề mặt, thảm thực vật, động vật, diện tích mặt nước, tài nguyên nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất), theo chiều nằm ngang – trên mặt đất (là sự kết hợp giữa thổ nhưỡng, địa hình, thủy văn, thảm thực vật cùng với các ngành khác) giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản xuất cũng như cuộc sống của xã hội loài người (https://voer.edu.vn) [18]

- Khái niệm về quản lý nhà nước:

- Quản lý nhà nước là dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nước

được sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì, phát triển các mối quan hệ xã hội, trật tự pháp luật nhằm thực hiện chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước

Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động thực thi quyền hành pháp của Nhà nước, đó là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực pháp luật nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm

Trang 12

4

vụ của Nhà nước trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa, do các cơ quan trong hệ thống quản lý hành chính từ Chính phủ ở Trung ương xuống Ủy ban nhân dân các cấp ở địa phương tiến hành (PGS.TS Nguyễn Khắc Thái Sơn, 2007) [11]

- Khái niệm quản lý nhà nước về đất đai

Quản lý nhà nước về đất đai là tổng hợp các hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu của Nhà nước đối với đất đai; đó là các hoạt động nắm chắc tình hình sử dụng đất; phân phối và phân phối lại quỹ đất đai theo quy hoạch, kế hoạch; kiểm tra giám sát quá trình quản lý và sử dụng

đất; điều tiết các nguồn lợi từ đất đai (PGS.TS Nguyễn Khắc Thái Sơn, 2007) [11]

2.1.2 Nội dung, phương pháp quản lý nhà nước về đất đai

2.1.2.1 Đối tượng, mục đích, yêu cầu, nguyên tắc quản lý của quản lý nhà nước về đất đai

* Đối tượng của quản lý nhà nước về đất đai

- Các chủ thể quản lý và sử dụng đất:

- Các chủ thể quản lý đất đai:

+ Các chủ thể quản lý đất đai là cơ quan nhà nước:

Cơ quan thay mặt nhà nước thực hiện quyền quản lý nhà nước về đất đai ở địa phương theo cấp hành chính, đó là UBND các cấp và cơ quan chuyên môn ngành quản lý đất đai ở các cấp

Cơ quan đứng ra đăng ký quyền quản lý đối với diện tích đất chưa sử dụng, đất công ở địa phương

+ Các chủ thể quản lý đất đai là các tổ chức như: Ban quản lý khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế Những chủ thể này không trực tiếp sử dụng đất mà được nhà nước cho phép thay mặt nhà nước thực hiện quyền quản lý đất đai

* Mục đích, yêu cầu của quản lý nhà nước về đất đai

Mục đích:

- Bảo vệ quyền sở hữu nhà nước đối với đất đai, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất;

Trang 13

5

- Đảm bảo sử dụng hợp lý quỹ đất đai của quốc gia;

- Tăng cường hiệu quả sử dụng đất;

- Bảo vệ đất, cải tạo đất, bảo vệ môi trường

Yêu cầu:

- Phải đăng ký, thống kê đất đầy đủ theo đúng quy định của pháp luật đất đai

ở từng địa phương theo các cấp hành chính

* Nguyên tắc của quản lý nhà nước về đất đai

Trong quản lý nhà nước về đất đai cần chú ý các nguyên tắc sau:

a, Đảm bảo sự quản lý tập trung và thống nhất của nhà nước

Đất đai là tài nguyên của quốc gia, là tài sản chung của toàn dân Vì vậy, không thể có bất kì một cá nhân hay một nhóm người nào chiếm đoạt tài sản chung thành tài sản riêng của mình được Chỉ có Nhà nước - chủ thể duy nhất đại diện hợp pháp của toàn dân mới có quyền trong việc quyết định số phận pháp lý của đất đai, thể hiện sự tập trung quyền lực và thống nhất của nhà nước trong quản lý nói chung và trong lĩnh vực đất đai nói riêng Vấn đề này được quy định tại Điều 18, Hiến pháp 1992

“nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả” và được cụ thể hơn tại Điều 4, Luật Đất đai 2013 “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu thống nhất và quản lý Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này”

b, Đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa quyền sở hữu đất đai và quyền sử dụng đất đai, giữa lợi ích của Nhà nước và lợi ích của người trực tiếp sử dụng

Theo luật dân sự thì quyền sở hữu đất đai bao gồm quyền chiếm hữu đất đai, quyền sử dụng đất đai, quyền định đoạt đất đai của chủ sở hữu đất đai Quyền sử dụng đất đai là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ đất đai của chủ sở hữu đất đai hoặc chủ sử dụng đất đai khi được chủ sở hữu chuyển giao quyền sử dụng

Từ khi Hiến pháp 1980 ra đời quyền sở hữu đất đai ở nước ta chỉ nằm trong tay Nhà nước còn quyền sử dụng đất đai vừa có ở Nhà nước vừa có ỏ trong từng chủ sử dụng cụ thể Nhà nước không trực tiếp sử dụng đất đai mà thực hiện quyền

sử dụng đất đai thông qua việc thu thuế, thu tiền sử dụng… từ những chủ thể trực

Trang 14

6

tiếp sử dụng đất đai Vì vậy, để sử dụng đất đai có hiệu quả Nhà nước phải giao đất cho các chủ thể trực tiếp sử dụng và phải quy định một hành lang pháp lý cho phù hợp để vừa đảm bảo lợi ích cho người trực tiếp sử dụng đất, vừa đảm bảo lợi ích của Nhà nước

c, Tiết kiệm và hiệu quả

Tiết kiệm và hiệu quả là nguyên tắc của quản lý kinh tế Thực chất quản lý đất đai cũng là một dạng của quản lý kinh tế nên cũng phải tuân theo nguyên tắc này

Tiết kiệm là cơ sở, là nguồn gốc của hiệu quả Nguyên tắc này trong quản lý đất đai được thể hiện bằng việc:

- Xây dựng tốt các phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, có tính khả thi cao;

- Quản lý và dám sát tốt việc thực hiện các phương án quy hoạch, kế hoạch

sử dụng đất

Có như vậy, quản lý nhà nước về đất đai mới phục vụ tốt cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo sử dụng tiết kiệm đất đai nhất mà vẫn đạt được các

mục đích đề ra (PGS.TS Nguyễn Khắc Thái Sơn, 2007) [11]

2.1.2.2 Phương pháp quản lý nhà nước về đất đai

- Phương pháp thu thập thông tin về đất đai:

+ Phương pháp thống kê

+ Phương pháp toán học

+ Phương pháp điều tra xã hội học

- Phương pháp tác động đến con người trong quản lý đất đai:

+ Phương pháp hành chính

+ Phương pháp kinh tế

+ Phương pháp tuyên truyền, giáo dục

2.1.3 Nội dung quản lý nhà nước về đất đai

Điều 22 Luật đất đai 2013 đã quy định: Nội dung quản lý Nhà nước về đất đai gồm:

Trang 15

4 Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

5 Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất

6 Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất

7 Đăng kí đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

8 Thống kê, kiểm kê đất đai

9 Xây dựng hệ thống thông tin đất đai

10 Quản lý tài chính về đất đai và giá đất

11 Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất

12 Thanh tra, kiểm tra, giám sát, thao dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai

13 Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai

14 Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản

lý và sử dụng đất đai

15 Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai.(Điều 22, Luật đấi đai 2013) [12]

2.2 Cơ sở pháp lý của nghiên cứu

Hệ thống văn bản pháp luật về đất đai bao gồm:

- Luật Đất đai 2003

- Nghị định số 182/2004/NĐ - CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

Trang 16

- Nghị định số 69/2009/NĐ - CP ngày 13/08/2009 của chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

- Thông tư số 28/2004/TT - BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ tài nguyên và môi trường về hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất

- Thông tư số 29/2004/TT - BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính

- Nghị định 197/2004/NĐ - CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường thiệt hại, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất

- Nghị định 198/2004/NĐ - CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về thu tiền

sử dụng đất

- Nghị định 105/2009/NĐ - CP ngày 11/11/2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

- Thông tư 30/2004/TT - BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch kế hoạch sử dụng đất

- Thông tư số 01/2005/TT - BTNMT ngày 13/04/2005 của Bộ tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn thực hiện một số điều của nghị định 181/2004/NĐ - CP

về hướng đẫn thi hành luật đất đai 2003

- Thông tư 19/2009/TT - BTNMT ngày 17/12/2009 của Bộ tài nguyên và Môi trường về việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

- Luật đất đai 2013 được quốc hội ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2013

Trang 17

9

- Nghị định 43/2014/NĐ - CP ngày 15/05/2014 của chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai

- Nghị định 44/2014/NĐ - CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định về giá đất

- Nghị định 45/2014/NĐ - CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất

- Nghị định 46/2014/NĐ - CP quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước

- Nghị định 47/2014/NĐ - CP quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất

- Thông tư 23/2014/TT - BTNMT về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,

quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

- Thông tư 24/2014/TT - BTNMT ngày 19/05/2014 về hồ sơ địa chính

- Thông tư 25/2014/TT - BTNMT về bản đồ địa chính

- Thông tư 76/2014/TT - BTC ngày 16/06/2014 của Bộ tài chính hướng dẫn

Nghị định 45/2014/NĐ - CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất

- Thông tư 77/2014/TT - BTC ngày 16/06/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn

Nghị định 46/2014/NĐ - CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước

- Thông tư 37/2014/TT - BTNMT ngày 30/06/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất

2.3 Khái quát về tình hình công tác quản lý Nhà nước về đất đai của huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

2.3.1 Đối với tỉnh Thái Nguyên

Trong thời gian qua, nhìn chung công tác quản lý về đất đai trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã thu được một số kết quả đáng khích lệ Sở Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các văn bản liên quan đến công tác này:

- Nghị định số 35/2015/NĐ - CP V/v quản lý, sử dụng đất trồng lúa

Trang 18

10

- Quyết định số 11/2015/QĐ - TTg V/v Quy định về miễn giảm tiền sử dụng đất khi công nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân đối với đất ở có nguồn gốc được giao (cấp) không đúng thẩm quyền

- Quyết định số 51/QĐ - UBND về việc ban hành quy định về ký quỹ bảo đảm thực hiện các dự án có sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Thái nguyên

- Nghị định 102/2014/NĐ - CP V/v xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

- Thông tư số 20/2010/TT - BTNMT ngày 22/10/2010 Quy định bổ sung về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

- Nghị định số 104/2014/NĐ - CP của Chính phủ: Quy định về khung giá đất

- Quyết định số 43/2014/QĐ - UBND V/v ban hành Quy định về trình tự thủ tục giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

- Nghị định số 188/2013/NĐ - CP V/v Về phát triển và quản lý nhà ở xã hội

- Thông tư số 47/2013/TT - BNNPTNT V/v Hướng dẫn việc chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm, kết hợp nuôi trồng thủy sản trên đất trồng lúa

- Quyết định số Hệ thống văn bản pháp luật về đất đai giúp cho công tác quản lý nhà nước ngày càng chặt chẽ, sử dụng đất ngày càng tôt hơn, tiết kiệm, hiệu quả, …

2.3.2 Đối với huyện Phú Lương

Phú Lương là huyện miền núi, nằm ở vùng phía Bắc của tỉnh Thái Nguyên Phía Bắc giáp với huyện Chợ Mới (tỉnh Bắc Kạn); phía Nam và Đông Nam giáp T.P Thái Nguyên; phía Tây giáp huyện Định Hóa; phía Tây Nam giáp huyện Đại Từ; phía Đông giáp huyện Đồng Hỷ Huyện lỵ đặt tại thị trấn Đu, cách trung tâm T.P Thái Nguyên 22km về phía Bắc Huyện Phú Lương với diện tích tự nhiên là 368.81 km2, gồm 16 đơn vị hành chính, trong đó có 14 xã và 02 thị trấn Trong những năm qua tình hình quản lý đất đai của huyện diễn ra như sau:

* Công tác ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó

Trang 19

11

UBND huyện Phú Lương thường xuyên ban hành các văn bản, chỉ đạo các

xã, thị trấn và các cơ quan chuyên môn thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ quản lý đất đai theo quy định của ngành Tài nguyên và Môi trường kịp thời, có hiệu quả và đúng quy định của pháp luật

Mô ̣t số văn bản liên quan đến công tác quản lý nhà nước về đất đai mà huyê ̣n đã ban hành trong thời gian qua như:

- Quyết định 387/QĐ - UBND V/v Ban hành Kế hoa ̣ch thực hiên thanh tra viê ̣c chấp hành pháp luâ ̣t trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất , quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất ngày 04/06/2013

- Kế hoach 169/KH - UBND V /v thực hiê ̣n kiểm kê đất đai và lâ ̣p bản đồ hiê ̣n tra ̣ng sử du ̣ng đất năm 2014 trên đi ̣a bàn huyện Phú Lương

* Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính

Thực hiện Chỉ thị số 364/CT ngày 06/11/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính Phủ) về việc giải quyết những tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính (ĐGHC) tỉnh, huyện, xã trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên Từ khi nghiệm thu đưa vào sử dụng bộ hồ sơ, bản đồ ĐGHC các cấp của Huyện Phú Lương đến nay không có sự tranh chấp về địa giới hành chính

* Khảo sát, đo đạc, đánh giá phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất

Khảo sát, đánh giá phân hạng đất là việc làm rất quan trọng, việc phân hạng đất của huyện Phú Lương được thực hiện từ nhiều năm trước Huyện Phú Lương đã thực hiện nhiều hoạt động điều tra, khảo sát, đánh giá phân hạng đất đai làm cơ sở

để xây dựng bản đồ địa chính Tài liệu đo đạc cũng được cấp có thẩm quyền kiểm tra, nghiệm thu và sử dụng làm căn cứ giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân Huyện Phú Lương đã bắt đầu thực hiện công tác kiểm kê đất đai năm 2014 và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014

Trang 20

3 Bản đồ địa giới hành chính 364 Bộ 17 Đạt yêu cầu

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phú Lương)

* Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Huyện Phú Lương cũng như các huyện khác trong Tỉnh đã được UBND tỉnh Thái Nguyên quan tâm đến công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm, coi

đó là cơ sở cho việc thu hồi đất, giao đất, bồi thường giải phóng mặt bằng xây dựng các công trình, dự án phục vụ cho phát triển kinh tế, xã hội Việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong những năm qua trên địa bàn huyện Phú Lương đã đạt được một số kết quả nhất định Quá trình thực hiện đều dựa trên quan điểm khai thác, sử dụng triệt để quỹ đất, đảm bảo hợp lý và hiệu quả đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội

* Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất

UBND huyện Phú Lương căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt; nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất để quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất

Công tác thu hồi đất đã được tổ chức triển khai thực hiện theo đúng Luật đất đai 2013 và các văn bản chính sách hiện hành

* Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai

Hoạt động dịch vụ công về đất đai là những hoạt động dịch vụ của cơ quan Nhà nước để đáp ứng nhu cầu của các tổ chức, cá nhân trong xã hội về lĩnh vực đất đai theo quy định của pháp luật Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất là cơ quan đăng ký dịch vụ công có chức năng tổ chức thực hiện đăng ký sử dụng đất và biến

Trang 21

13

động sử dụng đất, quản lý hồ sơ địa chính và giúp cơ quan Tài nguyên và Môi trường trong thủ tục hành chính về quản lý, sử dụng đất Quản lý dịch vụ công về đất đai bao gồm:

- Quản lý hoạt động của Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất

- Quản lý các hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất

- Quản lý các hoạt động dịch vụ về đất đai thuộc các lĩnh vực: tư vấn về giá đất, tư vấn về lập QH-KHSD đất

Trang 22

14

PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu

- Hoạt động quản lý Nhà nước về đất đai của xã Cổ Lũng, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2013 - 2015

3.1.2 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu trong 15 nội dung quản lý nhà nước về đất đai được quy định theo Luật đất đai 2013

3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành

- Địa điểm: UBND xã Cổ Lũng, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

- Thời gian: Từ ngày 17/08/2015 đến ngày 29/11/2015

3.3 Nội dung nghiên cứu

- Điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý, khí hậu, địa hình, hệ thống thủy văn

- Điều kiện kinh tế - xã hội: Thực trạng đời sống kinh tế , thực tra ̣ng phát triển cơ sở ha ̣ tầng, y tế giáo du ̣c, văn hóa xã hô ̣i, dân số vào lao động

- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất của xã Cổ Lũng giai đoạn 2013 - 2015

- Đánh giá công tác quản lý Nhà nước về đất đai tại xã Cổ Lũng giai đoạn

2013 - 2015 theo 15 nội dung trong Luật đất đai 2013

1 Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý,sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó

2 Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính

3 Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất

4 Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

5 Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất

Trang 23

15

6 Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất

7 Đăng kí đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

8 Thống kê, kiểm kê đất đai

9 Xây dựng hệ thống thông tin đất đai

10 Quản lý tài chính về đất đai và giá đất

11 Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất

12 Thanh tra, kiểm tra, giám sát, thao dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai

13 Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai

14 Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản

lý và sử dụng đất đai

15 Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai

- Đánh giá sự hiểu biết của người dân và đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai

3.4 Phương pháp nghiên cứu

3.4.1 Phương pháp điều tra số liệu thứ cấp

- Thu thập các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, đời sống văn hóa, giáo dục, y tế; tình hình quản lý và sử dụng đất tại xã Cổ Lũng

- Thu thập các báo cáo về tình hình quản lý nhà nước về đất của xã Cổ Lũng trong giai đoạn 2013 - 2015

- Tìm hiểu những khó khăn trong công tác quản lý nhà nước về đất đai của

xã Cổ Lũng

3.4.2 Phương pháp xử lý các số liệu thống kê trong quá trình điều tra

- Các số liệu điều tra thu thập được sử dụng phần mềm Word, Excel để tổng hợp xử lý

- Phân loại các số liệu về công tác quản lý đất đai và các số liệu liên quan nhằm phân nhóm toàn bộ các đối tượng điều tra có cùng một chỉ tiêu và phân tích tương quan giữa các yếu tố đó

Trang 24

16

3.4.3 Phương pháp phân tích thông qua các số liệu thống kê

- Từ những nguồn thông tin thu thập được tiến hành phân tích, so sánh từ đó đưa ra những nhận định đánh giá chủ quan, những nhận định của các nhà quản lý về các vấn đề nghiên cứu

3.4.4 Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp

- Phiếu điều tra phỏng vấn các đối tượng là người dân tham gia vào công tác quản lý nhà nước về đất đai của xã Cổ Lũng

+ Số hộ phỏng vấn: 50 hộ dân

+ Số phiếu điều tra: 50 phiếu

+ Đối tượng điều tra: 50 hộ dân trong xã, gồm những người dân hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, kinh doanh và những hộ gia đình công nhân, viên chức Những người hoạt động trong lĩnh vực nhà nước đã về hưu

Trang 25

17

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội

4.1.1 Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1 Vị trí địa lý

Xã Cổ Lũng nằm ở phía Nam huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên, được tiếp giáp với các đơn vị hành chính theo các hướng như sau:

- Phía Bắc giáp xã Vô Tranh và thị trấn Giang Tiên

- Phía Đông giáp xã Sơn Cẩm

- Phía Tây giáp xã Cù Vân – Huyện Đại Từ

- Phía Nam giáp xã An Khánh – huyện Đại Từ

Xã nằm ở phía nam huyện được xác định là vùng trung tâm có tiềm năng thế mạnh phát triển công nghiệp – dịch vụ, có đầu mối giao thông là ngã ba Bờ Đậu để phát triển thương mại,

4.1.1.2 Địa hình, địa mạo

Xã nằm ở phía nam thuộc vùng tương đối bằng phẳng, so với huyện Phú Lương, độ dốc dưới 150

địa hình mang đặc điểm trung du miền núi bắc bộ

Trên bản đồ địa hình xã Cổ Lũng có địa hình đồ núi, đồi thấp xen kẽ với

đồng bằng, địa hình thấp dần từ tây xuống Đông Nam

độ và độ ẩm tương đối thấp, lương mưa chỉ chiếm 15% cả năm

- Nhiệt độ trung bình hàng năm 23,30c, tất cả các tháng nhiệt độ bình quân đều trên 150C, chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng tương đối cao

Trang 26

18

- Độ ẩm trung bình năm là 82%

- Lượng bốc hơi bình quân hàng năm 943 mm

- Hướng gió thịnh hành chủ yếu vào mùa mưa là gió Đông Nam và mùa khô

là gió Đông Bắc

4.1.1.4 Hệ thống thủy văn

Trên địa bàn xã Cổ Lũng có sông Giang Tiên chảy dọc theo ranh giới phía Bắc và phía Đông của xã, là phụ lưu của sông Cầu, có tổng lượng nước năm là 0,264 km3 ứng với lưu lượng nước trung bình năm 8,73 m3/s, biên độ mực nước lớn tại trạm thủy văn Giang Tiên là 5,41 m và cường suốt lũ lớn nhất trung bình là 58 cm/h Nhìn chung, hệ thống ngòi, suối, hồ, ao của xã Cổ Lũng là nơi cung cấp nguồn nước dồi dào để phát triển sản suất và phục vụ sinh hoạt của người dân , các

hồ, ao nhỏ ngoài tác dụng giữ nước để phục vụ sản suất còn được sử dụng vào nuôi

- Đất phù sa không được bồi tụ: phân bố rải rác trong xã diên tích 80 ha chiếm 4,85% diện tích tự nhiên Thích hợp cho trồng lúa, hoa mầu

- Đất dốc tụ (Ld) phân bố ở phía đông bắc xã diện tích 342,90 ha chiếm 20,78% diện tích tự nhiên Đây là loại đất được hình thành do sự tích tụ các sản phẩm phong hoá trên cao đưa xuống, có độ phì khá, thích hợp cho trồng lúa

- Đất bạc màu: phân bổ ở phía bắc xã diện tích 114,60ha chiếm 6,91% dện tích tự nhiên

- Đất nâu vàng phù xa cổ: phân bổ ở phía đông xã có diện tích: 35,1ha chiếm 2,13% diện tích tự nhiên Thích hợp trồng màu và cây công nghiệp

- Đất đỏ vàng trên phiến thạch sét: phân bổ ở phía tây và nam xã diện tích 566,20

ha chiếm 34,32% tổng diện tích tự nhiên Đây là loại diện tích lớn nhất xã Đất có thành phần cơ giới trung bình đến thịt nặng, thích hợp với cây chè, cây ăn quả, trồng rừng

Trang 27

- Nguồn nước ngầm: Có ở độ sâu từ 6÷12 m với chất lượng nước được coi là đảm bảo vệ sinh, về trữ lượng nước tuy chưa xác định được chính xác nhưng về mùa khô trữ lượng ít, một số nơi không đủ nước để phục vụ cho đời sống sinh hoạt của nhân dân Nguồn nước này chủ yếu khai thác từ giếng khơi

*Tài nguyên rừng

Xã có 334,52 ha diện tích rừng sản xuất Diện tích rừng tự nhiên được khoanh nuôi bảo vệ kết hợp với các chính sách giao đất giao rừng, các khu vực đất đồi núi trống đã được phủ xanh, diện tích rừng không ngừng được nâng lên

* Tài nguyên khoáng sản

Theo đáng giá khảo sát bước đầu của liên đoàn địa chất, trên địa bàn xã có 1

số khoáng sản sau:

Trang 28

20

- Đất cao lanh (đây là nguồn nguyên liệu để sản suất gạch ngói phục vụ cho nhu cầu xây dựng của nhân dân

- Đất sét được khai thác rải rác trên địa bàn

4.1.2 Điều kiện kinh tế-xã hội

4.1.2.1 Thực trạng phát triển kinh tế

a, Nông nghiệp

Sản xuất nông nghiệp:

Trong những năm gần đây xã Cổ Lũng đã chủ động đưa các giống cây trồng

có năng suất, giá trị kinh tế cao vào sản xuất; ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến trong thâm canh, luân canh tăng vụ, tăng giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích, tạo điều kiện cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngày càng phù hợp theo định hướng phát triển của huyện, tỉnh

Hiện nay đất nông nghiệp trên địa bàn xã là 1288,3 ha và có giá trị sản xuất của ngành trong tổng giá trị sản suất của xã đạt 17%

Trong ngàng nông nghiệp loại cây chủ yếu là lúa, diện tích chủ động cấy hai

vụ đạt 310 ha trở nên chiếm 86 – 87% diện tích đất trồng lúa, năng suất bình quân trên 50 tạ/ha Sản lượng lương thực năm 2006 là 3344,4 tấn, đến năm 2010 là 3783

ha tăng 1,33 tấn Tăng bình quân 4,54%

b, Chăn nuôi

Tình hình sản xuất chăn nuôi chưa thực sự phát triển mạnh, các hộ gia đình chủ yếu nuôi lợn, bò, gia cầm tận dụng nguồn nông sản sẵn có và để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng, sản phẩm từ chăn nuôi chưa mang tính hàng hoá

Theo thống kê năm 2010, tổng đàn gia súc, gia cầm của xã là 76.434 con Trong đó: đàn trâu, bò 291 con; đàn lợn 9143 con, đàn gia cầm 67 ngàn con Tuy nhiên việc chăn nuôi chủ yếu là tự phát chưa có khu quy hoạch chăn nuôi tập trung, chưa có đầu ra ổn định

Diện tích nuôi trồng thủy sản là 60,74 ha, sản lương đạt 40 tấn Hình thức nuôi chủ yếu là chăn thả, loài nuôi chủ yếu là cá thịt và sản suất cá giống

c, Lâm nghiệp

Diện tích đất lâm nghiệp của xã Cổ Lũng theo kết quả thống kê đất đai, diện tích đất lâm nghiệp của xã là 342,25 ha chiếm 38,66% đất sản xuất nông nghiệp, toàn bộ diện tích đã được giao khoán tận hộ gia đình Các cây trồng chủ yếu: keo,

Trang 29

21

tre mai, Sản lượng khai thác hàng năm 500m³ Hiệu quả về kinh tế, xã hội: giải quyết công ăn việc làm tăng thu nhập cho các hộ gia đình góp phần bảo vệ môi trường sống

d, Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp

Xã Cổ Lũng là xã nằm phía Nam của huyện Phú Lương, tuy nhiên các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển còn chậm và mang tính nhỏ lẻ, các cơ

sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp chưa có sự đa dạng, chủ yếu tập trung ở các lĩnh vực như: Khai thác khoáng sản, may mặc, cơ sở gia công cơ khí máy công cụ, sản xuất gạch, ngói với quy mô tự phát, không mang tính quy hoạch đồng bộ

Trong những năm vừa qua, khu vực kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của xã đã có bước phát triển, ước tính năm 2010 giá trị ngành công nghiệp, xây dừng trên địa bàn xã là 4,2 tỷ đồng mỗi năm tăng 5%

e, Thương mại và dịch vụ

Hoạt động thương mại trên địa bàn xã phát triển khá mạnh xong vẫn chiếm tỉ trọng thấp Xã có 1 hợp tác xã dịch vụ kinh doanh tổng hợp, 2 tổ hợp tác, 1 làng nghề và 403 cơ sở dịch vụ, thương mại như: buôn bán hàng tạp hóa, buôn bán lương thực, thực phẩm, dịch vụ ăn uống, dịch vụ vận tải phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, cung ứng giống, dịch vụ thủy lợi,

Tình hình cung ứng dịch vụ các sản phẩm đầu ra cho trồng trọt, chăn nuôi chủ yếu là do một số tổ chức được chính quyền ủy quyền và tư thương làm đầu mối hoặc trung gian bao tiêu sản phẩm

Trong những năm tới cần đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ thương mại, phát

triển kinh tế Chú trọng đưa các sản phẩm nông nghiệp thành sản phẩm hàng hoá

trên thị trường

4.1.2.2 Dân số, lao động và việc làm

Theo thống kê năm 2010, dân số của xã Cổ Lũng là người 8.835, tổng số hộ

là 2.398 hộ, mật độ dân số là 520 người/km² Cộng đồng dân cư trên địa bàn xã gồm các dân tộc chính như: Kinh, Tày, Sán trí, Nùng,

Theo kết quả thống kê trên tình hình biến động dân số của xã không lớn Tỷ lệ tăng dân số khá ổn định, phản ánh tính hiệu quả tích cực của công tác tuyên truyền dân

số kế hoạch hoá gia đình của chính quyền xã, người dân đã nhận thức được tầm quan

Trang 30

4.1.2.3 Phát triển cơ sở hạ tầng

a, Giao thông

Hệ thống giao thông của xã nhìn chung là thuận lợi có hai tuyến giao thông quốc gia đi qua bao gồm: quốc lộ 3 và Quốc lộ 37, dài 5,2 km, tuyến đường sắt Quan Triều – Núi Hồng chạy qua xã 2 km, hiện nay một số tuyến đường chính của

xã đã được đầu tư, bê tông hoá, tuy nhiên số lượng còn nhỏ; các tuyến đường liên thôn xóm của xã chưa được bê tông hoá, điều kiện đi lại cũng như phát triển kinh tế,

xã hội của xã còn nhiều khó khăn

b, Thuỷ lợi

Xã có hệ thống thủy lợi tương đố hoàn chỉnh Xã có 3 hồ đập lớn nhỏ chứa nước, 4 trạm bơm nước, với tổng diện tích đất thủy lợi là 3,50 vá đất sông suối, mặt nước chuyên dùng là 44,78ha, với 4km kênh tưới đẫ bê tông hóa đã cung cấp cho 50% diện tích gieo trồng Hiện nay cơ bản đã chủ động tưới tiêu cho sản xuất và cung cấp nước sinh hoạt của nhân dân

c, Giáo dục - đào tạo

Xã có 1 trường tiểu học và 1 trường trung học cơ sở

* Trường tiểu học:

- Giáo viên 55 đồng chí, trong đó có 1 hiệu trưởng, 1 hiệu phó

- Tổng số 13 lớp = 583 học sinh

- Cơ sở vật chất, phòng làm việc tương đối đầy đủ

- Giáo viên giỏi cấp huyện 7 đồng chí

* Trường trung học cơ sở :

- Giáo viên có 47 đ/c, trong đó có 1 hiệu trưởng, 1 hiệu phó

- Tổng số lớp 14 = 410 học sinh

- Cơ sở vật chất phòng học đầy đủ

Trang 31

23

- Giáo viên giỏi cấp huyện 4 đồng chí

- Trong thời gian tới các trường cần duy trì nề nếp dạy và học nâng cao chất lượng toàn diện các bậc học từ mầm non đến trung học cơ sở; đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt, học tốt, giữ vững thành quả phổ cập bậc giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập Trung học cơ sở Tiếp tục thực hiện phổ cập bậc trung học, đặc biệt

là các lớp bổ túc văn hoá

d, Y tế

Trên địa bàn xã có 01 trạm y tế phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân, cơ bản đảm bảo tiêu chuẩn, định mức Hiện nay, trạm y tế xã có 04 cán bộ y tế, trong đó có 1 trạm trưởng và 3 cán bộ chuyên môn phục vụ tốt công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân trong xã Các trang thiết bị phụ vụ công tác y tế chăm sóc sức khỏe cho người dân còn nhiều khó khăn thiếu thốn; công tác y tế hàng tháng đều tiến hành tổ chức kiểm tra định kỳ về vệ sinh an toàn thực phẩm và xử lý nghiêm những trường hợp

vi phạm Duy trì và thực hiện tốt các chương trình tiêm chủng mở rộng và các chương trình y tế quốc gia

Trong năm 2013 trạm y tế xã đã khám và chữa bệnh cho trên 11.255 lượt người

e, Cơ sở hạ tầng khác

+ Bưu điện - Hệ thống thông tin bưu điện: hiện nay, xã đã có điểm bưu điện văn hoá, hệ thống thông tin liên lạc của xã trong những năm gần đây đã được đầu tư, hoàn thiện, cơ bản đã đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc của người dân địa phương

+ Hệ thống lưới điện: Trong những năm qua mạng lưới điện đã được đầu tư xây dựng với hình thức Nhà nước và nhân dân cùng làm Nhìn chung hệ thống điện

đã đảm bảo chuyển tải đủ điện năng cho các cơ quan Nhà nước, đơn vị và các hộ dân trong xã có điện thắp sáng và phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn xã

+ Hệ thống cung cấp nước sạch: Hiện nay xã chưa có hệ thống cung cấp

nước sạch, người dân chủ yếu sử dụng nước sinh hoạt từ hệ thống giếng khơi của

hộ gia đình Trong những năm tới, cần đầu tư, xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch sinh hoạt cho người dân.(

Ngày đăng: 13/02/2018, 09:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Tài Nguyên & Môi Trường (2014), Thông tư 23/2014/TT - BTNMT về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất 2. Bộ Tài Nguyên & Môi Trường (2014), Thông tư 25/2014/TT - BTNMT về bảnđồ địa chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư 23/2014/TT - BTNMT "về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất 2. Bộ Tài Nguyên & Môi Trường (2014), "Thông tư 25/2014/TT - BTNMT
Tác giả: Bộ Tài Nguyên & Môi Trường (2014), Thông tư 23/2014/TT - BTNMT về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất 2. Bộ Tài Nguyên & Môi Trường
Năm: 2014
3. Bộ Tài Nguyên & Môi Trường (2014), Thông tư 24/2014/TT - BTNMT ngày 19/05/2014 về hồ sơ địa chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Tài Nguyên & Môi Trường (2014), "Thông tư 24/2014/TT - BTNMT
Tác giả: Bộ Tài Nguyên & Môi Trường
Năm: 2014
4. Bộ Tài Nguyên & Môi Trường (2014), Thông tư 37/2014/TT - BTNMT ngày 30/06/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư 37/2014/TT - BTNMT
Tác giả: Bộ Tài Nguyên & Môi Trường
Năm: 2014
5. Bộ Tài Nguyên & Môi Trường (2014), Thông tư 76/2014/TT - BTC ngày 16/06/2014 của Bộ tài chính hướng dẫn Nghị định 45/2014/NĐ - CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Tài Nguyên & Môi Trường (2014), "Thông tư 76/2014/TT - BTC
Tác giả: Bộ Tài Nguyên & Môi Trường
Năm: 2014
6. Chính phủ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghiã Việt Nam (2014), Nghị định 43/2014/NĐ - CP ngày 15/05/2014 của chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định 43/2014/NĐ - CP
Tác giả: Chính phủ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghiã Việt Nam
Năm: 2014
7. Chính phủ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghiã Việt Nam (2014), Nghị định 44/2014/NĐ - CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định về giá đất Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định 44/2014/NĐ - CP
Tác giả: Chính phủ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghiã Việt Nam
Năm: 2014
10. Nguyễn Thị Lợi (2010), Bài giảng đăng ký thống kê đất đai, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Thị Lợi (2010)
Tác giả: Nguyễn Thị Lợi
Năm: 2010
11. PGS.TS Nguyễn Khắc Thái Sơn (2007), Giáo trình Quản lý Nhà nước về đất đai, Nxb nông nghiệp Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: PGS.TS Nguyễn Khắc Thái Sơn (2007)
Tác giả: PGS.TS Nguyễn Khắc Thái Sơn
Nhà XB: Nxb nông nghiệp Hà nội
Năm: 2007
13. UBND xã Cổ Lũng (2014) “Báo cáo công tác quản lý đất đai và kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2013” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo công tác quản lý đất đai và kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2013
14. UBND xã Cổ Lũng “Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2013 và phương hướng nhiệm vụ 2014” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2013 và phương hướng nhiệm vụ 2014
15. UBND xã Cổ Lũng “Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2014 và phương hướng nhiệm vụ 2015” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2014 và phương hướng nhiệm vụ 2015
16. UBND xã Cổ Lũng “Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2015 và phương hướng nhiệm vụ 2016” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2015 và phương hướng nhiệm vụ 2016
18. Vai trò và ý nghĩa của sử dụng đất đai, https://voer.edu.vn/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò và ý nghĩa của sử dụng đất đai
20. Cổng thông tin điện tử tỉnh Thái Nguyên, http://www.thainguyen.gov.vn/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cổng thông tin điện tử tỉnh Thái Nguyên
21. Bộ tài nguyên và Môi Trường, tư vấn văn bản pháp quy http://www.monre.gov.vn/wps/portal/vanbanphapquy Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ tài nguyên và Môi Trường, tư vấn văn bản pháp quy
12. Quốc Hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, Luật đất đai 2013, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia Hà Nội, 2014 Khác
17. UBND xã Cổ Lũng “Báo cáo thuyết minh tổng hợp QHSDĐ đến năm 2020 KHSDĐ 5 năm kì đầu (2011 - 2015) xã Cổ Lũng-huyện Phú Lương.II. Internet Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w