1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

GIÁO ÁN MÔN LỊCH SỬ LỚP 11 MỚI NHẤT.

55 3K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 491 KB

Nội dung

GIÁO ÁN MÔN LỊCH SỬ LỚP 11 MỚI NHẤT.GIÁO ÁN MÔN LỊCH SỬ LỚP 11 MỚI NHẤT.GIÁO ÁN MÔN LỊCH SỬ LỚP 11 MỚI NHẤT.GIÁO ÁN MÔN LỊCH SỬ LỚP 11 MỚI NHẤT.GIÁO ÁN MÔN LỊCH SỬ LỚP 11 MỚI NHẤT.GIÁO ÁN MÔN LỊCH SỬ LỚP 11 MỚI NHẤT.GIÁO ÁN MÔN LỊCH SỬ LỚP 11 MỚI NHẤT.

GIÁO ÁN LỊCH SỬ LỚP 11 Phần I : LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI ( Tiếp theo) Tiết 1 Chương I Ngày soạn. CÁC NƯỚC Á, PHI VÀ KHU VỰC MĨ LATINH (GIỮA THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX) Bài 1: NHẬT BẢN I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức- Hiểu rõ những cải cách tiến bộ của Thiên hoàng Minh Trị năm 1868. - Thấy được chính sách xâm lược của giới thống trị Nhật Bản 2 Tư tưởng- nhận thức rõ vai trò ý nghĩa của những chính sách cải cách tiến bộ. 3. Kỹ năng - Giúp HS nắm vững khái niệm “ Cải cách”. Rèn kỹ năng nhận xét đánh giá. II. CHUẨN BỊ 1. GV- Lược đồ sự bành trướng của Nhật cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, 2.HS, đọc trước bài III. PHƯƠNG PHÁP . Nhận xét đánh giá. IV.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC. 1.Ôn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3 Giới thiệu bài mới -khái quát về chương trình lịch sử lớp 11 + Lịch sử thế giới cận đại phần tiếp theo . Lịch sử thế giới hiện đại từ 1917 – 1945. + Lịch sử Việt Nam từ 1858 – 1918. Cuối thế kĩ XIX đầu thế kỉ XX hầu hết các nước châu Á đều ở trong tình trạng chế độ phong kiến khủng hoảng suy yếu, bị các đế quốc phương Tây xâm lược, cuối cùng đều trở thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân. tại sao trong bối cảnh chung của châu Á, Nhật Bản đã thoát khỏi sự xâm lược của các nước phương Tây, trở thành một cường quốc đế quốc Hoạt động của GV-HS Kiến thức cơ bản - HĐ 1: Cả lớp và cá nhân(15’) - Kết hợp sử dụng Lược đồ về sự bành trướng của đế quốc Nhật cuối TK XIX – đầu TK XX, GV giới thiệu khái quát về nước Nhật cuối TK XIX. -HS ghi nhớ - Yêu cầu HS theo dõi SGK để nắm được những nét chính về tình hình Nhật Bản từ đầu TK XIX đến trước năm 1868: kinh tế, xã hội, chính trị. -HS phát biểu Liên hệ: đây là tình trạng chung của hầu hết các quốc gia ở châu Á (Trung Quốc, Việt 1. Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước 1868 - Kinh tế: + Nông nghiệp: lạc hậu, tô thuế nặng nề, mất mùa, đói kém thường xuyên. + Công nghiệp: Kinh tế hàng hóa phát triển, tạo điều kiện cho mầm mốmg kinh tế TBCN phát triển. - Chính trị: giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản vẫn là nước phong kiến. Thiên Hoàng có vị trí tối cao, nhưng quyền hành thực tế thuộc về Tướng quân – Sôgun. - Xã hội: giai cấp tư sản ngày càng trưởng thành, 1 GIÁO ÁN LỊCH SỬ LỚP 11 Nam), đã chọn con đường bảo thủ, duy trì chế độ phong kiến, đóng cửa bên ngoài. Còn Nhật Bản đã lựa chọn giải pháp như thế nào? Bảo thủ hay duy tân? HĐ 2: Cả lớp và cá nhân (15’) GV giới thiệu đôi nét về Thiên hoàng Minh Trị (Meiji) Yêu cầu HS theo dõi SGK để nắm được nội dung của cuộc cải cách Minh Trị trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự, giáo dục. ?-Vì sao trong lĩnh vực quân sự Nhật bản chú ý hiện đại hóa theo kiểu phương Tây ? ?-Vì sao Nhật Bản coi giáo dục là chìa khóa cho công cuộc hiện đại hóa? Hs trả lời: GD nhằm nâng cao trình độ của con người Nhật Bản, cùng với tính thích nghi cao, người Nhật phục vụ việc xây dựng và phát triển đất nước ?-Em có nhận xét gì về những cải cách của Thiên Hoàng ? Hs trả lời: Tiến hành cải cách trên nhiều lĩnh vực, học tập những tiến bộ của phương Tây, đưa đất nước theo con đường TBCN. ?-Ý nghĩa và vai trò của cuộc cải cách Minh Trị là gì ? - HS dựa vào SGK trả lời ?-Căn cứ vào đâu để khẳng định cuộc Duy Tân Minh Trị thực chất là một cuộc cách mạng tư sản? - HS dựa vào SGK trả lời có thế lực về kinh tế nhưng không có quyền lực về chính trị. Mâu thuẫn xã hội gay gắt. - Các nước tư sản phương Tây, trước tiên là Mĩ đe dọa xâm lược Nhật Bản. Trước nguy cơ bị xâm lược, Nhật Bản hoặc duy trì chế độ phong kiến trì trệ, bảo thủ hoặc phải cải cách, duy tân đưa đất nước phát triển theo con đường TBCN. 2. Cuộc Duy tân Minh Trị - Tháng 1 – 1868, chế độ Mạc phủ sụp đổ, Thiên hoàng Minh Trị lên nắm quyền và tiến hành cải cách đất nước: + Chính trị: Thủ tiêu chế độ Mạc Phủ, xác lập quyền thống trị của quý tộc, tư sản; ban hành Hiến pháp năm 1889, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến. + Kinh tế: thống nhất thị trường, phát triển kinh tế TBCN ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống… + Quân sự: tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, phát triển công nghiệp quốc phòng. + Giáo dục: thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học kĩ thuật, cử học sinh giỏi đi du học phương Tây. - Ý nghĩa, vai trò của cải cách: + Tạo nên những biến đổi xã hội sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực, có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản. + Tạo điều kiện cho sự phát triển CNTB, đưa Nhật Bản trở thành nước tư bản hùng mạnh ở châu Á. 2 GIÁO ÁN LỊCH SỬ LỚP 11 HĐ 2: Cả lớp và cá nhân (10’) GV hướng dẫn HS nhớ lại: những đặc điểm chung của chủ nghĩa đế quốc? ?-Những biểu hiện chủ yếu nào chứng tỏ Nhật Bản chuyển sang giai đoạn ĐQCN? HS phát biểu. ?-Việc nhiều công ti độc quyền ra đời ở Nhật nói lên điều gì? HS phát biểu. GV nhận xét, chốt ý. GV hướng dẫn HS khai thác Hình 2 (tr.6) để biết được sự phát triển kinh tế của Nhật Bản sau cuộc Duy tân Minh Trị. Kết hợp sử dụng lược đồ trong SGK để xác định các vị trí bành trướng của đế quốc Nhật cuối TK XIX – đầu TK XX. ?-Chính sách đối nội của Nhật Bản? HS phát biểu. ?-Tại sao gọi CNĐQ Nhật Bản là CNĐQ phong kiến quân phiệt? HS phát biểu. GV kết luận 3. Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa - Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Nhật Bản, dẫn tới sự ra đời của các công ti độc quyền như Mít-xưi, Mítsubisi, … có vai trò to lớn trong kinh tế và chính trị Nhật Bản. - Sự phát triển kinh tế đã tạo sức mạnh về quân sự, chính trị ở Nhật Bản. Giới cầm quyền đã thi hành chính sách xâm lược hiếu chiến: Chiến tranh Đài Loan (1874), chiến tranh Trung – Nhật (1894– 1895), chiến tranh Nga – Nhật (1904–1905). Nhật đã giành thắng lợi. - Nhật Bản tiến lên CNTB, song quyền sở hữu ruộng đất phong kiến vẫn được duy trì. Tầng lớp quý tộc vẫn có ưu thế chính trị lớn và chủ trương xây dựng đất nước bằng sức mạnh quân sự. Tình hình đó làm cho đế quốc Nhật Bản có đặc điểm là đế quốc phong kiến quân phiệt. - Quần chúng nhân dân, tiêu biểu là công nhân bị bần cùng hóa. Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân lên cao, dẫn tới Đảng Xã hội dân chủ Nhật Bản được thành lập (1901). 4 Củng cố: Nhật Bản là một nước phong kiến lạc hậu ở châu Á, song do thực hiện cải cách nên không chỉ thoát khỏi thân phận thuộc địa, mà còn trở thành một nước tư bản phát triển. điều đó chứng tỏ cải cách Minh Trị, , đưa Nhật Bản sánh ngang với các nước phương Tây trở thành đất nước có ảnh hưởng lớn đến Châu Á. 5- Dặn dò: Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK, sưu tầm về đất nước con người Ấn Độ. V. Rút kinh nghiệm 3 GIÁO ÁN LỊCH SỬ LỚP 11 Ngày Soạn Bài 2 : ẤN ĐỘ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức. - Hiểu được nguyên nhân của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra mạnh mẽ ở Ấn Độ. vai trò của giai cấp tư sản Ấn Độ phong trào giải phóng dân tộc. Tinh thần đấu tranh anh cũng của nông dân, công nhân và binh lính Ấn Độ chống lại thực dân Anh - Nắm được khái niệm “châu Á thức tỉnh” và phong trào giải phóng dân tộc thời kỳ đế quốc chủ nghĩa. 2. Tư tưởng Giúp HS thấy được sự thống trị dã man, tàn bạo của chủ nghĩa đế quốc và tinh thần kiên cường đấu tranh của nhân dân Ấn Độ chống đế quốc. 3. Kỹ năng - Rèn kỹ năng sử dụng lược đồ, để trình bày diễn biến các cuộc đấu tranh II. CHUẨN BỊ 1.GV- Lược đồ phong trào cách mạng Ấn Độ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. 2.HS, đọc trước SGK III. PHƯƠNG PHÁP. Phân tích , đánh giá IV.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC 1.Ôrn định lớp 2 Kiểm tra bài 15 phút : Trình bày cuộc cải cách Minh trị 1868 ? Đáp án Nội dung Điểm . Cuộc Duy tân Minh Trị - Tháng 1 – 1868, chế độ Mạc phủ sụp đổ, Thiên hoàng Minh Trị lên nắm quyền và tiến hành cải cách đất nước: + Chính trị: Thủ tiêu chế độ Mạc Phủ, xác lập quyền thống trị của quý tộc, tư sản; ban hành Hiến pháp năm 1889, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến. + Kinh tế: thống nhất thị trường, phát triển kinh tế TBCN ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống… + Quân sự: tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, phát triển công nghiệp quốc phòng. + Giáo dục: thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học kĩ thuật, cử học sinh giỏi đi du học phương Tây. - Ý nghĩa, vai trò của cải cách: + Tạo nên những biến đổi xã hội sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực, có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản. + Tạo điều kiện cho sự phát triển CNTB, đưa Nhật Bản trở thành nước tư bản hùng mạnh ở châu Á. 1.0 1.5 1.5 1.5 1,5 1.5 1.5 Tổng điểm 10.0 3.Vào bài mới - GV giới thiệu: Năm 1498 nhà hàng hải Vasco da Game đã vượt mũi Hảo Vọng tìm được con đường biển tới tiểu lục Ấn Độ. Từ đó các nước phương Tây đã xâm nhập vào Ấn Độ. Các nước phương Tây đã xâm lược Ấn Độ như thế nào? Thực dân Anh đã độc chiếm và thực hiện chính sách thống trị trên đất Ấn Độ ra sao? 4 GIÁO ÁN LỊCH SỬ LỚP 11 Hoạt động của Giáo viên và học sinh Kiến thức cơ bản GV khái quát tình hình Ấn Độ từ nửa sau thế kỉ XIX, về quá trình chủ nghĩa thực dân xâm lược Ấn Độ. Yêu cầu HS theo dõi SGK để thấy được những nét lớn trong chính sách cai trị của thực dân Anh ở Ấn Độ. GV chốt ý ?-Em suy nghĩ gì về tình hình Ấn Độ cuối thế kỉ XIX? ?-Những chính sách thống trị của thực dân Anh đưa đến hậu quả gì? Hs trả lời GV nhận xét, kết luận: Nhân dân Ấn Độ bần cùng, đói khổ, thủ công nghiệp bị suy sụp, nền văn minh lâu đời bị phá hoại, quyền dân tộc bị chà đạp→ Phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân chống thực dân Anh, giải phóng dân tộc bùng nổ quyết liệt, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Xi-pay. GV giới thiệu về sự ra đời và những đặc điểm của giai cấp tư sản Ấn Độ. GV giải thích khái niệm: Đảng Quốc đại Ấn Độ, phái “ôn hòa”, phái “cấp tiến”. Yêu cầu HS theo dõi đoạn chữ nhỏ trong SGK (Xem hình 4 SGK_tr11), giới thiệu về Ti-lắc để thấy được thái độ đấu tranh cương quyết và vai trò của Ti-lắc đối với phong trào giải phóng dân tộc ở Ấn Độ. ?-Đảng Quốc đại có vai trò như thế nào trong phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ? Hs trả lời Kết hợp khai thác Lược đồ phong trào cách mạng Ấn Độ cuối TK XIX – đầu TK XX, 1. Tình hình Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX * 1. Tình hình kinh tế, xã hội Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX - Đầu TK XVII, chế độ phong kiến Ấn Độ suy yếu các nước phương Tây chủ yếu Anh - Pháp đua nhau xâm lược. - Giữa TK XIX, Anh hoàn thành xâm lược và đặt ách cai trị, Ấn độ trở thành thuộc địa quan trọng nhất của thực dân Anh. *Chính sách cai trị của thực dân Anh: - Kinh tế: Anh biến Ấn Độ thành thuộc địa, để vơ vét bóc lột lương thực và nguyên liệu, và nơi tiêu thụ hàng hóa cho chính quốc. - Chính trị - xã hội: Chính sách “chia để trị”, mua chuộc giai cấp thống trị, khoét sâu sự cách biệt về chủng tộc, tôn giáo, đẳng cấp trong xã hội. - Văn hóa - giáo dục: thi hành chính sách ngu dân, khuyến khích tập quán lạc hậu, thủ tục cổ xưa - Hậu quả: Kinh tế bị suy sụp, đời sống nhân dân cực khổ → mâu thuẫn xã hội gây gắt. 3. Đảng Quốc đại và phong trào dân tộc (1885 – 1908) - Từ giữa TK XIX, phong trào đấu tranh của nông dân, công nhân đã thức tỉnh ý thức dân tộc của giai cấp tư sản và tầng lớp trí thức Ấn Độ. Họ bắt đầu vươn lên đòi tự do phát triển kinh tế và được tham gia chính quyền, nhưng bị thực dân Anh kìm hãm. *Sự thành lập Đảng Quốc Đại: - Cuối 1885, Đảng Quốc đại – chính đảng đầu tiên của giai cấp tư sản Ấn Độ được thành lập, đánh dấu giai đoạn mới trong phong trào giải phóng dân tộc, giai cấp tư sản Ấn Độ bước lên vũ đài chính trị. - Trong quá trình hoạt động, Đảng Quốc đại bị phân hóa thành hai phái: phái “ôn hòa” chủ 5 GIÁO ÁN LỊCH SỬ LỚP 11 xác định vị trí diễn ra phong trào cách mạng. Yêu cầu HS theo dõi SGK để thấy được nguyên nhân, diễn biến của cuộc tổng bãi công ở Bom-bay. ?-Phong trào đấu tranh 1905 – 1908 có nét gì mới so với trước? Hs trả lời GV nhận xét, chốt ý. ?-Ý nghĩa của tổng bãi công của công nhân Bom-bay năm 1908? Hs trả lời GV kết luận. trương thỏa hiệp, chỉ yêu cầu Chính phủ Anh tiến hành cải cách; phái “cấp tiến” do Ti-lắc cầm đầu có thái độ kiên quyết chống Anh. *Phong trào đấu tranh 1905 – 1908: - Tháng 7 – 1905, Anh thi hành chính sách chia đôi xứ Bengan: miền Đông của người Hồi giáo, miền Tây của người Hinđu giáo. Nhân dân câm phẫn, nhiều cuộc biểu tình nổ ra rầm rộ. - Tháng 6 – 1908, thực dân Anh bắt giam Ti- lắc, kết án 6 năm tù. Vụ Ti-lắc đã thổi bùng lên đợt đấu tranh mới. - Tháng 7 – 1908, công nhân Bombay bãi công chính trị, lập các đơn vị chiến đấu, xây dựng chiến lũy chống thực dân Anh.→Đỉnh cao của phong trào giải phóng dân tộc ở Ấn Độ. - Tuy nhiên chính sách chia rẽ của thực dân Anh và sự phân hóa trong Đảng Quốc đại làm cho phong trào tạm ngừng. - Cao trào này do một bộ phận giai cấp tư sản lãnh đạo, mang đậm ý thức dân tộc, thể hiện sự thức tỉnh của nhân dân Ấn Độ trong trào lưu dân tộc dân chủ của nhiều nước châu Á đầu thế kỉ XX 4 Củng cố: Cuối thế kỉ XIX đầu XX phong trào đấu tranh ở Ấn Độ phát triển mạnh, ý thức độc lập dân tộc ngày càng rõ nét nhất là trong cao trào cách mạng 1905-1908, chứng tỏ sự trưởng thành của cách mạng Ấn Độ. Mặc dù thất bại nhưng sẽ là sự chuẩn bị cho cuộc đấu tranh về sau. 5- Dặn dò: HS học bài cũ, đọc trước bài mới, sưu tầm tư liệu hình ảnh về Trung Quốc cuối thế kỉ XIX đầu XX. V. Rút kinh nghiệm 6 GIÁO ÁN LỊCH SỬ LỚP 11 Bài 3 TRUNG QUỐC Tiết 3 Ngày soạn. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Nguyên nhân tại sao đất nước Trung Quốc rộng lớn trở thành nước nửa thuộc địa nửa phong kiến. - Diễn biến và hoạt động của các phong trào đấu tranh chống đế quốc và phong kiến. Y nghĩa lịch sử của các phong trào đó. - Các khái niệm “Nửa thuộc địa, nửa phong kiến”, “Vận động Duy Tân” 2. Tư tưởng Giúp HS có biểu lộ sự cảm thông, khâm phục cuộc đấu tranh của nhân dân Trung Quốc chống đế quốc, phong kiến, đặc biệt là cuộc cách mạng Tân Hợi. 3. Kỹ năng:- biết sử dụng lược đồ Trung Quốc để trình bày các sự kiện của phong trào Nghĩa Hòa đoàn và cách mạng Tân Hợi. II. CHUẨN BỊ, 1.GV Bản đồ Trung Quốc, lược đồ cách mạng Tân Hợi, lược đồ “phong trào Nghĩa Hòa đoàn” tranh ảnh, tài liệu cần thiết phục vụ bài giảng. 2. HS ; đọc trước bài III. PHƯƠNG PHÁP; đánh giá các sự kiện IV.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC 1.Ôrn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ ? Sự thành lập và vai trò của Đảng Quốc đại ở Ấn Độ 3. Vào bài mới Vào những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, châu Á có những biến đổi lớn, hầu hết các nước Châu Á khác đều bị biến thành thuộc địa hoặc phụ .Trung Quốc - một nước lớn của Châu Á song cũng không thoát khỏi thân phận một thuộc địa, chúng ta cùng tìm hiểu bài Hoạt động của GV và HS Kiến thức cơ bản 1.Trung Quốc bị các đế quốc xâm lược ( đọc thêm) *HĐ 1: Cả lớp và cá nhân. 5’ GV giới thiệu đôi nét về đất nước Trung Quốc (Vị trí, dân số, lịch sử văn hóa). Hướng dẫn HS đọc thêm SGK kết hợp khai thác Hình 6 (SGK, tr.13) để thấy được quá trình các đế quốc xâm lược Trung Quốc. GV hình thành khái niệm “nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến” *HĐ 1: Cả lớp và cá nhân. 15’ Yêu cầu HS theo dõi SGK để nắm được 2. Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX - Trước sự xâm lược của các nước đế quốc và thái độ thỏa hiệp của triều đình Mãn Thanh, nhân dân Trung Quốc đã đứng dậy đấu tranh, tiêu biểu là phong trào nông dân Thái Bình Thiên Quốc do Hồng Tú Toàn lãnh đạo (1851 – 1864). - Năm 1898, cuộc vận động Duy tân do hai nhà nho yêu nước là Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu khởi xướng, được vua Quang Tự ủng hộ, kéo dài hơn 100 ngày, nhưng cuối cùng bị thất 7 GIÁO ÁN LỊCH SỬ LỚP 11 các phong trào đấu tranh của nhân dân TQ giữa TK XIX đầu TK XX. GV tạo biểu tượng nhân vật lịch sử: Hồng Tú Toàn, Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu. ?-Tại sao nói khởi nghĩa Thái Bình Thiên quốc là cuộc khởi nghĩa nông dân vĩ đại nhất trong lịch sử Trung Quốc? - HS phát biểu Lôi kéo được một lực lượng đông đảo nông dân tham gia, kéo dài 14 năm, nghĩa quân xây dựng được chính quyền Trung ương và thi hành nhiều chính sách tiến bộ ?-Em rút ra nhận xét gì về các cuộc đấu tranh chống phong kiến, đế quốc ở Trung Quốc cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX? (diễn ra sôi nổi nhưng đều thất bại). Nguyên nhân thất bại là do: +Chưa có tổ chức chính Đảng lãnh đạo. +Sự bảo thủ , hèn nhát của triều đình phong kiến. +Do phong kiến và đế quốc cấu kết đàn áp. *HĐ 2: Cả lớp và cá nhân. 15’ Yêu cầu HS theo dõi SGK để nắm được nội dung cơ bản: Tôn Trung Sơn và Trung Quốc Đồng Minh Hội và Cách mạng Tân Hợi. GV hình thành khái niệm “Chủ nghĩa Tam dân”. Yêu cầu HS đọc đoạn chữ nhỏ SGK (tr.15), tạo biểu tượng Tôn Trung Sơn. ?-Em có nhận xét gì về chủ nghĩa Tam Dân và mục tiêu Đồng Minh Hội? (Tích cực và hạn chế) GV chốt ý: Hạn chế: Chưa nêu cao ý thức bại vì Từ Hi Thái hậu làm chính biến. - Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, phong trào nông dân Nghĩa Hòa đoàn nêu cao khẩu hiệu chống đế quốc, được nhân dân nhiều nơi hưởng ứng. Khởi nghĩa thất bại vì thiếu sự lãnh đạo thống nhất, thiếu vũ khí và bị triều đình phản bội, bắt tay với đế quốc để đàn áp phong trào. 3.Tôn Trung Sơn và Cách mạng Tân Hợi (1911) a. Tôn Trung Sơn và Trung Quốc Đồng minh hội - Giai cấp tư sản Trung Quốc ra đời vào cuối thế kỉ XIX và đã lớn mạnh vào đầu thế kỉ XX. Do bị phong kiến, tư bản nước ngoài kìm hãm, chèn ép, giai cấp tư sản Trung Quốc đã tập hợp lực lượng và thành lập các tổ chức riêng của mình. Tôn Trung Sơn là đại diện ưu tú và là lãnh tụ của phong trào cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản. - Tháng 8 – 1905, Tôn Trung Sơn cùng với các đồng chí của ông thành lập Trung Quốc Đồng minh hội – chính đảng của giai cấp tư sản Trung Quốc. Tham gia tổ chức này có trí thức tư sản, tiểu tư sản, địa chủ, thân sĩ bất bình với nhà Thanh, công một số ít đại biểu công nông. - Cương lĩnh của tổ chức dựa trên học thuyết “Tam dân” của Tôn Trung Sơn (dân tộc độc lập, dân quyền tự do và dân sinh hạnh phúc). - Mục đích của Hội: đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân quốc, thực hiện quyền bình đẳng cho dân cày. b. Cách mạng Tân Hợi Dưới sự lãnh đạo của Đồng minh hội, phong trào cách mạng Trung Quốc phát triển theo con đường dân chủ tư sản. Tôn Trung Sơn và nhiều nhà cách mạng khác đã chuẩn bị mọi mặt cho cuộc khởi nghĩa vũ trang. *Nguyên nhân: - Nhân dân Trung Quốc mâu thuẫn với đế quốc 8 GIÁO ÁN LỊCH SỬ LỚP 11 dân tộc chống đế quốc – kẻ thù chính của Trung Quốc lúc giờ. Song trong hoàn cảnh Châu Á đương thời, Chủ nghĩa Tam dân vẫn là tư tưởng tiến bộ vì thế nó có ảnh hưởng đến phong tràn CM DCTS ở một số nước Châu Á trong đó có Việt Nam. ?-Hãy nêu nguyên nhân dẫn đến cách mạng Tân Hợi? GV hình thành khái niệm “Quốc hữu hóa đường sắt”. Kết hợp sử dụng Lược đồ Cách mạng Tân Hợi. ?-Qua diễn biến, kết quả của cách mạng Tân Hợi, hãy rút ra tính chất - ý nghĩa của cách mạng? ?-Vì sao Cách mạng Tân Hợi (1991) được xem là một cuộc cách mạng tư sản? ?-Nêu hạn chế của cuộc Cách mạng Tân Hợi? GV kết luận. phong kiến. - Ngày 9 – 5 – 1911, chính quyền Mãn Thanh ra sắc lệnh “Quốc hữu hóa đường sắt” – trao quyền kinh doanh đường sắt cho đế quốc.  Cách mạng bùng nổ. *Diễn Biến: - Ngày 10 – 10 – 1911, Cách mạng Tân Hợi bùng nổ. Quân khởi nghĩa thắng lớn ở Vũ Xương, sau lan rộng khắp miền Trung, miền Nam Trung Quốc. - Ngày 29 – 12 – 1911, Chính phủ lâm thời Trung Hoa Dân Quốc được thành lập, Tôn Trung Sơn được bầu làm đại Tổng thống. - Trước thắng lợi của cách mạng, giai cấp tư sản thương lượng với triều đình đưa Viên Thế Khải làm Tổng thống. Tháng 2 – 1912, Tôn Trung Sơn buộc phải từ chức. Cách mạng chấm dứt. *Kết quả: Các thế lực phong kiến quân phiệt nắm chính quyền. *Tính chất – ý nghĩa: - Cách mạng mang tính chất cuộc cách mạng dân chủ tư sản, đã lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế Mãn Thanh, thành lập Trung Hoa Dân quốc. - Chấm dứt chế độ phong kiến lỗi thời, mở đường cho CNTB phát triển, ảnh hưởng lớn đến phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Á, trong đó có Việt Nam. - Cách mạng cũng có nhiều hạn chế: không nêu vấn đề đánh đuổi đế quốc, không tích cực chống phong kiến đến cùng (thương lượng với Viên Thế Khải), không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân. 4- Củng cố: Nguyên nhân của cuộc đấu tranh chống đế quốc phong kiến ở Trung Quốc, tính chất ý nghĩa của cách mạng Tân Hợi. 5- Dặn dò: HS học bài cũ, làm câu hỏi bài tập SGK, đọc trước bài mới. V. Rút kinh nghiệm Tiết 4 9 GIÁO ÁN LỊCH SỬ LỚP 11 Ngày soạn : Bài 4 CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á (Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Nắm được tình hình các nước Đông Nam Á từ sau thế kỉ XIV và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở khu vực này. - Thấy rõ vai trò của các giai cấp (đặc bịêt là tư sản dân tộc và giai cấp công nhân) trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. - Nắm được những nét chính về các cuộc đấu tranh giải phóng tiêu biểu cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX ở các nước Đông Nam Á. 2. Tư tưởng Nhận thức đúng về thời kỳ phát triển sôi động của phong trào giải phóng dân tộc chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân. - Có tinh thần đoàn kết, hữu nghị, ủng hộ cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do, tiến bộ của nhân dân các nước trong khu vực. 3. Kỹ năng:- Biết sử dụng lược đồ Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX để trình bày những sự kiện tiêu biểu. - Phân biệt được những nét chung, riêng của các nước trong khu vực Đông Nam Á thời kỳ này. II. CHUẨN BỊ 1.GV- Lược đồ Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX - Các tài liệu về Inđônêxia, Lào, Phi-lip-pin vào đầu thế kỉ XX. 2. HS sưu tầm- Tranh ảnh các nhân vật, sự kiện lịch sử liên quan đến bài học. III. PHƯƠNG PHÁP . phân tích , giải thích IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC 1.Ôrn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ ? Nêu kết quả của cách mạng Tân Hợi. Vì sao cuộc cách mạng này là cuộc cách mạng tư sản không triệt để? 3. Vào bài mới Trong khi Ấn Độ, Trung Quốc lần lượt trở thành những nước thuộc địa và nửa thuộc địa thì các quốc gia ở Đông Nam Á nằm giữa hai tiểu lục địa này cũng lần lượt rơi vào ách thông trị của chủ nghĩa thực dân - trừ Xiêm (Thái Lan Hoạt động GV và HS Kiến thức cơ bản HĐ 1: Cả lớp và cá nhân (15’) GV dùng lược đồ Đông Nam Á cuối TK XIX – đầu TK XX giới thiệu về vị trí địa lí, lịch sử- văn hóa ,vị trí chiến lược của Đông Nam Á. - Nằm trên đường giao thương từ Đông sang Tây, có vị trí chiến lược quan trọng… - ĐNA là một khu vực có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên, chế độ phong kiến 1. Quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân vào các nước Đông Nam Á - Đông Nam Á là một khu vực có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên, chế độ phong kiến đang lâm vào khủng hoảng, suy yếu nên không tránh khỏi bị các nước phương Tây nhòm ngó, xâm lược. - Từ nửa sau thế kỉ XIX, tư bản phương Tây đẩy 10 [...]... việt và những thành tựu vĩ đại Liên Xô 3 Kỹ năng ; phân tích , so sánh II CHUẨN BỊ 1 Giáo viên : -Tư liệu 2 Học sinh :-Xem trước bài mới trong sách giáo khoa III PHƯƠNG PHÁP : phát vấn, giảng giải IV TIẾN TRÌNH 1 -Ổn định lớp : 2.- Kiểm tra bài cũ ? Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga 29 GIÁO ÁN LỊCH SỬ LỚP 11 3 –Vào bài mới Sau khi thực hiện thắng lợi cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa đầu... mạng tháng Hai và Cách mạng tháng Mười 1917 - Hiểu được ý nghĩa lịch sử và ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga đến phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới 2 Tư tưởng - Bồi dưỡng cho HS nhận thức đúng đắn và tình cảm cách mạng đối với cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga - Hiểu rõ mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với Cách mạng tháng Mười 26 GIÁO ÁN LỊCH SỬ LỚP 11 3 Kỹ năng - Biết sử. .. sự kiện cơ bản của lịch sử thế giới cận đại 2 HS Đọc chuẩn bị trước bài tổng kết III PHƯƠNG PHÁP - Hệ thống hóa kiến thức, phân tích sự kiện, khái quát, rút ra kết luận, lập bản kê thống kê IV TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC 1 Ổn định lớp 2.Kiểm tra bài cũ - Những tác động của việc ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất? 3 Giới thiệu bài mới 22 GIÁO ÁN LỊCH SỬ LỚP 11 Phần lịch sử thế giới cận đại... ảnh, tư liệu lịch sử, bản đồ, lược đồ thế giới và nước Nga - Rèn kỹ năng tổng hợp và hệ thống hóa các sự kiện lịch sử II CHUẨN BỊ 1 GV - Tranh ảnh về Cách mạng tháng Mười Nga 2 HS.- Tìm hiểu về Cách mạng tháng Mười Nga và Lê-nin III PHƯƠNG PHÁP Phân tích,nhận định ,đánh giá , so sánh IV TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC 1.Ổn định lớp 2 Kiểm tra bài cũ 3 Vào bài mới Đầu thế kỉ XX có một sự kiện lịch sử có ý nghĩa... thuộc địa của 2 bên tham chiến vào cuộc chiến tranh này - Nhận xét đề và đáp án 25 GIÁO ÁN LỊCH SỬ LỚP 11 - Đánh giá bài làm của HS RKN: PHẦN II : LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI (1917-1945) Chương I CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917 VÀ CÔNG CUỘC XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở LIÊN XÔ (1921 - 1941) Tiết 10 Ngày soạn Bài 9 CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917 VÀ CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ CÁCH MẠNG (1917 - 1921) I MỤC... tàn bạo của chủ nghĩa phát xít 3 Về kĩ năng: so sánh sự kiện để rút ra bản chất của chúng II CHUẨN BỊ 34 GIÁO ÁN LỊCH SỬ LỚP 11 1-Gv; Bản đồ chính trị châu Âu năm 1914 và năm 1923 2-HS ; đọc SGK III PHƯƠNG PHÁP ; phân tích, so sánh đánh giá IV.TIẾN TRÌNH 1.Ổn định lớp 2.Kiểm ra bài cũ ? Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 ? 3 vào bài mới Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 đã tác... sang khởi nghĩa vũ trang HĐ 2: Cả lớp1 0’ - Lãnh đạo là Đảng Bôn-sê-vích GV cần làm rõ bước chuyển biến từ Cách - Lực lượng: công nhân, nông dân, binh lính mạng tháng Hai sang Cách mạng tháng lật đổ chế độ Nga hoàng 27 GIÁO ÁN LỊCH SỬ LỚP 11 Mười Yêu cầu HS theo dõi SGK để hiểu được tại sao nước Nga năm 1917 có hai cuộc cách mạng Và diễn biến chính của Cách mạng tháng Mười ?-Tóm tắt diễn biến cuộc cách... nghĩa? Diễn biến, kết quả, ý nghĩa của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917? 28 GIÁO ÁN LỊCH SỬ LỚP 11 5- Dặn dò: Học bài, chuẩn bị trước bài mới, sưu tầm những tư liệu về công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1921 - 1941) V RKN Tiết 11 Ngày soạn Bài 10 LIÊN XÔ XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (1921 - 1941 I MỤC TIÊU BÀI HỌC 1 Kiến thức ; tác dụng c/s kinh tế mới , TT Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội 2... bùng nổ, động lực, lãnh đạo, hình thức, kết quả, ý nghĩa lịch sử, hạn chế của các cuộc Cách mạng tư sản đó Câu 2 (4,0 điểm ) Chiến tranh thế giới thứ nhất để lại hậu quả gì cho nhân loại? Tính chất của cuộc chiến tranh ?Tại sao gọi cuộc chiến tranh đế quốc( 1914-1918) là chiến tranh thế giới 24 GIÁO ÁN LỊCH SỬ LỚP 11 Ma trận đề Chủ đề LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI Nhận biết Thông hiểu các cuộc Cách Nguyên... tranh; việc xác lập một trật tự thế giới mới sau chiến tranh.Bản chất của CNTB 1919 – 1939 Chiến tranh thế giới thứ II của các nước tư bản + Hiểu được sự thiết lập một trật tự thế giới mới theo hệ thống hòa ước Véc-xai-Oa-sinh-tơn chứa đựng đầy mâu thuẫn và không vững chắc nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới mới 32 GIÁO ÁN LỊCH SỬ LỚP 11 2 Về , tư tưởng: Giáo dục tinh thần quốc tế chân chính, tin . định lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3 Giới thiệu bài mới -khái quát về chương trình lịch sử lớp 11 + Lịch sử thế giới cận đại phần tiếp theo . Lịch sử thế giới hiện đại từ 1917 – 1945. + Lịch sử Việt. cũ, đọc trước bài mới. Sưu tầm tranh ảnh, những mẩu chuyện về Chiến tranh thế giới thứ nhất 1914 - 1918. V. Rút KN 16 GIÁO ÁN LỊCH SỬ LỚP 11 Chương II CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914 - 1918) Tiết. 100 ngày, nhưng cuối cùng bị thất 7 GIÁO ÁN LỊCH SỬ LỚP 11 các phong trào đấu tranh của nhân dân TQ giữa TK XIX đầu TK XX. GV tạo biểu tượng nhân vật lịch sử: Hồng Tú Toàn, Khang Hữu Vi và Lương

Ngày đăng: 22/07/2015, 13:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w