1. Khủng hoảng kinh tế và quá trình Đảng Quốc xã lên cầm quyền
- Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933, đã giáng đòn nặng nề làm kinh tế. Năm 1932, sản xuất công nghiệp giảm tới 47% so với trước khủng hoảng, hàng nghìn nhà máy đóng cửa, khiến 5 triệu người thất nghiệp… Chính trị, xã hội Đức khủng hoảng trầm trọng.
- Để đối phó lại khủng hoảng, giai cấp tư sản cầm quyền quyết định đưa Hít-le thủ lĩnh Đảng Quốc xã Đức lên nắm chính quyền. Đảng Cộng sản Đức kiên quyết đấu tranh song không ngăn cản được.
- Ngày 30-1-1933, Hít-le lên làm Thủ tướng. Chủ nghĩa phát xít thắng thế ở Đức. Nước Đức bước vào một thời kì đen tối.
2. Nước Đức trong những năm 1933 – 1939
- Chính trị:
+ Hít-le thiết lập nền chuyên chính độc tài, công khai khủng bố các đảng phái dân chủ tiến bộ; với chính sách đối nội cực kì phản động và đối ngoại hiếu chiến xâm lược.
+ Năm 1934, Hít-le tuyên bố hủy bỏ Hiến pháp Vaima, tự xưng là Quốc trưởng suốt đời. Nền Cộng hòa Vaima sụp đổ.
193
?-Chính phủ Hit-le đã thực hiện chính sách kinh tế, chính trị và đối ngoại như thế nào trong những năm 1933 - 1939?
Hs trả lời GV kết luận.
nhằm phục vụ nhu cầu quân sự. Năm 1938, tổng sản phẩm công nghiệp tăng 28% so với trước khủng hoảng và đứng đầu châu Âu tư bản về sản lượng thép và điện.
- Đối ngoại:
+ Đức tuyên bố rút khỏi Hội Quốc liên để được tự do hành động.
+ Ra lệnh tổng động viên, thành lập đội quân thường trực và triển khai các hoạt động quân sự ở châu Âu.
+ Kí với Nhật Bản “Hiệp ước chống Quốc tế Cộng sản”, hình thành khối phát xít Đức - Italia - Nhật Bản. Nhằm tiến tới phát động cuộc chiến tranh để phân chia lại thế giới.
- Năm 1938, nước Đức trở thành một xưởng súng và một trại lính khổng lồ và bắt đầu triển khai các hành động chiến tranh xâm lược
4. Cũng cố: Vì sao chủ nghĩa phát xít thắng thế ở Đức ? (Giai cấp tư sản cầm quyền chưa đủ mạnh để duy trì chế độ cộng hòa, hoạt động tuyên truyền, kích động chủ nghĩa phục thù, CN phân biệt chủng tộc, chống chủ nghĩa cộng sản của đảng Quốc xã, Đảng Xã hội dân chủ từ chối hợp tác với những người cộng sản)
5- Dặn dò: Học bài cũ, trả lời các câu hỏi sách giáo khoa, nghiên cứu bài 13 V. RKN.
Tiết : 14 Ngày soạn.
Bài 13: NƯỚC MĨ GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI ( 1918 – 1939 )
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức: sự vươn lên về kinh tế của Mĩ từ su chiến tranh thế giới thứ nhất. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 tác động đến nước Mĩ và chính sách của tổng thống Rudơven.
2. Về thái độ; nhận thức rõ bản chất của chủ nghĩa tư bản Mĩ, những bất công trong lòng xã hội tư bản.
II. CHUẨN BỊ
1.GV:Lược đồ nước Mĩ sau chiến tranh, tranh ảnh
2.HS ; đọc trước bài
III. PHƯƠNG PHÁP; phân tích, đánh giá IV. TIẾN TRÌNH .
1.Ổn định lớp
2 Kiểm ra bài cũ. Chính phủ Hit-le đã thực hiện chính sách kinh tế, chính trị và đối ngoại như thế nào trong những năm 1933 - 1939?
3. Vào bài mới .
Hoạt động của GV-HS Kiến thức cơ bản
Mục I Gv hướng dẫn HS đọc thêm theo SGK
HĐ 1: Cả lớp và cá nhân 20’
GV hướng dẫn HS về vị trí của nước Mĩ trên lược đồ (được hai đại dương – Thái Bình Dương và Đại Tây Dương – bao bọc, CTTG I không ảnh hưởng nhiều đến nước Mĩ). Và tự tìm hiểu về tình hình nước Mĩ