NƯỚC MĨ TRONG NHỮNG NĂM 1929 –

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN MÔN LỊCH SỬ LỚP 11 MỚI NHẤT. (Trang 37)

3. Vào bài mới .

Hoạt động của GV-HS Kiến thức cơ bản

Mục I Gv hướng dẫn HS đọc thêm theo SGK

HĐ 1: Cả lớp và cá nhân 20’

GV hướng dẫn HS về vị trí của nước Mĩ trên lược đồ (được hai đại dương – Thái Bình Dương và Đại Tây Dương – bao bọc, CTTG I không ảnh hưởng nhiều đến nước Mĩ). Và tự tìm hiểu về tình hình nước Mĩ trong những năm 1918 – 1929.

Gợi ý:

+ Kinh tế (nguyên nhân phát triển của nó) + Chính trị, xã hội

GV hướng dẫn HS khai thác phần chữ nhỏ SGK_tr.69, để thấy được mức tăng trưởng KT, thực lực của Mĩ so với các nước TBCN ở châu Âu. Cần nhấn mạnh: ngay cả trong thời kì phồn vinh, nền KT Mĩ vẫn bộc lộ những mặt hạn chế. Để giúp HS nhận thức được đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới cuộc đại khủng hoảng KT (1929-1933)

HĐ 2: Cả lớp 15’

?-Em hãy nhắc lại những hạn chế của nền kinh tế Mĩ trong giai đoạn 1924-1929. Hạn chế đó đưa đến hậu quả gì?

Hs trả lời

GV chốt ý: Chủ nghĩa tự do trong phát triển kinh tế, sản xuất ồ ạt chạy theo lợi nhuận đã dẫn tới tình trạng cung vượt quá xa cầu khủng hoảng kinh tế thừa đã  bùng nổ ở Mĩ. Mĩ chính là nước khởi đầu mốc khủng hoảng với mức độ trầm trọng. GV hướng dẫn HS khai thác đoạn chữ nhỏ (tr.71) để thấy mức độ khủng hoảng trầm

I. NƯỚC MĨ TRONG NHỮNG NĂM 1918-1929. 1929.

( Đọc thêm ).

II. NƯỚC MĨ TRONG NHỮNG NĂM 1929 – 1939 1939

1.Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 ở Mĩ.

- Nguyên nhân: do sản xuất ồ ạt, chạy theo lợi nhuận, sự không đồng bộ giữa các ngành, mất cân đối cung – cầu.

- Tháng 10-1929, khủng hoảng bùng nổ ở Mĩ, bắt đầu từ lĩnh vực tài chính – ngân hàng, sau đó nhanh chóng lan sang các ngành công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp. phá hủy nghiêm trọng sản

- Cuộc khủng hoảng chấm dứt thời hoàng kim của Mĩ và tàn phá nghiêm trọng nền kinh tế Mĩ. Năm 1932, sản lượng công nghiệp chỉ còn 53,8% (so với năm 1929), hàng chục vạn công ti, hàng vạn ngân hàng bị phá sản, hàng chục triệu người dân bị thất nghiệp,…

- Các mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt, phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân lan rộng khắp nước Mĩ.

2. Chính sách mới của Tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven ven

- Để đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng, Tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven đưa ra Chính sách mới. - Chính sách mới bao gồm một loạt các đạo luật về ngân hàng, phục hưng công nghiệp… dựa trên sự can thiệp tích cực của Nhà nước.

- Chính sách mới của Tổng thống Ru-dơ-ven đã giải quyết được một số vấn đề cơ bản của nước Mĩ trong cơn khủng hoảng nguy kịch và duy trì chế độ dân chủ tư sản ở Mĩ.

trọng nền KT Mĩ 1929-1933.

?-Quan sát vào biểu đồ tỉ lệ thất nghiệp ở Mĩ những năm 1920-1946 trong SGK- tr.71, em rút ra những nhận xét gì? Hs trả lời

+ Thi hành Chính sách láng giềng thân thiện với các nước Mĩ latinh. Tháng 11-1933, chính thức đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô.

+ Đối với các vấn đề quốc tế, Mĩ giữ vai trò trung lập trước sự xung đột quân sự bên ngoài nước Mĩ.

4. - Cũng cố:

+ Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 đối với nước Mĩ ? + Những nội dung chủ yếu của Chính sách kinh tế mới của Mĩ ?

+ Em có suy nghĩ gì về chính sách đối ngoại của Mĩ ? Chính sách đó đã ảnh hưởng như thế nào đến tình hình thế giới ?

5- Dặn dò: Học bài cũ, đọcbài 14. V. RKN

Tiết .15 Ngày soạn.

Bài 14: NHẬT BẢN GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 – 1939)

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN MÔN LỊCH SỬ LỚP 11 MỚI NHẤT. (Trang 37)