Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất của giống lạc MD7 vụ xuân năm 2014 tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

50 731 0
Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất của giống lạc MD7 vụ xuân năm 2014 tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ÐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ÐẠI HỌC NÔNG LÂM BÙI THỊ THU Tên đề tài: “ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG LẠC MD7 VỤ XUÂN NĂM 2014 TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Liên thông chính quy Chuyên ngành : Trồng trọt Khoa : Nông học Khóa học : 2013 - 2015 THÁI NGUYÊN - 2014 ÐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ÐẠI HỌC NÔNG LÂM BÙI THỊ THU Tên đề tài: “ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG LẠC MD7 VỤ XUÂN NĂM 2014 TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Liên thông chính quy Chuyên ngành : Trồng trọt Khoa : Nông học Lớp : K9LT - TT Khóa học : 2013 - 2015 Giảng viên hướng dẫn: Th.S. Vũ Thị Nguyên THÁI NGUYÊN - 2014 LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập của mỗi sinh viên ở các trường Đại học, thực tập tốt nghiệp là thời gian không thể thiếu được. Đây chính là thời gian để mỗi sinh viên có điều kiện vận dụng những kiến thức đã học được trên lý thuyết vận dụng vào trong thực tiễn sản xuất. Đồng thời đây cũng là thời gian sinh viên củng cố lại những kiến thức đã học để khi ra trường thành một kỹ sư có chuyên môn, có đầy đủ năng lực góp phần vào sự nghiệp phát triển nông thôn nói riêng và nền kinh tế của nước nói chung. Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân và sự đồng ý của nhà trường, ban chủ nhiệm khoa Nông Học, tôi đã tiến hành thực tập tại trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên với tên: “ Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất của giống lạc MD7 vụ xuân năm 2014 tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên”. Để hoàn thành đề tài nghiên cứu này tôi xin chân thành cảm ơn ban giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, các thầy cô giáo trong khoa Nông học. Đặc biệt sự hướng dẫn tận tình của cô giáo: Th.S.Vũ Thị Nguyên. Cảm ơn phòng sinh lý sinh hóa và các bạn sinh viên đã giúp tôi hoàn thành đề tài này. Do thời gian hạn hẹp đề tài tốt nghiệp này chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy tôi rất mong sự đóng góp ý của các thầy cô giáo trong khoa và các bạn để bản báo cáo của tôi được đầy đủ và hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Bùi Thị Thu DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Diện tích, năng suất,sản lượng lạc trên thế giới giai đoạn 2009- 2012 6 Bảng 2.2: Diện tích, năng suất, sản lượng của lạc về một số nước trên thế giới. 7 Bảng 2.3: Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam giai đoạn từ (2009-2012) 11 Bảng 2.4: Ảnh hưởng của mật độ- khoảng cách đến năng suất lạc 14 Bảng 2.5: Tình hình sản xuất lạc ở Thái Nguyên 16 Bảng 4.1: Diễn biến thời tiết khí hậu của tỉnh thái nguyên trong 6 tháng đầu năm 2014 29 Bảng 4.2: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của giống lạc MD7 30 Bảng 4.3: Ảnh hưởng của mật độ đến hình thái giống lạc MD7 trong vụ xuân năm 2014 32 Bảng 4.4: Ảnh hưởng của mật độ đến khả năng hình thành nốt sần của giống lạc MD7 vụ xuân năm 2014 34 Bảng 4.5: Ảnh hưởng của mật độ đến chỉ số diện tích lá và khả năng tích lũy vật chất khô của giống lạc MD7 36 Bảng 4.6: Diễn biến bệnh hại giống lạc MD7 ở các mật độ gieo trồng trong vụ xuân 2014 tại Thái Nguyên 37 Bảng 4.7: Ảnh hưởng của mật độ đến các yếu tố cấu thành năng suất của giống lạc MD7 39 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Đ/C : Đối chứng CSDTL : Chỉ số diện tích lá KNTLVCK: Khả năng tích lũy vật chất khô M 1000 hạt : Khối lượng 1000 hạt NSLT : Năng suất lý thuyết NSTT : Năng suất thực thu CV : Hệ số biến động LSD : Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa FAO : Tổ chức lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp quốc MỤC LỤC Phần 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục đích nghiên cứu 2 1.3.Yêu cầu của đề tài 2 1.3.1. Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của giống lạc MD7 ở các mật độ thí nghiệm 2 1.3.2. Theo dõi tình hình sâu bệnh của giống lạc MD7 ở các mật độ thí nghiệm 3 1.4. Ý nghĩa của đề tài 3 1.4.1. Ý nghĩa trong học tập 3 1.4.2. Ý nghĩa thực tế 3 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Cơ sở khoa học 4 2.1.1. Nguồn gốc 4 2.1.2. Phân loại 5 2.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu lạc trên thế giới 6 2.2.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới 6 2.2.2. Tình hình nghiên cứu lạc trên thế giới 8 2.3. Tình hình sản suất và nghiên cứu lạc ở Việt Nam 10 2.3.1. Tình hình sản suất lạc ở Việt Nam 10 2.3.2. Tình hình Ngiên cứu lạc ở Việt Nam 11 2.4. Tình hình sản xuất lạc tại Thái Nguyên 15 2.5. Đặc điểm của giống lạc MD7 17 2.5.1. Trồng và chăm sóc 17 2.5.2.Điều kiện sinh thái của cây lạc 18 Phần 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20 3.1. Nội dung nghiên cứu 20 LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập của mỗi sinh viên ở các trường Đại học, thực tập tốt nghiệp là thời gian không thể thiếu được. Đây chính là thời gian để mỗi sinh viên có điều kiện vận dụng những kiến thức đã học được trên lý thuyết vận dụng vào trong thực tiễn sản xuất. Đồng thời đây cũng là thời gian sinh viên củng cố lại những kiến thức đã học để khi ra trường thành một kỹ sư có chuyên môn, có đầy đủ năng lực góp phần vào sự nghiệp phát triển nông thôn nói riêng và nền kinh tế của nước nói chung. Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân và sự đồng ý của nhà trường, ban chủ nhiệm khoa Nông Học, tôi đã tiến hành thực tập tại trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên với tên: “ Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất của giống lạc MD7 vụ xuân năm 2014 tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên”. Để hoàn thành đề tài nghiên cứu này tôi xin chân thành cảm ơn ban giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, các thầy cô giáo trong khoa Nông học. Đặc biệt sự hướng dẫn tận tình của cô giáo: Th.S.Vũ Thị Nguyên. Cảm ơn phòng sinh lý sinh hóa và các bạn sinh viên đã giúp tôi hoàn thành đề tài này. Do thời gian hạn hẹp đề tài tốt nghiệp này chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy tôi rất mong sự đóng góp ý của các thầy cô giáo trong khoa và các bạn để bản báo cáo của tôi được đầy đủ và hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Bùi Thị Thu 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Cây lạc (Arachis hypogaea. L) là cây công nghiệp ngắn ngày, là cây thực phẩm, cây lấy dầu quan trọng có giá trị kinh tế cao, là nguồn thức ăn giàu lipit và protein. Trong đó có 40%- 60% lipit, 24-26% protein, 9-12% gluxit, 2-4.5% xenlulo, ngoài ra còn các vitamin A, B1, B2, B6, PP, E… (Lê Song Dự, Nguyễn Thế Côn, 1979) [3]. Chính vì lạc chứa nhiều chất dinh dưỡng nên nó có khả năng cung cấp năng lượng cao: 100 gam lạc cung cấp 590 calo, trong khi đó 100 gam đỗ tương cung cấp 411calo, 100 gam thịt lợn nạc cung cấp 286 calo. Ngoài giá trị dinh dưỡng cho con người lạc còn là nguồn thức ăn cho gia súc, có giá trị lớn trong xuất khẩu. Hơn thế nữa, lạc còn là nguyên liệu cho ngành công nghiệp ép dầu. Dầu thực vật chứa chủ yếu là các Axit béo chưa no gồm axit oleic (39-65%) và axit linoleic (17,38%). Các axit này có tác dụng chuyển hóa cholesteron trong máu, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch. Dầu lạc ngoài được dùng làm thực phẩm, làm dầu nhờn bôi trơn máy, dầu chất lượng kém dùng để chế biến xà phòng. Một giá trị vô cùng quan trọng của cây lạc về mặt sinh học là có khả năng cố định đạm khi cộng sinh với vi khuẩn Rhizobium. Chính vì vậy cây lạc không đòi hỏi nhiều phân đạm, trồng đất nghèo dinh dưỡng vẫn có thể cho năng suất cao đồng thời cải tạo đất tốt. Trồng lạc còn có tác dụng che phủ, chống xói mòn. Sau khi thu hoạch lạc, thành phần hóa tính của đất được cải thiện rõ rệt, độ phì được nâng cao, tạo điều kiện cho cây trồng vụ sau, nhất là đối với cây trồng sử dụng nhiều đạm (Nguyễn Danh Đông, 1984) [5]. 2 Bên cạnh đó lạc còn là cây ngắn ngày có thể tăng vụ trồng được trên nhiều loại đất khác nhau như: phù sa, pha cát, sét pha, thịt nhẹ điều này có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược chuyển đổi và đa dạng cây trồng ở Nước ta. Trong những năm gần đây, nhờ có những tiến bộ khoa học kỹ thuật đã tạo ra được nhiều giống lạc mới có năng suất cao, thời gian sinh trưởng ngắn. Việc xác định mật độ khoảng cách trồng lạc hợp lý, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất, đem lại lợi nhuận cao nhất trên một đơn vị diện tích luôn là một trong những kỹ thuật được quan tâm. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về sản phẩm chế biến từ lạc trên thị trường trong nước và thế giới, đồng thời góp phần hoàn thiện quy trình trồng lạc giống MD7 tại Thái Nguyên, em đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống lạc MD7 trong vụ xuân năm 2014 tại trường ĐHNL Thái Nguyên ”. 1.2. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu khả năng sinh trưởng, phát triển, khả năng cho năng suất của giống lạc MD7 ở các mật độ gieo trồng khác nhau trong vụ xuân năm 2014. Từ đó xác định mật độ gieo trồng thích hợp cho giống lạc MD7 trong điều kiện tự nhiên của tỉnh Thái Nguyên. 1.3.Yêu cầu của đề tài 1.3.1. Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của giống lạc MD7 ở các mật độ thí nghiệm - Theo dõi thời gian sinh trưởng và các giai đoạn phát dục của giống lạc MD7 ở các mật độ thí nghiệm. - Nghiên cứu đặc điểm hình thái: Chiều cao cây, chiều cao phân cành, số cành cấp I,… - Nghiên cứu các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống lạc MD7 ở các mật độ thí nghiệm. 3 1.3.2. Theo dõi tình hình sâu bệnh của giống lạc MD7 ở các mật độ thí nghiệm - Nghiên cứu khả năng chống chịu sâu bệnh: + Sâu khoang, sâu cuốn lá + Bệnh gỉ sắt, bệnh đốm lá 1.4. Ý nghĩa của đề tài 1.4.1. Ý nghĩa trong học tập - Giúp cho sinh viên củng cố và hệ thống hóa những kiến thức đã học để áp dụng vào thực tế. Đồng thời tạo điều kiện cho sinh viên được tiếp cận với những phương pháp nghiên cứu khoa học tạo điều kiện cho sinh viên có thêm kiến thức và kinh nghiệm thực tế. 1.4.2. Ý nghĩa thực tế - Chọn ra mật độ thích hợp cho giống lạc MD7 có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất cao phù hợp với điều kiện vụ xuân ở tỉnh Thái Nguyên. [...]... PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Nội dung nghiên cứu - Theo dõi một số chỉ tiêu về sinh trưởng phát triển của giống lạc MD7 ở các mật độ gieo trồng vụ xuân năm 2014 - Nghiên cứu một số chỉ tiêu về sinh lý của giống lạc MD7 ở các mật độ gieo trồng - Nghiên cứu về các yếu tố cấu thành năng suất của giống lạc MD7 ở các mật độ gieo trồng 3.1.1 Vật liệu thí nghiệm Thí nghiệm được tiến hành với giống lạc MD7 và 3... x1 hạt/ hốc cũng được 30 cây/m2 Trên đất đồi dốc bố trí với khoảng cách là 4045cm x 10-15 cm cũng được mật độ 20-25 cây/ m2 Dưới đây là kết quả nghiên cứu về mật độ khoảng cách ảnh hưởng đến năng suất lạc Bảng 2.4: Ảnh hưởng của mật độ- khoảng cách đến năng suất lạc Mật độ( cây/m2) Khoảng cách Năng suất Quả Tạ/ha % 50x10x1 cây 19,81 157 50x30x3 14,37 117 14,25 116 17,75 100 40x15x2 21,00 118 40x22,5x3... thì khả năng chịu hạn của lạc khác nhau cao nhất ở thời kỳ cây con, người ta 29 đã tính toán rằng cây lạc cần ít nhất là 100ml nước trên tháng Nếu thiếu nước ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của lạc, nhất là thời kỳ ra hoa, đâm tia mà thiếu nước làm giảm lượng hoa, quả và sẽ ảnh hưởng đến năng suất Nhìn chung tất cả các điều kiện ngoại cảnh như ẩm độ, nhiệt độ, ánh sáng đều ảnh hưởng đến sinh. .. Nguyên tăng lên 17 đáng kể, năm 2009 năng suất đạt 16,00 tạ/ha đến năm 2012 thì năng suất giảm nhẹ còn 15,50 tạ/ ha Về sản lượng: Do diện tích không biến động nhiều và năng suất tăng làm cho sản lượng tăng theo Năm 2009 đạt 7,100 nghìn tấn và đến năm 2012 đạt 6,700 nghìn tấn 2.5 Đặc điểm của giống lạc MD7 Giống lạc MD7 được chọn tạo tại bộ môn bệnh cây viện nghiên cứu khoa học kỹ thuật Việt Nam Cây cao... nhiều so với năng suất của năm 2009 Nhưng đến năm 2011 có xu hướng giảm nhẹ chỉ đạt 18,03 tạ/ha, cho đến năm 2012 thì năng suất của lạc đạt 20,50 tạ/ha cao nhất tính từ năm 2009 đến nay Về sản lượng: Do diện tích và năng suất tăng nên kéo theo sản lượng cũng tăng theo năm 2009 đạt 482 nghìn tấn đến năm 2011 đạt 438 nghìn tấn Đến năm 2012 sản lượng đạt 658 nghìn tấn 2.3.2 Tình hình Ngiên cứu lạc ở Việt... trong vụ xuân năm 2014 tại Tỉnh Thái Nguyên Cây trồng nói chung và cây lạc nói riêng đều có mối quan hệ mật thiết với điều kiện sinh thái Khi điều kiện thời tiết thay đổi, đã ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng, phát triển và các hoạt động sinh lý, sinh hóa của cây Mỗi loại cây trồng khác nhau có nhu cầu về khí hậu khác nhau Dó đó việc theo dõi thời tiết khí hậu trong từng mùa vụ đối với sản suất nông. .. cho suất khẩu Đến nay, chương trình đậu đỗ quốc gia đã chọn tạo thành công 16 giống lạc mới được giới thiệu cho sản xuất tiêu biểu như: L12, HL25, L05, MD7, L14, L08, VD1, VD2, V79… 2.3.2.2 Nghiên cứu về mật độ Mật độ khoảng cách trồng lạc phụ thuộc vào 2 yếu tố then chốt là: Mật độ cây/đơn vị diện tích và năng suất quả của một cây Tuy nhiên, năng suất quả của mỗi cây lại chịu chi phối của mật độ trồng,... và năm 2010 tăng lên là 0,95 triệu ha, đến năm 2011 diện tích giảm xuống còn 0,78 triệu ha Đến năm 2012 diện tích tăng vọt lên 0,97 triệu ha Về năng suất: Năng suất lạc trên thế giới dao động từ 25,59-29,33 tạ/ha Năm 2009 năng suất lạc đạt 26,21 tạ/ha và tăng lên 28,09tạ/ ha vào năm 2010 vào năm 2011 giảm xuống 22,59 tạ/ha, đến năm 2012 năng suất tăng mạnh đạt 29,33 tạ/ha Về sản lượng: Sản lượng lạc. .. nhẹ còn 289 nghìn ha đến năm 2011 thì diện tích lạc giảm đáng kể chỉ còn giữ mức 243 nghìn ha Năm 2012 diện tích có xu hướng tăng lên nhiều so với năm 2011 đạt 321 nghìn ha Về năng suất: nhờ áp dụng biện pháp kỹ thuật như che phủ nilon và sự có mặt của nhiều giống mới làm cho năng suất của lạc của Việt Nam tăng lên đáng kể, năm 2009 năng suất đạt 18,85 tạ/ha nhưng đến năm 2010 năng suất tăng lên 19,35... diện tích trồng lạc đặc biệt là vùng trung du miền núi Chọn tạo những giống lạc có tiềm năng năng suất cao tiến tới cơ giới hóa trong sản xuất lạc Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật thâm canh, chế độ bón phân thích hợp cho từng vùng, từng giống, xác định mật độ khoảng cách phù hợp cho từng giống đặc biệt quan tâm đến vấn đề phân bón vi sinh 2.4 Tình hình sản xuất lạc tại Thái Nguyên Thái Nguyên là một . cứu ảnh hưởng của mật độ đến khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất của giống lạc MD7 vụ xuân năm 2014 tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên . Để hoàn thành đề tài nghiên cứu này tôi. hình thái giống lạc MD7 trong vụ xuân năm 2014 32 Bảng 4.4: Ảnh hưởng của mật độ đến khả năng hình thành nốt sần của giống lạc MD7 vụ xuân năm 2014 34 Bảng 4.5: Ảnh hưởng của mật độ đến chỉ. 4.2: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của giống lạc MD7 30 Bảng 4.3: Ảnh hưởng của mật độ đến hình thái giống lạc MD7 trong vụ xuân năm 2014 32 Bảng 4.4: Ảnh

Ngày đăng: 21/07/2015, 16:17

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan