Điều kiện thời tiết, khí hậu trong vụ xuân năm 2014 tại Tỉnh Thá

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất của giống lạc MD7 vụ xuân năm 2014 tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. (Trang 35)

Cây trồng nói chung và cây lạc nói riêng đều có mối quan hệ mật thiết với điều kiện sinh thái. Khi điều kiện thời tiết thay đổi, đã ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng, phát triển và các hoạt động sinh lý, sinh hóa của cây. Mỗi loại cây trồng khác nhau có nhu cầu về khí hậu khác nhau. Dó đó việc theo dõi thời tiết khí hậu trong từng mùa vụ đối với sản suất nông nghiệp rất quan trọng và cần thiết, nhằm hạn chế ảnh hưởng xấu của điều kiện thời tiết đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng, để đạt năng suất cao nhất.Việc nghiên cứu diễn biến thời tiết khí hậu là cơ sở để bố trí thời vụ và cơ cấu cây trồng hợp lý nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất trong sản xuất nông nghiệp. Riêng đối với cây lạc sinh trưởng, phát triển tốt cần các điều kiện sau:

Về nhiệt độ: nhiệt độ thích hợp cho cây lạc là 25-300C. Tuy nhiên ở các giai đoạn sinh trưởng và phát triển khác nhau thì yêu cầu của cây về nhiệt độ cũng khác nhau. Ở giai đoạn nảy mầm nhiệt độ tối thích là 24-340C, nếu nhiệt độ xuống thấp dưới 12 độ C hoặc trên 450C sẽ làm mất sức nảy mầm của hạt lạc. Thời kỳ ra hoa kết quả đòi hỏi nhiệt độ từ 28-350C, nếu quá cao hoặc quá thấp làm lạc ra hoa rải rác, thời kỳ ra hoa kéo dài, tỷ lệ đậu quả thấp. Thời kỳ vào chín lạc đòi hỏi nhiệt độ thấp hơn các thời kỳ trước, thích hợp từ 25-280C. Sự chênh lệch biên độ, nhiệt độ có lợi cho quá trình tích lũy vật chất khô vào quả.

Về ẩm độ và lượng mưa: cây lạc được cho là cây trồng chịu hạn xong thực ra lạc chỉ có khả năng tương đối chịu hạn ở thời kỳ sinh trưởng nhất định ngoài ra chế độ nước cũng ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây lạc vì có khoảng 80% trọng lượng tươi của cây là nước ở mỗi thời kỳ khác nhau thì khả năng chịu hạn của lạc khác nhau cao nhất ở thời kỳ cây con, người ta

đã tính toán rằng cây lạc cần ít nhất là 100ml nước trên tháng. Nếu thiếu nước ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của lạc, nhất là thời kỳ ra hoa, đâm tia mà thiếu nước làm giảm lượng hoa, quả và sẽ ảnh hưởng đến năng suất.

Nhìn chung tất cả các điều kiện ngoại cảnh như ẩm độ, nhiệt độ, ánh sáng đều ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây lạc nhưng mức độ ảnh hưởng lại phụ thuộc vào từng thời kỳ sinh trưởng, phát triển của nó.

Bảng 4.1: Diễn biến thời tiết khí hậu của tỉnh thái nguyên trong 6 tháng đầu năm 2014 Chỉ tiêu Tháng Nhiệt độ TB (Độ C) Độ ẩm không khí Tổng lượng Mưa (mm) Giờ nắng (Giờ) 1 16,6 73 3,7 137 2 16,6 82 29,7 262 3 19,4 91 85,9 96 4 24,7 89 139,3 13 5 28,4 79 152,2 62 6 28,9 82 164,6 85

(Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn TP Thái Nguyên 2014) [11]

Qua bảng số liệu diễn biến thời tiết khí hậu trong 6 tháng đầu năm 2014 cho thấy nhiệt độ tương đối ổn định, thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của lạc. Nhiệt độ trung bình dao động từ 16,6-28,90C. Vào thời điểm tháng 2-3-4 nhiệt độ trung bình dao động từ 16,6-24,70C. Đây là khoảng nhiệt độ thích hợp cho sự nảy mầm sinh trưởng phát triển của lạc,

Lượng mưa: Chế độ nước ảnh hưởng đến các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây lạc ở giai đoạn mọc mầm.

Lượng nước dao động từ 3,7-164,6 mm. Vào tháng 1-2 lượng mưa không thuận lợi cho quá trình nảy mầm của hạt, do lượng mưa ở giai đoạn này thấp (3,7-29,7mm). Giai đoạn này cần chú ý cung cấp nước tưới tạo điều

kiện tốt nhất cho hạt nảy mầm, lượng mưa từ tháng 4-5 tăng lên, dao động từ 139,3-152,2mm thuận lợi cho sự phát triển của cây lạc.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất của giống lạc MD7 vụ xuân năm 2014 tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. (Trang 35)