Kết quả nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh trưởng phát triển của giống lạc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất của giống lạc MD7 vụ xuân năm 2014 tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. (Trang 37)

lạc MD7 ở các mật độ gieo trồng khác nhau trong vụ Xuân năm 2014.

* Các giai đoạn sinh trưởng

Sinh trưởng và phát triển có mối quan hệ mật thiết với nhau, đây là 2 mặt của quá trình biến đổi phức tạp trong cơ thể thực vật nó có tác dụng thúc đẩy và không tách rời nhau. Thời gian sinh trưởng dài hay ngắn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Mùa vụ, điều kiện thời tiết, biện pháp kỹ thuật, giống… Thời gian sinh trưởng của lạc được tính từ khi gieo cho đến khi thu hoạch. Theo dõi sự sinh trưởng của cây lạc là cơ sở cho việc bố trí thời vụ thích hợp và chế độ luân canh hợp lý cho từng loại cây trồng, cho từng loại đất, từ đó để tìm ra loại giống thích hợp cho mỗi vùng sinh thái khác nhau.

Qua quá trình theo dõi tôi thấy ảnh hưởng của mật độ đến các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của giống lạc MD7 qua bảng sau:

Bảng 4.2: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của giống lạc MD7

Công thức

Thời gian từ gieo đến ………(Ngày)

Mọc Hoa rộ Hạt trưởng

Thành Chín

CT1(Đ/C) 7 42 78 111

CT2 8 40 76 110

CT3 8 42 76 110

Thời kỳ nảy mầm: Đây là giai đoạn đầu tiên của chu kì sinh trưởng của lạc là quá trình chuyển từ trạng thái tiềm sinh sang trạng thái sống. Thời kì này được tính từ khi gieo hạt đến khi hạt nhô lên khỏi mặt đất và có hai lá

mầm xòe ngang đây là giai đoạn phân giải và tiêu hao năng lượng vật chất trong hạt giống cung cấp cho quá trình nảy mầm quá trình này phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố: nhiệt độ, ẩm độ, giống, biện pháp kỹ thuật…

Nhiệt độ thích hợp cho giai đoạn này từ 25-300C và ẩm độ từ 70-80% ở giai đoạn này đòi hỏi ẩm độ đất không quá cao để đảm bảo cung cấp cho quá trình của hạt diễn ra thuận lợi, nếu ẩm độ đất quá cao hay quá thấp cũng ảnh hưởng đến quá trình nảy mầm của hạt. Thời gian mọc của giống lạc MD7 được gieo trồng ở các mật độ khác nhau là tương đối đồng đều sau gieo 7-8 ngày thì hạt nảy mầm.

Giai đoạn từ khi mọc đến ra hoa: Nhìn chung các bộ phận trên mặt đất và cả phần rễ đều sinh trưởng và phát triển tốt. Ở giai đoạn này bộ rễ phát triển mạnh và mầm hoa bắt đầu phân hóa, đây cũng là giai đoạn quyết định số lượng hoa sau này vì vậy cần chú ý các biện pháp kỹ thuật như làm cỏ, bón phân, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh cho lạc để nó sinh trưởng phát triển tốt. Giai đoạn này kéo dài từ 25-42 ngày tùy giống, điều kiện ngoại cảnh.

Qua bảng 4.2 cho thấy: thời gian từ khi gieo đến khi ra hoa ở các mật độ khác nhau có sự chênh lệch không đáng kể. Ở mật độ trồng 14,3-19,0 cây/m2 có thời gian ra hoa là 40 ngày sớm hơn đối chứng là 2 ngày.

Giai đoạn hình thành quả đến khi hạt trưởng thành: Sau quá trình thụ phấn thụ tinh và hình thành quả, hạt được hình thành. Các chất dinh dưỡng tích lũy ở thân lá được huy động và vận chuyển về quả. Hạt lớn dần lên, việc tích lũy vật chất trong hạt quyết định đến khối lượng quả sau này. Các điều kiện ngoại cảnh cũng ảnh hưởng đến quá trình phát triển quả. Biên độ nhiệt của ngày đêm cũng ảnh hưởng tới quá trình tích lũy vật chất khô. Qua bảng 4.2 cho thấy: thời gian hạt trưởng thành ở các mật độ từ khi gieo đến khi hạt trưởng thành dao động từ 78-79 ngày.

Giai đoạn từ hạt trưởng thành đến thu hoạch: Giai đoạn này vật chất khô đã được tích lũy đầy đủ kích thước hạt tối đa, các khoang hạt đã kín, lượng nước trong hạt giảm dần, vỏ quả màu đặc trưng của giống vỏ chuyển từ mầu trắng sang mầu sẫm.

Thời gian từ gieo đến thu hoạch ở các mật độ qua theo dõi cho thấy sự chênh lệch không đáng kể dao động từ 110-111 ngày. Trong đó hai công thức 14,3-19,0 cây /m2 sớm hơn công thức đối chứng 1 ngày.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất của giống lạc MD7 vụ xuân năm 2014 tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. (Trang 37)