- Tổng số cây thực thu: Đếm số cây thực tế lúc thu hoạch trên ô
- Tổng số quả chắc trên cây: Đếm số quả chắc 10 cây mẫu của ô sau đó lấy trung bình của 3 lần nhắc lại.
- Khối lượng 100 quả (g): Cân 3 mẫu, mỗi mẫu 100(g) quả khô (1 mẫu/ 1 lần nhắc lại, sau đó lấy giá trị trung bình) của 3 lần nhắc lại theo phương pháp sau:
Khối lượng mẫu
Khối lượng 100 quả (g) =
Tổng số quả trong mẫu
- Khối lượng 100 hạt (g): Cân 3 mẫu hạt mỗi mẫu 100g hạt (hạt mẩy không bị sâu bệnh, không nhăn thối) sau đó lấy sô liệu trung bình của 3 lần nhắc lại theo phương pháp tính sau:
Khối lượng mẫu
Khối lượng 100 hạt (g) = x 100 Tổng số quả trong mẫu
-Tỷ lệ nhân (%): cân 3 mẫu, mỗi mẫu 100g quả khô (1 mẫu/ 1 lần nhắc lại) sau đó lấy trung bình của 3 lần nhắc lại theo công thức.
Khối lượng hạt tốt trong mẫu
Tỷ lệ nhân/quả (%) = x 100 Khối lượng mẫu (lạc vỏ)
- Năng suất lý thuyết:
M100 quả x số quả chắc / cây x số cây/m2
Năng suất lý thuyết = (tạ/ha) 10000
- Năng suất thực thu (tạ/ha): Cân số lượng toàn bộ số quả chắc/ ô của mỗi lần nhắc lại (quy ra tạ/ha), sau đó lấy giá tri trung bình của 3 lần nhắc lại (Có tính năng suất bù của những cây lấy mẫu phân tích cho từng lần nhắc lại).
- Phương pháp sử lý số liệu
Số liệu về các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển, chỉ tiêu sinh lý, chỉ tiêu năng suất lý thuyết được tính theo phương pháp trung bình học.
Các chỉ tiêu về chỉ số diện tích lá, khả năng tích lũy vật chất khô, nốt sần được theo dõi trên 3 cây ngẫu nhiên/ ô, số liệu được sử lý theo trung bình số học.
Các tính trạng cấu thành năng suất, năng suất lý thuyết được đo đếm 3 cây/ ô số liệu được sử lý theo trung bình số học.
Năng suất thực thu: sử lý theo trương trình IRRISTATS.
Phần 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN