Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 72 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
72
Dung lượng
645,25 KB
Nội dung
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM VƯƠNG TRƯỜNG SINH Tên đề tài: “NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ ĐẾN SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN CỦA GIỐNG VỪNG V26 VỤ HÈ THU NĂM 2013 TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học cây trồng Khoa : Nông học Lớp : K42 – Trồng trọt Khóa học: : 2010 - 2014 Gảng viên hướng dẫn : Th.S Ma Thị Phương Thái Nguyên, năm 2014 LỜI CẢM ƠN Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường và Ban chủ nhiệm Khoa Nông Học, tôi đã tiến hành đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng phát triển của giống vừng V26 vụ hè thu năm 2013 tại trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên”. Để hoàn thành khóa luận này, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của cô giáo hướng dẫn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong khoa Nông Học và các thầy cô giáo trong trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên. Đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của cô giáo: ThS. Ma Thị Phương đã chỉ bảo hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu. Và cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới gia đình bạn bè… Những người luôn quan tâm, chia sẻ và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian tôi học tập nghiên cứu vừa qua. Do thời gian có hạn, trình độ và kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế nên báo cáo của tôi không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự tham gia góp ý của các thầy cô và các bạn để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, Ngày 20 tháng 5 năm 2014 Sinh viên Vương Trường Sinh MỤC LỤC PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1.1 Đặt vấn Đề 1 1.2 Mục đích nghiên cứu 2 1.3 Mục tiêu nghiên cứu. 2 1.4 Ý nghĩa của đề tài 2 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1. Cơ sở khoa học 3 2.2. Nguồn gốc phân loại đặc điểm thực vật học, công dụng và giá trị dinh dưỡng 4 2.2.1 Nguồn gốc phân loại đặc điểm thực vật học 4 2.1.2 Công dụng và giá trị dinh dưỡng 11 2.3 Tình hình sản xuất vừng trên thế giới và Việt Nam 14 2.3.1 Tình hình sản xuất vừng trên thế giới. 14 2.3.2 Tình hình sản xuất vừng ở Việt Nam. 15 PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18 3.1 Vật liệu nghiên cứu 18 3.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 18 3.3 Nội dung nghiên cứu 18 3.4 Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi. 18 3.4.1 Các biện pháp kỹ thuật 18 3.4.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm 18 3.4.3 Qua trình kỹ thuật 19 3.4.4 Chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi 19 PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 22 4.1 Đặc điểm thời tiết khí hậu vụ hè thu năm 2013 tại Thái Nguyên 22 4.2 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng và phát triển của giống vừng đen V26 trong vụ hè thu năm 2013 tại Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên. 22 4.3 Ảnh hưởng của mật độ đến đặc điểm hình thái của giống vừng đen V26 trong vụ hè thu năm 2013 tại trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên. 26 4.3.1 Ảnh hưởng của mật độ đến chiều cao cây 26 4.3.2 Ảnh hưởng đến hình thái của giống vừng đen V26. 28 4.3.3 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến một số chỉ tiêu sinh lý của giống vừng đen V26 trong vụ hè thu năm 2013 tại Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên. 29 4.3.4 Khả năng chống chịu sâu bệnh hại của giống vừng đen V26. 31 4.3.5 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất. 32 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 34 5.1 Kết luận 34 5.2 Đề nghị 34 TÀI LIỆU THAM KHẢO 35 DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT CSDTL : Chỉ số diện tích lá CV : Hệ số biến động LSD : Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa KNTLVCK : Khả năng tích lũy vật chất khô NSLT : Năng suất lý thuyết NSTT : Năng suất thực thu DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Thành phần hóa học của hạt vừng – USA 9 Bảng 2.2 Thành phần của dầu vừng – USA 10 Bảng 2.3 Bảng thành phần dinh dưỡng có trong bột vừng và trong thịt 12 Bảng 2.4 Tiềm năng của một số cây có dầu cho sản xuất dầu sinh học 13 Bảng 2.5 Tình hình sản xuất vừng và một số cây có dầu trên thế giới năm 2013 14 Bảng 2.6 Tình hình sản xuất cây có dầu của một số châu lục trên thế giới năm 2014 15 Bảng 2.7 Diện tích gieo trồng một số cây có dầu từ năm 2005-2010 17 Bảng 2.8 Tình hình sản xuất cây có dầu ở Việt Nam năm 2013 17 Bảng 4.1 Ảnh hưởng của mật độ đến các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của giống vừng đen V26 thí nghiệm. 23 Bảng 4.2 Động thái tăng trưởng chiều cao cây của giống vừng đen V26 trong vụ hè thu năm 2013 thí nghiệm. 27 Bảng 4.3 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến một số chỉ tiêu về hình thái của giống vừng đen V26 thí nghiệm. 28 Bảng 4.4 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến CSDTL và KNTLVCK của giống vừng đen V26 thí nghiệm. 30 Bảng 4.5 Tình hình sâu bệnh hại trên giống vừng đen V26 trong vụ hè thu năm 2013 thí nghiệm. 31 Bảng 4.6 Ảnh hưởng của các yếu cấu thành năng suất đến năng suất giống vừng đen V26. 32 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn Đề Sản xuất nông nghiệp đã đạt nhiều thành tích to lớn, lương thực một vấn đề cơ bản của người dân Việt Nam đã được giải quyết, từ đó người dân có điều kiện chủ động sản xuất cây trồng khác có giá trị kinh tế cao, mà trong đó cây có dầu là cây mũi nhọn chiến lược kinh tế. Hàng năm nước ta phải nhập số lượng dầu thực vật từ nước ngoài, trong khi tiềm năng sản xuất cây lấy dầu ở nước ta lại rất phong phú như: Cây Điều, Dừa, Đậu Tương, Vừng Xuất phát từ giá trị kinh tế và dinh dưỡng, cũng như yêu cầu của thị trường về những sản phẩm của cây có dầu. Phát triển cây có dầu là một chiến lược quan trọng, nhằm tận đất đai mùa vụ, hình thành các vùng sản xuất tập trung phát triển nhanh các loại cây có dầu, đồng thời đầu tư toàn bộ cho khâu chế biến đảm bảo tăng nhanh khối lượng chất lượng và giá trị sản phẩm, đáp ứng nhu cầu cải thiện đời sống của Nhân Dân và xuất khẩu. Tuy nhiên trong những năm qua tình hình sản xuất cây có dầu có nhiều biến động không ổn định. Trong các loại cây có dầu thì cây vừng là một loại cây ít được quan tâm bởi năng suất thấp nhu cầu tiêu thụ của sản phẩm thị trường còn hạn chế. Nhưng hiện nay các sản phẩm của cây vừng tăng đột biến của ngành công nghệ thực phẩm và nhu cầu của một số ngành khác như y học, hóa mỹ phẩm Sản phẩm của cây vừng không chỉ dừng lại làm quà bánh và thức ăn của miền quê, vừng còn là nguồn dược liệu quý cho y học. Việc gieo trồng ở những vùng đất có độ phì nhiêu thấp, nơi mà người nông dân có thu nhập thấp, đầu tư không cao mà cho hiệu quả kinh tế đó là chủ trương đúng đắn chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nhằm khai thác tốt nhất điều kiện tự nhiên. Vừng là cây dễ tính trồng được ở trên nhiều loại đất khác nhau, vùng bán khô hạn không chủ động tưới tiêu vẫn cho thu hoạch, sản phẩm sau thu hoạch cung cấp trở lại góp phần cải tạo đất. 2 Xuất phát từ nhu cầu thiết yếu để phục vụ cho thực tế sản xuất chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng phát triển của giống vừng V26 vụ hè thu năm 2013 tại trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên”. 1.2 Mục đích nghiên cứu. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của giống vừng thí nghiệm trong vụ hè thu năm 2013 tại Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên. Đánh giá ảnh hưởng của mật độ trồng đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống. 1.3 Mục tiêu nghiên cứu. Xác định được mật độ gieo trồng thích hợp nhất cho giống vừng V26 trong điều kiện vụ Hè Thu tại Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên nhằm tạo điều kiện cho giống sinh trưởng phát triển tốt nhất và đạt được năng suất cao và ổn định. 1.4 Ý nghĩa của đề tài. 1.4.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu. Trong quá trình thực hiện đề tài giúp sinh viên củng cố và hệ thống hóa các kiến thức để áp dụng vào thực tế, rèn luyện kỹ năng thực hành và tích lũy kinh nghiệm trong sản suất, tạo lòng yêu nghề nghiệp cho sinh viên. Giúp cho sinh viên nắm được các bước tiến hành một đề tài khoa học, phương pháp nghiên cứu thu thập số liệu và trình bày một báo cáo khoa học. Là cơ sở khoa học xác định mật độ trồng thích hợp cho giống vừng thí nghiệm để đưa những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong thực tiễn sản xuất. 1.4.2 Ý nghĩa sản xuất. Thông qua kết quả của việc nghiên cứu sẽ đưa ra được mật độ trồng thích hợp nhất đối với giống vừng V26 trong vụ Hè Thu tại Thái Nguyên từ đó khuyến cáo cho nông dân sản xuất nhằm đạt được năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất. 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học Phát triển cây vừng một mặt tạo ra sự đa dạng trong sản xuất nông nghiệp, mặt khác nếu phát triển có định hướng loại cây trồng này không những giải quyết được lợi ích trước mắt mà về lâu về dài đây là cây trồng mang rất nhiều giá trị. Muốn vậy ngoài những chính sách về vốn, giống, phân bón, giá cả… thì chúng ta cần có những biện phát kỹ thuật canh tác phù hợp trong sản xuất. Trong các yếu tố cấu thành năng suất thì mật độ đóng một vai trò rất quan trọng. Nếu trồng dày, số cây trên đơn vị diện tích nhiều, diện tích dinh dưỡng cho một cây hẹp dẫn tới cây thiếu dinh dưỡng, thiếu ánh sáng, ít phân cành, sớm bị che phủ làm cho lá rụng nhiều, số hoa ít, số quả/cây ít, khối lượng 1000 hạt nhỏ. Ngược lại nếu trồng thưa diện tích dinh dưỡng của cây trồng rộng cây phân nhánh nhiều, số hoa và số quả/ cây nhiều, khối lượng 1000 tăng nhưng trồng thưa mật độ thấp nên năng suất không cao. Vì vậy gieo trồng với mật độ thích hợp là một trong những biện pháp quan trọng hàng đầu để tăng năng suất và chất lượng nông sản. Xác định được mật độ gieo trồng thích hợp có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và phát triển cũng như năng xuất của vừng. Nhiều thí nghiệm cho thấy rằng nếu gieo trồng đúng mật độ thích hợp thì sẽ cho năng xuất cao. Thực tế trong sản xuất hiện nay diện tích trồng vừng còn nhỏ lẻ và manh mún, nên việc áp dụng khoa học tiến bộ như máy gieo vừng là không có. Hơn thế nữa là những vùng chuyên canh, người dân chưa chú ý áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản suất còn làm theo kinh nghiệm truyền thống như gieo vãi, mà không để ý đến mật độ thích hợp cho từng giống cho từng mùa vụ. Dẫn đến tình trạng lãng phí về giống và không phát huy về tiềm năng năng xuất của giống. Vì vậy việc xác định được mật độ gieo trồng thích hợp cho mỗi giống phù hợp với điều kiện sinh thái và điều kiện canh tác là rất cần thiết. từ đó cơ sở giúp người dân hiểu và áp dụng các mật độ thích hợp vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất. 4 2.2. Nguồn gốc phân loại đặc điểm thực vật học, công dụng và giá trị dinh dưỡng 2.2.1 Nguồn gốc phân loại đặc điểm thực vật học - Nguồn gốc Cây vừng hay còn gọi là mè có tên khoa học là Sesamum Indicum L…là một loại cây trồng đã có từ lâu đời, nó được biết cách đây khoảng 2500 - 1400 năm trước công nguyên. Nguồn gốc cây vừng có từ Châu Phi, nhiều ý kiến cho rằng Etiopi là nguyên sản của giống vừng trồng hiện nay. Tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng vùng Afghan- Pesian mới là nguyên sản của giống vừng trồng là loại cây có dầu được trồng lâu đời (khoảng 2000 năm trước công nguyên). Sau đó được đưa vào vùng tiểu Á (Babylon) và được di chuyển về phía tây vào Châu Âu và phía nam vào Châu Á, đến Ấn Độ và một số nước nam Á (Ttrung Quốc, Ấn Độ) được xem là trung tâm phân bố cây vừng. Ở Châu Mỹ, vừng được du nhập qua từ Châu Phi sau khi người Châu Âu khám phá ra Châu Mỹ vào năm 1492 (do Chirtophecoloms người Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha đem vừng đi bán). - Phân loại Phân loại khoa học: Giới (reguum) Ngành (divsio) Lớp (class) Bộ (ordo) Họ (familia) Chi (henus) Loài (species) Plantae Empryophyta Spermatopsida Malpighiales Euphorbiaceae Jatropha J.curcas Cây dầu vừng bắt nguồn từ trung Mỹ, lan rộng tới các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới khác, mọc chủ yếu ở Châu Á và Châu Phi. Cây dầu vừng chịu được độ khô hạn cao (hoặc có thể sống được nơi hoang mạc) do nó không cạnh tranh với các cây trồng khác. Hạt vừng chiếm 30% dầu có thể được xử lý để tạo được dầu diesel sinh học chất lượng cao, sử dụng cho các động cơ diesel tiêu chuẩn. [...]... cấp giống làm đối tượng nghiên cứu 3.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu - Địa điểm nghiên cứu: Tại trung tâm thực hành thực nghiệm Khoa Nông Học Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên - Thời gian nghiên cứu vụ hè thu năm 2013 3.3 Nội dung nghiên cứu Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng phát triển của giống vừng đen V26 tại trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên, vụ hè thu năm 2013 - Ảnh hưởng của. .. quả chín 4.3 Ảnh hưởng của mật độ đến đặc điểm hình thái của giống vừng đen V26 trong vụ hè thu năm 2013 tại trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên 4.3.1 Ảnh hưởng của mật độ đến chiều cao cây Chiều cao cây là chỉ tiêu quan trọng phản ánh trung thực quá trình phát triển của cây Chiều cao cây cùng với số đốt trên cây ảnh hưởng đến số hoa, số quả, ảnh hưởng đến năng suất của cây Chiều cao cây vừng được tính... trưởng và phát triển lý tưởng ở nhiệt độ 25- 300C, lượng mưa thích hợp là 300- 600 mm /năm, ẩm độ 70- 80% Điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến giai đoạn sinh trưởng của cây trồng 4.2 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng và phát triển của giống vừng đen V26 trong vụ hè thu năm 2013 tại Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên Tất cả các loại cây trồng nói chung và cây vừng nói riêng muốn hoàn thành được... Nguyên, vụ hè thu năm 2013 - Ảnh hưởng của mật độ đến khả năng sinh trưởng của giống vừng đen V26 - Ảnh hưởng của mật độ đến tình hình sâu bệnh của giống vừng đen V26 - Ảnh hưởng của mật độ đến yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống vừng đenV26 3.4 Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi 3.4.1 Các biện pháp kỹ thu t - Kỹ thu t làm đất cây vừng nên trồng trên đất thịt nhẹ cát pha,... 91,7 và 91,9cm Mật độ 35 cây/m2 là mật độ có chiều cao cây cao hơn so với những mật độ còn lại chiều cao của mật độ này là 96,1cm 4.3.2 Ảnh hưởng đến hình thái của giống vừng đen V26 Theo dõi một số đặc điểm hình thái của cây vừng trồng ở các mật độ khác nhau ta thu được kết quả trình bày ở bảng 4.3 Bảng 4.3 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến một số chỉ tiêu về hình thái của giống vừng đen V26 thí nghiệm Chiều... thời vụ gieo trồng để xác định cơ cấu cây trồng hợp lý nhằm tăng năng suất cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất Qua quá trình theo dõi mật độ gieo trồng các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của giống vừng đen V26 trong điều kiện vụ hè thu năm 2013 bảng 4.1 Bảng 4.1 Ảnh hưởng của mật độ đến các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của giống vừng đen V26 thí nghiệm Đơn vị: ngày Thời gian gieo đến. .. khí hậu vụ hè thu năm 2013 tại Thái Nguyên Thời tiết khí hậu là một trong những điều kiện quyết định đến sự sống của tất cả các cây trồng nói chung và cây Vừng nói riêng Nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng đều ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng và phat triển, các hoạt động sinh lý, sinh hóa của cây Sự biến động thời tiết khí hậu ở các điều kiện sinh thái khác nhau sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển kiểu... và chế độ nhiệt, độ dài ngày Các giống chín sớm chịu ảnh hưởng của các yếu tố này nhiều hơn các giống thu c nhóm chín muộn Có giống cành phát triển rất mạnh, ngược lại có những giống phân cành Kiểu cành là đặc điểm của giống Số cành trên cây nhiều hay ít phụ thu c vào mật độ của cây, lượng mưa và độ dài ngày Thân cây vừng sau khi thu hoạch có thể cho gia súc ăn hoặc làm củi đun • Lá vừng Lá vừng mọc... gian sinh trưởng, thời vụ gieo trồng Đây chính là kết quả của sự tác động qua lại giữa kiểu gen với môi trường sống, qua đó mức độ ảnh hưởng, thích nghi của giống với điều kiện ngoại cảnh Điều này rất quan trọng đối với công tác nghiên cứu và chọn tạo giống phù hợp với điều kiện của địa phương Cây vừng là cây có nguồn gốc nhiệt đới Chỉ có thể nảy mầm ở nhiệt độ từ 20- 300C và sinh trưởng và phát triển. .. sắc của hạt và màu sắc của lá thì mật độ không ảnh hưởng đến hai chỉ tiêu này, Màu sắc của hạt là màu đen, còn màu sắc của lá là màu xanh sáng Qua thí nghiệm cho thấy muốn cây đạt năng suất cao không những chỉ cần chỉ số phân cành mà còn cả về đường kính thân rồi chiều cao cây, cũng ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất cây trồng 4.3.3 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến một số chỉ tiêu sinh lý của giống vừng . hậu vụ hè thu năm 2013 tại Thái Nguyên 22 4.2 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng và phát triển của giống vừng đen V26 trong vụ hè thu năm 2013 tại Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên. . độ đến sinh trưởng phát triển của giống vừng V26 vụ hè thu năm 2013 tại trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên . 1.2 Mục đích nghiên cứu. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng sinh. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM VƯƠNG TRƯỜNG SINH Tên đề tài: “NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ ĐẾN SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN CỦA GIỐNG VỪNG V26 VỤ HÈ THU NĂM 2013