Thái Nguyên.
Tất cả các loại cây trồng nói chung và cây vừng nói riêng muốn hoàn thành
được chu kỳ sống thì nhất thiết nó phải trải qua quá trình sinh trưởng và phát triển. Sinh trưởng là sự tạo mới các yếu tố cấu trúc của tế bào, mô và toàn cây kết quả sẽ dẫn đến sự gia tăng về số lượng, kích thước, thể tích sinh khối của chúng. Còn phát triển là quá trình biến đổi về chất bên trong tế bào, mô, toàn cây
để dẫn đến sự thay đổi về hình thái và chức năng của chúng. Sinh trưởng, phát triển là hai quá trình có mối quan hệ mật thiết với nhau, là hai mặt của quá trình biến đổi phức tạp trong cơ thể có tác dụng thúc đẩy nhau không thể tách rời. Mỗi cây trồng đòi hỏi một khoảng thời gian nhất định để sinh trưởng phát triển.
Thời gian sinh trưởng và phát triển của cây vừng phụ thuộc vào giống điều kiện sinh thái. Thời vụ khác nhau thì cây sinh trưởng và phát triển cũng khác
nhau, về đặc điểm hình thái chiều cao cây, quá trình ra hoa, hình thành quả. Do
đó mà chúng ta căn cứ vào thời vụ gieo trồng để xác định cơ cấu cây trồng hợp lý nhằm tăng năng suất cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
Qua quá trình theo dõi mật độ gieo trồng các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của giống vừng đen V26 trong điều kiện vụ hè thu năm 2013 bảng 4.1.
Bảng 4.1 Ảnh hưởng của mật độđến các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của giống vừng đen V26 thí nghiệm. Đơn vị: ngày Chỉ tiêu Công thức Mật độ (cây/m2)
Thời gian gieo đến ngày...
Mọc Ra hoa rộ Quả vào chắc Quả chín
1 25 3 29 48 69
2 35 3 30 50 71
3 45 3 31 51 70
4 55 3 30 50 68
• Thời gian từ khi gieo đến khi mọc:
Nảy mầm là giai đoạn chuyển từ trạng thái sống. Đây là giai đoạn đầu tiên bắt
đầu vòng đời sinh trưởng của cây vừng, nó có ý nghĩa quan trọng đến sinh trưởng và phát triển của cây. Trong giai đoạn này diễn ra một số hoạt động sinh lý, sinh hóa, quá trình phân giải một số hợp chất hữu cơ cung cấp năng lượng để chuyển hóa từ trạng thái ngủ nghỉ của hạt sang trạng thái sinh trưởng, phát triển của cây. Sự
nảy mầm của hạt được bắt đầu bằng sự hấp thụ nước nhờ cơ chế hút trương của hạt, hạt bắt đầu tăng tính thủy phần của keo nguyên sinh chất, giảm nồng độ nhớt của keo, dẫn đến sự biến đổi sâu sắc và đột ngột trong quá trình trao đổi chất cảu hạt.
Đặc trưng nhất là sự tăng lên mạnh mẽ hoạt tính của các enzim prôteaza. Kết quả là protein bị phân giải thành các axit amin, các axit amin có thể sử dụng để tổng hợp các protein thứ cấp cấu trúc nên nguyên sinh chất của phôi hạt sinh trưởng và cây con. Giai đoạn này được tính từ khi hạt hút nước trương lên, mầm nhô khỏi mặt đất xòe hai lá mầm. Đây là thời kỳ có ý nghĩa rât quan trọng đến sự tồng tại và sức sống của cây. Tỷ lệ nảy mầm của hạt quyết định đến mật độ cây/đơn vị diện tích, sức nảy
mầm, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của vừng sau này. Hạt nảy mầm nhanh và đều, cây con sinh trưởng khỏe thì khả năng chống chịu tốt, có thể cho năng suất cao. Ngược lại nếu hạt nảy mầm chậm, cây con yếu, sức sinh trưởng kém ảnh hưởng không tốt đến quá trình sinh trưởng phát triển về sau. Đất phải được làm sạch cỏ, tơi xốp, hạt giống đảm bảo chất lượng.
Quá trình nảy mầm cũng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như chất lượng của hạt giống, điều kiện canh tác, và độ sâu của hạt được gieo.
Nói chung mật độ không ảnh hưởng nhiều đến giai đoạn từ khi gieo đến khi mọc.
Các công thức được gieo trong điều kiện nhiệt độ, ẩm độ khá cao nên các công thức (từ CT1 đến CT4) từ gieo đến mọc có sự đồng đều về ngày mọc là 3 ngày.
• Thời gian từ khi gieo đến khi hoa rộ:
Đây là thời kỳ quan trọng trong chu kỳ sống của cây nó quyết định đến năng suất của cây vừng. Nó cũng quyết định đến sinh khối, tỷ lệ quả chắc,
ảnh hưởng đến năng suất sau này của vừng. Trong giai đoạn này cây vừng bước vào thời kỳ sinh trưởng sinh thực, ở giai đoạn này cây bắt đầu có sự
hình thành và phát triển các cơ quan sinh sản như hoa, quả, hạt. Thời kỳ này cây yêu cầu dinh dưỡng rất lớn, ngoài ra nó cũng phụ thuộc vào yếu tố ngoại cảnh như: mưa bão... làm ảnh hưởng lớn đến quá trình ra hoa làm quả, làm giảm năng suất
Thời kỳ ra hoa của cây vừng được tính từ khi ra hoa đầu tiên cho đến khi hoa cuối cùng.
Thời gian ra hoa rộ phụ thuộc vào nhều yếu tố như: giống, sinh thái, thời vụ, điều kiện canh tác. Quá trình ra hoa ngắn nếu gặp điều kiện thời tiết bất thuận thì ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển quả làm giảm năng suất. Tuy nhiên thời gian ra hoa mà dài quá thì cũng ảnh hưởng tới việc hình thành quả, vì hoa không tập trung, giai đoạn hình thành quả khác nhau quả chín không
đồng đều, như vậy sẽ rất khó khăn cho việc thu hoạch quả khi chín.
Điều kiện thích hợp trong giai đoạn này là nhiệt độ từ 25- 280C, ẩm độ từ
thời kỳ này diễn ra một cahcs thuận lợi. Thực tế ở giai đoạn này nhiệt độ
trung bình là 26,40C, ẩm độ là 85%, là điều kiện thuận lợi cho vừng ra hoa. Qua theo dõi thí nghiệm chúng tôi thấy thời gian gieo đến thời gian ra hoa rộ của các công thức dao động từ 29 - 31 ngày. Trong đó CT1 (mật độ 25 cây/m2) ra hoa sớm nhất 29 ngày sau gieo, tiếp theo đến và CT2 và CT4 (mật
độ là 35 và 55 cây/m2) ra hoa cùng một ngày 30 ngày sau gieo. CT3 là ra hoa muộn nhất (mật độ 45 cây/m2) 31 ngày sau gieo. Do thời gian sinh trưởng rút ngắn nên thời gian ra hoa của vừng vụ hè thu cũng rút bị rút ngắn.
• Thời gian từ khi gieo đến khi quả vào chắc
Giai đoạn vào chắc là giai đoạn quyết định đến năng suất của cây vừng giai đoạn này yêu cầu dinh dưỡng rất cao, nếu thiếu dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng
đến năng suất.
Hiện nay việc đầu tư phân bón cho vừng còn rất hạn chế vì nông dân vẫn coi vừng là cây trồng phụ, cây ăn thêm, được chăng hay chớ nên thường trồng chay, tận dụng lượng phân bón tồn dư của các cây trồng vụ trước là chính. Tuy nhiên cũng có nơi dùng phân chuồng với mức 5 tấn/ha và một ít phân hóa học. Người ta đã tính rằng để đạt được mức năng suất từ 500 - 800 kg/ha vừng hạt thì ở loại đất cát ven biển cần bón lót cho vừng mỗi hecta từ 4 - 5 tấn phân chuồng mục và 60 kg P2O5 + 200 kg vôi bột. Đến khi vừng bắt đầu ra hoa thì bón thúc thêm 20 kg N + 50 kg K2O. Ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long cần bón cho vừng từ 40 - 60 kg N/ha khi vừng bắt đầu vào chắc vì lúc này cây vừng hút đến 70% lượng chất dinh dưỡng.
Điều kiện thích hợp cho giai đoạn này nhiệt độ từ 25 - 270C, độẩm trung bình 80%, lượng mưa 352mm thích hợp cho việc vào chắc.
Qua theo dõi thí nghiệm chúng tôi thấy CT1 có thời gian quả vào chắc sớm hơn những công thức còn lại, cụ thể là 48 ngày sau gieo thì quả bắt đầu vào chắc. Tiếp đến là hai công thức CT2 và CT4 có cùng ngày vào chắc là 50 ngày sau khi gieo thì quả bắt đầu vào chắc. Cuối cùng là CT3 là công thức vào chắc muộn nhất so với những công thức còn lại 51 ngày sau khi gieo hạt thì công thức 3 cũng bắt đầu vào chắc.
Trong giai đoạn này quá trình sinh trưởng sinh dưỡng gần như ngưng hẳn, các chất đồng hóa được vận chuyển tích lũy về quả. Khi quả phát triển
đạt tới mức tối đa, các khoang hạt đã kín, quả đã đủ mẩy, lượng nước trong hạt giảm dần từ 90% xuống 60 - 70% thì tích lũy vật chất khô gần như hoàn toàn. Độ ẩm trong quả giảm nhanh đột ngột, quả rắn dần và đạt dần đến độ
chín sinh lý. Đây là lúc trong quả có sự chuyển hóa mạnh mẽ , hàm lượng dầu trong quả ổn định. Vỏ hạt chuyển sang màu đặc trưng. Lá chuyển dần sang màu vàng úa và rụng dần.
Qua theo dõi thí nghiệm chúng tôi nhận thấy CT4 là công thức có thời gian quả chín sớm hơn so với các công thức còn lại sau 68 ngày gieo thì CT4 cho quả chín. Tiếp theo đó là CT1 cho quả chín sau 69 ngày gieo. 70 ngày sau khi gieo hạt CT3 cho quả chín. Công thức cuối cùng cho quả chín là CT2 cũng là công thức cho quả chín muộn nhất so với các công thức còn lại. Sau 71 ngày gieo CT2 cho quả chín.