Nền kinh tế của Việt Nam đang trong quá trình phát triển và hội nhập mạnh mẽ với nền kinh tế thế giới do đó nhu cầu về sự trung thực, đầy đủ và kịp thời của thông tin cũng như yêu cầu quản lý kiểm soát ngày càng cao.Trong bối cảnh đó kiểm toán ngày cáng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Các công ty kiểm toán độc lập được thành lập ngày càng nhiều như một yêu cầu tất yếu. Dịch vụ chính mà các công ty này cung cấp là kiểm toán báo cáo tài chính (BCTC), BCTC là các thông tin kinh tế được kế toán viên trình bày dưới dạng bảng biểu, cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp(DN) đáp ứng các cầu cho những người sử dụng chúng trong việc đưa ra các quyết định về kinh tế.Chính vì vậy, việc BCTC đã được kiểm toán sẽ tạo niềm tin cho các nhà đầu tư, các nhà quản trị DN, các cổ đông và các nhóm đối tượng quan tâm khác. Trên BCTC thì tài sản cố định (TSCĐ) chiếm một vị trí hết sức quan trọng. Có thể nói, TSCĐ là một trong những yếu tố quan trọng phản ánh năng lực sản xuất, và khả năng cạnh tranh của một DN. Do đó những thông tin liên quan đến tài sản cố định của DN luôn rất quan trọng với người sử dụng. Hơn nữa, đây thường là khoản mục có tỷ trọng cao trong BCTC, mỗi tài sản (TS) đều có giá trị lớn và tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, điều này sẽ làm ảnh hưởng trọng yếu là lan tỏa tới BCTC. Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật, tài sản cố định ngày cang trở lên hiện đại hơn, đa dạng hơn, và mang tính đặc thù hay tồn tại ở những dạng vô hình như phát minh, bằng sáng chế…nên việc kiểm toán đòi hỏi kiểm toán viên (KTV) phải có những kiến thức thực tế nhất định hoặc có sự tham gia của các chuyên gia bên ngoài. Trên cơ sở nhận thức được tầm quan trọng, cũng như những rủi ro khi kiểm toán khoản mục này, em đã lựa chọn đề tài “Vận dụng quy trình kiểm toán vào kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong Kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán VACO thực hiện” để làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.
Trang 1MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VACO 3
1.1 Đặc điểm Tài sản cố định có ảnh hưởng đến kiểm toán tài chính 3
1.1.1 Đặc điểm tổng quát về Tài sản cố định 3
1.1.2 Đặc điểm kế toán Tài sản cố định 6
1.1.2.1 Hệ thống chứng từ kế toán về TSCĐ 6
1.1.2.2 Hệ thống tài khoản kế toán về TSCĐ 6
1.1.2.3 Hệ thống sổ sách kế toán về TSCĐ 9
1.1.3 Kiểm soát nội bộ đối với Tài sản cố định của khách hàng 9
1.1.3.1 Về nguyên tắc quản lý tài sản cố định 9
1.1.3.2 Thực hiện quản lý tài sản cố định 10
1.2 Mục tiêu kiểm toán Tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán VACO thực hiện 11
1.2.1 Mục tiêu kiểm toán Tài sản cố định 11
1.2.2 Rủi ro thường gặp khi kiểm toán Tài sản cố định 14
1.3 Quy trình kiểm toán Tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán VACO thực hiện 19
1.3.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán tài sản cố định 20
1.3.1.1 Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát 20
1.3.1.2 Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết 28
1.3.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán 31
1.3.2.1 Thực hiện các thử nghiệp kiểm soát 31
1.3.2.2 Thực hiện các thủ tục phân tích 32
1.3.2.3 Thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết 33
1.3.3 Giai đoạn kết thúc kiểm toán 38
Trang 2CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẬN DỤNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN VÀO KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VACO THỰC HIỆN 41
2.1 Chuẩn bị kiểm toán 41
2.1.1 Tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của khách hàng 41
2.1.1.1 Với khách hàng NA 41
2.1.1.2 Với khách hàng NB 44
2.1.2 Tìm hiểu về hệ thống kiếm soát nội bộ, chính sách kế toán 45
2.1.2.1 Với khách hàng NA 45
2.1.2.2 Với khách hàng NB 47
2.1.3 Thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ và xác định mức độ trọng yếu 47
2.1.3.1 Với khách hàng NA 47
2.1.3.2 Với khách hàng NB 48
2.1.4 Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết 49
2.2 Thực hiện kiểm toán 50
2.2.1 Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết tại khách hàng NA 50
2.2.2 Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết tại khách hàng NB 59
2.3 Kết thúc kiểm toán 65
2.3.1 Đánh giá kết quả kiểm toán 65
2.3.1.1 Tại khách hàng NA 65
2.3.1.2 Tại khách hàng NB 66
2.3.2 Lập và công bố báo cáo kiểm toán 66
2.3.2.1 Tại khách hàng NA 66
2.3.2.2 Tại khách hàng NB 66
2.4 So sánh sự khác biệt về quy trình kiểm toán TSCĐ đối với khách hàng NA và khách hàng NB 67
CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VẬN DỤNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN VÀO KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VACO THỰC HIỆN 69 3.1 Nhận xét về thực trạng kiểm toán vận dụng quy trình kiểm toán vào kiểm toán Tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán
Trang 33.1.1 Những ưu điểm trong thực tế 69
3.1.2 Những tồn tại trong thực tế 71
3.1.2.1 Về sử dụng thủ tục phân tích 71
3.1.2.2 Về kiểm tra, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ 72
3.1.2.3 Về thực hiện thử nghiệm kiểm soát 72
3.1.2.4 Về đánh giá mức trọng yếu 73
3.2 Các giải pháp hoàn thiện vận dụng quy trình kiểm toán vào kiểm toán Tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán VACO thực hiện 73
3.2.1 Về sử dụng thủ tục phân tích 73
3.2.2 Về kiểm tra, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ 74
3.2.3 Về thực hiện thử nghiệm kiểm soát 76
3.2.4 Về đánh giá mức trọng yếu 78
KẾT LUẬN 80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
Trang 4DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AS/2 Phương pháp kiểm toán Audit System 2BBKK Biên bản kiểm kê
BCĐKT Bảng cân đối kế toánBCKT Báo cáo kiểm toánBCTC Báo cáo tài chính
TB Bảng cân đồi thử (Trial Balance)
TSCĐ Tài sản cố địnhTSCĐHH Tài sản cố định hữu hìnhTSCĐVH Tài sản cố định vô hìnhVACO Công ty TNHH Kiểm toán VACO
WP Giấy tờ làm việc (Working Paper)
Trang 5DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Trang 6LỜI NÓI ĐẦU
Nền kinh tế của Việt Nam đang trong quá trình phát triển và hội nhập mạnh mẽvới nền kinh tế thế giới do đó nhu cầu về sự trung thực, đầy đủ và kịp thời củathông tin cũng như yêu cầu quản lý kiểm soát ngày càng cao Trong bối cảnh đókiểm toán ngày cáng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân Các công
ty kiểm toán độc lập được thành lập ngày càng nhiều như một yêu cầu tất yếu Dịch
vụ chính mà các công ty này cung cấp là kiểm toán báo cáo tài chính (BCTC),BCTC là các thông tin kinh tế được kế toán viên trình bày dưới dạng bảng biểu,cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiềncủa doanh nghiệp (DN) đáp ứng các cầu cho những người sử dụng chúng trong việcđưa ra các quyết định về kinh tế Chính vì vậy, việc BCTC đã được kiểm toán sẽ tạoniềm tin cho các nhà đầu tư, các nhà quản trị DN, các cổ đông và các nhóm đốitượng quan tâm khác
Trên BCTC thì tài sản cố định (TSCĐ) chiếm một vị trí hết sức quan trọng Cóthể nói, TSCĐ là một trong những yếu tố quan trọng phản ánh năng lực sản xuất, vàkhả năng cạnh tranh của một DN Do đó những thông tin liên quan đến tài sản cốđịnh của DN luôn rất quan trọng với người sử dụng Hơn nữa, đây thường là khoảnmục có tỷ trọng cao trong BCTC, mỗi tài sản (TS) đều có giá trị lớn và tham gia vàonhiều chu kỳ kinh doanh, điều này sẽ làm ảnh hưởng trọng yếu là lan tỏa tới BCTC.Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật, tài sản cố định ngàycang trở lên hiện đại hơn, đa dạng hơn, và mang tính đặc thù hay tồn tại ở nhữngdạng vô hình như phát minh, bằng sáng chế…nên việc kiểm toán đòi hỏi kiểm toánviên (KTV) phải có những kiến thức thực tế nhất định hoặc có sự tham gia của cácchuyên gia bên ngoài Trên cơ sở nhận thức được tầm quan trọng, cũng như những
rủi ro khi kiểm toán khoản mục này, em đã lựa chọn đề tài “Vận dụng quy trình kiểm toán vào kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong Kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán VACO thực hiện” để làm chuyên đề thực tập
tốt nghiệp của mình
Trang 7Ngoài phần Mở đầu và Kết luận thì nội dung của chuyên đề bao gồm các phầnsau:
Chương 1: Đặc điểm kế toán tài sản cố định có ảnh hưởng đến kiểm toán tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán VACO.
Chương 2: Thực trạng vận dụng quy trình kiểm toán vào kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán VACO thực hiện tại khách hàng
Chương 3: Nhận xét và các giải pháp hoàn thiện vận dụng quy trình kiểm toán vào kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán VACO thực hiện
Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các anh, chị trong Công ty TNHHKiểm toán VACO đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập
tại công ty và TS Đinh Thế Hùng – giáo viên hướng dẫn trực tiếp đã giúp đỡ em
hoàn thành chuyên đề thực tập này Em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo củacác thầy cô và các anh, chị trong công ty để chuyên đề được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2015
Sinh viênPhan Văn Đồng
Trang 8CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VACO 1.1 Đặc điểm Tài sản cố định có ảnh hưởng đến kiểm toán tài chính
1.1.1 Đặc điểm tổng quát về Tài sản cố định
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác đòi hỏi DNphải huy động, phân phối và sử dụng một khối lượng TS nhất định TSCĐ trong các
DN là những TS có giá trị lớn và dự tính đem lại lợi ích kinh tế lâu dài cho DN.Theo Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013 (áp dụng từ 10/06/2013) banhành thay thế Thông tư số 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ trưởng BộTài chính (áp dụng cho thời gian trước 10/06/2013) thì TSCĐ là những TS hữu hình
có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận TS riêng lẻ liên kết vớinhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳmột bộ phận nào thì cả hệ thống không thể hoạt động được, nếu thoả mãn đồng thời
cả ba tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là TSCĐ:
a) Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng TS đó;b) Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên;
c) Nguyên giá TS phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên
Trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận TS riêng lẻ liên kết với nhau, trong
đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu một bộ phậnnào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chính của nó nhưng
do yêu cầu quản lý, sử dụng TSCĐ đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộ phận TS thìmỗi bộ phận TS đó nếu cùng thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của TSCĐ được coi
là một TSCĐ hữu hình (TSCĐHH) độc lập
Để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý và hạch toán TSCĐ thì việc phânloại TSCĐ phải được tiến hành theo nhiều tiêu thức khác nhau trong đó phổ biến
Trang 9nhất là phân loại theo tính chất và đặc trưng kĩ thuật của TS Theo đó TSCĐ đượcphân chia thành TSCĐHH, tài sản cố định vô hình (TSCĐVH) và TSCĐ thuê tàichính.
TSCĐHH: là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất thoả mãn các
tiêu chuẩn của TSCĐHH, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữnguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị,phương tiện vận tải
TSCĐVH: là những TS không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã
được đầu tư thoả mãn các tiêu chuẩn của TSCĐVH, tham gia vào nhiều chu kỳ kinhdoanh, như một số chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng; chi phí về quyền pháthành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả Các chi phí phát sinhtrong giai đoạn triển khai được ghi nhận là TSCĐ vô hình tạo ra từ nội bộ DN nếuthỏa mãn đồng thời bảy điều kiện sau:
1 Tính khả thi về mặt kỹ thuật đảm bảo cho việc hoàn thành và đưa tài sản
vô hình vào sử dụng theo dự tính hoặc để bán;
2 DN dự định hoàn thành tài sản vô hình để sử dụng hoặc để bán;
3 DN có khả năng sử dụng hoặc bán tài sản vô hình đó;
4 TS vô hình đó phải tạo ra được lợi ích kinh tế trong tương lai;
5 Có đầy đủ các nguồn lực về kỹ thuật, tài chính và các nguồn lực khác đểhoàn tất các giai đoạn triển khai, bán hoặc sử dụng TS vô hình đó;
6 Có khả năng xác định một cách chắc chắn toàn bộ chi phí trong giai đoạntriển khai để tạo ra TS vô hình đó;
7 Ước tính có đủ tiêu chuẩn về thời gian sử dụng và giá trị theo quy địnhcho TSCĐVH
TSCĐ thuê tài chính: là những TSCĐ mà DN thuê của công ty cho thuê tài chính.
Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua lại TS thuê hoặc tiếptục thuê theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê tài chính Tổng số
Trang 10tiền thuê một loại TS quy định tại hợp đồng thuê tài chính ít nhất phải tương đươngvới giá trị của TS đó tại thời điểm ký hợp đồng Mọi TSCĐ đi thuê nếu không thoảmãn các quy định nêu trên được coi là TSCĐ thuê hoạt động.
Ngoài cách phân loại như trên, có thể phân loại TSCĐ theo nhiều cách khác nữanhư: phân loại theo công dụng kinh tế của TS, phân loại theo tính chất sở hữu, phânloại theo nguồn hình thành TS
Trong các DN mà VACO kiểm toán thì tỷ trọng TSCĐ trong tổng TS có sựchênh lệch rất lớn tuỳ thuộc vào lĩnh vực hoạt động Có những DN hầu như không
có TSCĐ như công ty cổ phần Công nghệ thông tin Hanel hay công ty cổ phần TopStar Việt Nam… đó là nhưng DN thương mại và dịch vụ Còn đối với các DN sảnxuất thì tỷ trọng TSCĐ trong tổng TS có thể chiếm từ 50 - 60% tổng TS như công
ty cổ phần Gốm xây dựng Giếng Đáy Quảng Ninh, công ty cổ phần nhựa TườngAn…
1.1.2 Đặc điểm kế toán Tài sản cố định
Hạch toán TSCĐ căn cứ vào Chuẩn mực Kế toán quốc tế, Chuẩn mực kế toánViệt Nam, Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính,riêng đối với việc tính và trích lập khấu hao TSCĐ, đơn vị căn cứ vào khung thờigian sử dụng TSCĐ đã được quy định trong Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày25/04/2013
1.1.2.1 Hệ thống chứng từ kế toán về TSCĐ
Trong quá trình quản lý và hạch toán TSCĐ, kế toán sử dụng các chứng từ sau:Quyết định tăng (giảm) TSCĐ; Tờ trình mua sắm có phê duyệt của cấp có thẩmquyền; Đơn đặt hàng; Hợp đồng khung, hợp đồng mua bán; Hóa đơn; Bảng tổnghọp chi phí; Biên bản bàn giao hàng hóa; Biên bản nghiệm thu tạm thời, biên bảnnghiệm thu cuối cùng; Biên bản bàn giao TS hình thành do xây dựng cơ bản; Bảngtính và phân bổ khấu hao TSCĐ; Biên bản kiểm kê TSCĐ; Biên bản đánh giá lại
Trang 11TSCĐ; Biên bản thanh lý TSCĐ Tùy thuộc vào loại hình, quy mô của DN màmức độ đầy đủ và phức tạp của hệ thống chứng từ kế toán về TSCĐ được áp dụng
và sử dụng khác nhau
1.1.2.2 Hệ thống tài khoản kế toán về TSCĐ
Theo chế độ kế toán hiện hành, hệ thống tài khoản kế toán theo dõi TSCĐ baogồn các tài khoản sau:
Tài khoản 211 - TSCĐHH dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến
động tăng, giảm toàn bộ TSCĐHH của DN theo nguyên giá Tài khoản này có 6 tàikhoản cấp 2:
Tài khoản 2111 - Nhà cửa, vật kiến trúc: Phản ánh giá trị các công trìnhXDCB như nhà cửa, vật kiến trúc, hàng rào, bể, tháp nước, sân bãi, cáccông trình trang trí thiết kế cho nhà cửa, các công trình cơ sở hạ tầng nhưđường sá, cầu cống, đường sắt, cầu tàu, cầu cảng
Tài khoản 2112 - Máy móc thiết bị: Phản ánh giá trị các loại máy móc,thiết bị dùng trong sản xuất, kinh doanh của DN bao gồm những máy mócchuyên dùng, máy móc, thiết bị công tác, dây chuyền công nghệ và nhữngmáy móc đơn lẻ
Tài khoản 2113 - Phương tiện vận tải, truyền dẫn: Phản ánh giá trị các loạiphương tiện vận tải, gồm phương tiện vận tải đường bộ, sắt, thuỷ, sông,hàng không, đường ống và các thiết bị truyền dẫn (Thông tin, điện nước,băng chuyền tải vật tư, hàng hoá)
Tài khoản 2114 - Thiết bị, dụng cụ quản lý: Phản ánh giá trị các loại thiết
bị, dụng cụ sử dụng trong quản lý, kinh doanh, quản lý hành chính (Máy
vi tính, quạt trần, quạt bàn, bàn ghế, thiết bị, dụng cụ đo lường, kiểm trachất lượng hút ẩm, hút bụi, chống mối mọt )
Tài khoản 2115 - Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm: Phảnánh giá trị các loại TSCĐ là các loại cây lâu năm (Cà phê, chè, cao su,
Trang 12vườn cây ăn quả ) súc vật làm việc (Voi, bò, ngựa cày kéo ) và súc vậtnuôi để lấy sản phẩm (Bò sữa, súc vật sinh sản ).
Tài khoản 2118 - TSCĐ khác: Phản ánh giá trị các loại TSCĐ khác chưaphản ánh ở các tài khoản nêu trên (Như tác phẩm nghệ thuật, sách chuyênmôn kỹ thuật )
Tài khoản 212 – TSCĐ thuê tài chính dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình
hình biến động tăng, giảm của toàn bộ TSCĐ thuê tài chính của DN
Tài khoản 213 – TSCĐVH dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến
động tăng, giảm TSCĐVH của DN Tài khoản này có 7 tài khoản cấp 2:
Tài khoản 2131 - Quyền sử dụng đất: Phản ánh giá trị TSCĐVH là toàn bộcác chi phí thực tế đã chi ra có liên quan trực tiếp tới đất sử dụng, bao gồm:Tiền chi ra để có quyền sử dụng đất, chi phí cho đền bù, giải phóng mặtbằng, san lấp mặt bằng (trường hợp quyền sử dụng đất riêng biệt đối với giaiđoạn đầu tư nhà cửa, vật kiến trúc trên đất), lệ phí trước bạ (nếu có) Tàikhoản này không bao gồm các chi phí chi ra để xây dựng các công trình trênđất Trường hợp DN được Nhà nước giao đất mà không phải trả tiền hoặcphải trả tiền thuê đất hàng năm thì tiền thuê đất hàng năm được tính vào chiphí, không được ghi nhận quyền sử dụng đất đó là TSCĐVH vào Tài khoản2131
Tài khoản 2132 - Quyền phát hành: Phản ánh giá trị TSCĐVH là toàn bộ cácchi phí thực tế DN đã chi ra để có quyền phát hành
Tài khoản 2133- Bản quyền, bằng sáng chế: Phản ánh giá trị TSCĐVH là cácchi phí thực tế chi ra để có bản quyền tác giả, bằng sáng chế
Tài khoản 2134 - Nhãn hiệu hàng hoá: Phản ánh giá trị TSCĐVH là các chiphí thực tế liên quan trực tiếp tới việc mua nhãn hiệu hàng hoá
Tài khoản 2135 - Phần mềm máy vi tính: Phản ánh giá trị TSCĐVH là toàn
bộ các chi phí thực tế DN đã chi ra để có phần mềm máy vi tính
Trang 13 Tài khoản 2136 - Giấy phép và giấy phép nhượng quyền: Phản ánh giá trịTSCĐVH là các khoản chi ra để DN có được giấy phép hoặc giấy phépnhượng quyền thực hiện công việc đó, như: Giấy phép khai thác, giấy phépsản xuất loại sản phẩm mới,
Tài khoản 2138 - TSCĐVH khác: Phản ánh giá trị các loại TSCĐVH khácchưa quy định phản ánh ở các tài khoản trên
Tài khoản 214 - Hao mòn TSCĐ dùng để phản ánh tình hình tăng, giảm giá trị
hao mòn và giá trị hao mòn luỹ kế của các loại TSCĐ và bất động sản (BĐS) đầu tưtrong quá trình sử dụng do trích khấu hao TSCĐ, BĐS đầu tư và những khoản tăng,giảm hao mòn khác của TSCĐ, BĐS đầu tư Tài khoản này có 4 tài khoản cấp 2:
Tài khoản 2141 - Hao mòn TSCĐHH: Phản ánh giá trị hao mòn củaTSCĐHH trong quá trình sử dụng do trích khấu hao TSCĐ và nhữngkhoản tăng, giảm hao mòn khác của TSCĐHH
Tài khoản 2142 - Hao mòn TSCĐ thuê tài chính: Phản ánh giá trị hao mòncủa TSCĐ thuê tài chính trong quá trình sử dụng do trích khấu hao TSCĐthuê tài chính và những khoản tăng, giảm hao mòn khác của TSCĐ thuêtài chính
Tài khoản 2143 - Hao mòn TSCĐVH: Phản ánh giá trị hao mòn củaTSCĐVH trong quá trình sử dụng do trích khấu hao TSCĐVH và nhữngkhoản làm tăng, giảm hao mòn khác của TSCĐVH
Tài khoản 2147 – Hao mòn BĐS đầu tư: Tài khoản này phản ánh giá trịhao mòn BĐS đầu tư trong quá trình nắm giữ chờ tăng giá, cho thuê hoạtđộng các BĐS đầu tư của DN
1.1.2.3 Hệ thống sổ sách kế toán về TSCĐ
Các sổ sách được sử dụng cho mục đích kế toán TSCĐ bao gồm: sổ (thẻ) TSCĐ,
sổ đăng ký TSCĐ, sổ theo dõi TSCĐ tại nơi sử dụng, các sổ chi tiết, sổ tổng họpkhác
Trang 141.1.3 Kiểm soát nội bộ đối với Tài sản cố định của khách hàng
TSCĐ là những TS có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài vì thế cần phải cóchế độ bảo quản và quản lý riêng để sử dụng có hiệu quả đồng thời có kế hoạch đổimới khi TS hết giá trị sử dụng
1.1.3.1 Về nguyên tắc quản lý tài sản cố định
Theo điều 5 Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25 tháng 4 năm 2013 về hướngdẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ, có bốn nguyên tắc quản lýbao gồm:
1 Mọi TSCĐ trong DN phải có bộ hồ sơ riêng (gồm biên bản giao nhận TSCĐ,hợp đồng, hoá đơn mua TSCĐ và các chứng từ, giấy tờ khác có liên quan) MỗiTSCĐ phải được phân loại, đánh số và có thẻ riêng, được theo dõi chi tiết theo từngđối tượng ghi TSCĐ và được phản ánh trong sổ theo dõi TSCĐ
2 Mỗi TSCĐ phải được quản lý theo nguyên giá, số hao mòn luỹ kế và giá trịcòn lại trên sổ sách kế toán:
Giá trị còn lại trên sổ
kế toán của TSCĐ = Nguyên giá của TSCĐ
-Số hao mòn luỹ kế của
TSCĐ
3 Đối với những TSCĐ không cần dùng, chờ thanh lý nhưng chưa hết khấu hao,
DN phải thực hiện quản lý, theo dõi, bảo quản theo quy định hiện hành và tríchkhấu hao theo quy định tại Thông tư này
4 DN phải thực hiện việc quản lý đối với những TSCĐ đã khấu hao hết nhưngvẫn tham gia vào hoạt động kinh doanh như những TSCĐ thông thường
1.1.3.2 Thực hiện quản lý tài sản cố định
TSCĐ là những TS có giá trị lớn và là một trong những yếu tố quan trọng tạo khảnăng tăng trưởng bền vững, tăng năng suất lao động cho đơn vị Chính vì vậy đơn
vị cần phải quản lý tốt TSCĐ về cả hiện vật và giá trị
Trang 15Quản lý về mặt hiện vật: bao gồm quản lý về số lượng và chất lượng Về số
lượng, Đơn vị cần phải đảm bảo cung cấp đủ công suất để có thể đáp ứng kịp thờitrong quá trình sản xuất kinh doanh Về chất lượng, cần phải kiểm tra TSCĐ thườngxuyên, nếu có sự hỏng hóc cần phải sửa chữa kịp thời; đồng thời cần phải bảo quảncẩn thận, sử dụng TSCĐ một cách hợp lý để có thể kéo tài tuổi thọ của TSCĐ(nhằm giảm chi phí cho DN) Định kỳ vào cuối mỗi năm tài chính, DN phải tiếnhành kiểm kê TSCĐ Mọi trường hợp phát hiện chênh lệch TSCĐ đều phải lập biênbản, tìm nguyên nhân và có biện pháp xử lý
Quản lý về mặt giá trị: xác định đúng nguyên giá và giá trị còn lại của TSCĐ.
Đơn vị cần xác định chính xác nguyên giá của TSCĐ dựa vào nguồn gốc của nó,theo dõi chặt sự tăng, giảm giá trị TSCĐ Đồng thời, DN cần có cách tính chi phíkhấu hao phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của đơn vị
Để quản lý tốt TSCĐ, mỗi đơn vị đều xây dựng các quy định, các nguyên tắc vàthủ tục bảo quản TSCĐ Mọi bộ phận trong đơn vị phải tôn trọng và thực hiệnnghiêm túc các quy định đó Các định hướng cơ bản cho các quy định đó bao gồm:
Tách biệt giữa công tác bảo quản, trông coi với công việc ghi chép cácnghiệp vụ Theo đó, người quản lý TSCĐ không được đồng thời là kế toánTSCĐ Nếu không tách rời hai loại nghiệp vụ này sẽ dễ dàng xảy ra cácsai phạm hay khả năng kiểm soát bị hạn chế
DN cần quy định rõ thẩm quyền của từng cấp quản lý đối với việc phêchuẩn các nghiệp vụ kinh tế liên quan tới TSCĐ như mua mới, điềuchuyển, thanh lý hay nhượng bán TSCĐ Do TSCĐ có giá trị lớn nênnguyên tắc này cần được đặc biệt coi trọng
DN cần cách ly quyền phê chuẩn với việc bảo quản TSCĐ, tránh tìnhtrạng người bảo quản sử dụng TSCĐ cũng chính là người quyết định việcmua bán, thuyên chuyển TS, dễ dẫn tới thất thoát TS do lạm dụng quyềnhành tự do mua bán, thuyên chuyển hoặc thanh lý TSCĐ
Trang 16 DN cần xây dựng hệ thống bảo quản TSCĐ như kho bãi, hàng rào bảo vệ;phân định trách nhiệm bảo vệ TSCĐ, quy định thủ tục chặt chẽ về việcđưa TSCĐ ra khỏi đơn vị.
Do TSCĐ có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài nên việc quản lý TSCĐ đòihỏi phải chặt chẽ ngay từ khâu mua sắm, chuyển giao đến thanh lý TSCĐ Trong kỳ
kế toán thực hiện chặt chẽ quy trình luân chuyển chứng từ TSCĐ sẽ tạo điều kiệnthuận lợi cho việc quản lý, kiểm tra, kiểm soát TSCĐ Quy trình chung về tổ chứcchứng từ TSCĐ ở các DN được khái quát chung trong sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.2: Trình tự lập và luân chuyển chứng từ tài sản cố định
Doanh nghiệp cần xây dựng quy chế quản lý TSCĐ như:
• Đối với biến động tăng TSCĐ: TSCĐ mua sắm, cần có yêu cầu mua của bộ
phận sử dụng, có quyết định và phê chuẩn của cấp có thẩm quyền (thường làgiám đốc) Mỗi TSCĐ cần có bộ hồ sơ đầy đủ bao gồm: hợp đồng, bảng báo giá,
Hội đồnggiao nhận
Chủ sởhữu, bangiám đốc
Kế toánTSCĐ
Bảoquảnlưutrữ
Nghiệp
vụ
TSCĐ
Giaonhận,lậpcác biênbản liênquan
Lập hoặc hủythẻ TSCĐ, lậpbảng tính phân
bổ khấu hao,ghi sổ kế toán
Quyết địnhtăng giảmTSCĐ
Trang 17quyết định mua, biên bản bàn giao, HĐGTGT, phiếu chi/chứng từ ngân hàng liênquan)
• Đối với biến động giảm TSCĐ: Khi TSCĐ cần được thanh lý, nhượng bán thì
cần có tờ trình lên BGĐ phê duyệt Bộ chứng từ đầy đủ như: Quyết định thanh lýTSCĐ, Biên bản thanh lý TSCĐ, Biên bản bàn giao cho bên mua
1.2 Mục tiêu kiểm toán Tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính
do Công ty TNHH Kiểm toán VACO thực hiện
1.2.1 Mục tiêu kiểm toán Tài sản cố định
Kiểm toán TSCĐ cũng nhằm hướng tới mục tiêu chung của kiểm toán tài chínhđược xác định trong chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200 - Mục tiêu và nguyêntắc cơ bản chi phối kiểm toán BCTC: “Mục tiêu tổng thể của kiểm toán viên vàdoanh nghiệp kiểm toán khi thực hiện một cuộc kiểm toán báo cáo tài chính là:
Đạt được sự đảm bảo hợp lý rằng liệu báo cáo tài chính, xét trênphương diện tổng thể, có còn sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn haykhông, từ đó giúp KTV đưa ra ý kiến về việc liệu báo cáo tài chính có đượclập phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được ápdụng, trên các khía cạnh trọng yếu hay không
Lập báo cáo kiểm toán (BCKT) về báo cáo tài chính và trao đổi thôngtin theo quy định của chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, phù hợp với các pháthiện của KTV.”
Theo đó, mục tiêu kiểm toán TSCĐ bao gồm các mục tiêu sau đây:
Bảng 1.1: Mục tiêu kiểm toán tài sản cố định
Mục tiêu kiểm
1 Tính hiện - Tât cả TSCĐ được trình bày trên Bảng cân đối kế toán (bao gồm
Trang 18cả TS thuê tài chính) tồn tại thực sự trong thực tế tại ngày kết thúcnăm tài chính
- Các nghiệp vụ tăng, giảm và khấu hao TSCĐ trong kỳ đều thực
sự phát sinh và có căn cứ ghi sổ hợp lý
2 Tính trọn
vẹn
- Tất cả TSCĐ do đơn vị sử hữu (hoặc đơn vị đi thuê tài chính) tạithời điểm kết thúc năm tài chính phải được ghi nhận trên Bảng cân đối kế toán
- Các nghiệp vụ mua sắm, xây dựng, thanh lý, nhượng bán TSCĐ.phát sinh trong kỳ đều được ghi sổ
- Khấu hao TSCĐ phát sinh trong kỳ được tính toán, ghi sổ đầy đủ
- Thu nhập và chi phí phát sinh từ hoạt động thanh lý, nhượng bánTSCĐ được phán ánh đủ trên sổ sách kế toán
3 Quyền và
nghĩa vụ
- Đơn vị có quyền sở hữu hoặc sử dụng đối với tất cả TSCĐ (bao gồm cả TSCĐ đi thuê dưới hình thức thuê tài chính) được thể hiệntrên Bảng cân đối kế toán tại ngày kết thúc năm tài chính
- Tất cả TSCĐ nhận giữ hộ, không thuộc sở hữu của DN hay đem
đi ký quỹ, ký cược hoặc bị phong tỏa phải được theo dõi riêng
Trang 19- Khấu hao TSCĐ được tính toán đúng, phương pháp tính phù hợp với đặc điểm kinh doanh của đơn vị và áp dụng một cách nhất quán giữa các kỳ.
- Phân bổ khấu hao TSCĐ vào các khoản mục chi phí hợp lý và phù hợp với quy định hiện hành
5 Phân loại và
trình bày
- TSCĐ và các nghiệp vụ liên quan đên TSCĐ phải được phân loại, diễn giải đúng theo các qui định về báo cáo tài chính hiện hành và được trình bày trên báo cáo tài chính và thuyết minh báo cáo tài chính
6 Chính xác cơ
học
- Đảm bảo sự đúng đăn trong các con số cộng dồn (cộng số phát sinh), chuyển sổ, các chi tiết trong số dư của TSCĐ trên sổ cái phải trùng khớp với các số liệu trên các sổ chi tiết TSCĐ; các số chuyển sổ, sang trang phải thống nhất với nhau
Trong đó, đối với kiểm toán TSCĐ thì mục tiêu hiện hữu và quyền và nghĩa vụ quan trọng nhất, đối với kiểm toán khấu hao thì mục tiêu tính giá lại được ưu tiên hàng đầu
1.2.2 Rủi ro thường gặp khi kiểm toán Tài sản cố định
Khi kiểm toán khoản mục TSCĐ, KTV cần có các hiểu biết về rủi ro kiểm toángắn với các gian lận và sai sót trong nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ Các rủi rothường gặp gắn với từng khoản mục và mục tiêu kiểm toán bị ảnh hưởng được thểhiện trong bảng sau:
Bảng 1.2: Rủi ro thường gặp khi kiểm toán tài sản cố định và mục tiêu kiểm toán
hướng tới
kiểm toán
Trang 20Với khoản mục TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình
Quản lý TSCĐ chưa chặt chẽ: hồ sơ TSCĐ chưa đầy đủ, TSCĐ vẫn
chưa chuyển quyền sở hữu cho đơn vị nhưng đã ghi nhận trên bảng
cân đối kế toán (BCĐKT), không có sổ, thẻ chi tiết cho từng TSCĐ
Tất cả mụctiêu
Không tiến hành kiểm kê TSCĐ cuối kỳ, biên bản kiểm kê (BBKK)
không phân loại TSCĐ không sử dụng, chờ thanh lý, đã hết khấu
hao Số chênh lệch trên sổ sách với BBKK chưa được xử lý
Tất cả mụctiêu
TSCĐ đưa vào hoạt động thiếu biên bản bàn giao, biên bản giao
nhận
Hiệu lực
Hạch toán tăng TSCĐ khi chưa có đủ hóa đơn và các chứng từ hợp
lệ khác: quyết toán công trình, biên bản nghiệm thu, biên bản bàn
giao đưa vào sử dụng…
Hiệu lực,tính giá
Không theo dõi sổ, thẻ chi tiết nguồn vốn hình thành TSCĐ Không
theo dõi riêng các TSCĐ đem cầm cố, thế chấp
Quyền vànghĩa vụPhân loại TSCĐ vô hình sai: giá trị quyền sử dụng đất, chi phí đền
bù và giải phóng mặt bằng…; ghi nhận nguyên giá TSCĐ vô hình
những nội dung không đúng quy định như chi phí thành lập DN, chi
phí trong giai đoạn nghiên cứu…
Phân loại vàtrình bày,tính giá
Chênh lệch nguyên giá, khấu hao lũy kế giữa bảng cân đối số phát
sinh, sổ cái và sổ chi tiết
Chính xác
cơ họcPhân loại sai giữa TSCĐ và công cụ dụng cụ (CCDC) hay TSCĐ
hữu hình và vô hình
Phân loại vàtrình bàyChưa lập phiếu thanh toán khối lượng xây dựng cơ bản tự làm hoàn
thành
Tính giá
Nâng cấp TSCĐ hoàn thành nhưng chưa ghi tăng nguyên giá TSCĐ,
chưa xác định lại thời gian sử dung hữu ích và điều chỉnh khấu hao
phải trích trong kỳ
Đầy đủ, tínhgiá
Hạch toán nguyên giá TSCĐ những nội dung không đúng theo chế
độ quy định như: ghi vào nguyên giá các chi phí phát sinh khi TSCĐ
Tính giá
Trang 21đã đưa vào sử dụng như chi phí lãi vay không được vốn hóa, chi phí
sửa chữa lớn không mang tính nâng cấp hoặc ghi tăng nguyên giá
không đúng với biên bản bàn giao, nghiệm thu…
Chưa đăng ký phương pháp trích khấu hao với cơ quan thuế địa
phương; áp dụng phương pháp tính khấu hao không phù hợp, không
nhất quán hay thời gian trích khấu hao không hợp lý, mức khấu hao
không đúng quy định
Tính giá
TSCĐ đã hết thời gian sử dụng mà chưa hết khấu hao, số chưa trích
hết không được hạch toán vào chi phí trong kỳ
Tính giá,đầy đủTrích khấu hao đối với TSCĐ đã hết khấu hao những vẫn còn tiếp
tục sử dụng
Tính giá,Hiệu lựcTrích khấu hao vào chi phí những TSCĐ không sử dụng cho mục
đích sản xuất kinh doanh
Hiệu lực
Chưa thực hiện đầy đủ thủ tục thanh lý: thành lập hội đồng thanh lý
TSCĐ, quyết định thanh lý, không có biên bản thanh lý hoặc biên
bản không có chữ ký của người có thẩm quyền
Hiệu lực
Hạch toán giảm TSCĐ khi thực tế chưa thanh lý, tháo dỡ hay chưa
có quyết định của hội đồng quản trị, ban giám đốc (BGĐ)…
Hiệu lực
Không hạch toán đầy đủ, kịp thời thu nhập từ hoạt động thanh lý Đầy đủTSCĐ không còn sử dụng chưa được thanh lý, TSCĐ không còn sử
dụng chờ thanh lý chưa được xuất ra khỏi sổ sách theo biên bản xác
định giá trị, không được theo dõi ngoại bảng, vẫn tính và trích khấu
hao
Phân loại vàtrình bày
Chưa chuyển TSCĐ hữu hình có nguyên giá nhỏ hơn 30 triệu đồng
thành CCDC theo Thông tư 45/2013
Phân loại vàtrình bàyTSCĐ nhận bàn giao, góp vốn không tiến hành đánh giá lại giá trị Tính giáHạch toán TSCĐ thuê tài chính trên TK 211, 213 Phân loại và
trình bàyTSCĐ nhận điều chuyển theo quyết định cấp trên chỉ ghi tăng Tính giá,
Trang 22nguyên giá mà không ghi nhận giá trị đã khấu hao đầy đủĐiều chuyển TSCĐ nội bộ, giá trị trên Quyết định điều chuyển và sổ
sách kế toán không khớp nhau
Chính xác
cơ họcMột số TSCĐ có thời gian sử dụng còn lại khác nhau được gộp
chung lại thành một TS hay một nhóm TS
Phân loại vàtrình bày
TSCĐ thuê tài chính
Không mở sổ theo dõi TSCĐ thuê tài chính Phân loại và
trình bày
Phân loại nhầm TSCĐ thuê tài chính và TSCĐ thuê hoạt động Phân loại và
trình bàyNguyên giá TSCĐ thuê tài chính, hạch toán khấu hao TSCĐ thuê tài
chính không đúng theo hợp đồng thuê
Tính giá
Không theo dõi hoặc phân bổ tiền lãi thuê vào chi phí các kỳ không
theo tiêu thức hợp ký Hạch toán lãi vay TSCĐ thuê tài chính vào
nguyên giá TSCĐ thuê tài chính
Tính giá
TSCĐ đem đi góp vốn liên doanh
Góp vốn không theo hợp đồng liên doanh Hiệu lực
hoặc đầy đủGóp vốn liên doanh bằng TS nhưng không có biên bản giao nhận
TS, đánh giá lại TS
Hiệu lực,tính giá
TSCĐ đầu tư từ xâu dựng cơ bản (XDCB) hoàn thành
Chi phí XDCB dở dang cuối kỳ xác định chưa phù hợp, không có cơ
Hồ sơ, chứng từ đầu tư, thanh toán tiền chưa chặt chẽ: mua thiết bị Hiệu lực
Trang 23không có hóa đơn, chi trả tiền cho các đối tác nước ngoài không qua
mà ghi vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ
Phân loại vàtrình bàyPhân bổ chi phí sản xuất chung, chi phí khấu hao TSCĐ vào giá trị
công trình chưa hợp lý, không có tiêu thức phân bổ thích hợp
Tính giá
Công trình hoàn thành, bàn giao đã đưa vào sử dụng nhưng chưa
hạch toán tăng TSCĐ, chưa trích khấu hao
Đầy đủ
Hạch toán vào chi phí XDCB dở dang những chi phí không có đầy
đủ hóa đơn, chứng từ hoặc tập hợp thiếu
Hiệu lực
Sửa chữa lớn không có kế hoạch, không có dự trù kinh phí Sửa
chữa khi không có phiếu báo hỏng, khi hoàn thành không có quyết
toán kinh phí sửa chữa, biên bản nghiệm thu bàn giao hoàn thành
Hiệu lực
1.3 Quy trình kiểm toán Tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính
do Công ty TNHH Kiểm toán VACO thực hiện
Công ty TNHH Kiểm toán VACO (VACO) phân chia đối tượng kiểm toán thànhphần hành kiểm toán theo khoản mục trong chương trình kiểm toán (Audit System 2
- AS/2) Theo đó, đối tượng kiểm toán được chia thành từng nhóm khoản mục hoặcnhóm các khoản mục trong các BCTC vào một phần hành Tuy nhiên trong quátrình thực hiện kiểm tra, KTV cũng chú ý quan tâm đến mối liên hệ chặt chẽ giữacác khoản mục, các quá trình cấu thành các yếu tố trong một chu trình để kiểm soátđược các rủi ro kiểm toán
Trang 24Đối với TSCĐ, các giấy tờ làm việc chủ yếu được sử dụng theo phương phápAS/2 tại VACO bao gồm:
- Leadsheet: Phản ánh số dư đầu kỳ và cuối kỳ các tài khoản - 5610
- Các giấy tờ làm việc cho sử dụng các thử nghiệm cơ bản - 564X
- Ngoài ra còn có các giấy tờ trong giai đoạn lập kế hoạch, thực hiện thử nghiệmkiểm soát, kết thúc kiểm toán
Kiểm toán khoản mục TSCĐ cũng theo trình tự chung của cuộc kiểm toán báocáo tài chính gồm ba giai đoạn: Lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán và kếtthúc kiểm toán Tuy nhiên, tùy phạm vi kiểm toán và đặc điểm cụ thể của kháchhàng mà trình tự kiểm toán cũng được thay đổi cho phù hợp để đảm bảo mục tiêukiểm toán Cụ thể, quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ do VACO thực hiện đượctiến hành theo trình tự sau đây:
1.3.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán tài sản cố định
1.3.1.1 Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát
a Tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của khách hàng
Trong giai đoạn lập kế hoạch để giúp KTV xác định và đánh giá những rủi ro cósai sót trọng yếu vì vậy đây là một giai đoạn vô cùng quan trọng Giai đoạn nàycung cấp cơ sở cho việc thiết kế và thi hành các thử nghiệm kiểm toán phù hợp chonhững rủi ro đã được xác định
Khi thực hiện việc công việc này, VACO sử dụng giấy tờ làm việc số 1410
(WP1410) Trong đó, bao gồm các thông tin cần tìm hiểu sau:
Đánh giá các yêu tố bên trong:
Trang 25 Thông tin chung (giấy phép, ngành nghề…): Đối với khoản mục TSCĐ thì
đặc điểm khách hàng và môi trường kinh doanh của nó tác động đa dạng đếncông việc kiểm toán Khi KTV hiểu rõ về loại hình kinh doanh, lĩnh vực hoạtđộng thì sẽ có những hiểu biết, hình dung ban đầu về chủng loại, quy mô, tínhchất của TSCĐ trong DN Ví dụ như, DN dịch vụ thường có tỉ trọng TSCĐ thấp,đặc biệt có những đơn vị không có TSCĐ do đó rủi to đối với khoản mục nàythường nhỏ; DN kỹ thuật thường có tỉ trọng TSCĐ cao do đó rủi ro đối với khoảnmục này rất lớn do đó cần tập trung hơn trong việc kiểm toán khoản mục này;khách hàng là DN trong lĩnh vực công nghệ cao thì TSCĐ rất khó xác định giá trị
và thời gian hữu ích vì tính đặc thù của chúng do đó cần cân nhắc sử dụng ý kiếnchuyên gia
Mục đích, chiến lược hoạt động, rủi ro kinh doanh: Mỗi DN được thành lập
đều đạt ra những mục tiêu, tầm nhìn nhất định Để đạt được điều đó họ cần cóchiến lược kinh doanh cụ thể Chiến lực kinh doanh sẽ ảnh hưởng mạnh đến cấutrúc TS của DN Đối với khoản mục TSCĐ, nếu DN mở rộng kinh doanh thì họ
có thể đẩy mạnh đầu tư xây dựng nhà xưởng hoặc mua sắm mới điều này khiếncác nghiệp vụ liên quan TSCĐ phát sinh nhiều hơn Hoặc có những DN nhà nước
mà VACO kiểm toán, do sức ép phải có lãi từ công ty mẹ thì KTV đánh giá việctrích khấu hao TSCĐ có thể không đầy đủ nhằm giảm chi phí, tăng lợi nhuận…
Cấu trúc quản lý và sở hữu, các bên liên quan: Từ việc tìm hiểu về cấu trúc
và mô hình tổ chức của khách hàng cho phép KTV hiểu được cách thức quản lý
DN từ đó biết được mối liên hệ giữa các phòng ban của khách hàng Khi kiểmtoán TSCĐ, nếu DN có nhiều giao dịch TSCĐ với các bên liên quan thì có thểgiá trị TSCĐ được xác định không hợp lý (đặc biệt là các DN có vốn đầu tư trựctiếp nước ngoài)…
KTV có thể cần thu thập thêm các thông tin liên quan như các thông tin về tìnhhình tài chính, sự kiện quan trọng và giao dịch không thường xuyên thông qua traođổi với KTV năm trước, các phương tiện thông tin, hoặc trực tiếp tham quan DN và
Trang 26gặp gỡ trao đổi với BGĐ… Đối với khoản mục TSCĐ, KTV sẽ cần xác định nhữngvấn đề còn tồn tại từ năm trước, có kế hoạch tham gia kiểm kê với khách hàng nếu
có thể thực hiện được…
Đánh giá môi trường máy tính
Cùng với sự phát triển của công nghệ làm cho xu hướng sử dụng công nghệthông tin trong các DN ngày càng rộng rãi, do đó VACO đã tiến hành đánh giá môitrường máy tính của khách hàng
Đánh giá môi trường máy tính của khách hàng trên 3 cấp độ vượt trội, quantrọng, thứ yếu trên 3 tiêu chí:
1 Mức độ sử dụng trong DN
2 Độ phức tạp của môi trường máy tính
3 Tầm quan trọng đối với hoạt động của DN
Đối với khoản mục hoặc chu trình mà có phát sinh nhiều nghiệp vụ và phức tạpthì môi trường máy tính có tác động rất lớn Chính vì vậy KTV cần kiểm soát điềunày Đối với TSCĐ, KTV cần xem xét phần mềm sử dụng, quyền ghi chép và truycập dữ liệu về TSCĐ, cách thức xử lý thông tin và tính bảo mật…
Đánh giá các yếu tố bên ngoài bao gồm:
Những vấn đề trong ngành và xu hướng phát triển: môi trường cạnhtranh, nhà cung cấp, mối liên hệ khách hàng, sự phát triển công nghệ sảnphẩm liên quan đến sản phẩm dịch vụ DN cung cấp
Môi trường kinh doanh DN hoạt động
Môi trường luật lệ: Các bộ luật, chính sách và quy định hiện hành liênquan đến hoạt động của DN như Chính sách kế toán, khung pháp lý liênquan như các hoạt động giám sát của các cơ quan chức năng, chính sáchthuế, kiểm soát tỷ giá hối đoái, giới hạn về thương mại
Trang 27 Những nhân tố bên ngoài khác như điều kiện kinh tế nói chung, sựbiến động của lãi suất, lạm phát
Môi trường bên ngoài có quan hệ mật thiết với môi trường bên trong của DN và
có tác động đến hoạt động kinh doanh, chiến lược của DN Ví dụ khi lợi nhuận hấpdẫn thì họ có thể mở rộng đầu tư TSCĐ Hoặc khi một mảng kinh doanh của họ cósức ép từ cạnh tranh lớn hoặc có xu hướng bão hòa hay giảm mạnh thì DN có thểcắt giảm bộ phận đó Họ có thể bán bớt TS hoặc nhượng bán các công trình xâydựng dở dang Đối với các yếu tố pháp luật, chính sách: mỗi thay đổi có thể ảnhhưởng đến công việc kiểm toán Ví dụ trong năm 2013, Bộ Tài Chính ban hànhThông tư 45 về “Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ” thìTSCĐ phải có giá trị lớn hơn 30 triệu Vậy nên khi kiểm toán TSCĐ, mọi TSCĐcủa DN cần phải đảm bảo tiêu chí này, những TSCĐ không đủ tiêu chuẩn phải đượcchuyển sang CCDC
b Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ
Phần này cũng được thể hiện trong giấy tờ làm việc số 1410, các yếu tố mà KTVxem xét bao gồm: hệ thống kiểm soát nội bộ (HTKSNB) của đơn vị, đánh giá rủi rokiểm soát, tìm hiểu hệ thống thông tin và giám sát từ đó đưa ra các nhược điểm,thiếu sót trong HTKSNB và cuối cùng là kết luận về tính hiệu lực của HTKSNBtrong đơn vị (có lợi với kiểm soát nội bộ (KSNB) không, có giúp ngăn ngừa rủi roliên quan tới BCTC không…)
Đối với kiểm toán TSCĐ, KTV sẽ xem xét HTKSNB trên những yếu tố sau:
Môi trường kiểm soát: Nếu môi trường kiểm soát tốt thì KTV có thể
nhận thức được công tác quản lý TSCĐ của khách hàng là đáng tin cậy Môitrường kiểm soát bao gồm chức năng quản trị, quản lý và thái độ, nhận thức,hành động của những người chịu trách nhiệm quản trị và quản lý đối vớiKSNB và tầm quan trọng của nó với đơn vị KTV cần xem xét điều này thôngqua việc nhà quản lý có tạo, duy trì văn hóa trung thực và ứng xử đạo đức hay
Trang 28không Phong cách lãnh đạo, triết lý quản lý của nhà quản lý…
Hoạt động đánh giá rủi ro: Hoạt động đánh giá rủi ro của đơn vị
nhằm thiết lập và duy trì quy trình hiệu quả trong việc xác định và phân tích,đánh giá rủi ro trong chuẩn bị BCTC Quy trình đánh giá rủi ro của đơn vịthực hiện bao gồm 4 bước: Xác định rủi ro kinh doanh liên quan với mục đíchlập BCTC của đơn vị; Ước tính mức độ rủi ro; Đánh giá khả năng xảy ra;Quyết định hành động xử lý rủi ro KTV phải phỏng vấn khách hàng để thuthập những hiểu biết này
Hệ thống thông tin của đơn vị: Công việc tìm hiểu hệ thống thông tin
của đơn vị được trình bày riêng tại phần tìm hiểu hệ thống kế toán Đây là yếu
tố kiểm soát quan trọng vì KTV có thể dễ dàng đánh giá tác động tới BCTCcũng như các khoản mục kiểm toán
Hoạt động kiểm soát: Hoạt động kiểm soát bao gồm các chính sách,
thủ tục được thiết kế để ngăn chặn, phát hiện, sửa lỗi liên quan đến sự phêchuẩn, phân công phân nhiệm, kiểm soát vật chất, xử lý thông tin Đối vớikhoản mục TSCĐ có thể tìm hiểu qua quy trình mua sắm và thanh lý có phêduyệt không, mỗi TSCĐ có mã số và có sổ đăng ký TSCĐ hay không, có xácđịnh quyền truy cập hạn chế tới sổ sách và TSCĐ, có các hoạt động kiểm soátvật chất với TSCĐ không (như kiểm kê định kỳ…), có thực hiện thao tác đốichiếu thường kỳ giữa sổ sách và TSCĐ thực tế kiểm kê …
Giám sát kiểm soát: DN có thực hiện việc đánh giá về thiết kế, hoạt
động của KSNB và có những biện pháp cải thiện hay không? Đơn vị có bộphận kiểm toán nội bộ không…
Sau khi tìm hiểu 5 yếu tố của HTKSNB ở trên, KTV đã có những đánh giá về rủi
ro kiểm soát và các khoản mục tiềm ẩn rủi ro cao từ đó quyết định xem xét có nênthực hiện thử nghiệm kiểm soát hay không nhằm tối ưu hoá chi phí và rủi ro Thôngthường các khách hàng của VACO sau khi tìm hiểu HTKSNB thì rủi ro kiểm soátthường đánh giá ở mức cao, tức mức bảo đảm kiểm soát không đạt được (= 0)
Tìm hiểu về hệ thống kế toán: Bước này được thực hiện bởi cấp trưởng nhóm trở
Trang 29lên Khi đó KTV sẽ tìm hiểu tổ chức bộ máy kế toán (ai là kế toán trưởng, số lượng
kế toán và có phân công các phần hành kế toán như thế nào), đánh giá khái quát vềcác quy trình kế toán, về các phương pháp và chính sách kế toán, về hệ thống chứng
từ sổ sách và cách thức tổng hợp và lập BCTC, việc sử dụng máy tính trong hạchtoán kế toán và những thủ tục kiểm soát liên quan đến đảm bảo độ tin cậy của thôngtin kế toán – tài chính…
Khi kiểm toán phần hành TSCĐ, việc tìm hiểu về hệ thống kế toán tập trung vào
tìm hiểu về dòng chảy giao dịch TSCĐ (WP 1533: Understand the Significant Flow
of Transactions – Fixed Assets) Trong đó, KTV thường cần tìm hiểu các hoạt động
kinh doanh hoặc các quy trình phụ được thực hiện như thế nào, bản chất và quy mô
sử dụng trao đổi nội bộ dữ liệu điện tử (EDI) Các quy trình phụ với TSCĐ baogồm:
c Thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ và xác định mức độ trọng yếu
Thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ (WP 1610): Sau khi thu thập được những
thông tin cơ sở về hoạt động kinh doanh và chính sách kế toán áp dụng và hệ thốngkiểm soát với TSCĐ, KTV cần tiến hành thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ vớinguồn số liệu ban đầu chủ yếu lấy từ BCTC khách hàng cung cấp Trong quá trìnhthực hiện thủ tục phân tích sơ bộ, KTV cũng xem xét rủi ro khi doanh nghiệp ápdụng nguyên tắc hoạt động liên tục để lập BCTC còn thích hợp hay không bằngcách đánh giá những vấn đề đang được thảo luận về khả năng tiếp tục hoạt động của
Trang 30khách hàng Thủ tục phân tích KTV áp dụng với TSCĐ thường có hai loại cơ bảnsau:
• Phân tích ngang (phân tích xu hướng): với khoản mục TSCĐ, KTVtiến hành so sánh số dư trên BCĐKT năm nay với năm trước cả về giá trịtuyệt đối và tương đối, qua đó thấy được những biến động bất thường vàtìm ra nguyên nhân Đồng thời, KTV có thể so sánh số liệu của khách hàngvới số liệu của ngành
• Phân tích dọc (phân tích tỷ suất): là việc phân tích dựa trên cơ sở sosánh các tỷ lệ tương quan của các chỉ tiêu, khoản mục khác nhau trênBCTC Với khoản mục TSCĐ, KTV có thể sử dụng tỷ suất tự tài trợ, tỷ suấtđầu tư
Xác định mức độ trọng yếu: Các yếu tố cần định lượng trong xác định mức độ
trọng yếu tại VACO bao gồm:
Mức trọng yếu kế hoạch PM (planning materiality): Được tính toán dựa trên hiểu
biết về đơn vị và hệ thống kiểm soát nội bộ Thường do KTV có kinh nghiệm tiếnhành Đây là mức trọng yếu được tính toán cho toàn bộ BCTC và được tính dựa trênlấy một tỷ lệ của một chỉ tiêu (Tiêu chí) thích hợp trên BCTC
Mức trọng yếu = Tiêu chí (Benchmark) x Tỷ lệ %Tiêu chí ở đây có thể là doanh thu, tổng TS, lợi nhuận trước thuế… Thôngthường tại VACO, PM được tính dựa trên doanh thu, tiếp đó là tổng TS, lợi nhuậntrước thuế…
Bảng 1.3: Ước tính PM dựa trên doanh thu tại VACO
Doanh thu (USD) Tỷ lệ (%)
0 - 500.000 3600.000 2.5700.000 2.3800.000 2900.000 1.8
Trang 311.000.000 1.72.000.000 1.66.000.000 1.510.000.000 1.215.000.000 130.000.000 0.950.000.000 0.8100.000.000 0.7300.000.000 0.6
>= 300.000.000 0.5
Mức trọng yếu thực hiện MP (monetary precision): Khi tiến hành kiểm toán nếu
người ta dùng PM để áp dụng trực tiếp tới số dư tài khoản khác nhau (như hàng tồnkho, phải thu, TSCĐ…) thì một số các số dư (hoặc các yếu tố tạo nên số dư này)không được kiểm tra hay không bị phát hiện dù không trọng yếu nhưng tổng hợpnhững lỗi này có thể là một sai sót trọng yếu Chính vì vậy KTV cần phải thiết lậpmức trọng yếu thực hiện MP thấp hơn PM để sử dụng trong khi kiểm tra trong cuộckiểm toán
MP = PM - sai sót không điều chỉnh ước tính Cần lưu ý rằng, MP phụ thuộc vào đánh giá chuyên nghiệp của KTV, trong đócác yếu tố cần xem xét đó là: Bản chất và mức độ của những sai sót được xác địnhtrong cuộc kiểm toán trước; Hiểu biết của KTV về khách hàng và kết quả của thủtục đánh giá rủi ro
Tại VACO, mức sai sót không điều chỉnh ước tính bằng 10% PM được sử dụnghầu hết cho các cuộc kiểm toán
Ngưỡng sai sót có thể chấp nhận được của từng khoản mục chi tiết VACO lấy
5% PM
Trọng yếu còn mang yếu tố định tính do nhiều sai sót có thể thấp hơn ngưỡng sai
Trang 32Có thể hiểu rằng một hoặc một số nhóm các giao dịch, số dư tài khoản hoặc thuyếtminh nếu xét riêng lẻ thì có sai sót với mức thấp hơn mức trọng yếu đối với tổng thểBCTC nhưng có thể ảnh hưởng (nếu xét tổng thể) đến quyết định kinh tế của người
sử dụng BCTC Trong trường hợp như vậy thì KTV sẽ phải xác định mức trọng yếu
cụ thể cho từng nhóm giao dịch và số dư tài khoản và thông tin thuyết minh
Thông thường khi thực hiện kiểm toán các khoản mục trên BCTC nói chung vàkhoản mục TSCĐ nói riêng đều sử dụng MP như một áp dụng chung chứ ít khi đưa
ra một mức trọng yếu thấp hơn đối với những khoản mục rủi ro cao và có ảnhhưởng định tính lớn Chính vì vậy công việc này ít khi được thực hiện
Trong quá trình thực hiện, mức trọng yếu được xem xét lại khi KTV có nhữngthông tin bổ sung Khi đó, PM, MP và mức trọng yếu cho từng giao dịch, số dư vàthông tin thuyết minh (nếu có) sẽ phải được tính lại theo một trong 3 cách sau (tuynhiên tình huống này ít xảy ra tại VACO):
Cập nhật lại giá trị của tiêu chí xác định mức trọng yếu
Sửa đổi tiêu chí xác định mức trọng yếu
Sửa đổi tỷ lệ % tính mức trọng yếu
1.3.1.2 Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết
a Tổng hợp đánh giá rủi ro với số dư tài khoản
Rủi ro kiểm toán (AR) là rủi ro KTV và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến nhận xétkhông thích hợp khi BCTC đã được kiểm toán còn có những sai sót trọng yếu Trên
cơ sở mức trọng yếu được xác định cho toàn bộ BCTC, KTV cần đánh giá khả năngxảy ra sai sót trọng yếu ở mức độ toàn bộ BCTC cũng như đối với từng khoản mục
để phục vụ cho việc thiết kế các thủ tục kiểm toán và xây dựng chương trình kiểmtoán với từng khoản mục Công việc này gọi là đánh giá rủi ro kiểm toán
Bước này được chủ nhiện kiểm toán (CNKT - Manager) tổng kết lại toàn bộđánh giá, tìm hiểu thu thập được từ các bước trên nhằm nhận diện các rủi ro có thểdẫn đến sai phạm trọng yếu cho BCTC Tất cả sẽ được ghi chép lại trong WP 1810
Trang 33– Tổng hợp kế hoạch kiểm toán (Audit Planning Memorandum) dưới dạng tệp tin(file) trong phần mềm AS/2.
Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết (WP 183x):
Sau khi đã tiến hành đánh giá rủi ro, KTV cần thiết kế các thử nghiệm thích hợp
để xử lý rủi ro này ở cấp độ tổng thể và cấp độ cơ sở dẫn liệu
Đối với cấp độ tổng thể thì chủ nhiệm kiểm toán (CNKT) có thể xử lý những rủi
ro này như sau:
Nhấn mạnh tầm quan trọng của hoài nghi nghề nghiệp với nhóm kiểm toán
Phân bổ thêm nhân lực hoặc bổ sung KTV có nhiều kinh nghiệm tới nhómkiểm toán
Có thể sử dụng ý kiến chuyên gia
Đối với cấp độ cơ sở dẫn liệu thì KTV sẽ cần phải thiết kế các thử nhiệm kiểmtoán thích hợp bao gồm thử nhiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản
Giấy tờ làm việc thường chỉ rõ mục tiêu và cách thức tiến hành các thử nghiệmcần được thực hiện (thử nghiệm kiểm soát với quy trình nào, thử nghiệm cơ bản:kiểm tra chi tiết hay thủ tục phân tích cơ bản hay cả 2, hướng kiểm tra chi tiết: thấphơn hay vượt quá)
Chương trình kiểm toán TSCĐ được VACO thực hiện cho mọi cuộc kiểm toán,trong đó xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục thích hợp để thựchiện kế hoạch kiểm toán tổng thể Trọng tâm kiểm toán cần thiết dựa vào từngkhoản mục, từng bộ phận được kiểm toán Sau đây là chương trình kiểm toán phầnhành TSCĐ được thực hiện bởi VACO (áp dụng chương trình kiểm toán mẫu củaHội KTV hành nghề Việt Nam)
Bảng 1.4: Chương trình kiểm toán TSCĐ tại VACO
A MỤC TIÊU
TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, xây dựng cơ bản dở dang, BĐS đầu tư là có thực;thuộc quyền sở hữu của DN; được hạch toán và đánh giá đầy đủ, chính xác, đúng
Trang 34niên độ; và trình bày trên BCTC phù hợp với các chuẩn mực và chế độ kế toán hiệnhành
B RỦI RO SAI SÓT TRỌNG YẾU CỦA KHOẢN MỤC
Các rủi ro
trọng yếu Thủ tục kiểm toán
Người thực hiện
Tha m chiếu
I Thủ tục chung
1
Kiểm tra các nguyên tắc kế toán áp dụng nhất quán với
năm trước và phù hợp với quy định của chuẩn mực và
chế độ kế toán hiện hành
2
Lập bảng số liệu tổng hợp có so sánh với số dư cuối năm
trước Đối chiếu các số dư trên bảng số liệu tổng hợp với
Bảng cân đối số phát sinh và giấy tờ làm việc của kiểm
toán năm trước (nếu có)
II Kiểm tra phân tích
1 So sánh, phân tích tình hình tăng, giảm của số dư TSCĐ
hữu hình, TSCĐ vô hình, xây dựng cơ bản dở dang, BĐS
đầu tư năm nay so với năm trước, đánh giá tính hợp lý
Trang 35của các biến động lớn.
2
Kiểm tra tính hợp lý của việc xác định thời gian sử dụng
hữu ích của TS, so sánh với Thông tư số 45/TT-BTC
ngày 25/04/2013 và CMKT liên quan
3 So sánh tỷ lệ khấu hao trung bình cho các nhóm TS với
niên độ trước và yêu cầu giải trình nếu có sự thay đổi
III Kiểm tra chi tiết
* TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, BĐS đầu tư:
1 Thu thập bảng tổng hợp biến động từng loại TSCĐ
theo nguyên giá và giá trị hao mòn lũy kế:
1.1 Kiểm tra tính chính xác số học của bảng tổng hợp
1.2 Đảm bảo số dư trên bảng tổng hợp khớp với số liệu trên
Sổ Cái
1.3 Chọn mẫu các TS tăng trong năm để tiến hành kiểm tra
các chứng từ gốc liên quan; đối chiếu với kế hoạch, thủ
tục mua sắm TSCĐ và sự phê duyệt của ban giám đốc
1.4 Đối chiếu chí phí lãi vay được vốn hóa trong kỳ với phần
hành kiểm toán E100-Vay và nợ ngắn hạn và dài hạn.
1.5 Soát xét các chi phí sửa chữa, bảo dưỡng, nâng cấp phát
sinh trong năm đảm bảo việc vốn hóa nếu đủ điều kiện
1.6 Kiểm tra tính chính xác việc hạch toán các nghiệp vụ
nhượng bán, thanh lý TSCĐ theo chủng loại, nhóm; tính
toán các khoản lãi/lỗ về thanh lý, nhượng bán TSCĐ trên
cơ sở các chứng từ liên quan
2 Quan sát thực tế TSCĐ:
Trang 362.1 Tham gia kiểm kê thực tế TSCĐ cuối kỳ, đảm bảo rằng
việc kiểm kê được thực hiện phù hợp với các thủ tục và
chênh lệch giữa số thực tế và kế toán được xử lý thích
hợp
2.2 Trong trường hợp không tham gia kiểm kê cuối kỳ, thực
hiện quan sát TS tại ngày kiểm toán, lập bản kiểm tra và
đối chiếu ngược để xác định TSCĐ thực tế của DN tại
ngày lập BCĐKT
2.3 Lấy xác nhận của bên thứ ba giữ TSCĐ (nếu có) hoặc
trực tiếp quan sát (nếu trọng yếu)
3 Kiểm tra chi tiết tính khấu hao TSCĐ:
3.1 Thu thập bảng tính khấu hao TSCĐ trong kỳ, đối chiếu
bảng tính khấu hao với số dư trên Sổ Cái
3.2 Xem xét tính phù hợp của thời điểm bắt đầu tính khấu
hao và phân bổ đảm bảo việc phù hợp giữa doanh thu và
chi phí cũng như tình trạng sử dụng của TS
3.3 Ước tính khấu hao trong kỳ và so sánh với số liệu của
DN
3.4 Kiểm tra việc ghi giảm khấu hao lũy kế do việc thanh lý,
nhượng bán TSCĐ
3.5 Xem xét tính hợp lý và nhất quán trong tiêu thức phân bổ
khấu hao đối với các TS dùng chung cho từng loại chi
phí như: chi phí sản xuất chung, chi phí quản lý, chi phí
bán hàng
* X ây dựng cơ bản dở dang:
Trang 371 Tìm hiểu và lập bảng tổng hợp về các công trình xây
dựng trong năm và đối chiếu với số kế toán
2
Kiểm tra tính hiện hữu và tình trạng các công trình dở
dang bao gồm cả việc gửi thư xác nhận tới nhà thầu,
kiểm tra chi tiết các hồ sơ liên quan và quan sát thực tế
Đảm bảo chi phí xây dựng và các khoản công nợ được
ghi nhận tương ứng với công việc xây dựng hoàn thành
tại ngày khóa sổ kế toán
3
Đối với các công việc do nhà thầu thực hiện: kiểm tra
các chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng trong kỳ với
các chứng từ gốc (hợp đồng, biên bản nghiệm thu, nhật
ký công trình, biên bản bàn giao, yêu cầu thanh toán, hóa
đơn)
Kiểm tra tính tuân thủ các qui định về lĩnh vực xây dựng
cơ bản của Nhà nước (nếu liên quan)
4
Đối với công trình được tự xây dựng bởi DN: kiểm tra
tính đúng đắn của việc tập hợp và phân bổ các chi phí
liên quan
5 Đối chiếu chí phí lãi vay được vốn hóa trong kỳ với phần
hành kiểm toán E100-Vay và nợ ngắn hạn và dài hạn.
6
Kiểm tra chi tiết bộ hồ sơ chứng từ chứng minh TS dở
dang đã hoàn thành để đảm bảo nguyên giá đã được tính
toán đúng đắn và TS đã được chuyển giao, phân loại
đúng và khấu hao kịp thời
7 Đảm bảo đã xem xét sự kiện phát sinh sau ngày khoá sổ
kế toán có ảnh hưởng đến các nghiệp vụ trong niên độ và
Trang 38tính đánh giá của chi phí xây dựng cơ bản dở dang cuối
năm
*
Kiểm tra tính trình bày: Kiểm tra việc trình bày TSCĐ
hữu hình, TSCĐ vô hình, xây dựng cơ bản dở dang, BĐS
đầu tư trên BCTC
IV Thủ tục kiểm toán khác
D KẾT LUẬN
Theo ý kiến của tôi, trên cơ sở các bằng chứng thu thập được từ việc thực hiệncác thủ tục ở trên, các mục tiêu kiểm toán trình bày ở phần đầu của chương trìnhkiểm toán đã đạt được, ngoại trừ các vấn đề sau:
Chữ ký của người thực hiện:
Kết luận khác của Thành viên BGĐ và/hoặc Chủ nhiệm kiểm toán (nếu có):
b Tổng hợp và thảo luận về kế hoạch kiểm toán:
Trưởng nhóm kiểm toán và CNKT sẽ tổng hợp lại bản kế hoạch và thảo luậnvới trưởng phòng kiểm toán về phạm vi, quy trình kiểm toán và các công việcquan trọng, các rủi ro liên quan đến BCTC… Công việc cần làm trong bước này
Trang 39là rà soát lại các công việc trước đó, sau đó tổng hợp lại trước khi tiến hành thựchiện kiểm toán
1.3.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán
1.3.2.1 Thực hiện các thử nghiệp kiểm soát
Thử nghiệm kiểm soát (kiểm tra hệ thống kiểm soát) là việc kiểm tra để thu thậpbằng chứng kiểm toán về sự thiết kế phù hợp và sự vận hành hữu hiệu của hệ thống
kế toán và hệ thống KSNB Thủ tục kiểm soát hay thử nghiệm kiểm soát được thựchiện nhằm thu thập bằng chứng kiểm toán về hiệu lực hoạt động của kiểm soát nội
bộ trong việc ngăn chặn hay phát hiện và sửa lỗi những sai sót trọng yếu tại cấp độ
cơ sở dẫn liệu Công việc này được trình bày trên giấy tờ làm việc số 4000 (WP4000)
Ở bước lập kế hoạch KTV đã tìm hiểu đồng thời có những đánh giá ban đầu vềHTKSNB của khách hàng Nếu điều này cho thấy HTKSNB của đơn vị hoạt động
có hiệu lực thì thủ tục kiểm soát sẽ được thực hiện Ngược lại, nếu không có dấuhiệu của KSNB hoặc nó được áp dụng không hiệu lực thì KTV sẽ tiến hành các thửnghiệm cơ bản luôn nhưng với số lượng lớn hơn
Các thử nghiệm kiểm soát đối với khoản mục TSCĐ được thực hiện dựa trêncách thức: Quan sát việc quản lý, sử dụng TSCĐ và kiểm tra các chứng từ, sổ sách,phỏng vấn cá nhân có liên quan về thủ tục và quy định của đơn vị với TSCĐ hoặcthực hiện lại các thủ tục kiểm soát Cần nhấn mạnh đến tính phê chuẩn về các quyếtđịnh liên quan TSCĐ; về sự phân công phân nghiệp rõ ràng trong ghi chép, quản lý
và sử dụng TSCĐ, cũng như việc truy cập vào các bản ghi TSCĐ trong thực tế.Thông thường tại VACO đặt mức bảo đảm cơ bản = 0, và dồn các nguồn lực chocác thử nghiệm cơ bản (R=2, R càng lớn thì mức bảo đảm cơ bản càng cao, hay cỡmẫu càng lớn)
1.3.2.2 Thực hiện các thủ tục phân tích
Trang 40Thủ tục phân tích được thực hiện trong tất cả các giai đoạn của một cuộc kiểmtoán Thủ tục phân tích được sử dụng trong giai đoạn thực hiện kiểm toán nhằm thuthập bằng chứng kiểm toán làm cơ sở cho ý kiến kiểm toán.
Trước khi thực hiện kiểm tra chi tiết số dư, tình hình tăng giảm và khấu haoTSCĐ, KTV cần so sánh số liệu trên sổ chi tiết với sổ cái, bảng cân đối số phát sinh,bảng cân đối kế toán để đảm bảo sự khớp đúng của số liệu ghi trên sổ Sau đó, KTVtiến hành thu thập bảng tổng hợp TSCĐ trong đó có liệt kê số dư đầu kỳ, số phátsinh tăng iảm trong năm và số dư cuối kỳ của nguyên giá, giá trị hao mòn lũy kế vàgiá trị còn lại của TSCĐ Căn cứ vào kết quả kiểm toán năm trước (nếu có) để xácminh tính trung thực và hợp lý của số dư đầu năm Tính trung thực và hợp lý củaphát sinh tăng, giảm trong năm sẽ được kết luận thông qua thực hiện các thủ tụckiểm tra chi tiết ở các bước sau
Việc thực hiện thủ tục phân tích với khoản mục TSCĐ thường được thể hiện quaviệc tính toán và phân tích một số tỷ suất tài chính sau:
Tỷ trọng giữa tổng giá trị TSCĐ và tổng TS: so sánh số năm nay với nămtrước, so sánh số liệu của đơn vị với số liệu chung của ngành nhẳm phát hiệnnhưng biến động bất thường cần được giải thích
So sánh tổng giá trị TSCĐ tăng (giảm) năm nay với năm trước, xem xét cóchênh lệch lớn không và tìm nguyên nhân
So sánh tỷ lệ giá trị hao mòn lũy kế trên tổng nguyên giá TSCĐ năm nay vớinăm trước nhằm xem xét khả năng khấu hao tính trong năm không chính xác
So sánh tỷ lệ tổng nguyên giá TSCĐ trên giá trị tổng sản lượng năm nay vớinăm trước nhằm xem xét rủi ro một số TSCĐ đã cũ, không sử dụng vào sản xuấtkinh doanh hoặc đã thanh lý, nhượng bán nhưng chưa ghi sổ
So sánh tỷ lệ chi phí sửa chữa lớn TSCĐ trên tổng nguyên giá TSCĐ nămnay với năm trước nhằm phát hiện các chi phí sản xuất kinh doanh bị vốn hóahoặc các chi phí đầu tư xây dựng cơ bản bị phản ánh sai vào chi phí sản xuất kinhdoanh