Chuẩn bị kiểm toán

Một phần của tài liệu Vận dụng quy trình kiểm toán vào kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong Kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán VACO thực hiện (Trang 46 - 55)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẬN DỤNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN VÀO KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI

2.1 Chuẩn bị kiểm toán

2.1.1 Tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của khách hàng

2.1.1.1 Với khách hàng NA

Phần này được trình bày trên giấy tờ làm việc số 1410 (WP 1410) : Tìm hiểu về hoạt động của khách hàng bao gồm các thông tin cần thu thập sau:

Đánh giá các yêu tố bên trong:

Thông tin pháp lý chung:

Công ty Cổ phần Cơ khí NA được chuyển đổi từ Công ty TNHH NA theo Giấy đăng ký kinh doanh số 5700473360 đăng ký lần đầu ngày 20 tháng 05 năm 2010 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh cấp; đăng ký thay đổi lần 4 ngày 23 tháng

08 năm 2013. Vốn Điều lệ của Công ty là 10.000.000.000 đồng. Mệnh giá cổ phần là 100.000 đồng/cổ phần tương đương 100.000 cổ phần.

Mục tiêu, chiến lược hoạt động, rủi ro kinh doanh

Mục đích của DN là cung cấp cho các nhà đầu tư, các cổ đông góp vốn trong công ty một bộ BCTC đẹp, kết quả kinh doanh tăng trường tốt qua các năm nhằm phục vụ cho lộ trình tăng vốn đầu tư để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của công ty. Điều này dẫn tới rủi ro tiềm ẩn ở đây có thể là việc kế toán đang cân đối thu nhập – chi phí – lợi nhuận để làm đẹp BCTC theo mục đích của nhà quản lý.

Cấu trúc quản lý và sở hữu

Mô hình tổ chức của công ty như sơ đồ dưới đây:

Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức của công ty NA

Các bên liên quan: Hội đồng quản trị và BGĐ công ty Hội đồng quản trị

Giám đốc công ty

Phó giám đốc kỹ thuật

Phân xưởng lắp ráp Phòng

Tổ chức hành chính Phòng

Tiêu thu sản phẩm

Phòng Kế hoạch vật tư

Phòng Tài chính

kế toán

Phòng Kỹ thuật

Phân xưởng Cơ khí

Tình hình tài chính: Chủ yếu công ty vẫn phải chịu chi phí lãi vay 1,144 tỷ đồng do vẫn chưa đủ vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất. Ngoài ra, công ty còn phải chịu chi phí khấu hao TSCĐ khoảng hơn 1 tỷ đồng.

Về quản lý tiền: Tiền gửi ngân hàng chủ yếu được gửi ở ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Bãi Cháy, Quảng Ninh.

Đánh giá các yếu tố bên ngoài:

Rủi ro ngành nghề và xu hướng kinh doanh

Hiện nay trên thị trường, nhu cầu về các loại khuôn mẫu cho sản xuất nhựa, đập cơ khí, đúc áp lực, khuôn mẫu vật liệu xây dựng…..của các DN ngày càng gia tăng cả về số lượng và chủng loại. Có thể nói khuôn mẫu có vai trò quyết định hàng đầu về sản lượng sản xuất, độ chính xác, giá trị gia tăng của sản phẩm. Sử dụng công nghệ khuôn mẫu trong sản xuất có một ưu điểm vượt trội so với các công nghệ gia công khác là tạo ra năng suất cao, số lượng sản phẩm lớn, ít phải gia công lại nên đáp ứng được yêu cầu về sự đa dạng sản phẩm từ đơn giản đến phức tạp và thời gian triển khai sản xuất nhanh.

Bản thân khuôn mẫu cũng là sản phẩm của ngành cơ khí chế tạo thích hợp các lĩnh vực công nghệ và giá trị tri thức

Chế tạo khuôn mẫu là một trong các ngành nghề công nghiệp được Nhà nước khuyến khích hỗ trợ. Các chính sách ưu đãi, khuyến khích ngành công nghiệp chế toạ khuôn mẫu đã được thể hiện tại Luật Thuế xuất nhập khẩu, Luật Đầu tư và các Nghị định, thông tư hướng dẫn thực hiện. Phát triển ngành chế tạo khuôn mẫu là nội dung quan trọng để phát triển các ngành công nghiệp then chốt, quan trọng của đất nước. Do vậy xu hướng tương lại ngành chế toạ khuôn mẫu sẽ được nhiều ưu tiên và ưu đãi của Nhà nước để ngày cành tạo lập được chỗ đứng vững chắc và cạnh tranh với các DN cùng ngành ở nước ngoài.

Môi trường kinh doanh chung

Hiện nay thị trường cạnh tranh giữa các DN nước ngoài và DN trong nước khá cao, rất nhiều tiến bộ kỹ thuật hàng đầu thế giới hiện nay trong lĩnh vực thiết kế, công nghệ vật liệu, công nghệ gia công chế tạo, tự động hoá đã và đang được thể hiện trong chế tạo khuôn mẫu. Một số nước như Đài Loan, Trung Quốc…đã phát triển khuôn mẫu trở thành ngành công nghiệp xuất khẩu quan trọng, thu về lượng ngoại tệ lớn. Do vậy, DN trong nước muốn phát triển để cung cấp đủ nhu cầu trong nước và tương lai sẽ vươn xa hơn sang thị trường những nước lân cận và thế giới đòi hỏi phải đầu tư vào công nghệ và con người. Hiện tại, công ty mới chỉ có 1 khu nhà xưởng sản xuất với số lượng máy công nghệ cao và máy chế tác nhập khẩu hàng đã qua sử dụng của Trung Quốc và Nhật Bản và chủ yếu nhận hàng đặt gia công với các đơn hàng nhỏ lẻ tại địa phương và một số đơn hàng xa ở thành phố Hồ Chí Minh. Vậy nên, công ty cẩn mở rộng quy mô sản xuất sản xuất và khẳng định thương hiệu của mình trên thị trường có khí tại địa phương, vươn tới thị trường khu vực phía Bắc và nhiều khu vực xa hơn để thu hút được lương KH lớn và ổn định.

Các yếu tố pháp luật, chính sách:

− Luật DN

− Luật kế toán

− Quyết định 15 – Chế độ kế toán 2.1.1.2 Với khách hàng NB

Đối với các khách hàng khác phần này được trình bày trên giấy tờ làm việc số 1410 (WP 1410) : Tìm hiểu về hoạt động của khách hàng. Tuy nhiên, với khách hàng NB thì phần này không thực hiện trên giấy tờ làm việc mà tiến hành thu thập tài liệu bản cứng lưu trữ trong hồ sơ kiểm toán. Tài liệu mà KTV thu thập được bao gồm giấy đăng ký kinh doanh, biên bản họp hội đồng quản trị, BCTC đã kiểm toán năm trước…..

Về thông tin pháp lý chung: Công ty Cổ phần Công nghệ thông tin NB là công ty cổ phần được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0101891289 do Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 01 tháng 03 năm 2006 và sửa đổi lần thứ 5 ngày 20 tháng 01 năm 2014.

Về cấu trúc quản lý và sở hữu: Tổng số nhân viên công ty tại ngày 31 tháng 12 năm 2014 là 18 người (tại ngày 31 tháng 12 năm 2013 là 18 người). Mô hình tổ chức của công ty khá đơn giản bao gồm: Ban Giám đốc, phòng kinh doanh, phòng kỹ thuật và phòng hành chính – kế toán. Vốn điều lệ của công ty là: 10.000.000.000 VND.

2.1.2 Tìm hiểu về hệ thống kiếm soát nội bộ, chính sách kế toán

2.1.2.1 Với khách hàng NA Về hệ thống kiểm soát nội bộ:

Phần này cũng được trình bày trên giấy tờ làm việc số 1410 – Tìm hiểu về hoạt động của khách hàng. Thông qua tài liệu thu thập được, KTV đánh giá:

• Giám đốc Mrs.N là người có nhiều năm kinh nghiệm, phong cách lãnh đạo thân thiện song rất cẩn thận

• Phân công, phân tách trách nhiệm trong quản lý cũng như trong hoạt động kế toán. Xây dựng quy trình cho từng hoạt động mua bán hàng hoá, nguyên vật liệu để sản xuất

• Quy trình kiểm soát đã được xây dựng, BGĐ không nhận thấy dấu hiệu của gian lận

Về chính sách kế toán:

BCTC được trình bày bằng Đồng Việt Nam (VND), theo nguyên tắc giá gốc và phù hợp với các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam, Hệ thống Kế toán Việt Nam và các quy định hiện hành khác về kế toán tại Việt Nam. BCTC được lập theo quyết định 15.

Đối với khoản mục TSCĐHH và khấu hao: TSCĐHH được trình bày theo nguyên giá trừ giá trị hao mòn lũy kế. Nguyên giá TSCĐHH bao gồm giá mua và toàn bộ các chi phí khác liên quan trực tiếp đến việc đưa TS vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Nguyên giá TSCĐHH do tự làm, tự xây dựng bao gồm chi phí xây dựng, chi phí sản xuất thực tế phát sinh cộng chi phí lắp đặt và chạy thử.

TSCĐHH được khấu hao theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ước tính, cụ thể như sau:

• Nhà xưởng và vật kiến trúc 08 – 25 năm

• Máy móc và thiết bị 05 – 08 năm

• Phương tiện vận tải 06 – 10 năm

• Thiết bị quản lý 03 – 08 năm

Các khoản lãi, lỗ phát sinh khi thanh lý, bán TS là chênh lệch giữa thu nhập từ thanh lý và giá trị còn lại của TS và được ghi nhận vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

Tìm hiểu về dòng chảy giao dịch:

Trong kiểm toán TSCĐ, việc tìm hiểu về hệ thống kế toán tập trung vào tìm hiểu về dòng chảy giao dịch (WP 1533: Understand the Significant Flow of Transactions – Fixed Assets). Các vấn đề mà KTV tìm hiểu được bao gồm:

Mua sắm TSCĐ: Mọi nhu cầu về mua sắm TSCĐ phát sinh được lập giấy đề nghị mua TSCĐ và có sự phê duyệt của trưởng phòng trực tiếp quản lý. Sau đó, giấy đề nghị được trình lên giám đốc xét duyệt và được chuyển cho các phòng kế hoạch để thực hiện mua sắm.

Khấu hao TSCĐ: Mrs.H – kế toỏn phụ trỏch việc theo dừi, sử dụng và trớch khấu hao. TSCĐ được đăng nhập và phần mềm kế toán FAST, phần mềm tự tính khấu hao. Hàng tháng, Mrs.Q – Kế toán trưởng có thực hiện kiểm tra lại số khấu hao trích trong phần mềm của Mrs.H. TSCĐ được công ty trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng.

Thanh lý, nhượng bán TSCĐ: Khi TS không còn sử dụng, hoặc đã lỗi thời, hỏng hóc, các bộ phận sẽ làm đề nghị thanh lý TSCĐ trình lên Mrs.N – Giám đốc phê duyệt thanh lý. Sau khi có quyết định thanh lý, phòng hành chính se thực hiện các thủ tục để thanh lý TSCĐ.

Quản lý TSCĐ: TSCĐ được giao cho các bộ phận trực tiếp sử dụng quản lý và theo dừi. Hồ sơ TSCĐ được lưu tại Phũng Kế toỏn bởi Mrs.H. Mrs.H cú trỏch nhiệm theo dừi, cập nhật và lưu trữ cỏc hồ sơ này.

Ngoài ra, KTV còn tìm hiểu được một số thông tin sau:

• Quá trình xử lý kết hợp cả thủ công và tự động được thực hiện bởi một người

• Theo chính sách của công ty, tất cả các giao dịch đã được xét duyệt với cả kế toán trưởng và giám đốc vì vậy không có nguy cơ bị ghi đè.

• Các giao dịch với các bên liên quan phải được trình bày trong báo cáo.

2.1.2.2 Với khách hàng NB

Đối với các khách hàng khác phần này được trình bày trên giấy tờ làm việc số 1410 (WP 1410) : Tìm hiểu về hoạt động của khách hàng. Tuy nhiên, với khách hàng NB thì phần này không thực hiện trên giấy tờ làm việc do đây là một khách hàng nhỏ, quy trình kế toán đơn giản. Thay vào đó, KTV tiến hành thu các tài liệu bản cứng lưu vào hồ sơ kiểm toán báo gồm: quy chế tài chính, quyết định bổ nhiệm giám đốc, quy chế lương…..

2.1.3 Thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ và xác định mức độ trọng yếu

2.1.3.1 Với khách hàng NA a. Thủ tục phân tích sơ bộ

Thủ tục phân tích sơ bộ tại VACO được thực hiện trên giấy tờ làm việc 1610, tại đây KTV sẽ phân tích ngang Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh.

Tại đó một ngưỡng chênh lệch được thiết lập cần được giải thích với những chênh lệch lớn hơn ngưỡng này. Tuy nhiên đối với công ty NA thì KTV không thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ mà xác định luôn rủi ro R = 2.

b. Xác định mức độ trọng yếu

Công việc này được trình bày trên WP 1811: “Tính toán mức trọng yếu” và được thực hiện bởi CNKT hoặc trưởng nhóm kiểm toán. Song trong thực tế công việc này diễn ra trong khi thực hiện kiểm toán bởi trưởng nhóm kiểm toán.

Đối với khách hàng NA, KTV sẽ thu thập số liệu về doanh thu, quy đổi ra USD và đối chiếu với bảng tính mức trọng yếu dựa trên doanh thu để xác định tỉ lệ phần trăm doanh thu khi tính trọng yếu kế hoạch PM. KTV ước lượng sai sót ước tính MP = 90% PM và sai sót có thể chấp nhận được là 5% PM. Giấy tờ làm việc được trình bày như sau:

Bảng 2.1: Tính toán mức trọng yếu tại khách hàng NA

31/12/2014

Tổng doanh thu 17.772.419.100

Tỷ giá VND/USD 21.246

836.507

PM $ 28.362,00

Tổng số sai sót không điều chỉnh ước tính $ 2.836,20

MP $ 25.525,80

Ngưỡng sai sót chấp nhận được (5%PM) $ 1.418,10

PM 602.579.052

Tổng số sai sót không điều chỉnh ước tính 60.257.905

MP 542.321.147

Ngưỡng sai sót chấp nhận được (5%PM) 30.128.953

Làm tròn số PM 603.000.000

Làm tròn số MP 543.000.000

Ngưỡng sai sót chấp nhận được (5%PM) 31.000.000

<1> PM được xác định theo Doanh thu

(Nguồn: Hồ sơ kiểm toán công ty NA) 2.1.3.2 Với khách hàng NB

a. Thủ tục phân tích sơ bộ

Đối với công ty NB thì KTV không thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ mà xác định luôn rủi ro R = 2.

b. Xác định mức độ trọng yếu

Tương tự như khách hàng NA, KTV ước lượng sai sót ước tính MP = 90% PM là 831.000.000 đồng và sai sót có thể chấp nhận được là 5% PM = 46.000.000 đồng.

2.1.4 Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết

a. Với khách hàng NA

Phần này trưởng nhóm hoặc CNKT sẽ đánh giá rủi ro từ đó lập kế hoạch cho các khoản mục quan trọng một cách chi tiết mà đã được đánh giá trong WP 1810. WP thường chỉ rừ mục tiờu, cỏc thử nghiệm cần được thực hiện.

Về cơ bản, kế hoạch kiểm toán chi tiết cho khoản mục TSCĐ là giống nhau cho nhiều cuộc kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán chi tiết cho TSCĐ tại khách hàng NA như sau.

Bảng 2.2: Kế hoạch kiểm toán chi tiết TSCĐ với khách hàng NA

Tóm tắt thử nghiệm kiểm

toán

Mục tiêu Chi tiết thử nghiệm kiểm toán

Kiểm tra số dư TSCĐ

Hiện hữu, đầy đủ, chi chép,

đúng kỳ

•Thu thập sổ đăng kí TS hoặc bảng khấu hoa và đối chiếu với tổng số dư trên sổ cái

• Đối chiếu danh mục TSCĐ với biên bản kiểm kê Kiểm tra định giá,

phân bổ khấu hao và số dư TSCĐ

Hiện hữu, đầy đủ, ghi chép, đúng kỳ, định

giá

• Thực hiện tính toán lại chi phí khấu hao, xem xét DN đã xóa sổ TSCĐ có nguyên giá 30 triệu hay chưa…

• Kiểm tra xem tính nhất quán trong việc tính khấu hao Kiểm tra việc

trình bày và thuyết minh

Trình bày •Kiểm tra thông tin liên quan đã được trình bày và thuyết minh hợp lý chưa

Kiểm tra các nghiệp vụ phát

sinh TSCĐ

Hiện hữu, ghi

chép •Chọn mẫu kiểm tra nghiệp vụ phát sinh TSCĐ

b. Với khách hàng NB

Đối với các khách hàng khác phần này trưởng nhóm hoặc CNKT sẽ đánh giá rủi ro và lập kế hoạch cho các khoản mục quan trọng môt cách chi tiết mà đã được đánh giá ở bước trước trong WP 1810. Tuy nhiên, đối với khách hàng NB thì phần này không thực hiện trên WP 1810. Về cơ bản, kế hoạch kiểm toán chi tiết cho khoản mục TSCĐ tại khách hàng NB là giống với khách hàng NA.

Một phần của tài liệu Vận dụng quy trình kiểm toán vào kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong Kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán VACO thực hiện (Trang 46 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w