Thực hiện kiểm toán

Một phần của tài liệu Vận dụng quy trình kiểm toán vào kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong Kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán VACO thực hiện (Trang 55 - 70)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẬN DỤNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN VÀO KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI

2.2 Thực hiện kiểm toán

2.2.1 Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết tại khách hàng NA

Thông thường tại VACO, các thử nghiệm kiểm soát ít khi được thực hiện mà chủ yếu tập trung vào các thử nghiệm cơ bản do các khách hàng của VACO chủ yếu khách hàng nhỏ nên việc thực hiện thử nghiệm cơ bản không tốn nhiều chi phí và đối với khách hàng NA cũng vậy. KTV sẽ đi ngay vào các thử nghiệm cơ bản bao gồm 2 loại: Thủ tục phân tích và thủ tục kiểm tra chi tiết.

Công việc ban đầu thường là nhập số liệu vào Bảng cân đối thử (TB - trial Balance) từ báo cáo đã kiểm toán năm trước (khách hàng NA là khách hàng cũ của VACO) và BCKT được khách hàng chuẩn bị cho năm nay. TB là công cụ có nhiều chức năng như hỗ trợ lập báo cáo, tạo Leadsheet các phần hành…

Từ TB, Leadsheet các phần hành được tạo ra làm cơ sở để tham chiếu số dư đầu kỳ, cuối kỳ từ giấy tờ tổng hợp của KTV. Các chênh lệch nếu có cần được giải thích.

Thực hiện thủ tục phân tích: Trên Leadsheet, KTV phân tích biến động các chỉ tiêu TSCĐ cả về số tương đối lẫn tuyệt đối từ đó giải thích các biến động lớn (nếu có).

Bảng 2.3: WP 5610 – Giấy tờ Leadsheet tài sản cố định khách hàng NA

(Nguồn: Hồ sơ kiểm toán công ty NA) Khi tham chiếu số dư đầu kỳ, cuối kỳ từ giấy tờ tổng hợp của KTV, kết luận đưa ra là không có chênh lệch, đạt mục tiêu trình bày.

Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ tăng và giảm TSCĐ

KTV lập bảng tổng hợp các chỉ tiêu Nguyên giá, Khấu hao lũy kế và giá trị còn lại của từng nhóm TS và đối chiếu với số liệu đã kiểm toán năm ngoái và BCĐKT (đối chiếu với Leadsheet đã tạo ở trên) để đảm bảo số liệu khớp nhau và mọi chênh lệch nếu có cần phải được giải thích.

Ghi chú

Nguyên giá TS hết khấu hao nhưng còn sử dụng

2.560.441.86 3

Khung khấu hao của các TS

Số năm Nhà cửa, vật kiến trúc 8-25

Máy móc, thiết bị 5-8

Phương tiện vận tải 6-10

Thiết bị quản lý 3-8

TSCĐVH 3-20

Kết luận

TSCĐ vô hình đã hết nguyên giá đầu kì nhưng khách hàng vẫn ghi nhầm bút toán trích khấu hao

Điều chỉnh bút toán

Nợ 2143 1.388.888

Có 6422 1.388.888

(Nguồn: Hồ sơ kiểm toán công ty NA) Tiếp đó, KTV sẽ tiến hành chọn mẫu các nghiệp phát sinh từ sổ cái TK 211 để kiểm tra chi tiết gồm: Kiểm tra chi tiết tăng và kiểm tra chi tiết giảm. Đối với công ty NA thì trên sổ không phản ánh nghiệp vụ giảm TSCĐ nên không kiểm tra mà chỉ kiểm tra chi tiết tăng.

(Nguồn: Hồ sơ kiểm toán công ty NA)

Kiểm tra chi tiết chi phí khấu hao TSCĐ

Sau khi kiểm tra các nghiệp vụ phát sinh tăng TSCĐ xong thì KTV tiến hành thu thập bảng tính khấu hao TSCĐ của khách hàng để tiến hành tính toán lại khấu hao trong năm so sánh với số kế toán và đưa ra bút toàn điều chỉnh nếu có. Mặt khác, khi kiểm tra phần hành thu nhập khác thì có phát sinh thu nhập từ thanh lý TS mà trên sổ chi tiết tài khoản 211 lại không có nghiệp vụ này. KTV phỏng vấn kế toán để xác định TSCĐ đã được mang đi thanh lý để từ đó điều chỉnh giảm nguyên giá cũng như giảm khấu hao trong kỳ. Các công việc trên được trình bày trên giấy tờ tính khấu hao như sau (do bảng tính khấu hao quá dài nên ta cắt thành nhiều bảng để tiện cho việc theo dừi):

Kiểm tra chi tiết số dư TSCĐ

Thủ tục kiểm tra chi tiết số dư TSCĐ được tiến hành lồng ghép trong 3 thủ tục:

Kiểm tra số dư đầu kỳ đối chiếu với số đã kiểm toán năm trước, kiểm tra phát sinh nghiệp vụ TSCĐ và tính toán lại khấu hao từ đó xác định nguyên giá TSCĐ cuối kỳ và hao mòn luỹ kế cuối kỳ.

Kiểm tra điều kiện ghi nhận TSCĐ theo Thông tư số 45/2013/TT-BTC

Khi tiến hành tính toán lại giá trị khấu hao trong kỳ, KTV sẽ xem xét điều kiện ghi nhận là TSCĐ về mặt giá trị. Đối với công ty NA thì tất cả các TSCĐ đều đã đáp ứng được điều kiện về mặt giá trị.

Do khi tiến hành kiểm toán TSCĐ, có phát sinh các nghiệp vụ điều chỉnh nên để thuận tiện cho việc lên thuyết minh TSCĐ và lập báo cáo thì KTV sẽ trình bày thêm một giấy tờ làm việc đó là thuyết minh TSCĐ sau điều chỉnh như sau:

Bảng 2.7: WP5640 – Thuyết minh TSCĐ sau điều chỉnh khách hàng NA

(Nguồn: Hồ sơ kiểm toán công ty NA) 2.2.2 Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết tại khách hàng NB

Từ TB, Leadsheet các phần hành được tạo ra làm cơ sở để tham chiếu số dư đầu kỳ, cuối kỳ từ giấy tờ tổng hợp của KTV. Các chênh lệch nếu có cần được giải thích.

Đối với khách hàng NB, Sau khi nhập TB: Từ TB, Leadsheet các phần hành được tạo ra và được chuyển tới từng KTV phần hành phù hợp để tham chiếu số liệu.

Bảng 2.8: WP 5610 – Giấy tờ Leadsheet tài sản cố định khách hàng NB (Nguồn: Hồ sơ kiểm toán công ty NB)

Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ tăng và giảm TSCĐ

KTV lập bảng tổng hợp các chỉ tiêu Nguyên giá, Khấu hao lũy kế và giá trị còn lại của từng nhóm TS và đối chiếu với số liệu đã kiểm toán năm ngoái và BCĐKT (đối chiếu với Leadsheet đã tạo ở trên) để đảm bảo số liệu khớp nhau và mọi chênh lệch nếu có cần phải được giải thích.

Bảng 2.9: WP 5640 – Tổng hợp tài sản cố định khách hàng NB

(Nguồn: Hồ sơ kiểm toán công ty NB)

Tiếp đó, KTV sẽ tiến hành chọn mẫu các nghiệp phát sinh từ sổ cái TK 211 để kiểm tra chi tiết gồm: Kiểm tra chi tiết tăng và kiểm tra chi tiết giảm. Đối với công ty NB thì trên sổ không phản ánh nghiệp vụ phát sinh tăng cũng như giảm TSCĐ nên không kiểm tra.

Kiểm tra chi tiết chi phí khấu hao TSCĐ

KTV tiến hành thu thập bảng tính khấu hao TSCĐ của khách hàng để tiến hành tính toán lại khấu hao trong năm so sánh với số kế toán và đưa ra bút toàn điều chỉnh nếu có chênh lệch vượt quá 5%PM. Các công việc trên được trình bày trên giấy tờ tính khấu hao như sau (do bảng tính khấu hao quá dài nên ta cắt thành nhiều bảng để tiện cho việc theo dừi):

Bảng 2.10: WP5640 – Tính toán lại khấu hao khách hàng NB (Nguồn: Hồ sơ kiểm toán công ty NB)

Kiểm tra chi tiết số dư TSCĐ

Do đối với khách hàng NB là kiểm toán năm đầu nên KTV tiến hành kiểm tra chi tiết số dư đầu kỳ của TSCĐ theo bảng sau:

Bảng 2.11: WP5640 – Kiểm tra số dư TSCĐ đầu kỳ khách hàng NB

(Nguồn: Hồ sơ kiểm toán công ty NB) Kiểm tra điều kiện ghi nhận TSCĐ theo Thông tư số 45/2013/TT-BTC

Khi tiến hành tính toán lại giá trị khấu hao trong kỳ, KTV sẽ xem xét điều kiện ghi nhận là TSCĐ về mặt giá trị. Đối với công ty NB thì tất cả các TSCĐ đều đã đáp ứng được điều kiện về mặt giá trị.

Một phần của tài liệu Vận dụng quy trình kiểm toán vào kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong Kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán VACO thực hiện (Trang 55 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w