CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VẬN DỤNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN VÀO KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG
3.1 Nhận xét về thực trạng kiểm toán vận dụng quy trình kiểm toán vào kiểm toán Tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH
Kiểm toán VACO thực hiện
3.1.1 Những ưu điểm trong thực tế
Là một công ty có lịch sử lâu đời và được kế thừa hệ thống phương pháp AS/2 từ Deloitte vậy nên VACO có lợi thế hơn so với nhiều công ty kiểm toán khác ngoài tốp 4 trong thực hiện kiểm toán. AS/2 là một hệ thống được xây dựng khoa học với các bước công việc trong quy trình kiểm toán được thực hiện bám sát các cơ sở lý thuyết kiểm toán hiện đại (từ lập kế hoạch: chiến lược, tìm hiểu khách hàng, môi trường hoạt động; tìm hiểu quy trình kế toán; phân tích sơ bộ; xác định mức trọng yếu… thực hiện: thử nghiệm kiểm soát, thử nghiệm cơ bản…, đến kết thúc và lập báo cáo…).
Đối với kiểm toán khoản mục TSCĐ chất lượng kiểm toán tại VACO là khá tốt, điều này thể hiện những ưu điểm sau đây:
Trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán:
Việc đánh giá chấp nhận khách hàng cũ hay mới đều được thực hiện nghiêm túc trên mọi khía cạnh và soát xét cẩn thận. Điều này đảm bảo cho công việc kiểm toán được tiến hành hiệu quả, giúp VACO cân đối giữa nguồn lực và chi phí thực hiện.
Đồng thời, việc thành lập nhóm kiểm toán đảm bảo về số lượng và chất lượng giúp chất lượng cuộc kiểm toán được đảm bảo. Trong đó với kiểm toán TSCĐ, thường là
những KTV kinh nghiệm tiến hành, nhất là những doanh nghiệp thuộc ngành nghề có tỷ trọng TSCĐ cao, đa dạng và phức tạp.
Trong giai đoạn này, VACO thực hiện tìm hiểu về khách hàng và môi trường kinh doanh gồm môi trường bên trong, môi trường máy tính và môi trường bên ngoài. Từ đó giúp xác định được những rủi ro có sai sót trọng yếu với BCTC của khách hàng. KTV cũng tiến hành tìm hiểu về HTKSNB của khách hàng trong việc thiết kế và vận hành, để xác định những sự yếu kém trong KSNB, qua đó tăng cường các thử nghiệm kiểm toán một cách thích hợp. Cùng với việc tìm hiểu này, KTV có trình bày giấy tờ để tìm hiểu các dòng chảy giao dịch liên quan đến TSCĐ, đó là các quy trình mua sắm, thanh lý, khấu hao và quản lý TSCĐ; Các quy trình xử lý thông tin (bằng tay hay bằng máy, phần mềm sử dụng, hệ thống sổ sách, chứng từ, quy trình ghi chép hay xử lý dữ liệu của kế toán, các chính sách thủ tục duy trì phõn cụng phõn nhiệm….). Điều này giỳp cho KTV hiểu rừ dũng chảy thụng tin trong đơn vị. Những công việc tìm hiểu này không chỉ giúp cho công việc kiểm toán TSCĐ trở lên hiệu quả hơn mà còn giúp KTV có những tư vấn giúp doanh nghiệp trong việc thiết kế và vận hành HTKSNB có hiệu lực.
Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán:
Thủ tục kiểm toán được tiến hành bám sát với chương trình kiểm toán đã có. Mặc dù không thực hiện thử nghiệm kiểm soát và ít khi thực hiện thủ tục phân tích cơ bản, nhưng các thử nghiệm chi tiết đã được thực hiện một cách đầy đủ, với mức độ bảo đảm cao. Mặc dù tiếp cận các phần hành kiểm toán theo khoản mục nhưng KTV đã kết hợp chặt chẽ các khoản mục có liên quan làm giảm bớt thời gian kiểm toán cho từng khoản mục và gắn kết các mối quan hệ. Khi kiểm tra mức tính khấu hao và phân bổ vào đầu chi phí, đối chiếu sang phần chi phí liên quan giúp giảm bớt khối lượng công việc của người kiểm tra chi phí. Còn khi kiểm tra nghiệp vụ giảm TSCĐ thì đối chiếu sang phần hành chi phí khác.
Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán:
Các hoạt động để chuẩn bị cho BCKT được phát hành được thực hiện đầy đủ như: Đánh giá sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ, thu thập thư giải trình… Bên cạnh đó, các hoạt động soát xét giấy tờ làm việc của CNKT, của thành viên BGĐ thứ nhất và một thành viên BGĐ khác. Đồng thời BCKT trước khi phát hành cũng được soát xét lại một cách cẩn thận về lỗi chính tả cũng như những sai sót về số học và thường giao cho sinh viên thực tập thực hiện.
3.1.2 Những tồn tại trong thực tế
3.1.2.1 Về sử dụng thủ tục phân tích
Hiện nay, tại VACO thủ tục phân tích chưa được áp dụng triệt để với khoản mục TSCĐ. Việc áp dụng quy trình phân tích mới chỉ dừng lại ở thủ tục phân tích tổng quát (tại một số khách hàng lớn) để so sánh số liệu giữa các kỳ và ước tính chi phí khấu hao so sánh với số khách hàng trích lập mà chưa sử dụng các thủ tục khác như phân tích tỷ suất, so sánh với số trung bình ngành... Việc đi sâu thực hiện phân tích chưa được thực hiện nhiều, do đó KTV có thể không phát hiện ra nhiều điểm bất thường đối với doanh nghiệp. Qua thực tiễn nghiên cứu quy trình kiểm toán TSCĐ tại hai công ty khách hàng, thủ tục phân tích chỉ dừng lại ở mức phân tích biến động giữa các năm. Trong giai đoạn thực hiện, việc sử dụng thủ tục phân tích thường chỉ là kết hợp với thủ tục kiểm tra chi tiết để giảm bớt công việc kiểm tra chi tiết. Việc kết hợp các thủ tục kiểm tra chi tiết và thủ tục phân tích giúp KTV thu thập được các bằng chứng có độ tin cậy lớn hơn nhưng sẽ tốn kém thời gian và chi phí kiểm toán. Với một số trường hợp thì không cần thiết mà KTV có thể sử dụng thủ tục phân tích như là bằng chứng tin cậy thay thế thủ tục kiểm tra chi tiết.
3.1.2.2 Về kiểm tra, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ
Việc tiến hành đánh giá vai trò chung của hệ thống KSNB với kiểm soát các khoản mục nói chung và khoản mục TSCĐ nói riêng thường được thực hiện ở giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán. Các KTV thường thu thập thông tin qua quan sát, phỏng vấn nhân viên tại đơn vị được kiểm toán và qua đó đánh giá rủi ro kiểm soát tại khách hàng. Mặc dù có tiến hành đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng và tìm hiểu dòng luân chuyển phát sinh nghiệp vụ TSCĐ nhưng nhìn chung công việc này chưa được thực hiện kỹ lưỡng.
KTV chủ yếu dừng lại ở việc tìm hiểu dòng luân chuyển nghiệp vụ, ít thực hiện đánh giá cụ thể chi tiết về kiểm soát với khoản mục TSCĐ. Đế đánh giá hệ thống KSNB có thể sử dụng bảng câu hỏi, bảng tường thuật và lưu đồ nhưng ở VACO chủ yếu sử dụng phương pháp bảng tường thuật với các diễn giải bằng lời, sẽ rất dài dòng nếu quy trình nghiệp vụ tại khách hàng phức tạp, khó nắm bắt ý chính cũng như có cái nhìn tổng quan về dòng luân chuyển của chứng từ và khó nhận diện được những sai phạm có thể xảy ra.
3.1.2.3 Về thực hiện thử nghiệm kiểm soát
Việc thực hiện các thử nghiệm kiểm soát gần như rất hạn chế. Công ty luôn chọn mẫu theo quy mô mà không đánh giá bản chất kinh doanh của doanh nghiệp hay loại hình nghiệp vụ cũng như rủi ro kiểm soát được đánh giá ở mức độ nào. Cách chọn mẫu như vậy là không phù hợp. Hơn nữa, công việc này thường đem lại hiệu quả không cao, chủ yếu KTV vẫn phải đi sâu vào các thủ tục kiểm tra chi tiết các khoản mục.
3.1.2.4 Về đánh giá mức trọng yếu
Hiện nay, VACO mới chỉ xác định mức trọng yếu (M, PM) chung duy nhất cho toàn bộ các khoản mục trên BCTC dựa trên phần trăm của doanh thu, lợi nhuận
hoặc tổng nguồn vốn... (tùy theo từng trường hợp cụ thể của khách hàng). Mức sai sót có thể chấp nhận được thường bằng 5% của mức trọng yếu (PM) và áp dụng chung cho tất cả các tài khoản trên BCTC. Việc không phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục có thể dẫn đến xác định số lượng bằng chứng cần thu thập với các khoản mục không chính xác, gây tốn kém thời gian và chi phí kiểm toán không cần thiết.
3.2 Các giải pháp hoàn thiện vận dụng quy trình kiểm toán vào kiểm toán