Các giải pháp hoàn thiện vận dụng quy trình kiểm toán vào kiểm toán Tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm

Một phần của tài liệu Vận dụng quy trình kiểm toán vào kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong Kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán VACO thực hiện (Trang 78 - 82)

CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VẬN DỤNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN VÀO KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG

3.2 Các giải pháp hoàn thiện vận dụng quy trình kiểm toán vào kiểm toán Tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm

toán VACO thực hiện

3.2.1 Về sử dụng thủ tục phân tích

Tầm quan trọng của thủ tục phân tích:

Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 520 - Quy trình phân tích: “Quy trình phân tích được thực hiện như một thử nghiệm cơ bản khi việc sử dụng thủ tục này có hiệu quả hơn so với kiểm tra chi tiết trong việc giảm bớt rủi ro phát hiện liên quan đến cơ sở dẫn liệu của BCTC”. Như vậy, trong một số trường hợp thủ tục phân tích sẽ được xem xét thực hiện thay thế thủ tục kiểm tra chi tiết có thể giúp tiết kiệm thời gian, chi phí kiểm toán và cũng nâng cao hiệu quả kiểm toán.

Giải pháp đề xuất:

Thủ tục phân tích có thể sử dụng các tỷ suất tài chính, hay các khoản mục có liên quan như:

Vòng quay TSCĐ: Vòng quay Tài sản cố định = Doanh thu thuần / TSCĐ bình quân. Chỉ số này giúp đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp, cho thấy 1 đồng TSCĐ tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ số này càng cao cho thấy hiệu quả sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.

Tỷ suất sinh lời trên TS (ROA): ROA = Tổng lợi nhuận sau thuế / Tổng TS. Chỉ số này cho biết công ty tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận từ một đồng TS. Chỉ số này càng cao cho thấy hiệu quả sử dụng TS của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.

Hệ số tự tài trợ TSCĐ: Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ = Nguồn vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản cố định. Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ phản ánh tỷ lệ TSCĐ được đầu tư. Tỷ suất này sẽ cung cấp dòng thông tin cho biết số vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp dùng để trang bị TSCĐ và đầu tư dài hạn là bao nhiêu. Tỷ suất này nếu

>1 thì chứng tỏ khả năng tài chính vững vàng, lành mạnh. Khi tỷ suất <1 thì một bộ phận của TSCĐ được tài trợ bằng vốn vay, và đặc biệt mạo hiểm khi đó là vốn vay ngắn hạn.

Chi phí khấu hao và TSCĐ; Chi phí sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ

Các tỷ suất tài chính, mối quan hệ trên nên được phân tích theo chuỗi thời gian, để phát hiện biến động bất thường, hoặc so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành nghề, trung bình ngành và giải thích các chênh lệch.

3.2.2 Về kiểm tra, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ

Tầm quan trọng của kiểm tra và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ:

Theo Liên đoàn Kế toán Quốc tế (IFAC), HTKSNB là một hệ thống chính sách và thủ tục được thiết lập nhằm đạt được bốn mục tiêu sau: bảo vệ TS cùa đơn vị, đảm bảo độ tin cậy của thông tin, đảm bảo việc thực hiện các chế độ pháp lý và đảm bảo hiệu quả của hoạt động. KTV đánh giá HTKSNB và rủi kiểm toán không chỉ để xác minh tính hiệu hữu của KSNB mà còn làm cơ sở cho việc xác định phạm vi thực hiện các thử nghiệp cơ bản trên số dư và nghiệp vụ của đơn vị.

Giải pháp đề xuất:

Như đã trình bày ở trên, hiện nay ở VACO mặc dù có tiến hành đánh giá HTKSNB của khách hàng và tìm hiểu dòng luân chuyển phát sinh nghiệp vụ TSCĐ nhưng nhìn chung công việc này chưa được thực hiện kỹ lưỡng. Vì vậy việc đánh giá HTKSNB được thực hiện theo một trình từ nhất định và dễ hiểu là rất quan trọng, điều này có thể khái quát qua bốn bước cơ bản sau:

Bước thứ nhất: Thu thập hiểu biết về HTKSNB và mô tả chi tiết trên giấy tờ làm việc. Ở giai đoạn này, KTV tìm hiểu về KSNB của khách hàng trên hai mặt chủ yếu: thiết kế kiểm soát nội bộ bao gồm thiết kế về quy chế kiểm soát và thiết kế về bộ máy kiếm soát; hoạt động liên tục và có hiệu lực của KSNB. Để mô tả HTKSNB ở VACO chủ yếu sử dụng phương pháp bảng tường thuật với các diễn giải bằng lời, sẽ rất dài dòng nếu quy trình nghiệp vụ tại khách hàng phức tạp, khó nắm bắt ý chính cũng như có cái nhìn tổng quan về dòng luân chuyển của chứng từ và khó nhận diện được những sai phạm có thể xảy ra. Vậy nên việc áp dụng phương pháp mô tả HTKSNB cần phải linh hoạt khi chọn một trong ba phương pháp.

Bước thứ hai: Đánh giá gan đầu về rủi ro kiểm soát để lập kế hoạch cho các khoản mục trên BCTC. Rủi ro kiểm soát được đánh giá thông qua những hiểu biết về HTKSNB.

Bước thứ ba: Thực hiện thử nghiệm kiểm soát. Mục đích của thử nghiệm này là thu thập bằng chứng về sự hữu hiệu của các quy chế và thủ tục kiểm soát để giảm bớt thử nghiệm cơ bản trên số dư và nghiệp vụ. Thử nghiệm kiểm soát được thưc hiện với các phương pháp khác nhau tuỳ thuộc từng trường hợp cụ thể.

Bước thứ tứ: Lập bảng đánh giá KSNB theo những thông tin và các tiêu chuẩn đánh giá về một HTKSNB tốt được tổng hợp qua các bước trên. Bảng đánh giá KSNB thường phản ánh các thông tin sau:

• Các mục tiêu của KSNB đối với từng khoản mục hay chu trình nghiệp vụ

• Các thông tin mô tả thực trạng KSNB do KTV thu thập

• Bản chất và tính hệ trọng của các rủi ro tương ứng

• Nguyên tắc thiết kế và vận hành của các thủ tục kiểm soát

• Đánh giá về kiểm soát nội bộ đối với từng khoản mục hay chu trình nghiệp vụ 3.2.3 Về thực hiện thử nghiệm kiểm soát

Tầm quan trọng của thực hiện thử nghiệm kiểm soát:

Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 500 quy định: “Thử nghiệm kiểm soát (kiểm tra hệ thống kiểm soát) là việc kiểm tra để thu thập bằng chứng kiểm toán về sự thiết kế phù hợp và sự vận hành hữu hiệu của hệ thống kế toán và hệ thống KSNB”. Thủ tục kiểm soát hay thử nghiệm kiểm soát được thực hiện nhằm thu thập bằng chứng kiểm toán về hiệu lực hoạt động của kiểm soát nội bộ trong việc ngăn chặn hay phát hiện và sửa lỗi những sai sót trọng yếu tại cấp độ cơ sở dẫn liệu. Khi đánh giá HTKSNB của đơn vị hoạt động có hiệu lực thì thủ tục kiểm soát sẽ được thực hiện quan đó giảm bớt các thử nghiệm cơ bản giúp tiết kiệm thời gian và chi phí. Ngược lại, nếu không có dấu hiệu của KSNB hay nó được áp dụng không hiệu lực thì KTV sẽ tiến hành các thử nghiệm cơ bản luôn nhưng với quy mô lớn hơn.

Giải pháp đề xuất:

Các thử nghiệm kiểm soát phổ biến với TSCĐ có thể được thực hiện như sau:

Bảng 3.1: Thử nghiệm kiểm soát với TSCĐ Mục

tiêu KSNB

Quá trình KSNB chủ yếu Các thử nghiệm kiểm soát

l.Tính hiệu lực

- TSCĐ ghi trong sô sách hiện do đơn vị quản lý sử dụng. Bộ phận quản lý TSCĐ độc lập với bộ phận ghi sổ.

- Sự có thật của công văn đề nghị mua TSCĐ, công văn duyệt mua, họp đồng mua, biên bản bàn giao TSCĐ đưa vào sử dụng, thẻ TSCĐ.

- Các chứng từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ được hủy bỏ, tránh sử dụng lại.

- Quan sát TSCĐ tại đơn vị và xem xét sự tách biệt giừa chức năng quản lý, bảo quản với bộ phận ghi sổ TSCĐ.

- Kiểm tra chứng từ, việc luân chuyển chứng từ và dấu hiệu của KSNB.

- Kiếm tra dấu hiệu của sự hủy bỏ

2.Tính đầy đủ

- Mỗi TSCĐ có một bộ hô sơ riêng, được ghi chép từ khi mua, nhận TSCĐ về đơn vị cho tới khi thanh lý nhượng bán TSCĐ. Việc ghi chép và tính nguyên giá TSCĐ đều dựa trên cở sở các chứng từ hợp lệ nêu trên

- Kiểm tra tính đầy đủ của các chứng từ có liên quan đến TSCĐ

3. Sự

Một phần của tài liệu Vận dụng quy trình kiểm toán vào kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong Kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán VACO thực hiện (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w