1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vận dụng quy trình kiểm toán vào kiểm toán khoản mục tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH EY Việt Nam thực hiện

73 1,6K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 341,7 KB

Nội dung

Vận dụng quy trình kiểm toán vào kiểm toán khoản mục tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH EY Việt Nam thực hiện Bài luận mới, đạt 10 điểm trong năm học 2016. Rất mong với tài liệu này sẽ giúp đỡ được các bạn

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

VIỆN KẾ TOÁN KIỂM TOÁN

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH

khoản mục tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính

do Công ty TNHH EY Việt Nam thực hiện

Lớp: Kiểm toán 54ABC

Hà Nội, 2016

Trang 2

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iii

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU iv

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM TIỀN CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH EY VIỆT NAM 3

1.1 Đặc điểm của tiền ảnh hưởng đến kiểm toán tài chính 3

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của khoản mục tiền 3

1.1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của khoản mục tiền 3

1.1.1.2 Vai trò khoản mục tiền 3

1.1.2 Đặc điểm hạch toán của khoản mục tiền 4

1.1.2.1 Nguyên tắc hạch toán khoản mục tiền 4

1.1.2.2 Hạch toán khoản mục tiền 6

1.1.3 Kiểm soát nội bộ với hoạt động thu, chi tiền 11

1.1.3.1 Yêu cầu cơ bản của kiểm soát nội bộ đối với tiền 11

1.1.3.2 Kiểm soát nội bộ đối với hoạt động thu tiền 12

1.1.3.3 Kiểm soát nội bộ với hoạt động chi tiền 13

1.2 Mục tiêu kiểm toán khoản mục tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH EY Việt Nam thực hiện 14

1.2.1 Những rủi ro thường gặp đối với khoản mục tiền 14

1.2.2 Mục tiêu kiểm toán khoản mục tiền 15

1.3 Quy trình kiểm toán khoản mục tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH EY Việt Nam thực hiện 15

1.3.1 Chuẩn bị kiểm toán 15

1.3.2 Thực hiện kiểm toán 18

1.3.2.1 Thực hiện thử nghiệm kiểm soát 18

1.3.2.2 Thực hiện thủ tục phân tích 18

1.3.2.3 Thực hiện thử nghiệm cơ bản 19

1.3.3 Kết thúc kiểm toán 20

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẬN DỤNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN VÀO KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH EY VIỆT NAM THỰC HIỆN TẠI KHÁCH HÀNG 22

2.1 Thông tin về khách hàng 22

2.2 Kiểm toán công ty CPDV XYZ 22

2.2.1 Chuẩn bị kiểm toán 22

2.2.2 Thực hiện kiểm toán 28

i

Trang 3

2.2.2.1 Thực hiện thử nghiệm kiểm soát 28

2.2.2.2 Thực hiện thủ tục phân tích 29

2.2.2.3 Thực hiện thử nghiệm cơ bản 30

2.2.3 Kết thúc kiểm toán 35

2.3 Kiểm toán công ty TNHH ABC 36

2.3.1 Chuẩn bị kiểm toán 36

2.3.2 Thực hiện kiểm toán 39

2.3.2.1 Thực hiện thử nghiệm kiểm soát 39

2.3.2.2 Thực hiện thủ tục phân tích 40

2.3.2.3 Thực hiện thử nghiệm cơ bản 41

2.3.3 Kết thúc kiểm toán 46

CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VẬN DỤNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN VÀO KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH EY VIỆT NAM THỰC HIỆN 47

3.1 Nhận xét về thực trạng vận dụng quy trình kiểm toán vào kiểm toán khoản mục tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH EY Việt Nam thực hiện 47

3.1.1 Những ưu điểm 47

3.1.2 Những tồn tại 49

3.2 Một số kiến nghị hoàn thiện vận dụng quy trình kiểm toán vào kiểm toán khoản mục tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH EY Việt Nam thực hiện 52

3.2.1 Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 52

3.2.2 Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán 56

3.2.3 Trong giai đoạn kết thúc cuộc kiểm toán 57

KẾT LUẬN 58

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 59

ii

Trang 4

10 SAD Summary of acceptant diffirence – Chênh lệch kiểm

toán có thể chấp nhận được

11 TE Tolerable Error – Mức trọng yếu cho tài khoản

iii

Trang 5

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

Sơ đồ 1.1 Mối liên hệ giữa tiền và các chu trình nghiệp vụ 4

Bảng 2.1 Câu hỏi đánh giá hệ thống nhân sự kế toán Công ty

CPDV XYZ

24

Bảng 2.3 Xác định mức trọng yếu đối với Công ty CPDV XYZ 26 Bảng 2.4 Mẫu giấy tờ làm việc thực hiện thử nghiệm kiểm soát

Bảng 2.6 Mẫu giấy tờ làm việc thực hiện thủ tục kiểm tra đối

chiếu công ty CPDV XYZ

31

Bảng 2.7 Mẫu giấy tờ làm việc thực hiện thủ tục chứng kiến

kiểm kê quỹ tiên mặt công ty CPDV XYZ

32

Bảng 2.8 Mẫu giấy tờ làm việc thực hiện thủ tục gửi thư xác

nhận tại công ty CPDV XYZ

Bảng 2.12 Mẫu giấy tờ làm việc thực hiện thủ tục kiểm tra đối

chiếu công ty TNHH ABC

42

Bảng 2.13 Mẫu giấy tờ làm việc thực hiện thủ tục tính toán lại

giá trị ngoại tệ tại công ty TNHH ABC

43

Bảng 2.14 Mẫu giấy tờ làm việc thực hiện thủ tục chứng kiến

kiểm kê quỹ tiên mặt công ty TNHH ABC

44

Bảng 2.15 Mẫu giấy tờ làm việc thực hiện thủ tục gửi thư xác

nhận tại công ty TNHH ABC

45

iv

Trang 6

LỜI NÓI ĐẦU

Nền kinh tế Việt Nam đang phát triền từng ngày, các loại hình doanhnghiệp ngày càng đa dạng Các công ty, tập đoàn đang lớn mạnh rất nhanh đểhội nhập với quốc tế Đi cùng với đó, số lượng người quan tâm đến BCTC củacác công ty tăng lên, từ cổ đông cho đến khách hàng, nhà cung cấp Nhữngngười quan tâm này luôn cần có thông tin trung thực, đáng tin cậy để ra cácquyết định kinh tế của mình Do đó, kiểm toán phát triển như một sự tất yếu từnhu cầu của thị trường

Hoạt động kiểm toán góp phần rất quan trọng trong việc lành mạnh hoá cácthông tin tài chính của các tổ chức kinh tế, nó giúp các cấp quản lý, những ngườiquan tâm đến các thông tin tài chính đó có cơ sở để ra những quyết định đúngđắn trong quản lý, trong kinh doanh cũng như trong đầu tư

Trong các khoản mục trên BCTC, tiền là yếu tố có liên quan đến các hoạtđộng mua bán, thanh toán và các HĐTC khác của doanh nghiệp Khoản mụctiền có ảnh hưởng đến hầu hết các khoản mục trên báo tài chính đặc biệt là bảngcân đối kế toán và báo cáo lưu chuyển tiền tệ Những nghiệp vụ về tiền phát sinh

có thể phản ánh hiệu quả của một doanh nghiệp trong cân đối thu chi và số dưtrên khoản mục tiền hợp lý hay không

Từ những đặc điểm trên, em đã quyết định nghiên cứu đề tài: “Vận dụng quy trình kiểm toán vào kiểm toán khoản mục tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH EY Việt Nam thực hiện”.

Nội dung bài biết gồm 3 chương:

Chương 1: Đặc điểm tiền có ảnh hưởng đến kiểm toán tài chính tại công ty TNHH EY Việt Nam

v

Trang 7

Chương 2: Thực trạng vận dụng quy trình kiểm toán vào kiểm toán khoản mục tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH EY Việt Nam thực hiện tại khách hàng

Chương 3: Nhận xét và các giải pháp hoàn thiện vận dụng quy trình kiểm toán vào kiểm toán khoản mục tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH EY Việt Nam thực hiện

Em xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong viện Kế toán –Kiểm toán, đặc biệt là TS Đinh Thế Hùng đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em đểhoàn thành bài viết này

vi

Trang 8

CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM TIỀN CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH EY VIỆT NAM

1.1 Đặc điểm của tiền ảnh hưởng đến kiểm toán tài chính

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của khoản mục tiền

1.1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của khoản mục tiền

Tiền là tài sản tồn tại trực tiếp dưới hình thái giá trị gồm: tiền mặt tại quỹ,TGNH, kho bạc, các công ty tài chính và tiền đang chuyển

Tiền mặt tại quỹ bao gồm tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, đá quý,…đang nằm trong két tại doanh nghiệp

TGNH bao gồm tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng, bạc,… của doanh nghiệpđang gửi tại các ngân hàng (kho bạc, công ty tài chính)

Tiền đang chuyển là các khoản tiền của doanh nghiệp đã nộp vào ngânhàng, kho bạc nhà nước hoặc đã gửi vào bưu điện để chuyển cho ngân hàngnhưng chưa nhận được giấy báo hay bảng kê của ngân hàng

Khoản mục tiền là khoản mục được trình bày trước tiên trên bảng cân đối

kế toán, một phần của tài sản lưu động, là tài sản chứa nhiều rủi ro nhất như biểnthủ, tham ô, Do vậy mà tiền cần phải được bảo quản và quản lý rất chặt chẽ.Tiền là phương tiện chính trong các giao dịch mua bán và các HĐTC doanhnghiệp Số phát sinh của tiền thường cao hơn các tài khoản khác mặc dù khoảnnày thường chiếm một tỷ trọng không lớn trong tổng tài sản

1.1.1.2 Vai trò khoản mục tiền

Tiền liên quan đến các nghiệp vụ mua bán, thanh toán và các HĐTC củadoanh nghiệp, là khoản mục chịu ảnh hưởng và có ảnh hưởng tới tài sản và cáckhoản mục như DT, chi phí, công nợ của doanh nghiệp

vii

Trang 9

Tiền là một khoản mục quan trọng được dùng để đánh giá và phân tích khảnăng thanh toán của doanh nghiệp Phát sinh tăng giảm của tiền và các nghiệp

vụ liên quan đến thu chi tiền phản ánh hiệu quả sử dụng tiền của doanh nghiệp.Các nghiệp vụ về tiền thường phát sinh thường xuyên với số lượng lớn vàquy mô đa dạng Mặc dù tiền có rất nhiều ưu điểm trong hoạt động thanh toán,cũng như trong quá trình bảo quản, sử dụng nhưng chính điều này dẫn tới khảnăng sai phạm tiềm tàng rất cao khi kiểm toán cần phải chú ý

Tiền có liên quan đến nhiều chu trình nghiệp vụ khác nhau và điều này dẫntới những ảnh hưởng của những sai phạm từ các khoản mục có liên quan trongchu trình tới khoản mục tiền và ngược lại Về mối quan hệ giữa tiền và các chutrình nghiệp vụ khác có liên quan có thể khái quát theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.1: Mối liên hệ giữa tiền và các chu trình nghiệp vụ

Tiền

CNV DT

TK 622, 627,

641, 642 Giảm trừ DT

Chi phí phải trả

Chu trình bán hàng – thu tiền Chu trình tiền lương – nhân viên

Phải trả NB

HTK, Dịch vụ TSCĐ

Chu trình mua hàng – thanh toán

viii

Trang 10

1.1.2 Đặc điểm hạch toán của khoản mục tiền

1.1.2.1 Nguyên tắc hạch toán khoản mục tiền

Đơn vị tiền tệ được sử dụng để ghi sổ kế toán, lập và trình bày BCTC củadoanh nghiệp là Đồng Việt Nam (VNĐ) Tuy nhiên, đối với trường hợp doanhnghiệp chủ yếu thu, chi bằng ngoại tệ thì có thể chọn một loại ngoại tệ làm đơn

vị tiền tệ để ghi sổ kế toán

Theo khoản 2 và 3 Điều 4 Thông tư 200/2014/TT-BTC về việc lựa chọn đơn vịtiền tệ trong kế toán:

“2 Đơn vị tiền tệ trong kế toán là đơn vị tiền tệ:

a) Được sử dụng chủ yếu trong các giao dịch bán hàng, cung cấp dịch vụ củađơn vị, có ảnh hưởng lớn đến giá bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ và thườngchính là đơn vị tiền tệ dùng để niêm yết giá bán và được thanh toán; và

b) Được sử dụng chủ yếu trong việc mua hàng hóa, dịch vụ, có ảnh hưởng lớnđến chi phí nhân công, nguyên vật liệu và các chi phí sản xuất, kinh doanh khác,thông thường chính là đơn vị tiền tệ dùng để thanh toán cho các chi phí đó

3 Các yếu tố sau đây cũng được xem xét và cung cấp bằng chứng về đơn vị tiền

tệ trong kế toán của đơn vị:

a) Đơn vị tiền tệ sử dụng để huy động các nguồn lực tài chính (như phát hành cổphiếu, trái phiếu);

b) Đơn vị tiền tệ thường xuyên thu được từ các hoạt động kinh doanh và đượctích trữ lại.”

Khi lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán, doanh nghiệp phải thông báo cho

cơ quan thuế quản lý trực tiếp Sau khi doanh nghiệp đã xác định được đơn vị

ix

Trang 11

tiền tệ trong kế toán thì doanh nghiệp không được thay đổi trừ khi có sự thay đổitrọng yếu trong các giao dịch.

Các tài khoản theo dõi khoản mục tiền có số dư bên Nợ, phát sinh bên Nợ

là phát sinh tăng, phát sinh bên Có là phát sinh giảm

Kế toán phải theo dõi chi tiết nguyên tệ Khi phát sinh các giao dịch bằngngoại tệ, kế toán quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo nguyên tắc: bên Nợcác tài khoản tiền áp dụng tỷ giá thực tế, bên Có các tài khoản tiền áp dụng tỷgiá ghi sổ bình quân gia quyền Tại thời điểm lập BCTC theo quy định của phápluật, doanh nghiệp phải thực hiện đánh giá lại số dư ngoại tệ và vàng tiền tệ theo

tỷ giá giao dịch thực tế

Các nghiệp vụ liên quan đến tiền phải cập nhật, ghi chép thường xuyên.Nguyên tắc này cũng bao hàm cả việc ghi chép hạch toán nghiệp vụ tiền phảiđúng thời điểm nghiệp vụ phát sinh

x

Trang 12

1.1.2.2 Hạch toán khoản mục tiền

 Hạch toán tiền mặt

Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ tại quỹ doanhnghiệp bao gồm: Tiền Việt Nam, ngoại tệ và vàng tiền tệ Khi tiến hành nhập,xuất quỹ tiền mặt phải có phiếu thu, phiếu chi và có đủ chữ ký của người nhận,người giao, người có thẩm quyền cho phép nhập, xuất quỹ theo quy định của chế

độ chứng từ kế toán Một số trường hợp đặc biệt phải có lệnh nhập quỹ, xuấtquỹ đính kèm Kế toán quỹ tiền mặt phải có trách nhiệm mở sổ kế toán quỹ tiềnmặt, ghi chép hàng ngày liên tục theo trình tự phát sinh các khoản thu, chi, xuất,nhập quỹ tiền mặt, ngoại tệ và tính ra số tồn quỹ tại mọi thời điểm Thủ quỹ chịutrách nhiệm quản lý và nhập, xuất quỹ tiền mặt Hàng ngày thủ quỹ phải kiểm kê

số tồn quỹ tiền mặt thực tế, đối chiếu số liệu sổ quỹ tiền mặt và sổ kế toán tiềnmặt Nếu có chênh lệch, kế toán và thủ quỹ phải kiểm tra lại để xác định nguyênnhân và kiến nghị biện pháp xử lý chênh lệch

Tài khoản sử dụng: Tài khoản 111 - Tiền mặt, có 3 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 1111 – Tiền Việt Nam: Phản ánh tình hình thu, chi tồn quỹ tiềnViệt Nam tại quỹ tiền mặt

- Tài khoản 1112 – Ngoại tệ: Phản ánh tình hình thu, chi , chênh lệch tỷ giá

và số dư ngoại tệ tại quỹ tiền mặt theo giá trị quy đổi ra Đồng Việt Nam

- Tài khoản 1113 – Vàng tiền tệ: Phản ánh tình hình biến động và giá trịvàng tiền tệ tại quỹ của doanh nghiệp

Sơ đồ hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu của tài khoản 111 – Tiền mặt nhưsau:

xi

Trang 13

Sơ đồ 1.2: Sơ đồ hạch toán tài khoản 111

TK 111 SD:xx

Rút TGNH về nhập quỹ

Chi thanh toán các khoản nợ, tiền lương nhân viên, nộp các loại bảo hiểm

TK 344

TK 121, 221, 222,

128, 228 Nhận ký quỹ, ký cược Chi đầu tư tài chính

tạm ứng, các khoản ứng trước Chi mua hàng hóavật tư, TSCĐ

TK 121,

221, 128,

138, 244,

Thu hồi các khoản đầu tư, các

khoản cho vay, ký quỹ, ký cược Thuế GTGT được khấu trừ

TK 711

TK 623, 627, 635,

641, 642, 241 Thu nhập khác

Chi mua dịch vụ sử dụng cho hoạt động kinh doanh, XDCB

Các khoản thừa quỹ tiền mặt phát

hiện khi kiểm kê Chi hoạt động khác

TK 1381 Các khoản thiếu quỹ tiền mặt

phát hiện khi kiểm kê

xii

Trang 14

Khi nhận được chứng từ của Ngân hàng gửi đến, kế toán phải kiểm tra, đốichiếu với chứng từ gốc kèm theo Nếu có sự chênh lệch giữa số liệu trên sổ kếtoán của doanh nghiệp, số liệu ở chứng từ gốc với số liệu trên chứng từ củaNgân hàng thì doanh nghiệp phải thông báo cho Ngân hàng để cùng đối chiếu,xác minh và xử lý kịp thời Cuối tháng, chưa xác định được nguyên nhân chênhlệch thì kế toán ghi sổ theo số liệu của Ngân hàng trên giấy báo Nợ, báo Có hoặcbản sao kê Số chênh lệch (nếu có) ghi vào bên Nợ TK 138 “Phải thu khác”(1388) (nếu số liệu của kế toán lớn hơn số liệu của Ngân hàng) hoặc ghi vào bên

Có TK 338 “Phải trả, phải nộp khác” (3388) (nếu số liệu của kế toán nhỏ hơn sốliệu của Ngân hàng) Sang tháng sau, tiếp tục kiểm tra, đối chiếu, xác địnhnguyên nhân để điều chỉnh số liệu ghi sổ

Tài khoản sử dụng: Tài khoản 112 - TGNH, có 3 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 1121 – Tiền Việt Nam: Phản ánh số tiền gửi vào, rút ra và hiệnđang gửi tại Ngân hàng bằng Đồng Việt Nam

- Tài khoản 1122 – Ngoại tệ: Phản ánh số tiền gửi vào, rút ra và hiện đanggửi tại Ngân hàng bằng ngoại tệ các loại đã quy đổi ra Đồng Việt Nam

- Tài khoản 1123 – Vàng tiền tệ: Phản ánh tình hình biến động và giá trịvàng tiền tệ của doanh nghiệp đang gửi tại Ngân hàng tại thời điểm báocáo

xiii

Trang 15

Sơ đồ hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu của tài khoản 112 – TGNH như sau:

xiv

Trang 16

Sơ đồ 1.3: Sơ đồ hạch toán tài khoản 112

TK 112 SD:xx

3331

TK 211,

213, 241 Thuế GTGT đầu ra

Chi mua TSCĐ, chi phí XDCB

Nhận được tiền đang chuyển Chi thanh toán cáckhoản nợ, tiền

lương nhân viên, nộp các loại bảo hiểm

TK 344

TK 121, 221, 222,

128, 228 Nhận ký quỹ, ký cược Chi đầu tư tài chính

Thu hồi các khoản nợ, các khoản

Thu hồi các khoản đầu tư, các

khoản cho vay, ký quỹ, ký cược

Thuế GTGT được khấu trừ

TK 411,

441, 461

TK 623, 627, 635,

641, 642, 811 Nhận vốn góp kinh doanh, vốn

XDCB, kinh phí hoạt động

Chi mua dịch vụ sử dụng cho hoạt động kinh doanh, chi khác

toán và sổ có ngân hàng (số

dư sổ kế toán lớn hơn)

xv

Trang 17

SD: xx

 Hạch toán tiền đang chuyển

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản tiền của doanh nghiệp đã nộpvào Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước, đã gửi bưu điện để chuyển cho Ngân hàngnhưng chưa nhận được giấy báo Có, đã trả cho doanh nghiệp khác hay đã làmthủ tục chuyển tiền từ tài khoản tại Ngân hàng để trả cho doanh nghiệp khácnhưng chưa nhận được giấy báo Nợ hay bản sao kê của Ngân hàng

Tài khoản sử dụng: Tài khoản 113 - Tiền đang chuyển, có 2 tài khoản cấp2:

- Tài khoản 1131 – Tiền Việt Nam: Phản ánh số tiền Việt Nam đangchuyển

- Tài khoản 1132 – Ngoại tệ: Phản ánh số ngoại tệ đang chuyển

Sơ đồ hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu của tài khoản 113 – Tiền đangchuyển như sau:

Sơ đồ 1.4: Sơ đồ hạch toán tài khoản 113

TK 113 SD:xx

Gửi tiền mặt vào ngân hàng chưa

nhận được giấy báo Có Nhận được giấy báo Có vềcác khoản tiền đang chuyển

Nhận được giấy báo Nợ của Ngân hàng về khoản tiền trả nợ

TK 112

Chuyển tiền vào ngân hàng trả

nợ, chưa nhận được giấy báo Nợ

SD: xx

xvi

Trang 18

 Hạch toán các giao dịch liên quan đến ngoại tệ

Khi phát sinh các giao dịch bằng ngoại tệ, kế toán phải quy đổi ngoại tệ raĐồng Việt Nam theo nguyên tắc:

- Bên Nợ TK 1112, 1122 áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế Riêng trườnghợp rút ngoại tệ từ ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt thì áp dụng tỷ giá ghi

sổ kế toán của TK 1122;

- Bên Có TK 1112 áp dụng tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền

Tại tất cả các thời điểm lập BCTC theo quy định của pháp luật, doanhnghiệp phải đánh giá lại số dư ngoại tệ theo nguyên tắc:

- Tỷ giá giao dịch thực tế áp dụng khi đánh giá lại số dư tiền mặt bằngngoại tệ là tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng thương mại nơi doanhnghiệp thường xuyên có giao dịch (do doanh nghiệp tự lựa chọn) tại thờiđiểm lập BCTC

- Tỷ giá giao dịch thực tế áp dụng khi đánh giá lại số dư TGNH bằng ngoại

tệ là tỷ giá mua ngoại tệ của chính ngân hàng thương mại nơi doanhnghiệp mở tài khoản ngoại tệ tại thời điểm lập BCTC Trường hợp doanhnghiệp có nhiều tài khoản ngoại tệ ở nhiều ngân hàng khác nhau và tỷ giámua của các ngân hàng không có chênh lệch đáng kể thì có thể lựa chọn

tỷ giá mua của một trong số các ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tàikhoản ngoại tệ làm căn cứ đánh giá lại

1.1.3 Kiểm soát nội bộ với hoạt động thu, chi tiền

1.1.3.1 Yêu cầu cơ bản của kiểm soát nội bộ đối với tiền

Để hoạt động kiếm soát nội bộ đối với tiền hiệu quả thì KSNB phải đápứng những yêu cầu cơ bản sau:

xvii

Trang 19

- Thu đủ: Tất cả các khoản tiền thu được đều phải nộp vào két tiền mặthoặc vào tài khoản TGNH đúng thời gian theo quy định.

- Chi đúng: Tất cả các khoản chi tiền đều phải thực hiện đúng với mụcđích, được phê chuẩn và phải được ghi chép chính xác, đúng đắn

- Duy trì số dư tiền hợp lý trên cơ sở từng loại tiền để đảm bảo khả năngchi trả những nhu cầu kinh doanh cũng như là những khoản nợ đến hạnthanh toán Một tỷ lệ dự trữ hợp lý là rất cần thiết trong khi dự trữ thiếuhay thừa đều ảnh hưởng không tốt tới hoạt động sản xuất kinh doanh nóichung và có thể làm tăng mức rủi ro đối với tiền mặt

Từ những yêu cầu cơ bản trên, các thủ tục kiểm soát tiền phải được xâydựng tuân thủ theo những nguyên tắc cơ bản sau:

- Nguyên tắc phân công, phân nhiệm: Công việc trong các nghiệp vụ liênquan đối với tiền phải có sự phân tách đáng kể trong mỗi quan hệ đối vớicác chu trình có liên quan với tiền cụ thể Ví dụ chu trình mua hàng thanhtoán, sự phân tách về công việc thanh toán với các công việc khác như đặtmua hàng, tiếp nhận hàng,… sẽ tạo ra một khả năng kiểm soát đối vớinghiệp vụ chi tiền tương đối tốt, do đó sẽ làm giảm khả năng sai sót trongchu trình nghiệp vụ này

- Nguyên tắc bất kiêm nhiệm: Tách biệt nhiệm vụ giữ tiền mặt với việc ghichép các sổ sách kế toán Những nhân viên giữ tiền mặt không được tiếpcận với sổ sách kế toán và các nhân viên kế toán không được giữ tiền mặt.Doanh nghiệp cần thiết lập quy định về kiểm kê quỹ, trách nhiệm cụ thểđối với cá nhân trong việc quản lý tiền tại quỹ

- Nguyên tắc ủy quyền và phê chuẩn: nguyên tắc này yêu cầu trước khi cácnghiệp vụ tiền được thực hiện cần phải có sự phê chuẩn đúng mức Sự ủyquyền và phê chuẩn tốt sẽ tạo ra điều kiện tốt phục vụ cho việc kiểm soátđối với các nghiệp vụ nói chung và các nghiệp vụ về tiền nói riêng

xviii

Trang 20

1.1.3.2 Kiểm soát nội bộ đối với hoạt động thu tiền

Những thủ tục kiểm soát thường được vận dụng đối với các hoạt động thutiền từ bán hàng và cung cấp dịch vụ tại doanh nghiệp là:

- Thực hiện thu tiền tập trung và có sự phân công một nhân viên thực hiệnđộc lập

- Đánh số trước và kiểm tra sự liên tục của các dãy số trên các phiếu thu,biên lai nhận tiền,… ngăn ngừa khả năng ghi khống hay bị bỏ sót

Với hoạt động bán lẻ, doanh nghiệp có một số thủ tục kiểm soát riêng như:

- Sử dụng thống nhất hệ thống mã vạch quản lý từng loại hàng hóa và một

Trường hợp thanh toán qua ngân hàng hay khách hàng chuyển tiền thanhtoán thì kiểm soát đối với giấy báo có và định kỳ đối chiếu công nợ là thủ tụchiệu quả để ngăn chặn khả năng sai phạm trong những nghiệp vụ này

1.1.3.3 Kiểm soát nội bộ với hoạt động chi tiền

Với các nghiệp vụ chi tiền, hệ thống KSNB tập trung hơn vào các thủ tụckiểm soát sau:

xix

Trang 21

- Vận dụng triệt để nguyên tắc ủy quyền và phê chuẩn trong hoạt động chitiền Khi thực hiện việc chi tiền thông thường đơn vị có các văn bản quyphạm hạn mức, điều kiện chi tiết và có sự kiểm soát, phê duyệt của cáccấp quản lý Sự phê chuẩn này phải để lại dẫu vết trực tiếp.

- Hạn chế tối đa việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán Để ngăn chặnnhững gian lận và sai sót trong quá trình thanh toán hiệu quả, doanh nhiệpnên thực hiện nhiều việc thanh toán điện tử, thanh toán qua các ngânhàng

- Sử dụng chứng từ là phiếu chi phải có đánh số trước Trong quá trình chitiền nếu có những chứng từ nào sai sót, phải viết lại thì phải được lưu trữlàm căn cứ kiểm tra tính liên tục của những chứng từ nhằm phất hiện cácnghiệp vụ bị ghi khống hay bỏ sót

- Thực hiện việc đối chiếu định kỳ đối với ngân hàng, nhà cung cấp Nhữngkhoản chênh lệch phải được tìm ra nguyên nhân và có cách xử lý, điềuchỉnh thích hợp

1.2 Mục tiêu kiểm toán khoản mục tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính

do Công ty TNHH EY Việt Nam thực hiện

1.2.1 Những rủi ro thường gặp đối với khoản mục tiền

Rủi ro trong hoạt động kiểm toán BCTC nói chung và trong kiểm toánkhoản mục tiền nói riêng là nói đến khả năng tồn tại những sai sót trong yếu trênBCTC mà KTV không phát hiện ra trong quá trình kiểm toán Với các đặc điểmtính thanh khoản cao, dễ vận chuyển, cất trữ, nên khả năng sai phạm có thể xảy

ra ở cả 3 loại tiền là tiền mặt, TGNH, tiền đang chuyển

Đối với tiền mặt, khả năng sai phạm thường có các trường hợp phổ biến sau:

- Tiền mặt ghi chép trên sổ sách không thực có trong két tiền mặt

- Chi tiền quá giá trị thực tế, chi khống thông qua việc làm giả chứng từ

- Khai tăng chi, giảm thu nhằm biển thủ tài sản

xx

Trang 22

- Thủ quỹ thông đồng với người làm công tác thanh toán hay trực tiếp vớikhách hàng để biển thủ tiền

- Khả năng mất mát do bảo quản tiền không tốt

Đối với TGNH, khả năng sai phạm thường có các trường hợp phổ biến sau:

- Thanh toán tiền lãi cao hoặc thấp hơn giá trị thực tế

- Thanh toán một hóa đơn nhiều lần

- Kế toán thực hiện biển thủ TGNH thông qua việc không ghi sổ các nghiệp

vụ đã thanh toán của khách hàng qua ngân hàng

- Thông đồng giữa kế toán tiền gửi với nhân viên thực hiện giao dịch tạingân hàng nhằm mục đích biển thủ tiền của đơn vị

- Chênh lệch giữu số liệu theo ngân hàng và theo tính toán của kế toán ngânhàng tại đơn vị

Đối với ngoại tệ có thể xảy ra một số sai phạm như:

- Hạch toán sai tiền ngoại tệ do áp dụng những nguyên tắc kế toán khôngphù hợp

- Ghi nhận sai tỷ giá của ngoại tệ vào thời điểm phát sinh ngoại tệ hay cuốikỳ

Đối với tiền đang chuyển, sai phạm xảy ra với mức độ thấp nhưng vẫn có khảnăng xảy ra như:

- Tiền bị chuyển sai địa chỉ

- Nộp tiền vào tài khoản muộn hoặc sai kỳ

- Ghi sai số tiền chuyển vào ngân hàng, chuyển thanh toán

1.2.2 Mục tiêu kiểm toán khoản mục tiền

Từ các đặc điểm và khả năng sai phạm của khoản mục tiền, trong các cuộc kiểmtoán BCTC đối với khoản mục tiền thường xác định các mục tiêu kiểm toán sau:

xxi

Trang 23

Mục tiêu kiểm toán

chung

Mục tiêu kiểm toán cụ thể

Hiện hữu Số dư tài khoản tiền vào ngày lập BCTC là có thực

Đầy đủ Tất cả các nghiệp vụ liên quan đến tiền đều được ghi

chép, tất cả các loại tiền đều được ghi chép, phản ánhTính giá Tiền các loại phải được tính giá đúng đắn theo các

nguyên tắc được quy định trong hạch toán tiềnPhân loại trình bày Tiền phản ánh trên BCTC gồm tiền mặt, TGNH, tiền

đang chuyển theo đúng cách phân loại đối với tiền quyđịnh

Quyền và nghĩa vụ Tiền của doanh nghiệp phải phản ánh đúng là tài sản của

doanhg nghiệpChính xác số học Số dư tài khoản tiền mặt phải được tính toán, ghi sổ và

chuyển sổ chính xác

1.3 Quy trình kiểm toán khoản mục tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính

do Công ty TNHH EY Việt Nam thực hiện

1.3.1 Chuẩn bị kiểm toán

Tại EY, giai đoạn chuẩn bị kiểm toán gồm 2 gian đoạn nhỏ hơn là giaiđoạn lập kế hoạch và nhận diện rủi ro và giai đoạn lập chiến lược và đánh giá rủiro

Giai đoạn lập kế hoạch và nhận diện rủi ro là giai đoạn đầu tiên của một cuộckiểm toán Giai đoạn này thường được thực hiện trong năm đối với các kháchhàng đã được kiểm toán năm trước Đối với khách hàng mới trong năm nay, việclập kế hoạch và nhận diện rủi ro sẽ được các Giám đốc kiểm toán, Chủ nhiệmcao cấp thực hiện Các công việc cần làm là KTV sẽ tìm hiểu những yêu cầu củadịch vụ, xác định phạm vi kiểm toán và thành lập nên nhóm kiểm toán, xác địnhcác kỹ năng cần thiết phục vụ cho đoàn kiểm toán cũng như mức độ đáp ứngnhân lực của Công ty cho cuộc kiểm toán đó Từ đó, Công ty cân nhắc việc cónên cung cấp dịch vụ cho khách hàng đối với khách hàng cũ, có nên chấp nhận

xxii

Trang 24

kiểm toán cho khách hàng mới trong năm nay Việc tìm hiểu về khách hàng baogồm: tìm hiểu ngành nghề kinh doanh, môi trường hoạt động, BGĐ, nhữngngười lãnh đạo và phong cách quản lý của những người đứng đầu với mục đíchđánh giá rủi ro tiềm tàng của khách hàng Đồng thời tiến hành đánh giá hệ thốngKSNB, đánh giá gian lận, rủi ro và những biện pháp xử lý thích hợp Qua đó,KTV sẽ xác định được mức trọng yếu đối với toàn bộ BCTC (PM), mức trọngyêu ở cấp độ khoản mục (TE), tổng chênh lệch tối đa được phép không cần điềuchỉnh (SAD), và xác định các khoản mục trọng yếu, các cơ sở dẫn liệu dễ bị viphạm để có thể tập trung tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề đó.

Ở EY, xác đinh PM dựa trên tỷ lệ nhất định trên DT tùy theo mức độ rủi ro củacuộc kiểm toán TE tính trên 50% của PM, SAD = 5% của TE

Kết thúc giai đoạn lập kế hoạch thực hiện và nhận diện rủi ro, mọi thông tin

cơ bản về khách hàng cũng như mức trọng yếu được xác lập và cập nhật vàoCanvas để mọi người trong đoàn kiểm toán có thể được theo dõi một cách dễdàng và thuận tiện

Giai đoạn đánh giá rủi ro là giai đoạn quan trọng nhất trước khi bước vàothực hiện cuộc kiểm toán, thường được làm trong năm Nếu xác định sai rủi ro

có thể dẫn đến việc xác định sai phương hướng và cách thức thực hiện Giaiđoạn này, KTV sẽ thảo luận trước đoàn kiểm toán, xác định các nghiệp vụ trọngyếu dựa trên bản chất loại hình kinh doanh và phương thức kinh doanh củakhách hàng, tìm hiểu quá trình luân chuyển chứng từ, hệ thống thông tin kế toáncủa doanh nghiệp, các thủ tục kiểm soát của doanh nghiệp Qua đó xác địnhđược rủi ro kiểm soát, xác đinh hướng thực hiện kiểm toán theo mở rộng các thửnghiệm cơ bản hay mở rộng các thử nghiệm kiểm soát

Cụ thể, đối với khoản mục tiền, KTV sẽ tiến hành thực hiện kiểm tra từngbước (Walkthroughs) của quá trình thu tiền (Cash receipts) và chi tiền (Cashdisbursements) để xác định hiệu lực và hiệu năng của các thủ tục kiểm soát tiền

xxiii

Trang 25

trong doanh nghiệp Tiếp đó KTV thiết kế các bảng hỏi phỏng vấn BGĐ để hiểu

rõ hơn về doanh nghiệp, phong cách quản lý, qua đó xác định được các rủi rokiểm soát đối với khoản mục tiền

Kết quả quan trọng của giai đoạn xác định chiến lược và đánh giá rủi ro là đưa

ra được đánh giá về mức độ rủi ro tổng hợp (Combined risk assessments) đốivới khoản mục tiền

Có 3 mức rủi ro đối với mỗi loại rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro pháthiện:

- Mức rủi ro thấp nhất (minimal)

- Mức rủi ro thấp (low)

- Mức rủi rot rung bình (moderate)

- Mức rủi ro cao (high)

EY xác định giá trị cho mỗi mức rủi ro đối với mỗi khoản mục dựa trên tỷ

lệ phần trăm nhất định của DT Trên cơ sở mức rủi ro này sẽ giúp KTV thiết kếcác thử nghiệm kiểm soát (Test of Control), các thử nghiệm kiểm toán cơ bản(Test of Detail) và các thử nghiệm kiểm toán tổng quát Kết thúc giai đoạn này,trưởng nhóm kiểm toán sẽ thông báo kế hoạch kiểm toán cho nhóm kiểm toánthực hiện và chuẩn bị bản ghi nhớ các chiến lược kiểm toán

Hình thành chương trình kiểm toán: Chương trình kiểm toán khoản mụctiền là chi tiết các bước công việc cần thực hiện khi kiểm toán KTV căn cứ vàonhững nhận định ban đầu có được về khách hàng để thiết kế chương trình kiểmtoán cho phù hợp với thực trạng khoản mục tiền và chi phí kiểm toán Nếu hệthống KSNB đối với khoản mục tiền của khách hàng được đánh giá là hữu hiệuthì chương trình kiểm toán sẽ được thiết kế với nhiều các thử nghiệm kiểm soát

và giảm bớt các thử nghiệm cơ bản Ngược lại nếu hệ thống KSNB của khách

xxiv

Trang 26

hàng được đánh giá là không hữu hiệu thì chương trình kiểm toán sẽ tăng cácthử nghiệm cơ bản đối với khoản mục tiền.

1.3.2 Thực hiện kiểm toán

1.3.2.1 Thực hiện thử nghiệm kiểm soát

 Tổng cộng nhật ký thu tiền, nhật ký chi tiền và đối chiếu với sổ cái nhằmxem xét độ chính xác đối với các phép cộng trên các sổ và việc chuyển sổ

 So sánh chi tiết danh sách nhận tiền trên sổ quỹ với nhật ký thu tiền, vớicác bảng kê TGNH và với tài khoản nợ phải thu Thủ tục này đảm bảorằng mọi khoản tiền thu được đều được gửi ngay vào ngân hàng

 Chọn mẫu so sánh giữa các khoản chi đã ghi trong nhật ký với tài khoảnphải trả và với các chứng từ có liên quan Nhằm đối chiếu khoản tiền trênphiếu thu, phiếu chi với các hoá đơn, báo cáo nhận hàng, séc chi trả Thủtục này cũng nhằm xem xét sự phê chuẩn, ký duyệt trên các phiếu thu,phiếu chi và các chứng từ đi kèm như giấy xin tạm ứng, thanh toán tạmứng

1.3.2.2 Thực hiện thủ tục phân tích

Thường hướng tới các mục tiêu kiểm toán Hiện hữu, Trọn vẹn và Đánh giá.KTV thực hiện so sánh số dư tài khoản tiền năm hiện hành với số liệu kế hoạch(dự toán), số dư của năm trước; tính toán tỷ lệ giữa tiền với tổng tài sản lưuđộng và so sánh số liệu dự kiến, nhằm phát hiện ra các biến động bất thường đểtìm hiểu nguyên nhân và giải thích Tìm hiểu hệ thống thanh toán của đơn vị chủyếu qua ngân hàng hay bằng tiền mặt, tìm hiểu hệ thống KSNB nhằm đảm bảocác nguyên tắc: phân công phân nhiệm, bất kiêm nhiệm và nguyên tắc phêchuẩn Thông thường, đối với kiểm toán khoản mục tiền thì thủ tục phân tích ítđược sử dụng

xxv

Trang 27

1.3.2.3 Thực hiện thử nghiệm cơ bản

Là việc chọn mẫu các nghiệp vụ kế toán phát sinh và thực hiện các kĩ thuậtthu thập bằng chứng

 KTV thu thập số dư chi tiết các tài khoản tiền mặt, TGNH, tiền đangchuyển theo từng loại tiền Việt Nam, ngoại tệ hay vàng bạc kim khí đáquý gồm số dư cuối kì trước và số dư cuối kì này trên các sổ cái tài khoản.Thủ tục này nhằm kiểm tra sự thống nhất số liệu tổng hợp của khoản mụctrên BCTC với số liệu các tài khoản chi tiết cấu thành Đây là công việcđầu tiên khi thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết số dư tài khoản tiền

 Gửi thư xác nhận tất cả các số dư của tài khoản TGNH tại thời điểm khoásổ: Để thông tin mà ngân hàng cung cấp được khách quan thì KTV nêntrực tiếp gửi thư xác nhận tới tất cả các ngân hàng mà khách hàng có tàikhoản giao dịch Ngoài xác nhận số dư của tài khoản tiền gửi, KTV còn

có thể xác minh các nghiệp vụ nghi vấn mà khách hàng thực hiện giaodịch qua ngân hàng Thủ tục gửi thư xác nhận với ngân hàng hướng tớimục tiêu có thực, mục tiêu trọn vẹn và mục tiêu quyền và nghĩa vụ

 Kiểm kê tiền mặt tồn quỹ: kiểm toán cần chứng kiến việc kiểm kê quỹtiền mặt của khách hàng vào thời điểm kết thúc niên độ kế toán, thu thậpbiên bản kiểm kê tiền mặt để đối chiếu với số liệu trên sổ cái tài khoảntiền

 Kiểm tra việc khoá sổ đối với các nghiệp vụ thu và chi tiền, hướng tớimục tiêu phân loại và trình bày, tính đúng kì của các nghiệp vụ phát sinhđược ghi nhận thực tế Đối với tài khoản tiền mặt, thủ tục này được thựchiện bằng cách kiểm tra các phiếu thu, phiếu chi và các chứng từ gốc ghinhận vào thời điểm cuối niên độ kế toán và đầu niên độ kế toán tiếp theo.KTV cần lưu ý tính liên tục của các phiếu thu, phiếu chi của các ngàycuối cùng được lập và ghi chép trước thời điểm khoá sổ

xxvi

Trang 28

 Lựa chọn và kiểm tra các nghiệp vụ thu chi bất thường: KTV căn cứ vàocác bút toán được hạch toán trên sổ chi tiết các tài khoản tiền, chọn nhữngnghiệp vụ bất thường và tiến hành đối chiếu ngược về các chứng từ gốcliên quan nhằm xem xét tính đúng đắn về nội dung và số tiền của cácnghiệp vụ thu, chi này Thủ tục này với mục đích xác minh tính có thực

và sự phê chuẩn đối với các khoản thu chi

 Kiểm tra các khoản chi tiêu lặt vặt: Một phần lớn quỹ tiền mặt được sửdụng cho các mục đích chi tiêu hàng ngày tại doanh nghiệp cho nên trongthủ tục kiểm tra chi tiết khoản mục tiền, KTV cần chọn mẫu và kiểm tratính hợp lý, hợp lệ của các khoản chi tiêu Thủ tục này giúp KTV đánh giáđược tính chặt chẽ trong quản lý việc chi tiền tại doanh nghiệp

 Kiểm tra việc quy đổi ngoại tệ ra tiền Việt Nam: đối với các khoản ngoại

tệ cuối năm cần đánh giá lại, KTV thu thập tỷ giá mua vào tại ngân hàngthương mai nơi doanh nghiệp mở tài khoản tại ngày khoá sổ và xem xétviệc quy đổi của doanh nghiệp đã phù hợp và đúng đắn hay chưa

 KTV đánh giá các sai sót và các số liệu chênh lệch thu thập được qua việcthực hiện các thủ tục kiểm tra và xem xét mức trọng yếu của các sai sótphát hiện được đối với khoản mục tiền Nếu có chênh lệch thì KTV đưa rabút toán điểu chỉnh và thống nhất với khách hàng về những điều chỉnhcủa mình

xxvii

Trang 29

 Thực hiện rà soát lần cuối cùng toàn bộ BCTC và tiến hành tổng hợp soátxét;

 Hoàn thành công việc soát xét và thông qua báo cáo Công việc này chủyếu được thực hiện bởi chủ nhiệm kiểm toán cấp cao và giám đốc kiểmtoán;

 Chuẩn bị và đàm phán với khách hàng về các phát hiện kiểm toán: thôngthường các chủ nhiệm kiểm toán và các partner sẽ tham gia họp với kháchhàng, nêu ra các bút toán điều chỉnh Nếu khách hàng chấp nhận điềuchỉnh thì đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần Nếu khách hàng không chấpnhận điều chỉnh mà các sai sót vượt mức SAD thì KTV sẽ đưa ra ý kiếnkhông phải là ý kiến chấp nhận toàn phần, bao gồm: ý kiến ngoại trừ, ýkiến chấp nhận toàn phần có đoạn nhận xét, ý kiến bác bỏ, ý kiến từ chốiđưa ra ý kiến

 Công việc cuối cùng là hoàn thiện báo cáo kiểm toán và phát hành báocáo gửi cho khách hàng

xxviii

Trang 30

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẬN DỤNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN VÀO KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH EY VIỆT NAM THỰC HIỆN TẠI KHÁCH HÀNG

2.1 Thông tin về khách hàng

Công ty CPDV XYZ là một công ty cổ phần được thành lập theo LuậtDoanh Nghiệp của Việt Nam theo Giấy Chứng nhận Đăng ký Kinh doanh số0103018xxx do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp vào ngày 10tháng 8 năm 2007 Hoạt động chính của công ty là kinh doanh các dịch vụ bấtđộng sản và kinh doanh khai thác các dịch vụ về nhà ở, khu đô thị và khu côngnghiệp Năm 2016 là năm đầu tiền EY thực hiện kiểm toán BCTC đối với công

ty CPDV XYZ với mục đích phát hành BCTC năm 2015 của công ty Công tyđược thành lập với số vốn cổ phần là 15.000.000.000 VNĐ

Công ty TNHH ABC là một công ty TNHH một thành viên được thành lậptheo Luật Doanh Nghiệp của Việt Nam theo Giấy Chứng nhận Đầu tư số0410430000xxx do UBND tỉnh Hải Dương cấp vào ngày 22 tháng 12 năm 2010,

và theo Giấy Chứng nhận Đầu tư điều chỉnh lần thứ nhất ngày 31 tháng 7 năm

2014 Hoạt động chính của Công ty là gia công giầy dép xuất khẩu Năm 2016 lànăm thứ 3 EY thực hiện kiểm toán BCTC đối với công ty TNHH ABC với mụcđích phát hành BCTC năm 2015 của công ty và đưa ra ý kiến tư vấn nhằm hoànthiện hệ thống kế toán tại công ty

Công ty TNHH ABC là 1 công ty có 100% vốn đầu tư nước ngoài với số vốnđiều lệ ban đầu là 3.000.000 USD tương đương 62.640.636.000 VNĐ

2.2 Kiểm toán công ty CPDV XYZ

2.2.1 Chuẩn bị kiểm toán

 Chấp nhận khách hàng

xxix

Trang 31

Vì đây là khách hàng lần đầu kiểm toán nên trước khi chấp nhận thư mờikiểm toán của công ty XYZ, KTV sẽ tiến hành thu thập thông tin cơ sở về hìnhthức sở hữu, loại hình kinh doanh, quy mô hoạt động của khách hàng, tìm hiểumục đích kiểm toán của khách hàng, xem xét hệ thống kiểm soát chất lượng,tính liêm chính của BGĐ Công ty khách hàng.

Sau khi tìm hiểu, nhận thấy có đủ điều kiện để có thể thực hiện kiểm toáncho công ty CPDV XYZ, EY đã chấp nhận cung cấp dịch vụ kiểm toán BCTCcho năm tài chính 2015 cho công ty Thông qua thỏa thuận với BGĐ công tykhách hàng, EY và công ty khách hàng đã đi đến ký hợp đồng kiểm toán vớinhững nội dung chính là:

- Mục tiêu kiểm toán: Công ty đưa ra ý kiến về việc lập và trình bày BCTCcủa công ty CPDV XYZ

- Phạm vi kiểm toán: BCTC của doanh nghiệp cho năm tài chính 2015

- Trách nhiệm của BGĐ công ty CPDV XYZ: lập và trình bày BCTC củacông ty một cách trung thực và hợp lý

- Trách nhiệm của KTV: Đưa ra ý kiến về việc lập, trình bày BCTC củakhách hàng

- Phí kiểm toán

- Hiệu lực, ngôn ngữ và thời hạn hợp đồng

 Thu thập thông tin

Sau khi hợp đồng cung cấp dịch vụ kiểm toán cho công ty CPDV XYZđược ký, EY tiến hành lập đoàn kiểm toán gồm 1 Giám đốc kiểm toán (Partner),

1 Chủ nhiệm kiểm toán (Manager), 1 Trưởng nhóm kiểm toán (Senior) và 3 Trợ

lý kiểm toán (Staff) Đoàn kiểm toán tiến hành thu thập các thông tin cơ sở như:

- Tìm hiểu ngành nghề và hoạt động kinh doanh của khách hàng: hoạt độngchính của công ty là kinh doanh các dịch vụ bất động sản; và kinh doanhkhai thác các dịch vụ về nhà ở, khu đô thị và khu công nghiệp

xxx

Trang 32

- Thu thập giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và điều lệ của Công ty

- Thu thập các BCTC, báo cáo kiểm toán, thanh tra, kiểm tra của năm hiệnhành và trong các năm trước

- Thu thập biên bản họp cổ đông, Hội đồng quản trị và BGĐ

- Thu thập các hợp đồng, cam kết quan trọng

 Tìm hiểu hệ thống KSNB, xác định mức trọng yếu

KTV tìm hiểu hệ thống KSNB đối với hệ thống nhân sự kế toán và đối với tiềnmặt, TGNH tại công ty CPDV XYZ thông qua bảng câu hỏi đánh giá hệ thốngKSNB

Bảng 2.1: Câu hỏi đánh giá hệ thống nhân sự kế toán Công ty CPDV XYZ

Không áp dụng

Ghi chú

1 Việc phân công công việc cho các nhân

viên kế toán có được cập nhật thường

xuyên không?

2 Có các văn bản qui định chức năng của các

3 Các nhân viên kế toán có được đào tạo qua

trường lớp chính qui hay không? 

4 Các nhân viên kế toán có làm việc trong

5 Hoạt động của bộ máy kế toán có được ghi

trong quy chế KSNB của công ty không

(Điều lệ, quy chế tài chính, Nội quy )

6 Trong công ty có bộ phận Kiểm toán nội bộ

xxxi

Trang 33

Bảng 2.2 KSNB đối với tiền mặt, TGNH

áp dụng

Ghi chú

1 Công việc thủ quỹ và kế toán tiền mặt có

2 Hàng tháng kế toán tiền mặt có đối chiếu

3 Việc kiểm kê quỹ tiền mặt có được thực

4 Các khoản tiền thu về có được gửi ngay

5 Việc đối chiếu với Ngân hàng có được

thực hiện hàng tháng, hàng quý không? 

6 Các khoản tiền ngoại tệ có được theo dõi

7 Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có được

ghi chép dựa trên chứng từ không? 

8 Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có được

9 Các phiếu thu, phiếu chi, UNC, UNT, séc

có được phát hành theo đúng quy trình và

11 Quy định về lập báo cáo quỹ theo ngày,

tháng, năm như thế nào? BGĐ có soát xét? 

Kết luận: Hệ thống KSNB của các khoản tiền:

Khá Trung bình  Yếu

xxxii

Trang 34

Xác định mức trọng yếu: Việc xác định mức trọng yếu là việc KTV tính toánnhững sai sót trọng yếu của toàn bộ cuộc kiểm toán, từ đó đánh giá ảnh hưởngcủa các sai sót đến BCTC Đối với Công ty CPDV XYZ, KTV xác lập mứctrọng yếu dựa trên DT:

Bảng 2.3: Xác định mức trọng yếu đối với Công ty CPDV XYZ

 Đánh giá rủi ro đối với khoản mục tiền

Thông qua việc tìm hiểu và đánh giá sơ bộ về hệ thống KSNB thông quabảng câu hỏi ở trên cũng như có được những sự hiểu biết nhất định về các giaodịch liên quan đến khoản mục tiền; KTV cho rằng rủi ro đối với khoản mục tiền

ở mức trung bình từ đó sẽ quyết định quy mô, số lượng thử nghiệm cơ bản cầnthực hiện

- Rủi ro tiềm tàng (IR): Trung bình;

- Rủi ro kiểm soát (CR): Trung bình;

- Rủi ro kết hợp (CRA): Trung bình

Trong quá trình tiến hành thủ tục cơ bản, nếu kết quả cho thấy là khônghiệu quả, KTV sẽ xem xét và đánh giá lại rủi ro kết hợp đảm bảo công việc kiểmtoán đạt chất lượng

 Lập chương trình kiểm toán

- Tài liệu yêu cầu khách hàng chuẩn bị:

xxxiii

Trang 35

+ Biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt

+ Bảng xác nhận số dư của các tài khoản TGNH

+ Sổ phụ ngân hàng

+ Sổ cái

+ Sổ quỹ

+ Sổ chi tiết tiền mặt và TGNH

+ Các hồ sơ, chứng từ có liên quan

- Thủ tục phân tích: So sánh số dư tiền năm nay so với số dư tiền nămtrước, giải thích những biến động bất thường

- Thử nghiệm cơ bản (kiểm tra chi tiết):

+ Tiền mặt:

 Chứng kiến kiểm kê tiền mặt tại quỹ tại ngày 31/12/2015

 Thu thập biên bản kiêm kê tại ngày 1/1/2015 và ngày 31/12/2015 và đốichiếu với số liệu trên sổ kế toán

 Dựa vào sổ cái, tiến hành đối chiếu số liệu trên sổ cái với số liệu trên bảngcân đối phát sinh

 Tính lại giá trị số dư các khoản mục tiền ngoại tệ tại ngày 1/1/2015 và31/12/2015, đối chiếu với số đang ghi nhận trên sổ sách Giải thích chênhlệch (nếu có)

 Chọn và thu thập chứng từ nghiệp vụ thu chi quỹ tiền mặt trước và sauthời điểm khóa sổ kế toán, kiểm tra xem các khoản thu chi có được ghinhận đúng kì hay không

+ TGNH:

xxxiv

Trang 36

 Thu thập xác nhận số dư của ngân hàng (Sổ phụ hoặc sao kê) tại ngày1/1/2015 và 31/12/2015 và đối chiếu với số liệu trên sổ kế toán Giải thíchcác khoản chênh lệch (nếu có).

 Gửi thư xác nhận số dư tài khoản tại ngày 1/1/2015 và ngày 31/12/2015đến tất cả các ngân hàng mà khách hàng mở tài khoản Tổng hợp kết quảnhận được đối chiếu với số liệu trên sổ kế toán Giải thích chênh lệch (nếucó)

 Tính lại giá trị số dư các khoản mục tiền ngoại tệ tại ngày 1/1/2015 và31/12/2015 và đối chiếu với số liệu trên sổ kế toán Giải thích chênh lệch(nếu có)

 Chọn các nghiệp vụ trước và sau thời điểm khóa sổ kế toán, kiểm tra xemcác nghiệp vụ đã được ghi nhận đúng kì hay không

+ Tiền đang chuyển:

 Đối chiếu tổng số tiền trên bảng kê chi tiết các khoản đang chuyển với số

dư trên bảng cân đối và kiểm tra việc kết toán các tài khoản tiền đangchuyển với chứng từ ngân hàng của tháng tiếp theo của năm sau

2.2.2 Thực hiện kiểm toán

2.2.2.1 Thực hiện thử nghiệm kiểm soát

Trong giai đoạn này, KTV tiến hành các công việc như sau:

 Phỏng vấn: KTV tiến hành phỏng vấn kế toán tiền mặt và thủ quỹ về quichế chi tiêu của công ty, thẩm quyền phê duyệt các khoản chi tiền và thủtục kiểm kê quỹ tiền mặt

 Kiểm tra: KTV tiến hành kiểm tra và xem xét các quy định về quản lý thuchi tiền mặt và thủ tục lập, luân chuyển, lưu trữ, bảo quản chứng từ.Ngoài ra, KTV còn chọn một số nghiệp kế toán và tiến hành kiểm tra hìnhthức của phiếu chi như chữ ký, số tiền để khẳng định các mục tiêu phêchuẩn, tính toán, hạch toán được thỏa mãn Tiếp đó KTV kiểm tra chứng

xxxv

Ngày đăng: 17/08/2016, 16:07

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Alvin A.Arens, James K.Loebbecke (2003) Auditing – an integrated approach, Prentice Hall, Upper Saddle River, New Jersey Sách, tạp chí
Tiêu đề: Auditing – an integratedapproach
5. GS. TS Đặng Thị Loan (2012) Giáo trình Kế toán tài chính trong các doanh nghiệp, NXB Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kế toán tài chính trong các doanhnghiệp
Nhà XB: NXB Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
6. GS.TS Nguyễn Quang Quynh, PGS. TS Ngô Trí Tuệ (2014) Giáo trình kiểm toán tài chính, NXB Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kiểmtoán tài chính
Nhà XB: NXB Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
7. Tài liệu đào tạo thực tập viên Công ty TNHH EY Việt Nam8. Website: www.ey.com.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu đào tạo thực tập viên
2. Bộ Tài chính, Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (VAS) Khác
3. Bộ Tài chính, Chuẩn mực kiểm toán quốc tế (ISA) Khác
4. Bộ Tài chính, Thông tư 200/2014/TT-BTC Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w