1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện quy trình kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán PNT thực hiện

111 1,5K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 325,21 KB

Nội dung

Hoà nhập với nền kinh tế thế giới mở ra rất nhiều cơ hội cho đất nước ta tiến tới những thành công mới trong lĩnh vực kinh tế. Góp phần vào sự phát triển thịnh vượng đó không thể không kể tới hoạt động kiểm toán. Có thể thấy trong thời gian gần đây lĩnh vực kiểm toán phát triển rất đa dạng về loại hình cũng như chất lượng. Trong số các loại hình dịch vụ kiểm toán đang thực hiện dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính được tiến hành nhiều nhất. Để đảm bảo có đủ sức cạnh tranh trên thương trường quốc tế đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải nỗ lực hết mình trong việc tạo ra uy tín, thị trường, nâng cao năng lực tài chính cũng như tổ chức quản lý. Muốn vậy doanh nghiệp phải tập hợp được nhiều yếu tố để tạo nên sự thành công của mình, trong đó có một báo cáo tài chính lành mạnh là một điều kiện vô cùng cần thiết. Các báo cáo tài chính được kiểm toán nhằm khẳng định tính trung thực, hợp lý và phù hợp với quy định của Nhà nước, chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. Như vậy, trong điều kiện hiện nay kiểm toán tài chính trở thành một nhu cầu không thể thiếu của tất cả các doanh nghiệp. Trong hoạt động quản lý của một doanh nghiệp vấn đề quản trị nhân sự luôn chiếm được nhiều sự quan tâm từ phía các nhà lãnh đạo. Con người là yếu tố then chốt, quyết định sự thành bại của doanh nghiệp, gắn liền với đó là chế độ đãi ngộ, chính sách tiền lương và nhân viên. Một doanh nghiệp có chính sách nhân sự phù hợp, vừa thoả mãn được nhân viên lại tiết kiệm chi phí tối đa sẽ thu hút được các cá nhân có trình độ và năng lực tới làm việc. Khi tiến hành một cuộc kiểm toán tài chính, kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương là một phần công việc vô cùng quan trọng góp phần không nhỏ vào sự thành công của cuộc kiểm toán. Bởi vì chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng chi phí và có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Nhận thực được tầm quan trọng của vấn đề nhân sự trong các doanh nghiệp cùng với thực tế được tham gia vào các cuộc kiểm toán trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH Kiểm toán PNT em đã chọn đề tài “Hoàn thiện quy trình kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán PNT thực hiện” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình.

Trang 1

Hoàn thiện kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán BCTC tạicông ty TNHH Kiểm toán Quốc tế PNT

BẢN THẢO LUẬN VĂN– Sinh viên: Nguyễn Sỹ Tuân – MSV: CQ534289.

Trang 2

MỤC LỤC

………119

DANH MỤC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

Trang 3

KTV Kiểm toán viên

Trang 4

tế đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải nỗ lực hết mình trong việc tạo ra uy tín, thịtrường, nâng cao năng lực tài chính cũng như tổ chức quản lý Muốn vậy doanh nghiệpphải tập hợp được nhiều yếu tố để tạo nên sự thành công của mình, trong đó có mộtbáo cáo tài chính lành mạnh là một điều kiện vô cùng cần thiết Các báo cáo tài chínhđược kiểm toán nhằm khẳng định tính trung thực, hợp lý và phù hợp với quy định củaNhà nước, chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành Như vậy, trong điều kiện hiện naykiểm toán tài chính trở thành một nhu cầu không thể thiếu của tất cả các doanh nghiệp.Trong hoạt động quản lý của một doanh nghiệp vấn đề quản trị nhân sự luônchiếm được nhiều sự quan tâm từ phía các nhà lãnh đạo Con người là yếu tố then chốt,quyết định sự thành bại của doanh nghiệp, gắn liền với đó là chế độ đãi ngộ, chính sáchtiền lương và nhân viên Một doanh nghiệp có chính sách nhân sự phù hợp, vừa thoảmãn được nhân viên lại tiết kiệm chi phí tối đa sẽ thu hút được các cá nhân có trình độ

và năng lực tới làm việc

Khi tiến hành một cuộc kiểm toán tài chính, kiểm toán khoản mục tiền lương vàcác khoản trích theo lương là một phần công việc vô cùng quan trọng góp phần khôngnhỏ vào sự thành công của cuộc kiểm toán Bởi vì chi phí tiền lương và các khoản tríchtheo lương chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng chi phí và có ảnh hưởng trực tiếp đến kếtquả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Trang 5

Nhận thực được tầm quan trọng của vấn đề nhân sự trong các doanh nghiệp cùngvới thực tế được tham gia vào các cuộc kiểm toán trong thời gian thực tập tại Công ty

TNHH Kiểm toán PNT em đã chọn đề tài “Hoàn thiện quy trình kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán PNT thực hiện” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình.

Nội dung của chuyên đề gồm các phần chính sau:

Chương 1: Đặc điểm của chu trình tiền lương và nhân viên ảnh hưởng đến kiểm

toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm Toán PNT thực hiện

Chương 2: Thực trạng vận dụng quy trình kiểm toán chu trình tiền lương và nhân

viên khoản trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Công ty TNHH KiểmToán PNT thực hiện

Chương 3: Nhận xét, kiến nghị hoàn thiện quy trình kiểm toán chu trình tiền

lương và nhân viên trong kiểm toán BCTC do Công ty Công ty TNHH Kiểm ToánPNT thực hiện

Em xin chân thành cảm ơn sự chỉ dẫn tận tình của thầy giáo TS Tô Văn Nhật vàcác thầy cô giáo trong bộ môn Kiểm toán, viện Kế toán – Kiểm toán trường Đại họcKinh tế Quốc dân; xin cảm ơn sự hướng dẫn của các anh chị trong phòng Kiểm toán 1,

Công ty TNHH Kiểm Toán PNT đã giúp em hoàn thành tốt đợt thực tập này.

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên Nguyễn Sỹ Tuân

Trang 6

CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM CHU TRÌNH TIỀN LƯƠNG VÀ NHÂN VIÊN ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN QUỐC TẾ PNT THỰC HIỆN

1.1 Khái niệm và chức năng của chu trình tiền lương và nhân viên đối với BCTC

1.1.1 Khái niệm của chu trình tiền lương và nhân viên Tiền lương luôn là mối quan tâm hàng đầu của người lao động và cũng là một vấn

đề khá nhạy cảm Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi giá cả leo thang khiến chođồng tiền trở nên mất giá thì tiền lương lại càng trở thành điều đáng quan tâm hơn củangười lao động Tiền lương là biểu hiện bằng tiển của hao phí lao động sống cần thiết

mà doanh nghiệp trả cho người lao động theo thời gian hoặc (và) khối lượng công việc

mà họ cống hiến cho doanh nghiệp Đây chính là nguồn thu nhập chủ yếu của nhữngngười lao động, giúp cho họ có thể trang trải cuộc sống thường nhật của mình Cácdoanh nghiệp sử dụng tiền lương như một đòn bẩy kinh tế để khuyến khích tinh thầnlao động của nhân viên, và nó chính là một nhân tố giúp thúc đẩy tăng năng suất laođộng Tiền lương chính là một loại chi phí cấu thành nên giá thành sản phẩm, giá vốnhàng bán…có ảnh hưởng tới lợi nhuận – một thước đo hiệu quả hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp Chính vì vậy một trong những mối quan tâm, lo lắng hàng đầu củadoanh nghiệp và các KTV khi thực hiện kiểm toán là chi phí tiền lương

1.1.2 Chức năng của chu trình tiền lương và các khoản trích theo lương

Mỗi chu trình trên BCTC có nhiều chức năng khác nhau, mỗi chức năng bao gồmnhiều đặc điểm riêng biệt Chu trình tiền lương và nhân viên cũng vậy, chu trình nàybắt đầu từ chức năng thuê mướn và tuyển dụng nhân viên, kế tiếp là các chức năng:phê duyệt mức lương, bậc lương và sự thay đổi trong mức lương và bậc lương; theo dõi

và tính toán thời gian lao động, khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành của nhân

Trang 7

viên; tính toán tiền lương và lập bảng thanh toán tiền lương; ghi chép sổ sách tiềnlương; và kết thúc bằng chức năng thanh toán tiền lương và đảm bảo số lương chưathanh toán Mỗi chức năng có quy định cụ thể về nội dung cũng như ngưởi có thẩmquyền phê duyệt và chịu trách nhiệm chính trong việc thực hiện các công việc của chứcnăng đó.

Thuê mướn và tuyển dụng nhân viên: là việc tuyển dụng và thuê mướn nhân viên

được thực hiện bởi bộ phận nhân sự Quy trình và các công việc trong quá trình tuyểndụng và thuê mướn được ghi chép vào báo cáo do Ban quản lý phê duyệt Báo cáo nêu

rõ vị trí, trách nhiệm công việc, mức lương khởi điểm, các khoản thưởng, các khoảnphúc lợi và các khoản khấu trừ Báo cáo này sẽ được lập thành hai bản, một bản phòngnhân sự dùng để vào sổ nhân sự, hồ sơ nhân viên và lưu trữ tại phòng, bản còn lại đượcgửi xuống phòng kế toán để kế toán tiền lương làm căn cứ tính lương

Các chức năng thanh toán tiền lương và chức năng nhân sự cần được phân chiatách bạch nhằm kiểm soát rủi ro trong việc thanh toán cho những nhân viên khống.Việc tách bạch các chức năng này sẽ giúp hạn chế việc làm các hồ sơ nhân sự giả tạocủa phòng nhân sự, đồng thời các nhân viên của bộ phận tiền lương chỉ có thể thanhtoán cho những người có tên trong danh sách của sổ nhân sự với các mức lương đãđược ấn định trước Sự kết hợp của hai chức năng này sẽ tạo điều kiện thuận lợi chocác gian lận và sai phạm nảy sinh

Phê duyệt thay đổi mức lương, bậc lương, thưởng và các khoản phúc lợi: Những

thay đổi về bậc lương, mức lương và các khoản liên quan thường xảy ra khi nhân viênđược thăng chức, thuyên chuyển công tác hoặc tăng bậc tay nghề… Khi đó trách nhiệm

đề xuất về sự thay đổi mức lương hoặc bậc lương với ban quản lý thuộc về người quản

lý cho cấp dưới của họ Tất cả các sự thay đổi liên quan đến lương thưởng đều phảiđược trình lên Trưởng phòng nhân sự, Giám đốc hoặc người có thẩm quyền phê chuẩn

Trang 8

Những thay đổi này phải được kiểm soát chặt chẽ nhằm đảm bảo tính chính xác về cáckhoản chi phí tiền lương.

Danh sách nhân viên mới cũng như những nhân viên đã hết hạn đồng hoặc bịđuổi việc hoặc thôi việc phải được thông báo kịp thời cho toàn bộ nhân viên trong công

ty nhằm tránh tình trạng thanh toán lương khống hoặc thanh toán cho những ngườikhông còn là nhân viên của công ty

Theo dõi, tính toán thời gian lao động và khối lượng công việc, sản phẩm hoặc lao vụ hoàn thành: Việc ghi chép chính xác số giờ công, ngày công làm việc thực tế

hoặc ngừng sản xuất, số ngày, giờ nghỉ việc và số lao vụ hoàn thành của từng ngườilao động, từng phòng ban, từng đơn vị trong doanh nghiệp có ý nghĩa rất lớn trongquản lý lao động tiền lương Đây chính là căn cứ dùng để xác định hiệu quả sử dụnglao động cũng như tính lương, thưởng và các khoản trích theo lương cho người laođộng Điều này không những phản ánh chính xác chi phí tiền lương mà còn giúp chochủ doanh nghiệp – người sử dụng lao động có căn cứ để đưa ra các quyết định vềnhân sự cũng như chính sách tiền lương của đơn vị mình

Tính lương và lập bảng lương: Căn cứ vào các sổ sách theo dõi thời gian lao

động và kết quả công việc, lao vụ hoặc sản phẩm hoàn thành cũng như các sổ sách,chứng từ liên quan gửi từ bộ phận hoạt động tới bộ phận kế toán tiền lương, kế toántiền lương thực hiện tính tiền lương, thưởng, phụ cấp và các khoản khấu trừ cho từngnhân viên Sau khi Giám đốc Nhân sự và Tổng Giám đốc hoặc ngưởi được ủy quyềnphê duyệt bảng lương, nó sẽ được chuyển đến kế toán thanh toán để tiến hành thanhtoán lương cho nhân viên Kế toán tính bảng lương cho từng bộ phận nhằm giúp việckiểm tra được thuận tiện cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân bổ chi phí tiềnlương cho từng bộ phận sử dụng lao động

Trang 9

Ghi chép sổ sách: Kế toán tiền lương căn cứ vào các bảng thanh toán tiền lương,

tiền thưởng và các chứng từ gốc đính kèm tiến hành ghi Sổ nhật ký tiền lương Định

kỳ, kết chuyển từ Sổ nhật ký tiền lương sang Sổ Cái Đồng thời, họ dựa vào bảng thanhtoán lương viết các phiếu chi hoặc séc chi lương và gửi các phiếu chi hoặc séc chi kèmtheo bảng thanh toán tiền lương cho thủ quỹ, hoặc kế toán thanh toán để chuyển quangân hàng, thanh toán lương cho nhân viên

Thanh toán tiền lương và đảm bảo những khoản lương chưa được thanh toán:

bảng thanh toán tiền lương, tiền thưởng kèm theo phiếu chi hoặc séc thanh toán lươngđược gửi cho thủ quỹ thanh toán cho nhân viên hoặc chuyển cho kế toán thanh toán gửiqua ngân hàng Thời gian gần đây, hầu hết các doanh nghiệp đều thanh toán tiền lươngnhân viên qua ngân hàng Cách làm này vừa thuận tiện, vừa đảm bảo tính bảo mật củathông tin về tiền lương

Bộ phận kế toán phải đảm bảo các phiếu chi hoặc séc chi lương phải được ghi chépđầy đủ, chính xác trong sổ sách kế toán và đồng thời phải được lưu trữ cẩn thận Cácphiếu chi hoặc séc chi hỏng thì phải được cắt góc và lưu lại nhằm bảo đảm ngăn ngừaviệc làm giả các phiếu chi hoặc séc chi

Trang 10

Bộ phận hoạt động

Có chức năng theo dõi thời gian, khối lượng công việc hoàn thành:

Chấm công, theo dõi thời gian lao độngXác nhận công việc/lao vụ hoàn thànhDuyệt thời gian nghỉ ốm, thai sản, tai nạn lao động , ngừng sản xuất, ngừng việc

Bộ phận nhân sự

Chức năng là tuyển dụng và thuê mướn:

Tuyển chọn, thuê mướnLập báo cáo tình hình nhân sự

Lập sổ nhân sựLập hồ sơ nhân sự

Bộ phận kế toán tiền lương

Tính lương, thưởng và lập bảng thanh toán lương, thưởng và các khoản phải nộp, phải trả

Ghi chép số sách kế toánThanh toán lương, thưởng và các khoản liên quan

Sơ đồ 1.1: Chu trình tiền lương và nhân viên

1.2 Đặc điểm của chu trình tiền lương và nhân viên của khách hàng ảnh hưởng đến kiểm toán BCTC

1.2.1 Đặc điểm của chu trình tiền lương và nhân viên của công ty sản xuất ảnhhưởng đến kiểm toán BCTC

Đặc điểm chung

Qua xem xét các hồ sơ kiểm toán của các khách hàng là doanh nghiệp sản xuất

mà AASC đã kiểm toán cho thấy chu trình tiền lương có một đặc điểm chung ảnhhưởng đến BCTC của doanh nghiệp Vì vậy KTV cần hiểu rõ để có thể áp dụng các thủtục kiểm toán phù hợp

Trang 11

Đặc điểm đầu tiên chính là các doanh nghiệp sản xuất thường có số lượng laođộng lớn với trình độ không đồng đều Đây là một trong những nguyên nhân gây nênkhó khăn trong việc tính lương, phê duyệt và trả lương cho người lao động theo quyđịnh Ngoài ra nó cũng là điều kiện làm nảy sinh các sai phạm liên quan đến tiền lươngkhống, đặc biệt là với các doanh nghiệp không có quy chế quản lý rõ ràng, số lượngcông nhân viên không ổn định….

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp thường áp dụng các phương pháp tính tiền lươngcho công nhân viên là khác nhau như: đơn giá tiền lương theo sản phẩm, theo thời gianhoặc theo doanh thu Với mỗi phương pháp, mục tiêu xác định các sai phạm liên quanđến vấn đề tiền lương khống là khác nhau Từ đó dẫn đến các thủ tục kiểm toán đượcthực hiện là không giống nhau Chính vì vậy, khi tiến hành kiểm toán BCTC cho doanhnghiệp sản xuất, KTV phải xem xét kĩ lưỡng phương pháp tính lương cho người laođộng mà đơn vị đang áp dụng áp dụng

Tổ chức hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương

Hệ thống chứng từ : Chứng từ để tính lương, thưởng trong doanh nghiệp sản xuất bao gồm:

Chứng từ theo dõi thời gian lao động của nhân viên (Bảng chấm công – mẫu số01a LĐTL chế độ chứng từ kế toán được sử dụng riêng cho từng bộ phận)

Chứng từ theo dõi kết quả lao động của nhân viên gồm “phiếu xác nhận sản phẩmhoặc công việc hoàn thành” (mẫu số 05-LĐTL chế độ chứng từ kế toán), “Hợp đồnggiao khoán” (mẫu số 08-LĐTL chế độ chứng từ kế toán) sử dụng trong trường hợpgiao khoán công việc

Các chứng từ khác có liên quan đến chu trình tiền lương và nhân viên như giấynghỉ phép, biên bản ngừng việc…

Trang 12

Tất cả các chứng từ này phải đảm bảo được các yêu cầu của chứng từ kế toán vàđược kế toán kiểm tra trước khi tính lương, thưởng.

Chứng từ thanh toán lương và các khoản phụ cấp cho người lao động bao gồm:

“bảng thanh toán tiền lương” và tương ứng với “bảng chấm công” thì bảng thanh toántiền lương có 2 mẫu: mẫu số 02 – LĐTL chế độ chứng từ kế toán và “bảng thanh toántiền thưởng” mẫu số 03 – LĐTL chế độ chứng từ kế toán

Hệ thống sổ sách :Tùy theo hình thức ghi sổ của mỗi doanh nghiệp mà việc vào sổ khác nhau giữacác doanh nghiệp Tuy nhiên, việc hạch toán và thanh toán tiền lương trong doanhnghiệp sản xuất thường bao gồm các sổ sách:

Sổ chi tiết chi phí theo đối tượng (theo bộ phận hoặc theo sản phẩm…)

Sổ ghi danh sách người lao động: số lượng người lao động của doanh nghiệpđược phản ánh trên sổ này gồm các lao động tạm thời, lao động trực tiếp, lao động giántiếp, lao động dài hạn Sổ này chi tiết cho từng bộ phận đến tổng hợp theo doanhnghiệp Việc ghi sổ phải đảm bảo kịp thời, đầy đủ, theo dõi chính xác được sự biếnđộng của số lao động làm cơ sở cho việc phân tích cơ cấu lao động và lập báo cáo

Sổ cái các tài khoản phải trả công nhân viên, các khoản trích theo lương, chi phínhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung và chi phí quản lý doanh nghiệp (ký hiệu

TK 334, 338, 622, 627, 642) là sổ kế toán tổng hợp dùng để theo dõi sự biến động củaviệc phát sinh tiền lương phải trả và chi phí tiền lương của doanh nghiệp

Tài khoản sử dụng :Các doanh nghiệp thực hiện hạch toán theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam thường

sử dụng các tài khoản: 334 “Phải trả công nhân viên”, 3382 “KPCĐ”, 3383

Trang 13

-“BHXH”, 3384 – “BHYT”, 3389 – “BHTN” Đối với các doanh nghiệp sản xuất có thểchi tiết các tài khoản theo phân xưởng và các bộ phận.

1.2.2 Đặc điểm của chu trình tiền lương và nhân viên tại công ty thương mại ảnhhưởng tới BCTC

Đặc điểm chung:

Hoạt động chính của doanh nghiệp thương mại là mua bán hàng hóa Bởi vậy chiphí chính của các đơn vị này chính là giá vốn hàng bán, chi phí tiền lương chỉ là mộtphần nhỏ so với giá vốn hàng bán Trong doanh nghiệp thương mại, số lượng côngnhân viên không quá lớn bao gồm các nhân viên bán hàng và các nhân viên văn phòng.Chính vì vậy khoảng cách chênh lệch về trình độ của công nhân viên trong loại hìnhdoanh nghiệp này không quá lớn dẫn đến việc tính lương và phê duyệt các quyết địnhlương đơn giản hơn so với các đơn vị sản xuất Tuy nhiên, doanh nghiệp thương mạithường có nhân viên làm ở các cửa hàng tại các địa điểm các nhau, điều này gây khókhăn cho việc theo dõi thời gian làm việc và hiệu quả công việc dễ dẫn tới ghi khốnggiờ làm việc và đánh giá sai hiệu quả làm việc

Các doanh nghiệp thương mại cũng thường áp dụng các phương pháp tínhlương khác nhau cho các bộ phận khác nhau như bộ phận văn phòng và bộ phận bánhàng Đặc biệt với nhiều doanh nghiệp áp dụng tính lương theo doanh thu gây nên khókhăn trong việc tính toán lương của nhân viên và dễ dẫn đến các sai phạm Vì vậy khithực hiện kiểm toán tiền lương tại các doanh nghiệp thương mại KTV phải hiểu rõđược các tính lương của công ty khách hàng

Đặc điểm hạch toán:

Hệ thống chứng từ:

Chứng từ để tính lương, thưởng trong doanh nghiệp thương mại bao gồm:

Trang 14

Chứng từ theo dõi thời gian lao động của nhân viên (Bảng chấm công – mẫu số01a LĐTL chế độ chứng từ kế toán được sử dụng riêng cho từng bộ phận).

Các chứng từ khác có liên quan đến chu trình tiền lương và nhân viên như giấynghỉ phép, biên bản ngừng việc…

Các chứng từ này phải được kiểm tra kỹ lưỡng trước khi thực hiện tính lương,thưởng

Chứng từ thanh toán lương và các khoản phụ cấp cho người lao động bao gồm:

“bảng thanh toán tiền lương” tương ứng với “bảng chấm công”

Hệ thống sổ sách :

Hệ thống sổ sách của mỗi doanh nghiệp sẽ khác nhau và phụ thuộc vào hình thứcghi sổ của họ Tuy nhiên, các doanh nghiệp thương mại cũng thường có một số sổ sách

kế toán chung như:

Sổ chi tiết chi phí theo đối tượng (theo bộ phận)

Sổ ghi danh sách người lao động: phản ánh số lượng người lao động gồm các laođộng tạm thời, lao động trực tiếp, lao động gián tiếp, lao động dài hạn

Sổ cái các tài khoản phải trả công nhân viên, các khoản trích theo lương, chi phíphí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp (ký hiệu TK 334, 338, 641, 642)

Trang 15

1.1.3 Tầm quan trọng của chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán báocáo tài chính.

Mỗi cuộc kiểm toán bao gồm rất nhiều công việc, các công việc thường đượcphân chia theo các phần hành khác nhau như: tiền, tài sản cố định, vốn, giá thành, bánhàng thu tiền, mua hàng và thanh toán, tiền lương và nhân viên… Trong đó, phần hànhtiền lương và nhân viên luôn là mối quan tâm hàng đầu của KTV Vai trò của phầnhành tiền lương và nhân viên được thể hiện ở mức ảnh hưởng của nó tới sự trung thực

và hợp lý của BCTC

Thứ nhất, chi phí tiền lương trong doanh nghiệp là một khoản chi phí lớn, chiếm

tỷ trọng cao trong các loại chi phí cấu thành nên giá thành sản phẩm, chi phí bán hàng

và chi phí quản lý Do đó chi phí lương sẽ ảnh hưởng một cách gián tiếp tới lợi nhuậntrong kỳ của doanh nghiệp

Thứ hai, khi xác định giá trị hàng tồn kho của các công ty sản xuất và xây dựng,

chi phí tiền lương được xem là một khoản mục trọng yếu Nếu việc phân bổ chi phítiền lương không chính xác cho các đối tượng sẽ dẫn tới sự thiếu chính xác về giá trịsản phẩm dở dang và trị giá hàng tồn kho Do đó sẽ ảnh hưởng đến các chỉ tiêu trênBCTC của doanh nghiệp như: tình hình tài sản, giá thành, giá vốn hàng bán, lợi nhuận,kết quả hoạt động kinh doanh

Thứ ba, tiền lương là một khoản mục có thể chứa đựng nhiều gian lận của nhân

viên Điều này sẽ dẫn đến một lượng tiền lớn của của doanh nghiệp bị sử dụng kémhiệu quả

Chính vì vai trò quan trọng của chu trình tiền lương và nhân viên đối với hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nên kết quả kiểm toán chu trình có ảnhhưởng lớn tới kết quả của toàn bộ cuộc kiểm toán BCTC và thường có mức ảnh hưởngtrọng yếu BCTC của doanh nghiệp được kiểm toán

Trang 16

1.4 Mục tiêu của kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên do công ty TNHH Kiểm toán Quốc tế PNT thực hiện đối với khách hàng là công ty sản xuất

và công ty thương mại

1.4.1 Mục tiêu kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên đối với khách hàng làcông ty sản xuất

Bất kỳ chu trình, khoản mục nào khi tiến hành kiểm toán cũng cần đạt được cácmục tiêu chung và mục tiêu đặc thù phù hợp với bản chất của từng quy trình Với quytrình kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên, mục tiêu kiểm toán chung đặt ra làcác KTV phải thu thập được các bằng chứng để khẳng định tính trung thực và hợp lýcủa các nghiệp vụ về tiền lương và nhân viên, tất cả các thông tin tài chính trọng yếu

có liên quan tới chu trình đều được trình bày phù hợp với Chuẩn mực và Chế độ kếtoán hiện hành Do trên thực tế có rất nhiều doanh nghiệp vô tình hoặc cố ý ghi chéptính toán sai chi phí lương cho nhân viên dẫn đến tăng chi phí và làm giảm thuế thunhập doanh nghiệp phải nộp cho Nhà nước

Đối với chu trình tiền lương và nhân viên của doanh nghiệp sản xuất, kiểm toánphải hướng tới mục tiêu về tính hiện hữu; tính trọn vẹn; mục tiêu về quyền và nghĩavụ; mục tiêu tính giá và mục tiêu phân loại và trình bày

Mục tiêu hiện hữu: các nghiệp vụ tiền lương và nhân viên của công nhân viên là

thực sự tồn tại Tức là tiền lương, thưởng và các khoản trích theo lương được ghi nhậnvới một công nhân khi họ thực sự tham gia vào hoạt động sản xuất

Mục tiêu trọn vẹn: là tất cả các nghiệp vụ liên quan đến chi phí tiền lương của

công nhân viên đã xảy ra phải được phản ánh đầy đủ trong sổ sách kế toán từ nghiệp

vụ tính toán chi phí tiền lương đến khi thanh toán các khoản tiền lương cho nhân viên

Mục tiêu về quyền và nghĩa vụ: đối với chu trình tiền lương và nhân viên, mục

tiêu này thường hướng tới nghĩa vụ thanh toán tiền lương và các khoản trích theo

Trang 17

lương cho nhân viên cũng như nghĩa vụ thanh toán các khoản trích theo lương theo quyđịnh hiện hành về chế độ tiền lương.

Mục tiêu tính giá: việc tính chính xác chi phí tiền lương đối với chu trình tiền

lương và nhân viên là vô cùng quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tính giáthành sản phẩm, từ đó ảnh hưởng đến việc xác định kết quả kinh doanh của doanhnghiệp Do đó, khi tiến hành kiểm toán chu trình này, KTV thường chú trọng đến mụctiêu tính giá, tức là KTV quan tâm đến việc tính toán chi phí tiền lương và các khoảntrích theo lương có chính xác và có hợp lý hay không Các sai phạm trong tính toán chiphí tiền lương và nhân viên có ảnh hưởng trực tiếp đến việc lập báo cáo các khoản thuếphải nộp và các khoản phải nộp khác có liên quan cho Nhà nước

Mục tiêu phân loại và trình bày: Tiền lương có liên quan đến phần lớn các loại chi

phí của doanh nghiệp do đó khi phản ánh chi phí tiền lương lên sổ sách kế toán và trìnhbày chi phí tiền lương lên báo cáo tài chính cần đảm bảo chi phí tiền lương được phânloại chính xác, không có nhầm lẫn trong việc phân loại chi phí tiền lương vào các tàikhoản chi phí như: chi phí sản xuất, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.Việcphân loại sai các loại chi phí này sẽ dẫn đến tính toán sai giá trị hàng tồn kho, do đó sẽảnh hưởng đến các chỉ tiêu khác trên BCTC

1.4.2 Mục tiêu kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên đối với khách hàng làcông ty thương mại

Trong công ty thương mại, chi phí tiền lương không phải là chi phí chính tronghoạt động kinh doanh của mình nhưng cũng chiếm một phần lớn trong tổng chi phí củadoanh nghiệp Bởi vậy, trong quá trình thực hiện kiểm toán tại các công ty thương mại,PNT khá chú trọng tới các khoản mục trong chu trình tiền lương và nhân viên và đánhgiá những khoản mục này có ảnh hưởng trọng yếu tới tình hình hoạt động kinh doanhcủa đơn vị khách hàng Tiền lương đối với loại hình doanh nghiệp thương mại là cơ sở

để xác định kết quả hoạt động kinh doanh và thuế TNDN phải nộp của nhà nước Vì

Trang 18

vậy việc tính toán và hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương một cách hợp

lý và hợp pháp là một yêu cầu tất yếu đối với các doanh nghiệp thương mại

Từ lý luận và những kinh nghiệm thực tiễn, công ty đã cụ thể hóa yêu cầu đối vớichu trình tiền lương đối với khách hàng là doanh nghiệp thương mại thành các mụctiêu kiểm toán cụ thể

Mục tiêu hiện hữu: yêu cầu các nghiệp vụ tiền lương được ghi nhận phải thực sự

xảy ra và số dư các tài khoản trong chu trình tiền lương thực sự tồn tại Đơn vị khôngđược ghi nhận các nghiệp vụ thực tế không phát sinh hoặc có phát sinh nhưng không vìmục đích hoạt động kinh doanh của mình

Mục tiêu trọn vẹn: để đạt được mục tiêu này KTV phải thu thập các bằng chứng

kiểm toán để khẳng định tất cả các nghiệp vụ liên quan đến tiền lương đã xảy ra đềuđược ghi chép đầy đủ vào sổ sách kế toán

Mục tiêu tính giá: mục tiêu này yêu cầu việc tính và trả lương cho công nhân viên

phải được thực hiện đúng theo quy định của Chế độ kế toán và pháp luật về lao độnghiện hành

Mục tiêu quyền và nghĩa vụ: với mục tiêu này KTV thường tập trung xem xét

việc thanh toán lương của đơn vị cho người lao động có tuân tủ theo các quy chế tàichính hiện hành về mặt thời gian hay không

Mục tiêu phân loại và trình bày: KTV phải thực hiện kiểm tra việc sử dụng các

tài khoản kế toán để hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến chu trìnhtiền lương và nhân viên của đơn vị khách hàng Bởi việc hạch toán nhầm tài khoản sẽdẫn đến sai lệch trong các khoản chi phí

Nhìn chung, việc xác định rõ các mục tiêu kiểm toán của các khoản mục trongchu trình có ý nghĩa vô cùng quan trọng tới quá trình thực hiện kiểm toán Đây chính là

Trang 19

định hướng giúp KTV tập trung vào những vấn đề có khả năng tồn tại sai phạm trọngyếu cao để làm tăng hiệu quả công việc, giảm thiểu chi phí Tuy nhiên do đặc điểmkinh doanh của mỗi doanh nghiệp là khác nhau nên khi thực hiện kiểm toán nhữngmục tiêu trên được áp dụng một cách linh hoạt cho phù hợp.

1.5 Quy trình kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán Báo cáo tài chính

Để cuộc kiểm toán được đảm bảo tính hiệu quả kinh tế, tính hiệu lực cũng như đểthu thập BCKT đầy đủ và có giá trị làm căn cứ cho kết luận của KTV về tính trungthực và hợp lý của số liệu trên BCTC, mỗi cuộc kiểm toán thường được tiến hành theoquy trình gồm ba giai đoạn: Lập kế hoạch, thực hiện kiểm toán, kết thúc kiểm toán.1.5.1 Lập kế hoạch kiểm toán

Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên của cuộc kiểm toán mà các KTVcần thực hiện nhằm tạo ra các điều kiện pháp lý cũng như các điều kiện cần thiết kháccho cuộc kiểm toán đó Chuẩn mực kiểm toán hiện hành đã quy định rõ về việc lập kếhoạch kiểm toán trong Chuẩn mực kiểm toán thứ tư thuộc 10 Chuẩn mực kiểm toánđược chấp nhận rộng rãi đòi hỏi: “công tác kiểm toán phải được lập kế hoạch kiểmtoán đầy đủ và các trợ lý, nếu có phải được giám sát đúng đắn” Trong Chuẩn mựckiểm toán Việt Nam số 300 “lập kế hoạch kiểm toán” cũng yêu cầu “KTV và công tykiểm toán cần lập kế hoạch kiểm toán để có thể đảm bảo được rằng cuộc kiểm toán đãđược tiến hành một cách có hiệu quả”

Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán

Đối với khách hàng mới, cuộc kiểm toán được bắt đầu khi KTV và công ty kiểmtoán tiếp nhận khách hàng Đối với khách hàng cũ, KTV phải đưa ra quyết định liệu cótiếp tục thực hiện kiểm toán khách hàng đó hay không Trên cơ sở đã xác định đượcđối tượng khách hàng, công ty kiểm toán tiến hành các công việc cần thiết để phục vụ

Trang 20

cho việc lập kế hoạch kiểm toán như: đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán, nhậndiện các lý do kiểm toán, lựa chọn đội ngũ nhân viên kiểm toán và đạt được một hợpđồng kiểm toán.

Thu thập thông tin cơ sở

Sau khi ký hợp đồng kiểm toán, đối với chu trình tiền lương và nhân viên KTVphải tìm hiểu về chính sách tuyển dụng, các quy chế lao động cũng như việc chấm dứthợp đồng lao động của đơn vị khách hàng, chính sách tiền lương của đơn vị Bên cạnh

đó, KTV cần chú trọng vào việc phê duyệt lương, quyết định tăng lương cũng như sựphân tách trách nhiệm giữa các phòng ban, đặc biệt là phòng nhân sự và phòng kế toán

Thu thập thông tin về các nghĩa vụ pháp lý của khách hàng

Nếu việc thu thập các thông tin cơ sở ở trên giúp cho KTV hiểu về các mặt hoạt độngkinh doanh của khách hàng thì việc thu thập các thông tin về nghĩa vụ pháp lý củakhách hàng giúp KTV hiểu biết về các quy trình mang tính pháp lý có ảnh hưởng đếncác mặt hoạt động kinh doanh của khách hàng Trong quá trình tiếp xúc với Ban Giámđốc công ty khách hàng, KTV yêu cầu họ cung cấp những thông tin này thường baogồm: các hợp đồng lao động, Biên bản họp hội đồng quyết toán lương, Thỏa ước laođộng,…

Thực hiện thủ tục phân tích

Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam hiện hành số 520 về các thủ tục phân tíchquy định các thủ tục phân tích được áp dụng trong tất cả các giai đoạn của cuộc kiểmtoán: “chuyên gia kiểm toán phải tiến hành các thủ tục phân tích khi lập kế hoạch vàkiểm tra tính hợp lý của toàn bộ báo cáo tài chính”

Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 520 định nghĩa thủ tục phân tích: “là quá trìnhđánh giá các thông tin tài chính được thực hiện thông qua việc nghiên cứu các mối

Trang 21

quan hệ đáng tin cậy giữa các dữ liệu tài chính và dữ liệu phi tài chính Nó bao hàm cảviệc so sánh số liệu trên sổ với các số liệu ước tính của KTV”.

Ngay sau khi đã thu thập được đầy đủ các thông tin cơ sở và thông tin về nghĩa

vụ pháp lý của khách hàng, KTV tiến hành thực hiện các thủ tục phân tích dựa vào cácthông tin đã thu thập để hỗ trợ cho việc lập kế hoạch về bản chất, thời gian và nội dungcác thủ tục kiểm toán sẽ được sử dụng để thu thập BCKT

Trong quá trình phân tích và đánh giá tổng quát về chu trình tiền lương và nhânviên, KTV có thể xây dựng và phân tích các mối quan hệ giữa các dữ liệu KTV lựachọn ra một vài khoản mục rồi đem so sánh với các khoản mục khác trong cùng kỳhạch toán hoặc so sánh với các khoản mục tương ứng trong BCTC của những nămtrước Thông thường KTV sử dụng phân tích các tỷ lệ trong quá trình so sánh với cáckhoản mục khác có liên quan trong cùng kỳ hạch toán bởi vì nếu doanh không có gìthay đổi về bản chất kinh doanh của doanh nghiệp, về quy trình sản xuất hoặc về cácphương pháp hạch toán … thì mối quan hệ giữa các tài khoản sẽ biến động không đáng

kể qua thời gian KTV có thể tính toán các tỷ lệ nhằm xác định mối quan hệ giữa cáctài khoản, khoản mục có đúng như phân tích của mình hay không Ví dụ, nếu tổng chiphí nhân công trực tiếp chiếm khoảng 30% trừ những trường hợp thay đổi xảy ra màảnh hưởng tới quan hệ đã được chỉ ra trong BCTC Nếu các mối quan hệ biến động sailệch đáng kể so với các dự kiến của KTV thì cần phải tăng cường các thử nghiệm cơbản đối với các số dư các tài khoản

Để phát hiện ra những sai phạm của các tài khoản chi tiền lương thông qua nhữngbiến động bất thường thì KTV có thể tiến hành so sánh số các khoản chi phí liên quanđến tiền lương giữa kỳ này với kỳ kế toán trước Tuy nhiên việc so sánh giữa các kỳ kếtoán phải tính đến sự thay đổi của khối lượng công việc hoàn thành và của quỹ lươngcho phép giữa các kỳ kế toán

Trang 22

Thủ tục phân tích đem so sánh số dư trên các tài khoản chi tiết về BHXH, BHYT,

và KPCĐ của kỳ này với các kỳ trước sẽ giúp KTV tìm những sai phạm về các khoảntrích theo lương của doanh nghiệp Mặt khác, KTV cũng có thể xem xét việc so sánh

sự biến động của tiền lương với sự biến động của các khoản trích theo xem có hợp lýkhông

Dưới đây là bảng tổng hợp các thủ tục phân tích và đánh giá tổng quát chu trìnhtiền lương và nhân viên áp dụng cho các tài khoản, khoản mục trên bảng CĐKT và BCKQKD trong chu trình tiền lương và nhân viên

Bảng 1.1: Các thủ tục phân tích và đánh giá tổng quát chu trình tiền lương và

nhân viên

So sánh số dư của tài khoản chi phí tiền lương với

các năm trước

Sai phạm của các tài khoản chiphí tiền lương

So sánh tỷ lệ của chi phí nhân công trực tiếp trong

tổng chi phí kinh doanh / doanh thu với các năm

trước

Sai phạm về chi phí nhân côngtrực tiếp

So sánh tỷ lệ của chi phí nhân công trực tiếp trong

tổng chi phí bán hàng với các năm trước

Sai phạm về tiền hoa hồng bánhàng

So sánh tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân trong tổng số

tiền lương với các năm trước

Sai phạm về thuế thu nhập

So sánh các tài khoản chi tiết theo dõi về BHXH,

BHYT, KPCĐ được tính dồn của kỳ này so với kỳ

Trang 23

Khi lập kế hoạch kiểm toán, KTV phải xem xét đến các nhân tố có thể làm phátsinh những sai sót trọng yếu trong BCTC Đánh giá của KTV về mức trọng yếu liênquan đến số dư cuối kỳ của các khoản mục sẽ giúp KTV lựa chọn các thủ tục kiểmtoán thích hợp.

Đánh giá tính trọng yếu: Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, KTV phải

đánh giá mức trọng yếu để ước tính mức độ sai sót của BCTC có thể chấp nhận được.Việc ước tính ban đầu về mức trọng yếu sẽ giúp KTV thu thập được các BCKT thíchhợp hơn Nếu KTV xác định mức trọng yếu thấp tức là mức sai sót có thể chấp nhậnđược thấp dẫn đến số lượng BCKT cần phải thu thập được sẽ nhiều hơn trong trườnghợp KTV xác định mức trọng yếu cao hơn

Chi phí tiền lương và khoản phải trả công nhân viên là những khoản mục quantrọng trên BCTC Tùy từng đối tượng khách hàng, kinh nghiệm phán xét nghề nghiệpcủa KTV mà việc đánh giá mức độ trọng yếu cho khoản mục tiền lương phụ thuộc vào:+ Qui mô của chi phí tiền lương, các khoản trích theo lương và các tỷ trọng củachúng chiếm trong tổng chi phí sản xuất

+ Sự xét đoán nghề nghiệp của KTV: KTV thường phân bổ mức trọng yếu chokhoản mục tiền lương theo doanh thu hoặc giá vốn

Đánh giá rủi ro: trong giai đoạn lập kế hoạch, KTV cần đánh giá ba loại rủi ro

sau: rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát, rủi ro phát hiện

Rủi ro tiềm tàng: Về bản chất, tiền lương là giá trị sức lao động mà người lao

động đã đóng góp vào công ty Do vậy nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi và lợi íchcủa người lao động và người sử dụng lao động nên rủi ro tiềm tàng có thể xảy ra ở đây

là xuất hiện số lượng lao động khống hoặc số giờ lao động khống làm tăng chi phí tiềnlương của doanh nghiệp Ngoài ra, KTV cần xem xét bản chất hoạt động kinh doanhcủa khách hàng, chính sách lương, hình thức trả lương của từng khách hàng, tính trung

Trang 24

thực của Ban Giám đốc và kết quả kiểm toán lần trước cũng như các nghiệp vụ khôngthường xuyên để xác định được rủi ro tiềm tàng một cách chính xác.

Rủi ro kiểm soát: thông qua quá trình tìm hiểu HTKSNB chu trình tiền lương và

nhân viên của khách hàng mà KTV đưa ra đánh giá mức rủi ro kiểm soát là cao haythấp HTKSNB của chu trình tiền lương và nhân viên cần chú trọng vào quy trình phêduyệt, sự phân chia trách nhiệm trong quy trình tuyển dụng và thanh toán lương chongười lao động Nếu HTKSNB của khách hàng tốt tức là việc tuyển dụng lao động và

ký kết hợp đồng lao động đều có sự phê chuẩn của Ban Giám đốc hoặc các cấp cóthẩm quyền, bảng lương, bảng chấm công đều có sự phê duyệt của trưởng phòng, kếtoán trưởng và Giám đốc…khi đó rủi ro kiểm soát sẽ ở mức thấp và ngược lại

Rủi ro phát hiện: là rủi ro xảy ra khi KTV và công ty kiểm toán không phát hiện

ra các gian lận hoặc sai sót Do vậy trình độ của KTV là một nhân tố quan trọng ảnhhưởng đến việc phát sinh rủi ro phát hiện

Sau khi ước tính mức trọng yếu cho toàn bộ cuộc kiểm toán, KTV tiến hành phân

bổ ước tính ban đầu về tính trọng yếu cho các bộ phận Việc phân bổ ước tính ban đầu

về tính trọng yếu là cần thiết vì BCKT thường được thu thập theo các bộ phận hơn làtheo toàn bộ BCTC nói chung

Nghiên cứu HTKSNB của khách hàng và đánh giá rủi ro kiểm soát

Việc tìm hiểu HTKSNB của khách hàng và đánh giá rủi ro kiểm soát là một phầnviệc hết sức quan trọng mà KTV phải thực hiện trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán.Việc đánh giá HTKSNB sẽ giúp KTV thu thập được những BCKT thích hợp Đối vớichu trình tiền lương và nhân viên, để tìm hiểu về HTKSNB thì KTV cần chú trọng đếncác khía cạnh sau:

+ Nghiệp vụ phê duyệt: từ giai đoạn tuyển dụng đến giai đoạn thanh toán lương

cho nhân viên cần có những quy định rõ ràng và phải có dấu vết của người phê chuẩn

Trang 25

trên các hóa đơn chứng từ như: bảng tính lương, phiếu đề nghị thanh toán, hợp đồnglao động, bảng chấm công…

+ Ghi sổ sách kế toán: các chi phí phát sinh cần phải được ghi sổ kế toán đầy đủ

và kịp thời

+ Thanh toán lương và các khoản liên quan: việc thanh toán tiền lương và các

khoản liên quan phải có đầy đủ hóa đơn chứng từ và phải có chữ ký của người laođộng nhận lương trong bảng thanh toán lương

+ Tiếp cận đến hệ thống sổ sách: chỉ những bộ phận và những người có thẩm

quyền liên quan tới hoạt động nhân sự và kế toán mới được tiếp xúc với hệ thống sổsách

+ Phân chia trách nhiệm: trách nhiệm của từng người liên quan đến kế toán tiền

lương và bộ phận nhân sự cần phải được phân chia rõ ràng Ví dụ, phải tách bạch bộphận nhân sự với việc tính chi phí lương, thưởng, lập bảng lương, chi lương, thưởng

Thiết kế chương trình kiểm toán

Chương trình kiểm toán của quy trình kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viênbao gồm 3 phần: trắc nghiệm công việc, trắc nghiệm phân tích và trắc nghiệm trực tiếpcác số dư Các loại hình trắc nghiệm này đều gồm bốn nội dung: xác định thủ tục kiểmtoán, qui mô mẫu chọn, khoản mục được chọn và thời gian thực hiện

Thiết kế trắc nghiệm công việc

Các thủ tục kiểm toán của trắc nghiệm công việc thường tuân theo bốn bước sau:

Bước 1: Cụ thể hóa các mục tiêu KSNB cho khoản mục tiền lương và các khoản

trích theo lương

Trang 26

Bước 2: Nhận diện các quá trình kiểm soán đặc thù có tác dụng làm giảm rủi ro

kiểm soát của từng mục tiêu KSNB trong chu trình tiền lương

Bước 3: Thiết kế các thử nghiệm kiểm soát đối với từng quá trình kiểm soát đặc

thù nói trên

Bước 4: Thiết kế các trắc nghiệm công việc cho từng mục tiêu KSNB có xét đến

nhược điểm của HTKSNB và kết quả ước tính của thử nghiệm kiểm soát

Quy mô mẫu chọn trong loại trắc nghiệm này được xác định thông qua phương

pháp chọn mẫu thống kê được sử dụng để ước tính tỷ lệ của phần tử trong một tổng thể

có chứa một đặc điểm hay thuộc tính được quan tâm

Khoản mục được chọn là phần tử có tính đại diện cao (như tiền lương của một

tháng nào đó hay tiền lương của một bộ phận nào đó)

Thời gian thực hiện trắc nghiệm này được tiến hành vào thời điểm giữa năm hoặccuối năm tài chính

Thiết kế trắc nghiệm phân tích

Trắc nghiệm phân tích thường bao gồm các thủ tục kiểm toán sau:

Xác định số dư của các tài khoản và các sai sót tiềm tàng cần được kiểm tra;Tính toán giá trị ước tính chi phí tiền lương thông qua số nhân viên và tiền lươngtrung bình của một công nhân theo hợp đồng lao động và chính sách trợ cấp cho nhânviên;

Ước tính mức trọng yếu;

Đánh giá các kết quả kiểm tra

Thiết kế trắc nghiệm trực tiếp số dư

Trang 27

Công việc đầu tiên là đánh giá tính trọng yếu và rủi ro tiềm tàng với khoản mụcphải trả công nhân viên thông qua việc ước lượng ban đầu về tính trọng yếu và phân bổước lượng này cho khoản mục phải trả công nhân viên trên BCTC, KTV sẽ xác địnhđược sai số có thể chấp nhận được cho khoản mục này Bên cạnh đó, rủi ro tiềm tàngcủa khoản mục tiền lương là tương đối và phụ thuộc vào chính sách lương, bản chấtkinh doanh của doanh nghiệp nên nếu rủi ro này cao thì số lượng bằng chứng thu thậpcàng nhiều và trắc nghiệm trực tiếp số dư càng được mở rộng.

Tiếp đó là đánh giá rủi ro kiểm soát, xem xét tính hiệu quả của HTKSNB trongchu trình tiền lương và nhân viên Hệ thống kiểm soát hoạt động hiệu quả sẽ giúp làmgiảm rủi ro kiểm soát và dẫn đến số lượng bằng chứng kiểm toán cần thu thập trongtrắc nghiệm trực tiếp số dư sẽ giảm xuống, chi phí kiểm toán sẽ giảm xuống và ngượclại

Để thiết kế trắc nghiệm trực tiếp số dư KTV phải tiến hành dự đoán kết quả củatrắc nghiệm công việc và trắc nghiệm phân tích làm cơ sở cho việc thiết kế trắc nghiệmnày

Các thủ tục kiểm toán được sử dụng trong trắc nghiệm này thường mang tính

chủ quan và đòi hỏi những phán xét nghề nghiệp quan trọng Do vậy tùy vào kết quảcủa trắc nghiệm phân tích, trắc nghiệm công việc và điều kiện cụ thể mà KTV thiết kếtrắc nghiệm trực tiếp số dư của chu trình tiền lương một cách phù hợp

Qui mô mẫu chọn trong kiểm tra chi tiết số dư được xác định theo phương pháp

chọn mẫu thống kê để ước tính sai số bằng tiền trong tổng thể đang được kiểm toán Từ

đó KTV có thể chọn ra quy mô mẫu thích hợp

Khoản mục được chọn: KTV tiến hành chọn ngẫu nhiên bằng bảng số ngẫu

nhiên, bằng chương trình máy tính hoặc bằng phương pháp chọn mẫu hệ thống để đượccác phần tử đại diện

Trang 28

Thời gian thực hiện: trắc nghiệm này được thực hiện vào thời điểm cuối kỳ kế

toán (khi kết thúc niên độ kế toán)

1.5.2 Thực hiện kiểm toánThực hiện kiểm toán là quá trình vận dụng các phương pháp kỹ thuật kiểm toánthích hợp với từng đối tượng khách hàng để thu thập bằng chứng kiểm toán nhằm đưa

ra kết luận kiểm toán một cách đúng đắn Đây chính là quá trình triển khai một cáchchủ động và tích cực các kế hoạch kiểm toán, chương trình kiểm toán nhằm đưa ranhững ý kiến xác thực về mức độ trung thực và hợp lý của BCTC trên cơ sở nhữngbằng chứng kiểm toán được thu thập đầy đủ và đáng tin cậy

Giống như việc thực hiện kiểm toán các khoản mục khác, chu trình kiểm toán tiềnlương và nhân viên cũng áp dụng các thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm tuân thủ

Thử nghiệm kiểm soát

Thử nghiệm kiểm soát chỉ được thực hiện sau khi KTV đã tìm hiểu HTKSNB và

có hiểu biết sơ bộ về hệ thống này Nhìn chung, với chu trình tiền lương và nhân viên,những BCKT được chuẩn cung cấp bởi đơn vị được kiếm toán là bằng chứng có tínhthuyết phục nhất mà có sẵn cho việc kiểm tra các tài khoản tiền lương Do đó KTVthường thực hiện các thử nghiệm kiểm soát trong các cuộc kiểm toán tiền lương hơn làviệc thực hiện thử nghiệm cơ bản Chu trình tiền lương và nhân viên bắt đầu bằng việcthuê mướn nhân viên và kết thúc bằng việc thanh toán tiền cho nhân viên và thanh toáncho Nhà Nước, các tổ chức về các khoản thuế và các khoản trích theo lương

Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên các thủ tụckiểm toán thường được sử dụng khi thực hiện thử nghiệm kiểm soát gồm khảo sát tổngquan chu trình tiền lương và nhân viên, khảo sát việc phân bổ chi phí về tiền lương vàcác đối tượng sử dụng lao động, khảo sát các khoản trích trên tiền lương và khảo sáttiền lương khống

Trang 29

Khảo sát tổng quan chu trình tiền lương và nhân viênBảng tính lương chính là cơ sở để đơn vị được kiểm toán thực hiện thanh toántiền lương, ghi chép vào sổ sách kế toán và phân bổ chi phí tiền lương Do đó nóthường là điểm xuất phát trong các cuộc khảo sát về tiền lương và nhân viên của KTV.Đầu tiên, KTV lựa chọn bảng tính lương của một kỳ kế toán nào đó (hoặc một số

kỳ nào đó) Sau đó KTV thực hiện kiểm tra lại độ chính xác số học của việc tính toán.Tiếp theo đó, KTV chọn ra một bảng tổng hợp thanh toán tiền lương và một bảng tổnghợp việc phân bổ chi phí nhân công để kiểm tra độ chính xác số học của các bảng này,đồng thời thực hiện đối chiếu số tổng hợp này với sổ nhật ký tiền lương và Sổ Cái

Do chu trình lương và nhân viên ảnh hưởng lớn đến nhiều khoản mục, chỉ tiêutrên BCTC như chi phí sản phẩm dở dang, thành phẩm, phải trả công nhân viên,… nêntính chính xác của của việc tính toán tiền lương và các khoản trích theo lương và việcphân bổ nó vào các tài khoản hợp lý là điểm rất quan trọng đối với một cuộc kiểm toán.Tiếp theo KTV chọn ra một mẫu ngẫu nhiên gồm một vài nhân viên từ bảng tínhlương và lấy ra các hồ sơ nhân sự của mỗi nhân viên đó để kiểm tra các hồ sơ và tiếnhành rà soát lại các báo cáo hoạt động nhân sự với các thông tin như vậy trên bảng tínhlương để xác định xem đơn vị được kiểm toán có thực hiện đúng với hợp đồng laođộng hay không

Các khảo sát tiền lương khống:

Có rất nhiều gian lận có thể xảy ra trong chu trình tiền lương và nhân viên trong

đó có hai hình thức phổ biết nhất là ghi nhận nhân viên khống và số giờ lao độngkhống

Ghi nhận số nhân viên khống: là tình trạng những nhân viên đã mãn hạn hợp

đồng với công ty hoặc những nhân viên thực sự không làm việc cho công ty nhưng vẫn

Trang 30

có tên trong bảng thanh toán lương Hình thức gian lận này rất dễ xảy ra với những đơn

vị mà không đảm bảo nguyên tắc phân công phân nhiệm và nguyên tắc bất kiêmnhiệm Ví dụ bộ phận nhân sự vừa ghi nhận danh sách nhân viên vừa thực hiện tínhlương thì nguy cơ xảy ra gian lận việc tính lương khống cho những nhân viên khônglàm việc cho đơn vị là rất cao

Để phát hiện ra các gian lận này KTV có thể dựa vào các phiếu chi đã thanh toán

để thực hiện các thủ tục như: so sánh tên trên các phiếu chi lương với bảng chấm công,bảng thanh toán tiền lương và các giấy tờ khác về chữ ký phê chuẩn Nếu xuất hiện dấuhiệu của sự bất thường thì đó chính là dấu hiệu cần được kiểm tra

Bên cạnh đó, KTV có thể đối chiếu các nghiệp vụ ghi sổ được chọn trên sổ nhật

ký tiền lương với phòng nhân sự để xác định xem nhân viên đó có được thuê trong kỳkiểm toán hay không Hoặc kiểm tra những nhân viên đã chấm dứt hợp đồng lao độngvới công ty còn có tên trong danh sách nhận lương hay không

Trong một số trường hợp đặc biệt, KTV có thể yêu cầu đơn vị được kiểm toánthực hiện một cuộc trả lương đột xuất Đối với trường hợp này thì KTV phải quan sát

kỹ những người lao động được chọn khi tiến hành các thủ tục nhận lương Nếu xuấthiện những phiếu chi mà không có người nhận thì chúng sẽ là đối tượng để tiến hànhkiểm tra Tuy nhiên để thực hiện thủ tục này không những tốn kém cho đoàn kiểm toán

và đơn vị khách hàng mà còn có thể gây ra mâu thuẫn với họ

Ghi nhận số giờ khống: là việc quản lý thời gian lao động của nhân viên thiếu

hoặc có sự thông đồng giữa nhân viên với người quản đốc Gian lận này sẽ làm tăngchi phí tiền lương của đơn vị được kiểm toán và do đó ảnh hưởng tới lợi nhuận củacông ty Hình thức gian lận này rất khó phát hiện ra và thường được ngăn ngừa bằngcác HTKSNB hơn là KTV tự phát hiện ra nó

Các khảo sát việc phân bổ chi phí tiền lương vào các đối tượng sử dụng lao động

Trang 31

Do phạm vi ảnh hưởng của chu trình tiền lương và nhân viên là lớn nên việc phân

bổ chi phí tiền lương vào các đối tượng sử dụng lao động phải đảm bảo tính chính xác.Nếu việc tính và phân bổ tiền lương cho các đối tượng sử dụng lao động không chínhxác sẽ dẫn tới sai lệch các tài sản trên bảng CĐKT, sai lệch các chỉ tiêu trên BC KQKD

sẽ làm sai lệch giá trị của các chỉ tiêu như giá vốn hàng bán, lợi nhuận gộp của doanhnghiệp, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, thuế thu nhập doanh nghiệpphải nộp…

Do vậy sự cần thiết của việc thực hiện khảo sát các thủ tục KSNB trong phân bổchi phí tiền lương vào đối tượng sử dụng lao động là tất yếu Trong đó KTV cần chú ýtới tính nhất quán trong việc áp dụng thực hiện phân bổ vào từng loại chi phí giữa các

kỳ kế toán (bộ phận trực tiếp và bộ phận gián tiếp) Thêm vào đó, KTV cũng cần xemxét các các chính sách cũng như các quy định hiện hành về hạch toán tiền lương đượccông ty đề ra

Thực hiện khảo sát đối với các khoản trích theo lương:

Theo quy định của chính sách kế toán hiện hành, các khoản trích theo lương baogồm: quỹ BHXH, quỹ BHYT, KPCĐ và BHTN Để thực hiện kiểm tra các khoản nàyKTV cần sử dụng kết quả của việc kiểm toán tiền lương làm căn cứ tính ra quỹ bảoBHXH, BHYT, KPCĐ và BHTN, đồng thời đối chiếu với các thông báo của cơ quanbảo hiểm xem đơn vị có hạch toán đúng hay không

Trang 32

Kết hợp với các biến tài chính và biến hoạt động KTV xây dựng lên một môhình phân tích chu trình tiền lương và nhân viên.

KTV thực hiện việc xác định các biến tài chính như chi phí tiền lương, thuếTNCN…trong quan hệ với các biến số như: số lượng nhân viên, mức tiền lương bìnhquân, số lượng sản phẩm, đơn giá tiền lương, hoặc tỷ lệ tiền lương và tổng chi phí haydoanh số… Ví dụ như:

Thủ tục so sánh số liệu các tài khoản chi phí về tiền lương với kỳ kế toán trước:nhằm phát hiện những biến động bất thường, thu thập những bằng chứng có thể cóhoặc xác định phạm vi kiểm tra chi tiết đối với các tài khoản chi phí tiền lương có biếnđộng bất thường Trong phân tích, KTV phải xem xét đến ảnh hưởng của việc thay đổi

số lao động trong kỳ kế toán, khối lượng công việc hoặc sản phẩm hoàn thành

Thủ tục so sánh tỷ lệ chi phí tiền lương trong giá thành sản xuất hoặc doanh thugiữa kỳ này với kỳ trước Thủ tục này nhằm khẳng định tính hợp lý về cơ cấu chi phígiữa các kỳ kế toán

Thủ tục so sánh số dư các tài khoản BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ giữa các kỳ

kế toán nhằm phát hiện ra các sai sót trong hạch toán các khoản trích theo lương Sựbiến động về các khoản trích theo lương thường ít xảy ra do phụ thuộc vào số nhânviên trong doanh nghiệp, phụ thuộc vào mức lương cơ bản và các văn bản quy định củaNhà nước

Việc kết hợp các biến độc lập có liên quan đến chu trình tiền lương và nhân viên

sẽ xây dựng được một mô hình dự đoán tương đối chính xác và hiệu quả Do đó đểtăng tính chính xác của dự đoán KTV cần phát triển mô hình theo hướng chi tiết hóacác dữ liệu

Giai đoạn 2: Xem xét tính độc lập và tin cậy của dữ liệu tài chính và nghiệp vụ

Trang 33

Tính độc lập và tin cậy của dữ liệu tài chính được sử dụng trong mô hình ảnhhưởng trực tiếp đến tính chính xác của dự đoán và tới BCKT thu thập được từ thủ tụcphân tích Do đó các dự tính càng chi tiết thì độ tin cậy càng cao do độc lập với tàikhoản được dự tính.

Độ tin cậy của dữ liệu được đánh giá trên nhiều mặt như:

- Nguồn gốc của dữ liệu: dữ liệu được thu thập từ bên trong hay từ bên ngoài Dữliệu được cung cấp từ bên ngoài có độ tin cậy cao hơn dữ liệu bên trong đơn vị đượckiểm toán Dữ liệu cung cấp cho việc thực hiện thủ tục phân tích với chu trình nàythường là dữ liệu do đơn vị được kiểm toán cung cấp Bởi vậy trước khi sử dụng những

dữ liệu này để phân tích KTV phải xem xét về tính chính xác của những dữ liệu đó;

- Tính kế thừa và phát triển các thủ tục kiểm toán dữ liệu từ những năm trước.Khi sử dụng các dữ liệu của năm trước KTV sử dụng các số liệu đã được kiểm toán vàđảm bảo được tính tin cậy của số liệu;

- Mở rộng phạm vi dữ liệu sử dụng: KTV có thể sử dụng thêm các dữ liệu do bênthứ ba cung cấp Những dữ liệu thu thập từ bên thứ ba thường đáng tin cậy hơn so với

dữ liệu thu thập từ nội bộ khách hàng Ví dụ như những số liệu về BHXH, BHYT,BHTN thu thập từ các thông báo của cơ quan bảo hiểm

Giai đoạn 3: Ước tính giá trị và so sánh với giá trị ghi sổ

Dựa vào mô hình đã được xây dựng ở trên, trên cở sở dữ liệu độc lập và tin cậy,KTV có thể so sánh ước tính này với giá trị trên sổ sách kế toán Bên cạnh đó, KTVvẫn cần phải chú ý đến tính thường xuyên của việc đánh giá như đánh giá chi phí lươnghàng tháng; tính biến động tất yếu và biến động bất thường của chi phí tiền lương như:tiền lương tối thiểu tăng, nhân lực khan hiếm dẫn đến tiền lương tăng hoặc khi đơn vịđược kiểm toán thay đổi chính sách lương tạo ra những biến động tất yếu trong chi phítiền lương

Trang 34

Giai đoạn 4: Phân tích nguyên nhân chênh lệch

Chênh lệch giữa ước tính và giá trị trên sổ sách kế toán có thể do nhiều nguyênnhân như: số dư các tài khoản trong chu trình tiền lương và nhân viên chứa đựng saisót hoặc có thể chênh lệch được hình thành từ chính ước tính trong phân tích Bởi vậy,bất kỳ một sự chênh lệch lớn nào phát sinh cũng cần phải điều tra, phỏng vấn kế toántiền lương hoặc kế toán tổng hợp của đơn vị được kiểm toán để có lời giải thích hợp lýnhất Nếu không có lời giải thích hợp lý thì KTV phải xem xét lại các ước tính củamình Nếu vẫn có sự chênh lệch thì giải quyết bằng thủ tục kiểm tra chi tiết số liệu

Giai đoạn 5: Xem xét những phát hiện qua thủ tục phân tích

Những phát hiện trong thủ tục phân tích không chỉ gồm những sai sót trong tàikhoản mà còn có những sai sót trong quá trình quan sát hệ thống KSNB, hệ thốngthông tin và những vấn đề khác Tất cả những chênh lệch phát sinh đều cần phải đượclàm rõ nguyên nhân

Kiểm tra chi tiết

Đối tượng thực hiện kiểm tra chi tiết đối với chu trình tiền lương và nhân viênbao gồm: số dư tài khoản tiền lương, tiền thưởng, các khoản phải tra cho công nhânviên (TK 334), tài khoản phải trả, phải nộp khác (338, 3383 (BHXH), 3384 (BHYT),

3382 (KPCĐ), 3389 (BHTN) và các tài khoản chi phí (TK 622, 627, 641, 642)

Các thủ tục kiểm tra chi tiết số dư sẽ được giảm bớt nếu sau khi tiến hành các thửnghiệm kiểm soát, KTV nhận xét HTKSNB của khách hàng hoạt động tốt, các bảngtính lương, các sổ nhật ký tiền lương, bảng chấm công, các phương pháp phân bổ chiphí của đơn vị được thực hiện nhất quán, chính xác và ngược lại

Trang 35

Mục tiêu của các thử nghiệm cơ bản trong quy trình kiểm toán chu trình tiềnlương và nhân viên là kiểm tra xem các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ có được thanhtoán và ghi sổ đúng kỳ hay không.

Kiểm tra chi tiết tài khoản 334:

Trước khi tiến hành kiểm tra chi tiết số dư tài khoản 334 (phải trả công nhânviên) KTV phải hiểu rõ về các chính sách, cách tính lương và chế độ thanh toán tiềnlương của công ty Bên cạnh đó, tính nhất quán của các chính sách về tiền lương quacác kỳ kế toán cũng cần được xem xét Thông thường, phòng tổ chức lao động thựchiện việc tính lương, kế toán tiền lương căn cứ vào bảng tính lương của phòng tổ chức

để tiến hành chi lương KTV cũng cần phải đối chiếu giữa số hạch toán của kế toántiền lương với bảng tính lương của phòng tổ chức

Kiểm tra chi tiết tài khoản 338:

Đối với các khoản trích theo lương là quỹ BHYT (3384), quỹ BHXH (3383),KPCĐ (3382), quỹ BHTN (3389) thì kiểm toán có thể ước tính từ quỹ lương đã đượckiểm toán rồi nhân với tỷ lệ trích từ quỹ lương thực hiện theo tỷ lệ quy định hiện hành.KTV thực hiện so sánh kết quả tính được với số đơn vị hạch toán

Kiểm tra chi tiết tài khoản 622, 627, 641, 642:

Đối với các tài khoản chi phí, KTV thường chú trọng đến tính hợp lý trong ghinhận chi phí thông qua việc so sánh chi phí kỳ này với chi phí kỳ trước nhằm tìm ranhững biến động bất thường Bên cạnh đó, KTV cũng quan tâm đến tính chính xác củaviệc phân bổ chi phí tiền lương tăng ca, làm thêm giờ, bồi dưỡng thông qua kiểm trabảng kê có xác nhận của người có trách nhiệm trên bảng kê đó và tiến hành điều tra,phỏng vấn

Trang 36

1.5.3 Kết thúc kiểm toánKết thúc kiểm toán chính là giai đoạn cuối cùng của một cuộc kiểm toán Sau khi

đã hoàn thành các thủ tục kiểm toán đối với chu trình tiền lương và nhân viên, côngviệc cần thực hiện tiếp theo của KTV thực hiện kiểm toán chu trình tiền lương và nhânviên là tổng hợp các kết quả đã thu được từ các giai đoạn trước và thực hiện thêmnhững thủ tục kiểm toán cần thiết bổ sung

Xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ

Để đưa ra ý kiến kiểm toán một cách đúng đắn nhất, KTV phải xem xét lại cácnghiệp vụ và các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ để xác định liệu có sự kiện gìxảy ra mà có thể ảnh hưởng đến ý kiến của KTV hay không Các sự kiện cần sự đánhgiá của KTV gồm có hai loại: những sự kiện ảnh hưởng trực tiếp đến BCTC và cầnđiều chỉnh; những sự kiện không có ảnh hưởng trực tiếp đến BCTC nhưng cần côngkhai

- Những sự kiện có ảnh hưởng trực tiếp đến BCTC, ảnh hưởng đến tính hoạt độngliên tục của doanh nghiệp vì vậy có ảnh hưởng trực tiếp đến chu trình tiền lương vànhân viên Chuẩn mực kiểm toán hiện hành của Việt Nam số 570 – hoạt động liên tục

quy định: “Khi lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán cũng như khi đánh giá và trình bày

ý kiến nhận xét trong báo cáo kiểm toán, KTV và công ty kiểm toán phải luôn xem xét

sự phù hợp của giả định "hoạt động liên tục" mà doanh nghiệp đã sử dụng để lập vàtrình bày báo cáo tài chính” Bởi vậy các sự kiện sau ngày kết thúc niên độ có thể ảnhhưởng đến tính hoạt động liên tục của doanh nghiệp và ảnh hưởng đến số dư của cáctài khoản liên quan đến tiền lương cần được công bố, điều chỉnh và xem xét mức đếnhoạt động liên tục của công ty:

Một khách mua hàng có số dư tài khoản phải thu chưa thanh toán lớn tuyên bốphá sản, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán lương cho nhân viên

Trang 37

Doanh nghiệp có lỗ kinh doanh lớn, không đủ khả năng thuê lao động và trảlương.

Doanh nghiệp thay đổi chính sách lương dẫn đến sự biến động trong quỹ lươngdoanh nghiệp

Doanh nghiệp không thể trả được nợ, nguy cơ phá sản cao buộc phải thanh toántoàn bộ lương cho người lao động do đó gây khó khăn lớn cho doanh nghiệp

Phát sinh một khoản nợ dự kiến do đơn vị được kiểm toán bị công đoàn công tyhoặc công nhân viên khiếu kiện

- Những sự kiện không có ảnh hưởng trực tiếp đến BCTC nhưng cần công khai

Tổng hợp và đánh giá kết quả kiểm toán

Ở giai đoạn hoàn thành tất cả các thủ tục kiểm toán đặc thù cho quy trình kiểmtoán chu trình tiền lương và nhân viên, công việc cần thực hiện là hợp nhất tất cả cáckết quả vào một kết luận chung KTV phải đảm bảo bằng chứng kiểm toán đã được thuthập đầy đủ để đảm bảo cho kết luận là các BCTC đã được trình bày trung thực, hợp lýtrên các khía cạnh trọng yếu và đã tuân thủ các Chuẩn mực, Chế độ kế toán hay chưa

Lập báo cáo kiểm toán

BCKT về BCTC là một bản thông báo của KTV về kết quả cuộc kiểm toánBCTC cho người sử dụng BCTC Tùy theo kết quả của mỗi cuộc kiểm toán mà KTV

Trang 38

đưa ra ý kiến của mình cho phù hợp Mỗi BCKT chỉ có duy nhất một ý kiến kiểm toán.

Ý kiến kiểm toán gồm bốn loại: ý kiến chấp nhận toàn phần; ý kiến chấp nhận từngphần; ý kiến từ chối và kiến không chấp nhận

Thông thường các khoản mục trong chu trình tiền lương và nhân viên là cáckhoản mục quan trọng trong các BCTC của doanh nghiệp sản xuất và thương mại Vìthế các sai phạm trong các khoản mục này thường có ảnh hưởng lớn đến kết quả kiểmtoán

Trang 39

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẬN DỤNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN VÀO KIỂM TOÁN CHU TRÌNH TIỀN LƯƠNG VÀ NHÂN VIÊN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN QUỐC TẾ PNT THỰC HIỆN

2.1 Vận dụng quy trình kiểm toán vào kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong Kiểm toán Báo cáo tài chính tại công ty ABC do Công ty TNHH Kiểm toán Quốc tế PNT thực hiện

2.1.1 Lập kế hoạch kiểm toán2.1.1.1 Xem xét khả năng chấp nhận hợp đồng và phân công công việcCông ty ABC là khách hàng cũ của PNT đã thực hiện kiểm toán từ năm 2008.Qua các cuộc kiểm toán năm trước, KTV nhận định công ty ABC luôn có thái độ hợptác trong quá trình nhóm kiểm toán thực hiện kiểm toán cũng như thực hiện theo các đềxuất của KTV nhằm cung cấp công cụ quản lý, hoàn thiện hơn nữa hệ thống kế toán vàHTKSNB của Công ty Khi xem xét việc chấp nhận kiểm toán BCTC năm 2014, PNTdựa vào việc tìm hiểu những thay đổi lớn trong năm và những điều cần lưu ý từ cuộckiểm toán năm trước Để thực hiện công việc này KTV thu thập các thông tin liên quantới sự thay đổi về tổ chức của công ty, xem xét các vấn đề mà kiểm toán năm trước đãlưu ý và lập bảng câu hỏi đánh giá những thay đổi liên quan tới cả cuộc kiểm toán Từnhững thay đổi đó, KTV đánh giá mức độ rủi ro của hợp đồng kiểm toán đó và đưa raquyết định có tiếp tục kí hợp đồng với đơn vị đó hay không

Các thành viên nhóm kiểm toán bao gồm:

- Nguyễn Ngọc Dũng – KTV+Trưởng nhóm kiểm toán

- Trịnh Thị Mỹ Ngân – Trợ lý kiểm toán

- Đoàn Thị Lý – Trợ lý kiểm toán

Trang 40

2.1.1.2 Phương pháp tiếp cậnNhững nghiệp vụ liên quan đến tiền lương và các khoản trích trên lương là nhữngnghiệp vụ thông thường trong việc hạch toán Do đó, để kiểm toán phần hành này, cácKTV của PNT xây dựng phương pháp tiếp cận kiểm toán theo phương pháp hệ thống.Công tác kiểm toán bắt đầu từ việc phân tích dựa trên hệ thống KSNB, lấy việc KSNBlàm căn cứ để xây dựng các thủ tục kiểm toán thích hợp.

2.1.1.3 Đánh giá Hệ thống Kiểm soát nội bộ

Hiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thống KSNB

KTV tiến hành phỏng vấn Giám đốc và kế toán trưởng về nhân sự trong BanGiám đốc và phòng kế toán, cũng như chế độ kế toán và các chính sách về lao độngtiền lương áp dụng tại Công ty Ngoài ra, KTV còn phỏng vấn các kế toán viên trựctiếp tiến hành hạch toán các nghiệp vụ về tiền lương

Ngày đăng: 21/07/2015, 08:27

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
6. Trang tin điện tử: http://www.kiemtoan.com.vn Link
1. GS.TS. Nguyễn Quang Quynh và TS. Ngô Trí Tuệ (Chủ biên, 2006), Giáo trình Kiểm toán tài chính - NXB ĐH Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội Khác
2. GS.TS Nguyễn Quang Quynh (Chủ biên, 2006), Giáo trình Lý thuyết kiểm toán, NXB ĐH Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội Khác
3. ThS Đậu Ngọc Châu và TS.Nguyễn Viết Lợi (Chủ biên 2009), Giáo trình Kiểm toán Báo cáo tài chính, NXB Tài Chính, Hà Nội Khác
7. Hồ sơ giới thiệu năng lực và các tài liệu khác của Công ty TNHH Kiểm toán Quốc tế PNT Khác
8. Từ điển Tiếng Việt, NXB Từ điển Bách Khoa, Hà Nội (2005) Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w