Tên khách hàng Công ty ABC Người thực hiện TTMN
Niên độ kế toán 31/12/2014 Ngày thực hiện 05/02/2015
Khoản mục TK 334 Người soát xét NND
Bước công việc Tìm hiểu tổ chức công
tác tiền lương Ngày soát xét: 09/02/2015 1. Tuyển dụng và quản lý người lao động.
Việc quản lý, tuyển dụng, đào tạo, phân loại, tính lương cho người lao động do phòng nhân sự đảm nhận.
- Những nhân viên mới vào làm việc đều phải được tuyển chọn kĩ lưỡng và đều có hợp đồng. Sau một thời gian thử việc, chỉ những người có năng lực mới được nhận vào Công ty và được ký hợp đồng theo các hình thức:
a, Hợp đồng lao động thời hạn 1 năm.
b, Hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
- Với những người mãn hạn hợp đồng, bộ phận lao động- tiền lương sẽ thông báo cho bộ phòng kế toán và các phòng ban, tổ sản xuất.
- Việc ký kết hợp đồng, kết thúc hợp đồng tuân thủ theo Luật lao động và các văn bản hiện hành.
- Trong quá trình làm việc, người lao động được hưởng lương, thưởng, phụ cấp theo quy định.
2. Quản lý tiền lương.
Quỹ lương của Công ty ABC bao gồm tiền lương của khối sản xuất và quỹ tiền lương của khối quản lý. Tổng quỹ lương của Công ty ABC thường được tạm tính theo từng năm dựa trên doanh thu của Công ty ABC và đơn giá tiền lương do Ban tài chính quản trị Thành uỷ Hà Nội duyệt đầu năm.
Tổng quỹ lương theo quý = Doanh thu theo quý x Đơn giá tiền lương. Quý lương theo
tháng = =Tổng quỹ lương theo quý3
Căn cứ vào đơn giá được thẩm định, Ban Tài chính quản trị sẽ tính toán và giao đơn giá tiền lương. Cuối mỗi quý, tuỳ thuộc vào tình hình sản xuất- kinh doanh mà Ban Tài chính quản tri có sự điều chỉnh về quỹ tiền lương cho phù hợp.
3. Ghi nhận kết quả lao động, tính và thanh toán lương.
Tiền lương của người lao động được tính dựa trên kết quả lao động thực tế (đối với lao động trực tiếp) và thời gian lao động (đối với lao động gián tiếp).
- Tại các phân xưởng, quản đốc ghi nhận số sản phẩm của mỗi người lao động, thời gian làm việc. Cuối tháng, quản đốc lập bảng tổng hợp kết quả lao động, người lao động ký nhận vào bảng tổng hợp trước khi được chuyển lên cho phòng nhân sự.
- Tại các văn phòng Công ty (khối lao động gián tiếp), hàng ngày các trưởng, phó phòng tiến hành chấm công nhật cho người lao động (bảng chấm công). Cuối tháng, bảng chấm công này được nộp lên phòng nhân sự.
- Theo quy định của Công ty, phòng nhân sự sẽ căn cứ vào 2 bảng trên để tính lương và các khoản trích theo lương cho cán bộ CNV, lập bảng thanh toán lương có sự phê duyệt của giám đốc Công ty. Sau đó, phòng nhân sự sẽ chuyển các bảng thanh toán lương này cho phòng kế toán để kiểm tra, ghi sổ và thanh toán lương.
- Đến kỳ phát lương, khi người lao động lĩnh lương, họ sẽ ký nhận vào sổ thanh toán tiền lương và được kế toán tiền mặt viết phiếu chi lương. Các phiếu chi này được giám đốc và kế toán trưởng phê duyệt. Căn cứ vào phiếu chi, thủ quỹ tiến hành thanh toán lương cho cán bộ CNV.
4. Hạch toán chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương.
•Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp:
- Tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất ở Công ty được tính theo cả chế độ lương sản phẩm và lương thời gian có thưởng:
+ Đối với lương trả theo sản phẩm: Công ty căn cứ vào đơn giá tiền lương đã xây dựng và số đơn vị sản phẩm hoàn thành ở mỗi công đoạn sản xuất. Áp dụng với những đơn đặt hàng lớn, yêu cầu nhiều thời gian và lao động.
Lương sản phẩm = Số sản phẩm
hoàn thành * Đơn giásản phẩm
+ Đối với tiền lương trả theo thời gian: Căn cứ vào thời gian làm việc, cấp bậc và hiệu quả sản xuất để tính lương phải trả.
Lương thời gian trong tháng
P= =
Mức lương tối thiểu * Hệ số lương Số ngày làm việc theo chế độ trong tháng
H* * i Số ngày làm việc thực tế trong tháng
Hàng tháng, Công ty tính ra tổng tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm.
- Nội dung chi phí nhân công trực tiếp:
Chi phí nhân công trực tiếp của Công ty bao gồm: Tiền lương, tiền ăn ca, BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ trích trên tiền lương của công nhân sản xuất. Khoản chi phí này
thường chiếm tỷ trọng từ 10- 18% so với tổng giá thành sản xuất tại đơn vị.
+ Lương chính: Được tính theo sản phẩm hay thời gian công nhân trực tiếp sản xuất trên cơ sở đơn giá tiền lương, cấp bậc lương của từng công nhân sản xuất.
+ Tiền ăn ca: Chi phí thực tế phát sinh cho các bữa ăn ca chi cho công nhân sản xuất.
+ Các khoản trích theo lương như: BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm. Tỷ lệ trích như sau: BHXH- 17% tính vào chi phí và 7% thu trực tiếp từ người lao động; BHYT- 3% tính vào chi phí và 1,5% thu trực tiếp người lao động; KPCĐ- 2% tính toàn bộ vào chi phí sản xuất; BHTN-1% tính vào chi phí của đơn vị và 1% thu trực tiếp từ lương của người lao động.
TK sử dụng: TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp.
• Hạch toán chi phí sản xuất chung:
Chi phí sản xuất chung tại Công ty chính là chi phí nhân công phân xưởng bao gồm: Chi phí tiền lương, thưởng, phụ cấp lương và các khoản trích theo lương của quản đốc, phó quản đốc, công nhân tổ phục vụ ở các phân xưởng.
Những CNV ở các bộ phận này hưởng lương theo thời gian. Tiền lương và các khoản trích theo lương được tính như đối với công nhân trực tiếp sản xuất.
Phụ cấp lương: Ngoài tiền lương thì tổ trưởng các tổ, đội phân xưởng sản xuất còn nhân một khoản tiền phụ cấp trách nhiệm:
Tiền phụ cấp
=
= Hệ số thưởng
* Mức lương cơ bản
Nhân viên quản lý phân xưởng hàng tháng còn nhận được một khoản thưởng. Tuỳ thuộc kết quả hoạt động trong tháng, Ban Giám đốc sẽ quyết định tổng số thưởng từng tháng, căn cứ vào tổng tiền thưởng và tổng số tiền lương của các cán bộ được thưởng để tính ra hệ số thưởng, số tiền thưởng của từng cá nhân:
Tiền thưởng của nhân viên (i) = Hệ số thưởng * Tiền lương của nhân viên (i)
TK sử dụng: TK 627- Chi phí sản xuất chung. TK 6271- Chi phí nhân viên phân xưởng.
•Đối với chi phí nhân viên quản lý và văn phòng của Công ty, kế toán sẽ hạch toán vào TK 641.
•Đối với tiền thưởng, khi có quyết định khen thưởng cho CNV kế toán ghi: Nợ TK 627, 641, 642: Tiền thưởng phải trả CNV.
Có TK 353: Quỹ khen thưởng.
•Các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN được tính theo đúng quy định của Bộ Tài chính…
Đánh giá hệ thống KSNB
KTV đã tiến hành đánh giá hệ thống KSNB. Tuy nhiên, khi đi sâu vào từng phần hành cụ thể, KTV còn phải hướng trọng tâm vào các quá trình kiểm soát, các thủ tục, các quy định liên quan tới phần hành đó. Đối với khoản “Phải trả người lao động”, để đánh giá hệ thống KSNB, KTV sử dụng phương pháp phỏng vấn thông qua Bảng câu hỏi tìm hiểu HTKSNB được xây dựng sẵn kết hợp với kinh nghiệm và hiểu biết của KTV. Việc đánh giá HTKSNB chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và óc xét đoán nghề nghiệp của KTV.
Công việc đánh giá HTKSNB trong khoản mục tiền lương và các khoản trích trên lương được thể hiện:
Bảng 2.3: Bảng câu hỏi KSNB
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN QUỐC TẾ PNT
Tên khách hàng Công ty ABC Người thực hiện TTMN
Niên độ kế toán 31/12/2014 Ngày thực hiện 05/02/2015
Khoản mục TK 334 Người soát xét NND
Bước công việc Bảng câu hỏi KSNB Ngày soát xét: 09/02/2015
Bước công việc Có Không Không áp dụng Ghi chú
1. Khách hàng có theo dõi riêng biệt các khoản tiền lương và các khoản trích theo lương?
X
2. Việc xác định quỹ lương có
theo đúng quy định? X
3. Các khoản chi lương có chữ ký của người nhận tiền không?
X 4. Hàng quý, khách hàng có
tiến hành quyết toán BHXH không? X 5. Việc hạch toán tiền lương và
các khoản trích trên lương có dựa trên căn cứ chứng từ không?
X
6. Việc hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có đúng kỳ không?
X
Kết luận: HTKSNB của tiền lương và các khoản phải nộp theo lương:
Tốt Trung
bình Yếu
Với các câu hỏi như trên, sau khi tiến hành phỏng vấn tại Công ty ABC cũng cho kết quả tương tự. Kết luận HTKSNB của tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty ABC là tốt.
2.1.1.3. Xác định mức trọng yếu và rủi ro
Xác định mức trọng yếu
Trong kiểm toán BCTC nói chung, PNT xác định mức trọng yếu theo hai hướng là khai khống và khai thiếu. Riêng đối với khoản mục tiền lương và các khoản trích trên lương thì tập trung chủ yếu vào khai khống.
Đánh giá rủi ro
Đánh giá rủi ro tiềm tàng: Công ty ABC là một DNNN hoạt động trong lĩnh vực đầu tư hơn 10 năm. Thời gian đó đủ để đưa HTKSNB của Công ty đi vào quy củ. Doanh thu của Công ty tăng liên tục trong nhiều năm, thu nhập của người lao động vì thế mà được cải thiện rất nhiều. Bằng xét đoán nghề nghiệp, KTV nhận định rủi ro tiềm tàng là trung bình và đánh giá rủi ro kiểm soát tại Công ty ABC là thấp.
Do rủi ro đối với khoản mục tiền lương và các khoản trích trên lương là nhỏ nên mức trọng yếu được xác định là lớn.
2.1.1.4. Xây dựng chương trình kiểm toán chi tiết
Đầu tiên trưởng nhóm kiểm toán căn cứ vào Bảng cân đối phát sinh, xem xét mức độ trọng yếu, sai xót có thể xảy ra phân công công việc cho từng thành viên trong nhóm:
Bảng 2.4: Bảng phân công công việc
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN QUỐC TẾ PNT
Tên khách
hàng Công ty ABC Người thực hiện TTMN
Niên độ kế toán 31/12/2014 Ngày thực hiện 05/02/2015
Khoản mục TK 334 Người soát xét NND
Bước công việc Bảng phân chia công việc Ngày soát xét:
KH Công việc tiến hành NND TTMN LTL ĐTL
I Báo cáo kiểm toán, thư
quản lý X X X X
II Kết thúc công việc kiểm
toán của niên độ X X X X
III Sự kiện phát sinh sau niên độ kế toán của năm trước … … … … CÁC PHẦN HÀNH A BCTC của khách hàng X B Tóm tắt HTKSNB khách hàng X X C Tiền X
D Các khoản đầu tư tài chính
X
E Các khoản phải thu X
F Hàng tồn kho X
… … … …
L Công nợ nội bộ X
M Lương và các khoản theo
lương X
N Các khoản nợ phải trả khác
X
Để tiến hành kiểm toán, PNT đã xây dựng một chương trình kiểm toán riêng cho từng khoản mục. Dưới đây là chương trình kiểm toán cho quy trình kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương.
Bảng 2.5: Chương trình kiểm toán khoản mục tiền lương và trích theo lương CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN QUỐC TẾ PNT
Tên khách hàng Công ty ABC Người thực
hiện TTMN
Niên độ kế toán 31/12/2014 Ngày thực hiện 05/02/2015
Khoản mục TK 334 Người soát xét NND
Bước công việc Chương trình kiểm toán Ngày soát xét: 09/02/2015