1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thơ đi sứ của ngô thì nhậm và nguyễn du

100 644 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 511,5 KB

Nội dung

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH VÕ THỊ NGA THƠ ĐI SỨ CỦA NGÔ THÌ NHẬM VÀ NGUYỄN DU LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN NGHỆ AN - 2014 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH VÕ THỊ NGA THƠ ĐI SỨ CỦA NGÔ THÌ NHẬM VÀ NGUYỄN DU CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ: 60.22.01.21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM TUẤN VŨ NGHỆ AN - 2014 MỤC LỤC 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Ở Việt Nam thời trung đại, tài năng của con người trước hết và chủ yếu là tài năng văn chương. Theo quan niệm đương thời, văn chương không chỉ là giá trị thẩm mỹ mà còn bao gồm cả nhiều giá trị xã hội và nhân văn. Tài năng văn chương nói chung và thơ nói riêng biểu lộ năng lực nhiều mặt của cá nhân và trực tiếp phục vụ chính sự. Trong nhiều thế kỉ của quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trước đây, nhiều người Việt Nam xuất chúng đã được cử đi sứ phương Bắc. Cùng với hoàn thành sứ mệnh bang giao, họ đã để lại những tập thơ hoặc những bài thơ. 1.2. Đương thời, một chuyến đi sứ thực hiện trong thời gian dài, chẳng hạn theo Ngô Thì Nhậm ghi chép trong tiểu dẫn của Hoàng hoa đồ phả, chuyến đi của sứ bộ Tây Sơn do ông làm chánh sứ, khởi hành ngày 20 tháng 2, ngày 8 tháng 5 đến kinh đô nhà Thanh, tháng 9 về đến kinh đô nước ta. Những chuyến hành trình trong thời gian dài, qua vùng không gian rộng lớn đã để lại cho các sứ thần nhiều suy nghĩ, cảm xúc khiến nhiều người đã viết nên những bài thơ hay, làm phong phú thêm cho văn học dân tộc. Đây là một bộ phận trước tác rất đáng được nghiên cứu. 1.3. Ngô Thì Nhậm là một tài năng văn chương, quân sự, ngoại giao. Sự nghiệp của ông gắn với triều Tây Sơn - một trong những triều đại oanh liệt bậc nhất trong lịch sử Việt Nam thời trung đại. Ông đã để lại Hoàng hoa đồ phả, một tập thơ đi sứ quy mô, góp phần làm phong phú cho mảng 1 thơ đi sứ của nước ta và là một cứ liệu đáng tin cậy để nghiên cứu sự nghiệp văn chương của nhân vật xuất chúng này. 1.4. Nguyễn Du là nhà thơ nhân đạo kiệt xuất nhất của văn học Việt Nam trung đại. Thật may mắn cho thơ đi sứ của Việt Nam là thi hào đóng góp cho dòng thơ này tập Bắc hành tạp lục quy mô và đặc sắc. Nghiên cứu thơ đi sứ của Ngô Thì Nhậm và của Nguyễn Du trong sự đối sánh không những thấy rõ hơn những đặc sắc riêng của từng tập thơ mà còn thấy rõ hơn những đặc điểm phổ biến của thơ đi sứ của Việt Nam xưa kia. 2. Lịch sử vấn đề Đã có một số công trình nghiên cứu thơ đi sứ Việt Nam thời trung đại: Bước đầu nghiên cứu thơ đi sứ của Trịnh Hoài Đức (Lê Quang Trường), Khảo cứu và nghiên cứu thơ đi sứ của Việt Nam của tác giả C.Kelley giảng viên trường Đại học Hawai, tác giả cuốn Beyond the Brond Pllars (Đi qua những cột đồng). Thơ đi sứ trung đại Việt Nam viết về danh thắng ở Hồ Nam - Trung Hoa và trường hợp Nguyễn Trung Ngạn Những công trình đó đã đề cập đến lịch sử tiến trình thơ đi sứ qua các thời kì và khẳng định sự đóng góp to lớn của mảng thơ đi sứ trong nền văn học Việt Nam. Riêng nghiên cứu về thơ của Ngô Thì Nhậm và Nguyễn Du đã có nhiều công trình của nhiều tác giả đề cập đến trên nhiều bình diện về cuộc đời, sự nghiệp và giá trị nội dung, nghệ thuật của các tác phẩm. Với Ngô Thì Nhậm, có nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến phương diện cuộc đời, sự nghiệp, văn chương trên phương diện là một nhà chính trị, nhà trí thức, nhà quân sự, một nhà bang giao kiệt xuất thời Tây Sơn. Về thơ văn của Ngô Thì Nhậm có khá nhiều công trình nhưng chủ yếu nghiên 2 cứu chung các tập thơ của ông. Riêng bộ phận thơ đi sứ của Ngô Thì Nhậm đã có một số nhà nghiên cứu đề cập đến nhưng nhìn chung trong hành trình thơ sứ trình trung đại Việt Nam như bài nghiên cứu Thơ đi sứ trung đại Việt Nam viết về danh thắng ở Hồ Nam - Trung Hoa và trường hợp Nguyễn Trung Ngạn của PGS.TS. Nguyễn Công Lý. Bài nghiên cứu Chuyến đi đại sứ năm 1793 của Ngô Thì Nhậm của GS. Lê Văn Lan in trên báo Quân đội nhân dân Việt Nam, thứ 3, ngày 12 /3/2013. Nhưng để hiểu sâu sắc hơn về giá trị nội dung, nghệ thuật của tập thơ sứ trình của Ngô Thì Nhậm, chúng tôi muốn mạnh dạn nghiên cứu tập thơ Hoàng hoa đồ phả trong sự đối sánh với tập thơ Bắc hành tạp lục - một tập thơ sứ trình nổi tiếng của Nguyễn Du, để thấy hết giá trị của các thi phẩm và sự đóng góp có ý nghĩa to lớn trong hành trình thơ sứ trình trung đại Việt Nam đối với nền văn học việt Nam nói chung. Công trình này nghiên cứu đặc điểm chung hoặc những đặc điểm riêng ở một số bài thơ sứ trình của Nguyễn Du, chưa lột tả hết giá trị của tập thơ đi sứ mà Nguyễn Du để lại trong chuyến đi sứ. Tìm hiểu về mảng thơ đi sứ của Nguyễn Du, chúng tôi muốn khám phá hết giá trị trên các mặt nội dung, nghệ thuật của một tập thơ cụ thể, để hiểu rõ hơn về con người của Nguyễn Du, hiểu rõ hơn giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm và có một cái nhìn nhận thấu đáo về sự đóng góp của nhà thơ trong thơ sứ trình Việt Nam thời trung đại. Đó là một dấu ấn góp phần tạo nên diện mạo phong phú, đa chiều của văn học Việt Nam nói chung. Chính vì vậy mà tôi đã chọn tập thơ Bắc hành tạp lục, tập thơ đi sứ nổi tiếng của Nguyển Du trong sự đối sánh với tập thơ Hoàng hoa đồ phả của Ngô Thì Nhậm để khám phá, tìm hiểu giá trị của tập thơ và thấy được vai trò to lớn của dòng thơ đi sứ 3 nói chung và các màu sắc riêng của tập thơ Bắc hành tạp lục. Thơ đi sứ của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du ở Bắc hành tạp lục đã có nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến như Hai trăm năm Bắc hành tạp lục của nhà thơ Vương Trọng, Nguyễn Quan Tuấn có bài viết Trong kì đi sứ Nguyễn Du có qua Hàng Châu không?, Nhân danh, địa danh trong Bắc hành tạp lục của Nguyễn Du- ý nghĩa văn hóa và lịch sử… Tiếp tục tìm hiểu và nghiên cứu về thơ đi sứ của Nguyễn Du và Ngô Thì Nhậm để hiểu hơn về cuộc đời và văn thơ của hai tác giả này, đồng thời nhìn nhận đánh giá sâu sắc hơn về những đóng góp to lớn của họ cho dòng thơ đi sứ nói riêng và nền văn học Việt Nam nói chung. Trong bài Thơ vịnh sử, thơ đi sứ và cảm hứng yêu nước thương nòi (trong sách Khảo và luận một số tác giả - tác phẩm văn học trung đại Việt Nam, tập II), PGS. Bùi Duy Tân đã nhìn nhận sơ lược lịch sử thơ đi sứ và có những nhận định khái quát về bộ phận thơ này: “Trong tập thơ đi sứ, không phải các tác giả chỉ đề cập mối quan hệ bang giao hoặc để vịnh về vật và người của nước ngoài. Một tỉ lệ khá cao các bài thơ trong các tập thơ ấy đề cập tới những vấn đề của Tổ quốc. Thường thì khi ở đất nước người, những tình cảm hướng về Tổ quốc lại càng thấm thía…” [50, 379]. Và: “Thơ vịnh sử… là những hiện tượng đáng chú ý của văn học dân tộc trong các thế kỷ này. Đó xét cho kỹ thì cũng là sự phát triển của thơ văn yêu nước. Đóng góp chủ yếu của nó là đem đến cho văn học tiếng nói tích cực của sĩ phu yêu nước. Tiếng nói ấy là vang vọng của khí phách dân tộc, ngay trong hoàn cảnh khó khăn của thời cuộc. Tiếng nói ấy đã làm phong phú thêm văn học dân tộc với niềm tự hào, với tính chiến đấu và với tinh thần nhân ái của người Việt” [50, 379]. 4 Trong bài Vấn đề văn bản và tâm thế của Nguyễn Du trong Bắc hành tạp lục đăng trên Nghiên cứu văn học số 12/2013, PGS. Nguyễn Văn Hoàn cho rằng: “Thông thường các tập thơ đi sứ đều có nhiều bài xướng họa, chúc tụng, tặng đáp lẫn nhau, với ngôn từ công thức, khách khí nhưng Bắc hành tạp lục - ít nhất theo văn bản truyền lại - thì hầu như không có bộ phận thơ văn đó. Có thể xem Bắc hành tạp lục là tập thơ du ký của một thi nhân Việt Nam từng có thời gian dùi mài Nam sử, Bắc sử, say mê Hán phú, Đường thi, nay có dịp may hiếm có được du hành trên đất nước Trung Hoa rộng lớn, vừa lạ vừa quen, để đối chiếu những điều đã học được trong sách vở với thực tế mắt thấy tai nghe trên đường đi. Qua những bài thơ vịnh sử, tức cảnh, người đọc còn hiểu thêm về nhà thơ Nguyễn Du có tri thức quảng bác, có một tâm sự sâu kín và ý thức sâu sắc về quốc thể” [14, 26]. Cũng trên tạp chí Nghiên cứu văn học số 12-2013, Trần Thị Hoa Lê có bài Cảm hứng đối thoại - phản biện trong Bắc hành tạp lục của Nguyễn Du. Tác giả nghiên cứu cảm hứng đối thoại - phản biện của Nguyễn Du khi viết về các nhân vật lịch sử Trung Hoa, viết về những vấn đề hiện thực đương thời và viết về phụ nữ. Tác giả cho rằng: “Về giọng điệu, Bắc hành tạp lục tạo nên giọng điệu đa thanh với những cung bậc âm sắc rắn rỏi, mạnh mẽ làm phai bớt âm điệu u hoài sầu cảm vốn đậm nét trong tác phẩm Nguyễn Du. Về bút pháp thơ, Bắc hành tạp lục đem đến sự khởi sắc thể loại, đánh dấu thành công mới của thể cổ phong bên cạnh thể luật thi vốn đã có thành tựu ở hai tập thơ trước. Và việc ra con đường tiếp cận “cái uẩn khúc xã hội” của nhân vật lịch sử trong khuynh hướng thơ vịnh sử thời trung đại Việt Nam” [20; 47]. 5 Tác giả Nguyễn Thị Nương đặt Bắc hành tạp lục trong dòng thơ đi sứ để nghiên cứu và nhất là đặt tập thơ này trong hệ thống các tập thơ của thi hào xem như là phản chiếu quá trình vận động trong tư tưởng của một nghệ sĩ lớn. Tác giả nhận định: “Nếu Thanh Hiên thi tập và Nam trung tạp ngâm là những bước khởi đầu thì Bắc hành tạp lục là đích đến. Trên chặng đường thơ này, thi nhân không còn chìm đắm trong nỗi đau riêng của một người, một thời mà mở rộng tầm nhìn, mở rộng cõi lòng để đón nhận, chia sẻ, suy ngẫm, lý giải mọi nỗi đau của con người [ 45, 56]. Từ điển văn học (bộ mới) nhận định về Bắc hành tạp lục: “Bắc hành tạp lục là một tập thơ sứ trình nhưng thơ thù phụng tuyệt đối không có. Con người trong tập thơ chủ yếu là con người chủ thể đối thoại với lịch sử. Và lịch sử cũng chỉ được mượn tên để ký thác những hình ảnh, tâm sự vấn đề thời đại của nhà thơ. Tính chất vịnh sử vì thế rất mờ nhạt, trái lại cá tính sáng tạo của tác giả biểu hiện rõ và sâu. Có thể nói tác giả đã sử dụng vốn sống nhiều mặt tích lũy được trong thời đại bão táp của mình để tái hiện diện mạo của lịch sử và văn hóa Á Đông truyền thống, thông qua cảm hứng của cái “tôi” trí tuệ và trữ tình” [65, 104]. Về thơ đi sứ của Ngô Thì Nhậm, Từ điển văn học (bộ mới) nhận định: “Cái đáng chú ý trong thơ ông là tinh thần lạc quan và ý thức trách nhiệm đối với triều đại đương thời, là lòng tự hào dân tộc được thể hiện một cách khá đậm nét trong những bài thơ đi sứ” [65, 1082]. Nhìn lại sự nghiên cứu về thơ đi sứ của Ngô Thì Nhậm và Nguyễn Du có thể thấy: Sự nghiên cứu về thơ đi sứ của Nguyễn Du điều này càng phù hợp với giá trị tự thân của thơ đi sứ Nguyễn Du các nhà nghiên cứu đã khẳng định những giá trị nổi trội của Bắc hành tạp lục, tuy đây là một tập thơ đi sứ nhưng rất ít bài thơ giao đãi, thù tạc mà chứa chất tâm sự. Chính 6 trong thời gian xa nước. Nguyễn Du có tâm thế thích hợp để suy ngẫm về đời sống về lịch sử Trung Hoa và của nước mình. Nổi bật hơn hết là nhân sinh quan nhân đạo chủ nghĩa. Sự nghiên cứu về thơ đi sứ của Ngô Thì Nhậm đã khẳng định giá trị của bộ phận thơ này trong trước tác của tác giả và trong dòng thơ đi sứ Việt Nam. Tác giả đã phản ánh được tâm thế của con người Việt Nam, của triều đại Tây Sơn trong khi giao thiệp với nhà Thanh và khi chứng kiến cuộc sống của người Trung Hoa đương thời. Vấn đề hầu như chưa được nghiên cứu là đối sánh thơ đi sứ của Ngô Thì Nhậm và Nguyễn Du. Đây sẽ là trọng tâm của luận văn này. 3. Mục đích nghiên cứu 3.1. Nhận thức được giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật của tập thơ Hoàng hoa đồ phả (Ngô Thì Nhậm) và Bắc hành tạp lục (Nguyễn Du). 3.2. Xác định vị trí của các tập thơ này trong sự nghiệp thơ của từng tác giả. 3.3. Khẳng định những đóng góp của hai tập thơ cho thơ đi sứ của Việt Nam thời trung đại. 4. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu văn bản Hoàng hoa đồ phả trong Ngô Thì Nhậm: Tác phẩm, tập II, Nxb Văn học &Trung tâm nghiên cứu quốc học, 2001. Nghiên cứu văn bản Bắc hành tạp lục trong Nguyên Du : Niên phổ và tác phẩm do Nguyễn Thạch Giang - Trương Chính biên khảo và chú giải, Nxb Văn hóa thông tin, 2001. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu Ngữ văn: Thống kê – phân loại, tổng hợp - phân tích và đặc biệt chú trọng phương pháp đối sánh… 7 [...]... TRONG SỰ NGHIỆP THƠ CỦA HAI TÁC GIẢ VÀ TRONG DÒNG THƠ ĐI SỨ 1.1 Ngô Thì Nhậm và Hoàng hoa đồ phả 1.1.1 Tác giả Ngô Thì Nhậm Ngô Thì Nhậm (còn gọi là Ngô Thời Nhiệm; 1746 -1803), tự là Hy Doãn, hiệu là Đạt Hiên, là danh sĩ, nhà văn đời hậu Lê -Tây Sơn, người có công lớn trong việc giúp triều Tây Sơn đánh lui quân Thanh Ngô Thì Nhậm xuất thân gia đình vọng tộc chốn Bắc Hà, là con Ngô Thì Sĩ, người làng...8 6 Cấu trúc của luận văn Ngoài Mở đầu và Kết luận, luận văn có ba chương: Chương 1: Hoàng hoa đồ phả và Bắc hành tạp lục trong sự nghiệp thơ của hai tác giả và dòng thơ đi sứ Chương 2: Những đi m tương đồng và những đi m khác biệt lớn về nội dung của hai tập thơ Chương 3: Những đi m tương đồng và những đi m khác biệt lớn về hình thức của hai tập thơ 9 Chương 1 HOÀNG HOA ĐỒ PHẢ VÀ BẮC HÀNH TẠP... khi Gia Long tiêu diệt nhà Tây Sơn, Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Nguyễn Thế Lịch và một số viên quan triều Tây Sơn thì bị đánh bằng roi tại Văn Miếu năm 1803 Nhưng do trước đó có mâu thuẫn Đặng Trần Thường cho người tẩm thuốc vào roi Sau trận đánh đòn, về nhà, Ngô Thì Nhậm chết 1.1.2 Chuyến đi sứ năm 1793 của Ngô Thì Nhậm Sứ bộ nước Việt do Ngô Thì Nhậm làm Chánh sứ, khởi hành từ Thăng Long lên biên... hàm lượng giá trị nội dung và ý nghĩa nghệ thuật đủ lớn để nó không bị nhấn chìm cùng với nhiều tập thơ sứ trình chỉ có tính nhất thời khác Lý do của sự “trường thọ” của Hoàng hoa đồ phả và Bắc hành tạp lục là gì? Có thể phủ định tính chất “tầm gửi” của hai tập thơ vào sự nổi tiếng của Ngô Thì Nhậm và Nguyễn Du? Có thể nhận ra một đặc đi m tõ nét trong nội dung của Hoàng hoa đồ phả và Bắc hành tạp lục... phả và Bắc hành tạp lục vượt qua được mẫu số chung của thời đại để vươn tới mẫu số chung của cảm xúc nhân loại Trên hành trình gần ngàn năm của thơ sứ trình Việt Nam, Hoàng hoa đồ phả và Bắc hành tạp lục có đủ sức lực và bản lĩnh để xác lập mình thành một dòng chảy đặc trưng của Ngô Thì Nhậm và Nguyễn Du trong sự hòa tan của các “dòng” khác đang hòa mình vào nguồn đặc thù này 1.4 Tổng quan về thơ đi sứ. .. đó được phản ánh ít nhiều trong tâm thế của sứ thần Ngô Thì Nhậm 1.2 Nguyễn Du và Bắc hành tạp lục 1.2.1 Tác giả Nguyển Du Nguyễn Du (1765 -1820) tên tự Tố Như, hiệu Thanh Hiên, hiệu Hồng Sơn lạp hộ, là một nhà thơ nổi tiếng thời Lê mạt, Nguyễn sơ ở Việt Nam Nguyễn Du là một nhà thơ lớn của Việt Nam, Ông được UNESCO tôn vinh là danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Du sinh năm Ất Dậu (1765), niên hiệu Cảnh... đời Lê trong thời Nguyễn Tông Khuê, Nguyễn Huy Oánh, Đinh Nho Hoàn, Nguyễn Công Hãng… cũng đã để lại cho thơ đi sứ chữ Hán một gia tài lớn” [33] Trong những tập thơ đi sứ thời Tây Sơn của Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Đoàn Nguyễn Tuấn, Võ Huy Tấn, “bên cạnh những bài mang nặng cái cốt cách thơ thời Hậu Lê, ta thấy những bài có âm đi u tự hào, trong sáng (…) Thơ đi sứ đến đây đã đổi mới một bước về thi... đến triều Tây Sơn và nhà Nguyễn, khi những cuộc Bắc sứ trở thành thông lệ bất dịch thì thơ đi sứ cũng đã xác lập thành hẳn một dòng thơ riêng, mang những nét đặc thù mà những dòng thơ khác không có được Những cái tên “Hoa trình” (Đường hóa), sứ trình” (Đường 28 đi sứ) dần trở nên quen thuộc, lớn dần theo bước chân của các sứ thần nhà Việt trên đất Trung Hoa Đi u này ngay Ngô Thì Nhậm cũng nhận thấy:... phản ánh vào trong Hoàng hoa đồ phả- một trong những trước tác quan trọng nhất, giữa kho tàng sách vở đồ sộ mà Ngô Thì Nhậm đã để lại cho hậu thế, trong suốt cuộc đời- từ năm 16 tuổi đến năm 57 tuổi - đi học, đi thi, làm quan qua hai triều Lê - Trịnh và Tây Sơn của mình 1.1.3 Tập thơ Hoàng Hoa đồ phả 1.1.3.1 Vị trí tập thơ Hoàng hoa đồ phả trong sự nghiệp thơ văn của Ngô Thì Nhậm Nói đến Ngô Thì Nhậm, ... Quyền, Bùi Dị,… Nhìn chung, thơ đi sứ thời Tây Sơn và Nguyễn đậm “chất trữ tình, đồng thời cũng giàu tính hiện thực Nó toát lên những âm đi u xốn xang, chua xót mà trầm hùng” Trong bản hòa âm của thơ sứ trình, tập thơ Hoàng hoa đồ phả (Ngô Thì Nhậm) , và Bắc hành tạp lục (Nguyễn Du) nổi lên trong một thanh âm độc đáo, mang nhiều nét của chủ âm trong bản đàn ấy Hoàng hoa đồ phả và Bắc hành tạp lục mang . sự nghiên cứu về thơ đi sứ của Ngô Thì Nhậm và Nguyễn Du có thể thấy: Sự nghiên cứu về thơ đi sứ của Nguyễn Du đi u này càng phù hợp với giá trị tự thân của thơ đi sứ Nguyễn Du các nhà nghiên. những đặc đi m riêng ở một số bài thơ sứ trình của Nguyễn Du, chưa lột tả hết giá trị của tập thơ đi sứ mà Nguyễn Du để lại trong chuyến đi sứ. Tìm hiểu về mảng thơ đi sứ của Nguyễn Du, chúng. tập thơ đi sứ nổi tiếng của Nguyển Du trong sự đối sánh với tập thơ Hoàng hoa đồ phả của Ngô Thì Nhậm để khám phá, tìm hiểu giá trị của tập thơ và thấy được vai trò to lớn của dòng thơ đi sứ 3 nói

Ngày đăng: 20/07/2015, 14:48

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trần Ngọc Ánh (2009), “Ngoại giao Tây Sơn - những tư tưởng đặc sắc và bài học lịch sử”, Tạp chí Khoa học và công nghệ Đà Nẵng số 1(30) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngoại giao Tây Sơn - những tư tưởng đặc sắcvà bài học lịch sử”, "Tạp chí Khoa học và công nghệ Đà Nẵng
Tác giả: Trần Ngọc Ánh
Năm: 2009
2. Lại Nguyên Ân (1999), 150 Thuật ngữ văn học, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 Thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb Đại học quốc gia
Năm: 1999
3. Lại Nguyên Ân, Bùi Văn Trọng Cường (2005), Từ điển văn học Việt Nam: Từ nguồn gốc đến hết thế kỷ XIX, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển văn học ViệtNam: Từ nguồn gốc đến hết thế kỷ XIX
Tác giả: Lại Nguyên Ân, Bùi Văn Trọng Cường
Nhà XB: Nxb Đại học quốc gia Hà Nội
Năm: 2005
4. Nguyễn Lương Bích - Phạm Ngọc Phụng (1977), Tìm hiểu thiên tài quân sự của Nguyễn Huệ, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu thiên tàiquân sự của Nguyễn Huệ
Tác giả: Nguyễn Lương Bích - Phạm Ngọc Phụng
Nhà XB: Nxb Quân đội nhân dân
Năm: 1977
5. Nguyễn Huệ Chi (1998), “Nguyễn Du và thế giới nhân vật của ông trong thơ chữ Hán”,http://user.hnue.edu.vn/index.php?news_id=147&page=news&uid=81 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Du và thế giới nhân vật của ông trong thơ chữHán”
Tác giả: Nguyễn Huệ Chi
Năm: 1998
6. Phan Trần Chúc (1994), Việt Nam sử học (triều Tây Sơn, phần Nguyễn Huệ ), Nxb Văn hoá Thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam sử học
Tác giả: Phan Trần Chúc
Nhà XB: Nxb Văn hoá Thông tin
Năm: 1994
7. Biện Minh Điền (2011), Chuyên đề: Vấn đề tác giả và phong cách cá nhân nhà văn trong văn học Việt Nam trung đại, Đại học Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề tác giả và phong cách cánhân nhà văn trong văn học Việt Nam trung đại
Tác giả: Biện Minh Điền
Năm: 2011
8. Vũ Băng Đình (2006) , Thơ chữ Hán Nguyễn Du, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ chữ Hán Nguyễn Du
Nhà XB: Nxb Giáo dục
9. Xuân Diệu (1998), Các nhà thơ cổ điển Việt Nam, Nxb Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các nhà thơ cổ điển Việt Nam
Tác giả: Xuân Diệu
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1998
10. Xuân Diệu (1962), “Con người Nguyễn Du trong thơ chữ Hán”, Tạp chí Văn nghệ, (58) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Con người Nguyễn Du trong thơ chữ Hán”," Tạp chíVăn nghệ
Tác giả: Xuân Diệu
Năm: 1962
11. Nguyễn Thạch Giang (1998), Lời quê chấp nhặt, Nxb Khoa học Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lời quê chấp nhặt
Tác giả: Nguyễn Thạch Giang
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 1998
12. Nguyễn Thạch Giang, Trương Chính (2001), Nguyễn Du niên phổ và tác phẩm, NXB Văn Hóa thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Du niên phổ vàtác phẩm
Tác giả: Nguyễn Thạch Giang, Trương Chính
Nhà XB: NXB Văn Hóa thông tin
Năm: 2001
13. Trần Văn Giáp (2003), Tìm hiểu kho sách Hán Nôm (2 tập in chung), mục Ngô gia văn phái (tr. 298-302). Nhà xuất bản Khoa học Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu kho sách Hán Nôm" (2 tập in chung),mục "Ngô gia văn phái
Tác giả: Trần Văn Giáp
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học Xã hội
Năm: 2003
14. Nguyễn Văn Hoàn (2013), “Vấn đề văn bản và tâm thế của Nguyễn Du trong Bắc hành tạp lục”, Nghiên cứu văn học (12) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề văn bản và tâm thế của Nguyễn Dutrong Bắc hành tạp lục”, "Nghiên cứu văn học
Tác giả: Nguyễn Văn Hoàn
Năm: 2013
15. Nhị Hoàng (1973), “Kỷ niệm 170 năm ngày mất Ngô Thì Nhậm”. Tạp chí Văn học (4) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỷ niệm 170 năm ngày mất Ngô Thì Nhậm”. "Tạpchí Văn học
Tác giả: Nhị Hoàng
Năm: 1973
16. Cao Xuân Huy (1978), “Ngô Thì Nhậm, một người tri thức chân chính”(Tuyển tập thơ văn Ngô Thì Nhậm). Nxb. KHXH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngô Thì Nhậm, một người tri thức chân chính”("Tuyển tập thơ văn Ngô Thì Nhậm)
Tác giả: Cao Xuân Huy
Nhà XB: Nxb. KHXH
Năm: 1978
17. Vũ Khiêu (1981), “Thơ văn Ngô Thì Nhậm trong cuộc đấu tranh chống xâm lược”. Trong sách Văn học Việt Nam trên chặng đường chống phong kiến Trung Quốc xâm lược, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ văn Ngô Thì Nhậm trong cuộc đấu tranh chốngxâm lược”. Trong sách "Văn học Việt Nam trên chặng đường chốngphong kiến Trung Quốc xâm lược
Tác giả: Vũ Khiêu
Năm: 1981
18. Vũ Khiêu (1973), “Vấn đề đánh giá Ngô Thì Nhậm”, Tạp chí Văn học (4) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề đánh giá Ngô Thì Nhậm”, "Tạp chí Văn học
Tác giả: Vũ Khiêu
Năm: 1973
19. N.I. Konrad (2007), “Về khái niệm văn ở Trung Quốc” (trong sách Phương Đông học, bản dịch), Nxb KHXH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về khái niệm văn ở Trung Quốc” (trong sách"Phương Đông học
Tác giả: N.I. Konrad
Nhà XB: Nxb KHXH
Năm: 2007
20. Trần Thị Hoa Lê (2013), “Cảm hứng đối thoại - phản biện trong Bắc hành tạp lục của Nguyễn Du”, Nghiên cứu văn học (12) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cảm hứng đối thoại - phản biện trong Bắchành tạp lục của Nguyễn Du”, "Nghiên cứu văn học
Tác giả: Trần Thị Hoa Lê
Năm: 2013

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w