Khác biệt khi phản ánh hiện thực

Một phần của tài liệu Thơ đi sứ của ngô thì nhậm và nguyễn du (Trang 54 - 57)

Chương 3: Những điểm tương đồng và những điểm khác biệt lớn về hình thức của hai tập thơ

2.2. Những điểm khác biệt

2.2.1. Khác biệt khi phản ánh hiện thực

Mỗi nhà văn, nhà thơ đều có lập trường tư tưởng khác nhau, thậm chí đối nghịch nhau, vẫn có thể cùng viết về một đề tài nhưng mỗi người có tư tưởng, suy nghĩ, hướng khai thác riêng. RaxunGamzatôp từng viết:

“Đừng nói: trao cho tôi đề tài.

Hãy nói: Trao cho tôi đôi mắt”

Cùng được giao nhiệm vụ đi sứ sang Trung Hoa, cùng qua nhiều địa danh và tiếp xúc nhiều với cuộc sống và con người phương Bắc nhưng hai nhà chánh sứ đều có những cách nhìn, cảm nhận, quan điểm riêng khi phản ánh hiện thực.

Ngô Thì Nhậm có nhiệm vụ sang báo tin vua Quang Trung mất và báo việc lập vua mới, Nguyễn Du được giao trọng trách “tuế cống thượng quốc”. Mỗi người có nhiệm vụ khác nhau.

Bắc hành tạp lục, Nguyển Du không hề đả động một chút nào về báu vật đem đi cống nộp là những gì, sứ đoàn phải lo giữ gìn ra sao suốt chặng đường ngàn vạn dặm, sự giao tiếp với quan lại nhà Thanh khi cống nộp ra sao... Không hề xuất hiện trong một bài, thậm chí trong một câu thơ của tập thơ đi sứ này! Chẳng lẽ tất cả những điều đó không có gì làm cho ông Chánh sứ quan tâm? Phải chăng đại thi hào không ghi lại một chút mảy may các thứ đó vì nếu nói đúng sự thật, đúng tâm tư suy nghĩ mình thì

không đúng với chức năng, nhiệm vụ của Chánh sứ được nhà vua giao cho, còn nói để lấy lòng “thượng quốc” và nhà vua thì không đúng lòng mình thì ông không muốn. Phải chăng Nguyễn Du chẳng hào hứng gì khi được đảm trách cương vị Chánh sứ dẫn đầu một đoàn đi “tuế cống” (cống nạp hàng năm) mà ông coi đây là dịp “Bắc hành” hiếm có để biết thực chất

“thượng quốc” như thế nào, cái xứ sở mà bao địa danh cùng danh nhân ông đã thuộc lòng từ “thiên kinh vạn quyền”, nay mới có dịp tới.

Đây là lần đầu tiên Nguyễn Du đặt chân lên đất nước Trung Hoa.

Cách đó 10 năm, khi mới ra làm quan chưa lâu, Nguyễn Du được làm thành viên của đoàn lên Nam Quan để nghênh tiếp sứ thần nhà Thanh, nhưng khi đó ông chỉ dừng bên đất nước mình. Trong tiềm thức của Nguyễn Du, chính xác hơn là ý nghĩ trước khi đi sứ, Trung Hoa là đất nước bằng phẳng, phì nhiêu, đường sá đi lại thuận lợi, mọi người đều được sống no đủ, hạnh phúc... Ngay khi vừa mới qua Trấn Nam Quan ông cũng nghĩ vậy, coi chuyện đi lên Bắc Kinh là thuận lợi và đơn giản nhưng thực tế không như ông nghĩ và thậm chí còn ngược lại.

Đường đi sứ giúp hai vị Chánh sứ hiểu thêm ngoài những sự bất công trong xã hội, thiên tai lũ lụt, mùa màng mất mát vẫn thường gây ra những việc mất ổn định của xã hội này với đói kém loạn lạc nhiều nơi. Sáu mươi câu thơ trong bài Trở binh hành của Nguyễn Du và một số bài thơ khác ghi lại những điều mắt thấy tai nghe của Ngô Thì Nhậm giúp chúng ta thấy một nước Trung Hoa đao binh loạn lạc thường xuyên xảy ra không chỉ thời Ngô Thì Nhậm đi sứ mà còn kéo dài đến thế kỷ 19 khi Nguyễn Du đi sứ nữa.

Mặt khác, hai nhà Chánh sứ luôn kính trọng và đề cao những con người nghĩa dũng, những trung thần tiếng tăm của lịch sử Trung Hoa. Các nhà Chánh sứ đã rất bùi ngùi, cảm xúc khi đứng trước mộ của những bậc

danh nhân ấy. Nguyễn Du đã rất bùi ngùi khi đứng trước mộ Đỗ Phủ, một nhà thơ được người Trung Hoa tôn là “thi thánh” và bày tỏ cảm phục, trân trọng:

Thiên cổ văn chương thiên cổ si Binh sinh bội phục vị thường ly...

(Lỗi Dương Đỗ thiếu lăng mộ)

Không chỉ khâm phục, kính trọng sâu xa với một hiền tài có số phận vất vả long đong như Đỗ Phủ. Đồng thời Nguyễn Du cũng rất kính trọng cái chết của những con người trung thực, tài hoa như Khuất Nguyên.

Hiếu tu nhân khứ nhị thiên tải, Thử địa do văn lan chỉ hương.

Tông quốc tam niên bi phóng trục, Sở từ vạn cổ thiện văn chương.

Ngư long giang thượng vô tàn cốt,

Đỗ nhược châu biên hữu chúng phương.

Cực mục thương tâm hà xứ thị,

Thu phong lạc mộc quá Nguyên Tương

(Qua Tương Đàm viếng Tam Lư đại phu kỳ 1) (Hiếu tu đã cách mấy ngàn năm,

Nay đất còn thơm hương chỉ, lan.

Lìa nước ba năm buồn cách biệt, Sở từ vạn cổ xứng hùng văn.

Cá rồng trên sóng xương đà mất, Đỗ nhược bên bờ cỏ vẫn lan.

Nhướng mắt đau lũng khụng rừ nẻo, Nguyên, Tương lá rụng, gió thu tràn)

Ngô Thì Nhậm khi đi qua mộ Mã Lương đã đồng cảm, chia sẻ những uẩn khúc của Mã Lương trước kế sách về đường lối kinh tế, chính trị đưa ra

không được thống nhất. Ông bộc lộ quan điểm không phủ nhận cũng không bác bỏ. Đặc biệt, nhà Chánh sứ thể hiện sự khâm phục, tri ân trước những con người như Gia Cát Lượng...

Nhân long hóa khứ hiện thần long, Tiễu thạch lâm lưu miện Hán Trung.

Bắc hướng trầm cơ khu nhạn trận, Đông thôn di nộ dịch đồn phong.

Đỉnh phân vô lực tranh thương hiệu, Miếu tự hà tâm ỷ bích không.

Tùng bách y hi khuynh cái nhật, Hành dương thu thuỷ chiếu cô trung.

(Gia Cát vũ hầu miếu) (Người rồng đã thác, hiện thần rồng, Núi đứng kề sông, ngóng Hán Trung.

Nhạn sắp trận kia dong đất bắc, Heo phun gió nọ cuốn miền đông.

Trời chia chân vạc khôn tranh sức, Đền ngất tầng mây há tưởng lòng.

Xe đỗ bóng tùng trông phảng phất, Hành dương nước giãi tấm cô trung).

Một phần của tài liệu Thơ đi sứ của ngô thì nhậm và nguyễn du (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w