0
Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

Tương đồng khi biểu hiện bản thân tác giả

Một phần của tài liệu THƠ ĐI SỨ CỦA NGÔ THÌ NHẬM VÀ NGUYỄN DU (Trang 48 -48 )

Nói đến bản thân nhà thơ, có nghĩa là đề cập đến cái tôi của chính họ. Mỗi người có một nét khác biệt không lẫn lộn với bất cứ ai. Chính nét khác biệt đó tạo nên phong cách nhà thơ. Thời trung đại có rất ít người đi sứ, những người được cử đi sứ thường là bề tôi, là trọng thần đáng tin cậy. Đa số được giao trọng trách lớn, đa số phải theo mệnh lệnh. Mọi cử chỉ, hành động, lời ăn tiếng nói phải có quy định. Vì thế các nhà chánh sứ gửi tâm tình trong thơ.

Thời trung đại, các sứ thần Việt Nam sang kinh đô Trung Hoa bằng các phương tiện thô sơ trong thời gian dài. Ghi lại nhiều điều tai nghe mắt thấy và tư tưởng cảm xúc của các sứ thần, các tập thơ đi sứ có ý nghĩa của những tập nhật ký hành trình và nhật kí tâm hồn. Thơ của những sứ thần thực sự có tâm hồn thi sĩ đã tự khắc họa những bức chân dung tinh thần chân thực, sinh động khiến độc giả không chỉ biết đến một người mà còn biết đến một thời, không chỉ xúc cảm, ngẫm nghĩ về những vấn đề của cuộc sống đương thời mà còn bị ám ảnh về nhiều phương diện của kiếp nhân sinh.

Không cùng thời, không đi sứ cùng nhau, chỉ cùng nhiệm vụ đi sứ sang Trung hoa, vậy mà cả Ngô Thì Nhậm và Nguyễn Du như có một sợi dây đồng cảm trong cách nhìn, cách đánh giá khi đứng trước vùng đất phương Bắc với những địa danh, thắng cảnh, với cuộc sống và con người trên miền đất xa lạ ấy. phải chăng căn nguyên sâu xa chính là xuất phát từ tâm hồn yêu thiên nhiên, từ sự quý trọng tiếc nuối với những con người tài

ba, từ cái nhìn sâu xa về thời cuộc, từ tấm lòng đôn hậu của những người yêu nước thương dân.

Cùng đi nhiều nơi trên vùng đất lạ, cùng được chứng kiến những địa danh, thắng cảnh, được ghé thăm những di tích lịch sử, những nhân vật lịch sử một thời của vùng đất mình làm nhiệm vụ, cùng được thưởng thức những nét văn hóa, tiếp xúc với cuộc sống con người nơi ấy. Hai nhà chánh sứ có những cảm xúc dạt dào khó tả.

Những địa danh tự nhiên mà Ngô Thì Nhậm và Nguyễn Du đặt chân đến hầu như đều thực hiện chức năng điểm danh các vùng đất in dấu và cùng bộc lộ tư tưởng của tác giả. Như Nguyễn Du đứng trước Thăng Long, Lệ Giang:

Tâm lĩnh Lệ Giang tuế tuế đồng Bạch đầu do đắc kiến Thăng Long

(Thăng Long)

(Núi tỏa sông Lô hàng năm vẫn thế

Đầu bạc còn được thấy cảnh Thăng Long) Ngô Thì Nhậm khi đứng trước cảnh chiều ở Lệ Giang, cảm thấy:

Càn khôn diệu ý bất thăng cùng

(Lệ Giang văn chiếu)

(Cái diệu ý trời đất nói sao cho hết) - Ngắm cảnh chiều trên sông Lệ Giang)

Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã từng viết những câu thơ tài hoa bậc nhất ca ngợi sự nên thơ của cuộc sống con người và thiên nhiên, nhưng trong Bắc hành tạp lục, những câu thơ như vậy không nhiều nhưng xuất hiện rồi thì không ai quên được. Chẳng hạn nhà thơ ghi lại cảnh đẹp ở đất Quảng Tế:

Ngọc dịch lâu đầu thiên thượng khúc, Thùy dương môn ngoại họa trung nhân.

(Quảng Tế ký thắng)

(Trên lầu, sáo ngọc thổi nghe như nhạc trên trời,

Cây thùy dương trông trước cửa thoảng nhìn như người trong tranh - Ghi lại cảnh đẹp ở Quảng Tế)

Không chỉ cùng cảm xúc khi qua các địa danh tự nhiên mà cảm quan hai nhà chánh sứ còn ghi dấu khi đứng trước các địa danh lịch sử - văn hóa phương Bắc. Rất nhiều danh nhân văn hóa - lịch sử, và hầu hết những cái tên ấy được gọi về nhớ những vùng đất, di tích đã đập mạnh vào tâm não các vị “lão sứ thần” Ngô Thì Nhậm và Nguyễn Du.

Nhóm địa danh văn hóa - lịch sử được kiến tạo từ những cái tên “có tiếng” kết hợp với địa danh gắn bó với danh nhân đó. Kiểu địa danh này xuất hiện khá nhiều trong Hoàng hoa đồ phảBắc hành tạp lục . Nguyễn Du với Lạn Tương Như cố lý, Kinh Kha cố lý, Nhị sơ cố lý, Triệu Vũ Đế cố cảnh, Dương Phí cố lý... Ngô Thì Nhậm với Quá quan lưu tặng Phan Ngự Sử, Vũ Công Bộ, Ngô Hiệp trấn chư công, Thư thị bạn Tống Lý Hiến Kiều, Qua tống trạng nguyên Phùng kinh cố trạch, Chu Trung vọng Hoàng Hạc Lâu, Quan Âu Dương công thần đạo...

Những địa danh văn hóa - lịch sử mà hai chánh sứ đi qua là nguyên cớ để họ chiêm nghiệm về cuộc đời thời cuộc và số phận của con người. Những địa danh, vị trí địa lý và ngoại cảnh là đối tượng để chánh sứ Nguyễn Du chiêm ngưỡng, hướng vọng, từ đó họ đi vào khám phá những hàm nghĩa, những lớp trầm tích lắng đọng dưới bề sâu của địa danh ấy. Thế nên, khi đến nhà cũ của Liễu Tử Hậu ở Vĩnh Châu, Nguyễn Du toàn nói những điều tưởng chừng chẳng ăn nhập gì với tiêu đề mà ông đã chọn:

Tráng niên ngã diệc vi tài giả

Bạch phát thu phong phong không tự ta

(Vĩnh Châu Liễu Tử Hậu cố trạch) (Thời trẻ ta cũng là kẻ có tài năng

(nay) đầu bạc chỉ than thở trước gió thu)

Ngô Thì Nhậm khi qua nhà cũ quan Trạng nguyên đời Tống, Phùng Kinh không chỉ bộc lộ sự kính trọng mến phục trước con người tài năng, yêu nước thương dân và có những cách tân trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, được sử sách lưu chép. Lồng trong ý ngợi ca đó, có phần bộc lộ quản điểm của Ngô Thị Nhậm trước sách lược của Mã Lương:

Tân pháp chi giang vô hiến thế Đại khoa sở đắc thị văn chương. Nguy nga miếu mạo trùng đan hộ, Quy hậu hoàn ưng ái thử hương.

(Qúa tống Trạng nguyên Phùng Kinh cố Trạch)

(“Tân pháp” mặc cho người “hiến thế”, Đại khoa, riêng để thú văn chương. Khá yêu dân xóm, ơn người trước, Cột vẻ đài tô, mới sửa sang.)

Hoặc cùng dừng chân tại những nơi thiên nhiên tuyệt đẹp với dòng sông Ninh Giang thơ mộng, cả hai vị chánh sứ đã lưu lại trong tập thơ của mình những dòng thơ giàu ý nghĩa. Ninh Giang không chỉ là nơi ghé qua mà còn là nơi kí thác tâm sự, nơi bộc lộ triết lí và suy ngẫm vấn đề con người, thời cuộc, vấn đề trung - tín và ranh giới, địa phận...

Trung Hoa đạo trung phù như thị Oa bàn khuất khúc tự nhân tâm Nguy vong khuynh phúc giai thiên ý

Cao tài mỗi vị văn chương đố Nhân nhục tối vi ly mị hỷ

Phong ba na đắc tận năng bình Trung tín đáo đầu vô túc thị Bất tín “xuất môn giai úy đồ”

Thúy vọng thao thao thử giang thủy”

(Ninh minh giang chu hành – Nguyển Du) (Nghe nói Trung Hoa đường bằng phẳng,

Đường Trung Hoa như thế đấy, Quanh co khuất khúc tựa lòng người, Nguy vong nghiêng đổ ý trời vậy! Tài cao hay bị văn chương ghen Thịt người làm mồi cho quỷ quái. Sao cho sóng gió thảy bình yên, Rút cục trung tín không đủ cậy. Không tin “Ra cửa gặp đường nguy” Hãy nhìn sông này cuồn cuộc chảy!)

(Đi thuyền trên sông Ninh Minh) Địa đạo ẩn cơ phi ngẫu nhĩ,

Thiên công thâm ý khởi đỗ tai

Bảo thư “phận định” nhàn khan thục. Hựu bả đổ kinh nhất triển khai.

(Ninh Minh giang ký kiến - Ngô Thì Nhậm) (Mạch đất ẩn tàng do sẵn định

Ý trời sắp đặt há rằng chơi!

Lấy bản dư đồ mở lại coi!)

(Ghi lại những điều trông thấy ở sông Ninh Minh)

Cùng đi qua nhiều địa danh, thắng cảnh, cùng tiếp xúc với cuộc sống con người và nền văn hóa phương Bắc, hai vị chánh sứ đã tái hiện đầy đủ, chi tiết những nơi đã ghé qua, nhưng đó chẳng qua là điểm tựa để bộc lộ cảm xúc, quan điểm của mình về những điều mắt thấy tai nghe trong cuộc hành trình. Không chỉ làm nhiệm vụ chính trị được giao của một nhà chánh sứ mà ẩn bên trong những nhà chánh sứ ấy chính là tâm hồn, nhân cách cao đẹp của một con người biết yêu thiên nhiên, cuộc sống con người xứ người, biết chia sẻ đồng cảm với con người lịch sử tài ba, bộc lộ sâu thẳm triết lý bản thân về thời cuộc.

Sự tương đồng đó chính là do chủ thể khách quan chi phối, là cái tôi trữ tình bộc lộ một cánh nhuần nhuyễn. Thơ đí sứ nhưng không có nghĩa cứng nhắc, nói về chính trị, quân sự, ngoại giao, triều chính. Hai nhà chánh sứ như xác định có dịp vi hành phương Bắc để được thấy, chứng kiến cuộc sống, con người, những vấn đề xã hội mà trước đây có thể các chánh sứ hiểu một cách lờ mờ, thì bây giờ cuộc sống giúp các nhà thơ nhận thấy rõ nét. Mặt khác nhờ đi ra nước ngoài, nhà thơ có thể mượn nhiều đề tài lấy từ lịch sử và hiện tại của nước người để nói những điều chánh sứ muốn nói, tránh được sự công kích của các thế lực phong kiến lúc bấy giờ.

Đọc kỹ hai tập thơ, khám phá trên nhiều bình diện, ta lại càng hiểu rõ hơn về cái tôi trữ tình của hai nhà thơ. Cái tôi trữ tình đồng hòa những chất liệu khách quan cơ bản tương đồng đó qua cái tôi sáng tạo có nhiều điểm khác biệt. Có nhà nghiên cứu cho rằng thơ trữ tình trung đại chủ yếu là thơ tự tình. Nói như vậy cũng có nghĩa là khẳng định sự gần gũi giữa hình tượng nhân vật trữ tình và tác giả. Thơ đi sứ là một trong những thể

tài tiêu biểu nhất về phương diện này. Điều này thấy rõ, chẳng hạn qua trường hợp Bắc hành tạp lục của Nguyễn Du. Xưa nay ta đều căn cứ vào đây như là những cứ liệu trực tiếp để nghiên cứu tư tưởng mỹ học, tư tưởng chính trị xã hội của Nguyễn Du, nhiều khi không tính đến sự “khúc xạ” nào cả.

Một phần của tài liệu THƠ ĐI SỨ CỦA NGÔ THÌ NHẬM VÀ NGUYỄN DU (Trang 48 -48 )

×